"Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt Nam”.

9 544 2
"Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt Nam”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tăng trưởng & phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của của tất cả các nước trên thế giới , là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia .Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ đó.Tăng trưởng phản ánh mặt lượng của phát triển kinh tế nó nói lên khối lượng hành hoá & dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó cho chúng ta thấy được thu nhập cũng như mức sống của người dân một nước.Các chỉ tiêu của tăng trưởng phản ánh sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển nói chung & Việt nam nói riêng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp & hội nhập với các nước phát triển.Các nước đang phát triển là những nước có mức sống thấp ,thu nhập bình quân đầu người trên dưới 2000$/năm trong khi các nước phát triển con số này là trên 20 000 $/năm ,tỷ lệ tích luỹ thấp chỉ trên 10% thu nhập còn ở các nước phát triển là 20%-30%,trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp , năng suất lao động cũng thấp.Với những khó khăn trên thì tăng trưởng kinh tế nhanh chính là con đường duy nhất để các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước phát triển.Tuy nhiên cần gắn tăng trưởng với phát triển bền vững.Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu rất quan trọng nhưng chưa đủ vì mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế ở các nước không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế , mà là việc xoá đói giảm nghèo, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế ,nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quân chúng nhân dân …hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất của xã hội của quá trình phát triển.Vì vậy song song với tăng trưởng nhanh chúng ta cần phải giải quyết được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bất bình đẳng & giảm tình trạng bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển.Và trên thực tế nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của các chính sách kinh tế .Những quốc gia đang phát triển là những nước đi sau nên rất thiếu các nguồn lực cho quá trình phát triển do đó đã tập trung phần lớn các nguồn vốn vào những lĩnh vực tạo nên hiệu quả cao nhất nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.Chính vì vậy đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.Vấn đề đặt ra cho những nước này là phải giải quyết được vấn đề bất bình đẳng trong khi vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những vấn đề này đặt ra cho các nhà lãnh đạo ,các nhà nghiên cứu kinh tế & hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển cũng như Việt Nam phải tìm ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếp tục phát triển kinh tế.Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình này là phải dựa trên những nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế , nghiên cứu kinh nghiệp lựa chọn mô hình phát triển của các nước & dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra trong & ngoài nước . Qua đó chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu về mối qua hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng cũng vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt Nam”.

Lời mở đầu Tăng trưởng & phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của của tất cả các nước trên thế giới , là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia .Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ đó.Tăng trưởng phản ánh mặt lượng của phát triển kinh tế nó nói lên khối lượng hành hoá & dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó cho chúng ta thấy được thu nhập cũng như mức sống của người dân một nước.Các chỉ tiêu của tăng trưởng phản ánh sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển nói chung & Việt nam nói riêng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp & hội nhập với các nước phát triển.Các nước đang phát triển là những nước có mức sống thấp ,thu nhập bình quân đầu người trên dưới 2000$/năm trong khi các nước phát triển con số này là trên 20 000 $/năm ,tỷ lệ tích luỹ thấp chỉ trên 10% thu nhập còn các nước phát triển là 20%-30%,trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp , năng suất lao động cũng thấp.Với những khó khăn trên thì tăng trưởng kinh tế nhanh chính là con đường duy nhất để các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước phát triển.Tuy nhiên cần gắn tăng trưởng với phát triển bền vững.Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu rất quan trọng nhưng chưa đủ vì mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế các nước không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế , mà là việc xoá đói giảm nghèo, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế ,nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quân chúng nhân dân …hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất của xã hội của quá trình phát triển.Vì vậy song 1 song với tăng trưởng nhanh chúng ta cần phải giải quyết được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bất bình đẳng & giảm tình trạng bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển.Và trên thực tế nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của các chính sách kinh tế .Những quốc gia đang phát triển là những nước đi sau nên rất thiếu các nguồn lực cho quá trình phát triển do đó đã tập trung phần lớn các nguồn vốn vào những lĩnh vực tạo nên hiệu quả cao nhất nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.Chính vì vậy đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.Vấn đề đặt ra cho những nước này là phải giải quyết được vấn đề bất bình đẳng trong khi vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những vấn đề này đặt ra cho các nhà lãnh đạo ,các nhà nghiên cứu kinh tế & hoạch định chính sách các nước đang phát triển cũng như Việt Nam phải tìm ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếp tục phát triển kinh tế.Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình này là phải dựa trên những nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế , nghiên cứu kinh nghiệp lựa chọn mô hình phát triển của các nước & dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra trong & ngoài nước . Qua đó chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu về mối qua hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng cũng vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng Việt Nam”. Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần: Phần 1 tổng quan về lý thuyết Phần 2 thực trạng về tăng trưởng & bất bình đẳng Việt nam Phần 3 các giải phát cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng Việt nam 2 Phần 1: Tổng quan về lý thuyết 1 .Tăng trưởng kinh tế 1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định(thường là một năm).Sự gia tăng được thể hiện qui mô & tốc độ.Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối & phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng thu nhập quốc dân GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy ,bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế .Ngày nay ,yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao.Theo khía cạnh này ,điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục , có hiệu quả của chỉ tiêu qui mô tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người .Hơn thế nữa ,quá trình ấy còn phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.2 Lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy ,mỗi quốc gia tùy theo quan niệm khác nhau của các nhà lãng đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau.Nhìn một cách tổng thể ,có thể hệ thống sự lựa chọn đó theo ba 3 con đường :nhấn mạnh tăng trưởng ,coi trọng vấn đề bình đẳng , công bằng xã hội & phát triển toàn diện . Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây lựa chọn con đường tăng trưởng nhanh .Theo cách lựa chọn này,chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội .Các vấn đề về bình đẳng ,công bằng xã hội & nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao.Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao.Tuy vậy theo sự lựa chọn này ,những hệ quả xấu đã xảy ra :một mặt cùng với quá trình tăng trưởng nhanh , sự bất bịnh đẳng về kinh tế chính trị xã hội ngày càng gay gắt,các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm ,một số giá trị văn hóa ,lịch sử truyền thống của dân tộc & đạo đức ,thuần phong mỹ tục của nhân dân bị phá hủy.Mặt khác , việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia , hủy hoại môi trường sinh thái , chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo & vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững .Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau.Sự phát triển kinh tế các nước Brazin ,Mexico , các nước OPEC & kể cả Philipin , Malaysia ,Indonesia đã đi theo sự lựa chọn này . Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng & công bằng xã hội lại đưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập mức độ thấp .Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe , giáo dục văn hóa được quan tâm & thực hiện theo phương phát dàn đều, bình quân cho mọi ngành mọi vùng & các tầng lớp dân cư trong xã hội.Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội trước đây, trong đó có cả Việt 4 Nam.Theo mô hình này các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội.Tuy nhiên nền kinh tế thiếu các động lực cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc & ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới .Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà không đảm bảo về mặt chất lượng.Hiện nay nền kinh tế mở cửa , hội nhập cho phét nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế lịch sử để thực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát triển toàn diện .Theo mô hình này chính phủ của các nước một mặt đưa ra chính sách phát triển nhanh khuyến khích dân cư làm giàu, phát triển kinh tế tư nhân & thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng công bằng & nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.Hàn Quốc , Đài Loan là những nước đã thực hiện theo lựa chọn này.Trong quá trình cải tổ nền kinh tế Đảng & chính phủ Việt nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện.Đi đôi với thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh , chúng ta đã đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội ngay từ đầu & trong toàn tiến trình phát triển. Việc hệ thống hóa các con đường phát triển kinh tế mặc dù mang nội dung tương đối, nhưng nó là cần thiết để giúp các nước, căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị trong & ngoài nước từng giai đoạn cụ thể để có hướng đi thích hợp cho mình. 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 1.3.1 Tổng giá trị sản xuất (GO) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất & dịch vụ được tạo nên trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh 5 thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân .Thứ hai tính trực tiếp từ sản xuất & dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) & giá trị gia tăng của vật chất & dịch vụ (VA) 1.3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất & dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định 1.3.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI) Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA 1968.GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất & dich vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.Chỉ tiêu này gồm các khoản hình thành thu nhập & phân phối thu nhập lần đầu có tính đến các khoản thu nhập từ nước ngoài về & khoản chuyển ra nước ngoài 1.3.4 Thu nhập quốc dân (NI) Là phần giá trị sản xuất vật chất & dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định .NI chính là tổng thu nhập quốc dân sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế 1.3.5 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) Là phần thu nhập quốc gia dàng cho tiêu dùng cuối cùng & tích lũy thuần trong một giai đoạn nhất định .Chỉ tiêu này được hình thành sau khi 6 thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai thực chất nó là thu nhập quốc dân sau khi đã điều chỉnh các khoản thu chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú & không trường trú. 1.3.6 Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập chỉ tiêu GDP & GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người).Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số .Quy mô & tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh & là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu tăng trưởng bền vững & nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. 2 Bất bình đẳng 2.1 Thước đo bất bất bình đẳng về phân phối thu nhập 2.1.1 Đường Lorenz Lorenz đã xây dựng biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số & tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ. Thu 100 nhập 80 Đường Lozen cộng 60 Đường 45 0 dồn(%)40 A B 20 Dân số cộng dồn (%) 7 0 20 40 60 80 100 Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số & được sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần .Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân nhận được. Đường chéo trong hình cho thấy bất cứ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập .Nói cách khác thì đường chéo đại diện cho sự phân phối thu nhập hoàn toàn công bằng Đường lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập & tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm Khoảng giữa đường chéo & đường lorenz là một dấu hiệu cho biết bất bình đẳng. Đường lorenz càng cách xa đường phân giác thì mức độ bất bình đẳng càng lớn .Điều này cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi. 2.1.2 Hệ số GINI Đường lorenz sử dụng đo lường bất bình đẳng được biểu thị bằng hình vẽ.Hạn chế của đường lorenz là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng & trong trường hợp so sánh hai phân phối thu nhập nếu đường lorenz tương ứng với hai phân phối đó cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng được.Vì vậy phải sử dụng thước đo biểu thị bằng con số. Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu chực nghiệm .Dựa vào đường lorenz có thể tính toán hệ số GINI .Hệ số GINI chính lá tỷ số diện tích giữa diện tích được giới hạn bởi đường 8 Lorenz & đường phân giác với diện tích tam giác nằm bên dưới đường phân giác Hệ số GINI=diện tích (A)/diện tích(B) Về lý thuyết hệ số GINI nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1.Song về thực tế hệ số GINI nhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 & nhỏ hơn 1 .Dựa trên những số liệu thu nhận được, Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng giá trị của hệ số GINI thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: từ 0.2 đến 0.6 .Với những nước có thu nhập thấp hệ số GINI biết động từ 0.3đến 0.5 ; thu nhập cao từ 0.2 đến 0.4. Tuy hệ số GINI đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng vế phân phối thu nhập nhưng các nhà kinh tế nhận thấy rằng hệ số GINI cũng mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát của sự phân phối ,trong một số trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể 3 .Các mô hình về bất bình đẳng & tăng trưởng kinh tế 3.1 Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets Kuznets đã dùng tỷ số giữ tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số so với tỷ trrong thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng (gọi là tỷ số Kuznets).Ông đã nhận thấy các nước đang phát triển có xu hướng diễn ra tình trạng bất bình đẳng mức độ cao hơn các nước phát triển.Ông đã đưa ra giả thuyết rằng :bất bình đẳng sẽ tăng giai đoạn ban đầu & giảm giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn.Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. 9 . giữa tăng trưởng & bất bình đẳng cũng vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt Nam”. Kết. tổng quan về lý thuyết Phần 2 thực trạng về tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt nam Phần 3 các giải phát cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan