:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

82 344 0
:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 đã đánh dấu 1bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Với khoảng sau 2 năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan hệ giao thương với các nước và khu vực cũng ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Mới chỉ trong 8 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã đạt mức 43.321 tỷ USD, tăng 39.1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, dệt may vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không ngừng có những tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu (chỉ tính đến tháng 8/08 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 6,04 tỷ USD, tăng 20%), thị trường cũng ngày càng mở rộng ra nhiều quốc gia như Mỹ, NB, EU..Gia nhập WTO chính là cầu nối giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra thuận tiện hơn, việc xâm nhập thị trường cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây cũng chÍnh là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn của các đối thủ. Do vậy, để có thể duy trì vị trí cũng như vị thế của mình một cách lâu dài và đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp dệt may ngày càng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường phấn đấu không chỉ đạt mục tiêu của doanh nghiệp mình mà còn là để góp phần nâng cao vị thế của Quốc Gia trên trường quốc tế. Điều này càng trở nên quan trọng khi đặt ra vấn đề đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường EU vì đây là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng phát triển của mình cũng như tiềm năng tiêu thụ của thị trường EU bởi đây là thị trường có tính cạnh tranh cao, sự lựa chọn của khách hàng hết sức khắc nghiệt. Hơn nữa, khi gia nhập WTO các nguyên tắc cạnh tranh công bằng phát huy tác dụng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trên thị trường có những đối thủ có sức cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades,.. Hơn nữa, năm 2008, Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, việc này sẽ tác động đáng kể đến các quốc gia xuất khẩu dệt may sang thị trường này, trong đó có Việt Nam, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn, bởi Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Như vậy, bài toán đặt ra với doanh nghiệp dệt may Việt Nam bây giờ không còn đơn giản như trước, vậy làm thế nào để hàng dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường EU? Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình học tập và tìm hiểu, nhận tháy sự cấp thiết của vấn đề, em đã lựa chọn đề tai:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" để nghiên cứu.

Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 đã đánh dấu 1bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Với khoảng sau 2 năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan hệ giao thương với các nước và khu vực cũng ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Mới chỉ trong 8 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã đạt mức 43.321 tỷ USD, tăng 39.1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, dệt may vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không ngừng có những tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu (chỉ tính đến tháng 8/08 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 6,04 tỷ USD, tăng 20%), thị trường cũng ngày càng mở rộng ra nhiều quốc gia như Mỹ, NB, EU Gia nhập WTO chính là cầu nối giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra thuận tiện hơn, việc xâm nhập thị trường cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây cũng chÍnh là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn của các đối thủ. Do vậy, để có thể duy trì vị trí cũng như vị thế của mình một cách lâu dài và đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp dệt may ngày càng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường phấn đấu không chỉ đạt mục tiêu của doanh nghiệp mình mà còn là để góp phần nâng cao vị thế của Quốc Gia trên trường quốc tế. Điều này càng trở nên quan trọng khi đặt ra vấn đề đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường EU vì đây là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng phát triển của mình cũng như tiềm năng tiêu thụ của thị trường EU bởi đây là thị trường có tính cạnh tranh cao, sự lựa chọn của khách hàng hết sức khắc nghiệt. Hơn nữa, khi gia nhập WTO các nguyên tắc cạnh tranh công bằng phát huy tác dụng, cạnh tranh Phạm Hồng Thư 1 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trên thị trường có những đối thủ có sức cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades, Hơn nữa, năm 2008, Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, việc này sẽ tác động đáng kể đến các quốc gia xuất khẩu dệt may sang thị trường này, trong đó có Việt Nam, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn, bởi Trung Quốcnăng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Như vậy, bài toán đặt ra với doanh nghiệp dệt may Việt Nam bây giờ không còn đơn giản như trước, vậy làm thế nào để hàng dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường EU? Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình học tập và tìm hiểu, nhận tháy sự cấp thiết của vấn đề, em đã lựa chọn đề tai:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích: Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khấu sang thi trường EU 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận cơ bản về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh. - Phân tích và đánh giá thực trạng XK hàng dệt may VN và năng lực cạnh tranh của may mặc VN trên thị trường EU. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khấu sang thi trường EU 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng: Năng lực cạnh tranh của dệt may VN 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: nghiên cứu thực trạng XK hàng dệt may VN và năng lực cạnh tranh của may mặc VN trên thị trường EU Phạm Hồng Thư 2 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học - Thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình XK hàng dệt may VN và năng lực cạnh tranh của may mặc VN trên thị trường EU từ 2000-2007. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các nguồn niên giám thống kê, bộ kế hoạch, sách báo internet để phân tích, tổng hợp, thống kê 5.Kết cấu của bài: Gồm 3 phần: Chương 1:Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khẩu sang thị trường EU. Chương 2: Thực trạng xuất khẩunăng lực cạnh tranh của dệt may VN trên thị trường EU từ 2000-2007. Chương 3: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khấu sang thi trường EU trong thời gian tới Phạm Hồng Thư 3 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học Ch ương 1: Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khẩu sang thị trường EU 1.1: Lý luận cơ bản về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh: 1.1.1. Cạnh tranh: 1.1.1.1. Khái niệm: - Theo Adam Smith: cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng 1 loại tài nguyên sản xuất hoạc cùng 1 loại khách hàng về phía mình. - Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay các quốc gia và nó nảy sinh khi 2 hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà kông phải ai cũng giành được. 1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế : - Thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển. - Thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến công nghệ - Nâng cao chất lượng sản phẩm do đó nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. KN: - Theo cấp độ vĩ mô: (ĐN theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)) năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện quốc tế. - Theo cấp độ vi mô: năng lực cạnh tranh cúa doanh nghiệp là khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng đưa ra những sản phẩm thay thế hoặc đưa ra những sảm phảm cùng loại với mức giá thấp hơn hoặc chất lượng tốt hơn. 1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng: a. Các yếu tố khách quan: - Điều kiện kinh tế: Đây là một yếu tố khách quan nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì nguồn nhân Phạm Hồng Thư 4 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học lực sẽ được đào tạo tốt hơn, các điều kiện làm việc cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện hơn giúp cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, giao thông vận tải tốt hơn giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hoá thuận lợi hơn. Không chỉ thế xét về yếu tố thị trường tiêu thụ thì một quốc gia có nền kinh tế phát triển kéo theo là xu ướng tiêu dùng cũng cao hơn, tập trung vào những mặt hàng chất lượng hơn. Do đó một hàng hóa nào đó muốn có được sức cạnh tranh trên thị trường này thì cũng phải đạt chất lượng cao hơn. - Điều kiện chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị, pháp luật ổn định, thông tin minh bạch không chỉ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi mà còn giúp giảm thiểu các nguy cơ rủi ro và tiết kiệm các khoản chi phí không đáng có cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương buôn bán giữa các nước, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, luật pháp, các tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp cũng như chính sách giữa các QG dần đi đến tương đồng càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động lưu thông hàng hoá giữa các nước. - Điều kiện văn hóa – xã hội: Đây là yếu tố tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại quyết định đến tập quán tiêu dùng,các thói quen trong giao thương đàm phán của một quốc gia. Nó phản ánh nét đặc trưng của từng quốc gia. Do đó các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm mình thì cần nắm rõ các nét đặc trưng trong văn hóa, tập quán cũng như thị hiếu tiêu dùng của nước mình định xuất khẩu sang để có những phương thức kinh doanh cho phù hợp, nhờ đó sản phẩm của doanh nghiệp mình mới có sức cạnh tranh so với đối thủ. b. Các yếu tố chủ quan: - Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ có khả năng đầu tư đào tạo nhân lực, công nghệ, mở rộng sản xuất, đầu tư vào quảng cáo, marketing, đầu tư tìm hiểu thị trường,…, làm cho các quá trình trở nên hoàn thiện hơn từ khâu nghiên cứu thị trường đến sản xuất cũng như quá trình tiếp cận thị trường tiêu thụ tốt hơn. Không những thế doanh nghiệp còn có thể tận dụng lợi thế quy mô do chi phí sản xuất ngày càng giảm khi mở rộng sản xuất nhờ đó giá cả sản phẩm sẽ thấp hơn so Phạm Hồng Thư 5 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học với các sản phẩm cùng loại từ đó sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ. - Khoa học kĩ thuật : Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất cũng như giá cả của sản phẩm. Doanh nghiệp có dây chuyến sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được không chỉ thời gian, chi phí, nhân lực mà còn có thế sản xuất được sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đồng đều, giá cả lại có thể thấp hơn, cạnh tranh hơn. - Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn lao dộng dồi dào, tay nghề cao, nhiệt tình với công việc thì năng suất cũng như chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao thì sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, nắm bắt được cơ hội, cũng như đưa ra được các biện pháp quản lý hiệu quả ngay trong nội bộ doanh nghiệp và biết cách kết hợp các yếu tố đầu vào tốt nhất. -Thương hiệu: Nếu doanh nghiệp có thương hiệu tốt trên thị trường thì sản phẩm sẽ có khả năng tiệp cận người tiêu dùng tốt hơn, đặc biệt với thị trường EU vì người tiêu dùng EU có đặc điểm quan trọng là rất quan tâm đến chất lượng và uy tín cũng như thương hiệu của sản phẩm. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh: 1.1.3.1. Chất lượng: Đây là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm vượt trội về phẩm chất, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, chủng loại đa dạng, ngoài ra còn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường và có khả năng cạnh tranh được so với các đối thủ. 1.1.3.2.Mẫu mã: Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Vì nếu so với các sản phẩm của đối thủ, với chất lượng đồng đều và cùng một mức giá cả, nếu như doanh nghiệp nào có các chủng loại sản phẩm đa dạng về Phạm Hồng Thư 6 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học mẫu mã sẽ có sức hấp dẫn hơn. 1.1.3.3.Giá cả: Đây là chỉ tiêu dễ nhận thấy nhất để đánh giá và so sánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại, với mức giá thấp sẽ có khả năng hấp dẫn người tiêu dùng hơn. 1.1.3.4.Thương hiệu: Đây là chỉ tiêu khó định lượng tuy nhiên nó quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu tốt, để lại ấn tượng cho người tiêu dùng thì sẽ có khả năng hấp dẫn khách hàng hơn. Ngay cả với những sản phẩm mới tiếp cận thị trường thì nếu doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu tốt thì cũng sẽ có khả năng xâm lấn thị trường cao hơn. 1.1.3.5.Thị phần: Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm có thị phần lớn chứng tỏ đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, thị hiếu, các yêu cầu, đã có chỗ đúng trên thị trường và có sức cạnh tranh lớn hơn so với các sản phẩm cùng loại. 1.2.Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khẩu sang thị trường EU 1.2.1.Đặc điểm thị trường EU: Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006). 1.2.1.1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng: "Hàng EU cần chất lượng hơn giá rẻ" EU là một thị trường rộng lớn, tính đến nay bao gồm 27 quốc gia, trong đó mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng, do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng nhìn chung các nước thành viên đều là những quốc gia chủ yếu nằm ở Phạm Hồng Thư 7 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tếhội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU vẫn có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Các nước thành viên EU đều là những nước phát triển ở trình độ cao do đó đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu cũng rất khắt khe. - Thứ nhất, tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm hàng đầu, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn chặt chẽ liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số mã vạch Ví dụ như người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giày dép không có chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes) vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe Như vậy phần đông người tiêu dùng EU thích những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, đáp ứng các tiêu chuẩn rất khắt khe về an toàn về sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo. Bởi vậy giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. - Thứ hai, Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp những sản phẩm này giá đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích đổi sang các sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. - Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU hiện nay đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đó là yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những mặt hàng thời trang. Ngày nay người châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và những hàng hoá có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn Phạm Hồng Thư 8 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học - Xét về khả năng thanh toán, thị trường châu Âu về cơ bản cũng như một thị trường quốc gia, có ba nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số ở EU, dùng những hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Như vậy, hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng hoá cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Trong đó đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3 là thị trường rất lớn và như vậy đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Namhàng Trung Quốchàng của các nước ASEAN khác. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với các đối thủ này phải tìm hiểu thật kĩ các đặc điểm thị hiếu của thị trường EU để có chính sách phù hợp. 1.2.1.2. H ệ thống kênh phân phối của thị trường EU : Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập. Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU không phải là ngẫu nhiên mà phần lớn là do có Phạm Hồng Thư 9 Lớp: KTQT 47 Đề án môn học quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các chế tài của luật kinh tế. Việc đổ bể hợp đồng nhập khẩu sẽ kéo theo sự đổ bể của các hợp đồng cung ứng nội địa. Vì vậy các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng và thời gian mua hàng. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại đa phần l à các doanh nghi ệp vừa và nhỏ, mức độ liên kết thấp, do đó để tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải dễ dàng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. 1.2.1.3. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu . 1.2.1.4. Chính sách thương mại của EU với mặt hàng dệt may: EU ngày nay xem như một đại quốc gia ở châu Âu. Chính sách thương mại của EU bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương. a. Chính sách thương mại nội khối: Tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn. Thị trường chung EU dựa trên nền tảng của việc tự do lưu chuyển 4 yếu tố cơ bản của sản xuất : hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn. Phạm Hồng Thư 10 Lớp: KTQT 47 . tai:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế& quot; để. về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may VN khi xuất khẩu sang thị trường EU. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và năng

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Bảng kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2008 - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng kim.

ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2008 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Theo Bộ Công Thương, tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2008 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho cán cân thương mại - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

heo.

Bộ Công Thương, tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2008 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho cán cân thương mại Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng thị trường xuất khẩu chính và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nửa đầu năm 2008  - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng th.

ị trường xuất khẩu chính và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nửa đầu năm 2008 Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.1. Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu dệt may VN sang EU: - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

2.1..

Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu dệt may VN sang EU: Xem tại trang 26 của tài liệu.
hình - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

h.

ình Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng kim ngạch nhập khẩu dệt may của thị trường Eu trên một số thị trường: - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng kim.

ngạch nhập khẩu dệt may của thị trường Eu trên một số thị trường: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng thị phần của số nhà xuất khẩu dệt may chính trên thị trường EU: - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng th.

ị phần của số nhà xuất khẩu dệt may chính trên thị trường EU: Xem tại trang 35 của tài liệu.
6 Tháng đầu năm - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

6.

Tháng đầu năm Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng lương CN dệt may của các nước - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng l.

ương CN dệt may của các nước Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng chi phí phục vụ cho may mặc của các nước - :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"

Bảng chi.

phí phục vụ cho may mặc của các nước Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan