Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

30 674 1
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và trải qua gần 40 năm trì trệ và phát triển kinh tế trong kỳ kế hoạch tập trung thì những thành quả về tăng trưởng trong vòng 20 năm qua thực sự đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng mới của Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp tục con đường tăng trưởng bền vững đúng là Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải vượt qua rất nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi diễn ra liên tiếp về điều kiện phát triển ở cả trong và ngoài nước. Bởi vậy, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để từ đó chúng ta có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả. PhầnI.Cơ sở lý thuyết 1. . Các lý thuyết chính xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng kinh tế Như chúng ta đã biết, các mô hình tăng trưởng kinh tế đều có mục đích là giải thích nguồn gốc sự tăng trưởng, nó mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã loại bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Hay chính là nó thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (đầu vào) được sử dụng, với mức sản lượng đầu ra (mức tăng trưởng). Dựa theo quá trình hình thành và phát triển: chúng ta có thể xem xét theo hai dòng lý thuyết chính:

Lời mở đầu. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và trải qua gần 40 năm trì trệ và phát triển kinh tế trong kỳ kế hoạch tập trung thì những thành quả về tăng trưởng trong vòng 20 năm qua thực sự đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng mới của Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp tục con đường tăng trưởng bền vững đúng là Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải vượt qua rất nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi diễn ra liên tiếp về điều kiện phát triển ở cả trong và ngoài nước. Bởi vậy, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để từ đó chúng ta có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả. PhầnI.Cơ sở lý thuyết 1. . Các lý thuyết chính xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng kinh tế Như chúng ta đã biết, các mô hình tăng trưởng kinh tế đều có mục đích là giải thích nguồn gốc sự tăng trưởng, nó mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã loại bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Hay chính là nó thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (đầu vào) được sử dụng, với mức sản lượng đầu ra (mức tăng trưởng). Dựa theo quá trình hình thành và phát triển: chúng ta có thể xem xét theo hai dòng lý thuyết chính: - Dòng lý thuyết tăng trưởng trước keynes. - Dòng lý thuyết tăng trưởng sau Keynes. 1.1 Dòng lý thuyết tăng trưởng trước Keynes Nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng có lẽ được ghi nhận và bắt đầu với tác phẩm nối tiếng “Của cải của các quốc gia”của Adamsmith ra đời 1776. Ông 1 cho rằng, nguồn gốc của tăng trưởng là từ lao động, vốn, đất đai và kỹ thuật. Trong đó lao động là yếu tố tăng trưởng quan trọng vì đó là nhân tố tạo lên sự cải tiến lớn nhất về năng suất lao động. Phát hiện quan trọng của Adamsmith là phân công lao động và chuyên môn hóa là những yếu tố đóng góp lớn vào tăng năng suất lao động và tăng sản lượng đầu ra. Từ đó Smith cho rằng tăng trưởng kinh tế có đặc tính lợi suất tăng dần theo quy mô. Theo ông, Nhà nước không nên can thiệp vào thị trường mà hãy để “Bàn tay vô hình” của thị trường tự điều tiết. Tiếp đó là Thomas Robert Malthus: Ông đã đóng góp vào lý thuyết tăng trưởng khi đưa ra đặc tính lợi suất giảm dần của đầu ra theo đất đai. Theo ông, đất đai, lao động và vốn là những yếu tố cơ bản tạo nên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đất đai có đặc tính không đổi về nguồn cung nhưng có thay đổi về chất lượng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ cần nhiều đất đai hơn để canh tác nhưng người ta lại không thể tạo thêm đất đai, do đó chính là giới hạn của tăng trưởng. Tương tự, David Ricardo cho rằng tiết kiệm và tích lũy vốn là nhân tố quyết định tăng trưởng của một quốc gia, nhưng do khan hiếm nguồn lực nên sản lượng đầu ra có lợi suất giảm dần. Để giải quyết tình trạng này theo ông: cần phải chuyên môn hóa đẩy mạnh trao đổi thương mại thông qua xuất khẩu hàng hóa công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm rẻ từ bên ngoài được thể hiện qua học thuyết nổi tiếng về lợi thế so sánh mà đến nay vẫn có giá trị lớn. Cũng như Smith, Ricardo cũng cho rằng thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối để xác nhập những cân đối mới. Vì vậy, theo ông chính sách của chính phủ không quan trọng, thậm chí một số chính sách còn hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế. 2 Các-Mác cũng có đóng góp lớn với công trình nổi tiếng “Tư bản”. Theo Mac, nguồn lực của tăng trưởng kinh tế là sự tích lũy Tư bản trong đó các yếu tố tác động đến quá trình này là đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật. Xét trên quy mô toàn xã hội nguồn gốc của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra. Mac chia hoạt động xã hội thành 2 lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi vật chất và theo ông chỉ có lĩnh vực sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội. Mô hình của Mác dẫn tới kết quả là tỷ lệ lợi nhuận có xu hướng giảm dần cùng với quá trình đầu tư tích lũy vốn về mặt mô hình, đó là hệ quả của giả định tỷ lệ giữa thặng dư và thu nhập từ lương là không đủ. Mác giải thích rằng: khi thu được giá trị thặng dư nhà Tư bản sẽ dùng giá trị thặng dư này để đầu tư mở rộng sản xuất dẫn đến tăng sản lượng trong khi cung lao động không đổi, thị trường lao động do đó sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng khiến phải tăng tiền lương, vì vậy mà giá trị thặng dư giảm. (Lê Xuân Bá – Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm 1991-2005). 1.2 Dòng lý thuyết tăng trưởng sau Keynes Chúng ta có thể nói đến Jonh Mayrad Keynes với cuốn sách nổi tiếng “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử kinh tế học và sự ra đời của một trường phái kinh tế mới. Ông đã làm thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của thế giới về nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong xã hội. Theo Keynes nền kinh tế khó đạt được mức sản lượng tiềm năng nhờ vào cơ chế tự điều chình của thị trường, mà chỉ có thể tiến tới và duy trì một trang thái cân bằng ở một mức sản lượng nào đó dưới mức toàn dụng lao động. Vì vậy để đảm bảo sự cân bằng kinh tế khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế thì phải không chỉ dựa vào cơ chế thị trường mà cần có sự can thiệp nhà nước để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Nhà nước có thể sử dụng những công cụ kinh tế vĩ mô 3 như đầu tư nhà nước, chính sách tiền tệ và tài chính để kích thích đầu tư tư nhân, khuyến khích tiêu dùng của cá nhân cũng như tiêu dùng của Nhà nước. Lý thuyết của Keynes được coi là cơ sở cho sự ra đời của dòng lý thuyết tăng trưởng hiện đại. Mở đầu cho dòng lý thuyết này là lý thuyết hậu Keynes qua mô hình Harrod – Domar. Mô hình đã đi vào giải thích các yếu tố dẫn đến sản lượng tăng lên từ phía cung nhưng mang nhiều tư tưởng của Keynes, Thể hiện ở việc giả định là hàng sản xuất Leontief có độ co giãn thay thế bằng 0. Harrod – Domar đã chỉ ra vai trò của tiết kiệm và tích lũy vốn đối với tăng trưởng và cũng chứng minh sự tồn tại của trạng thái cân bằng tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng này là không bền vững bởi để duy trì thì các nhân tố vốn và lao động phải được đưa vào sản xuất theo một tỷ lệ không đổi. Vì vậy mà việc can thiệp của Nhà nước là không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng. Mô hình này có ý nghĩa cho tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn và mang tính điều chỉnh hơn là giải thích tăng trưởng trong dài hạn. Do những nhược điểm của mô hình Harrad – Domar, thập kỷ 50 của thế kỷ 20 đã xuất hiện dòng lý thuyết tân cổ điển với đại diện nổi tiếng nhất là Robert Solow. Điểm đột phá nhất của mô hình Solow là đã giảm sự cứng nhắc có năng suất biên giảm dần của các nhân tố sản xuất trong đó giả định tiền công và hệ số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh thay vì bất biến như ở mô hình Harrod – Domar. Nhờ đó nền kinh tế có thể điều chỉnh để tiến tới trạng thái cân bằng và trạng thái này là ổn định. Có thể thấy mô hình này có ý nghĩa lớn trong giải thích tăng trưởng từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất. Tuy nhiên để duy trì tăng trưởng đòi hỏi phải có công nghệ mới nhưng tiến bộ công nghệ chỉ là một biến ngoại sinh không được giải thích trong mô hình Solow. 4 Chính hạn chế về mức độ giải thích của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển được coi là xuất phát điểm cho các nghiên cứu tiếp theo. Đó là sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng nội sinh của những năm 80 của thế kỷ trước với nhiều đại diện khác nhau như: Romer (1986), Lacas (1990)… nhưng trước đó phải kể đến giả thuyết rất nổi tiếng Schumpeter về “Đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế” giả thuyết cho rằng tăng trưởng kinh tế không thể tách rời đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất để đổi mới cách thức thu hút khách hàng hay tìm nhà cung cấp nguyên liêu, với giải thuyết của ông tạo ra một cơ sở nền tảng cho sự ra đời của dòng lý thuyết tăng trưởng nội sinh và khẳng định tiến bộ công nghệ là một yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vai trò của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng mới được làm rõ hơn từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Bằng sự ra đời của một loạt mô hình tăng trưởng, trong đó tiến bộ công nghệ là một biến ngoại sinh. Điều đó đã tạo nên bước đột phá lớn về cơ sở lý thuyết của tăng trưởng dài hạn. Các mô hình tăng trưởng nội sinh chứng minh mối quan hệ giữa tiến bộ công nghệ và tăng năng suất lao động cũng như sự cần thiết của yếu tố này đối tăng trưởng dài hạn. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng có mối quan hệ mật thiết giữa quá trình đổi mới công nghệ và vốn con người. Từ đó nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đầu tư vào vốn con người. Như vậy nghiên cứu về các mô hình xác định các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế. Chúng ta đã phần nào hiểu được bản chất của tăng trưởng. nhưng hầu như các mô hình đề cập nhiều đến các nhân tố từ tổng cung: Vốn (K), Lao động (L), tài nguyên, đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật(T) và mang tính chất dài hạn. Nhưng xét trong ngắn hạn thì có lẽ các nhân tố của tổng cầu có tác động mạnh mẽ và rõ ràng hơn đến tăng trưởng kinh tế. Vì khi có 5 cầu sẽ kích thích sản xuất để đáp ứng nhu cầu từ đó tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đó là các nhân tố tiêu dùng đầu tư, xuất nhập khẩu. Vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế là gì? 1.3 Bản chất của tăng trưởng kinh tế: Có thể hiểu tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nền kinh tế hay đó là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được thể hiện với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Và thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị có thể phản ánh qua nhiều các chỉ tiêu như : GDP, GNI… và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Đó là kết quả được tạo ra ở tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Theo ý nghĩa đó tăng trưởng kinh tế thường đạt được cho các nhân tố sau: - Do sử dụng thêm các nguồn lực mới. Khi nền kinh tế sử dụng thêm các nguồn lực bổ sung thì chắc chắn sẽ tạo thêm được của cải vật chất cho xã hội. - Do sử dụng hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đang bị sử dụng lãng phí, thông thường các nguồn lực không được kết hợp sử dụng một cách tối ưu hay nói cách khác là nền kinh tế nằm 6 trong đường giới hạn khả năng sản xuất, vì vậy nếu sử sự có hiệu quả các nguồn lực hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà kinh tế thường cho rằng: tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm năng. Theo quan điểm này, chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất thì nền kinh tế mới có thể sản xuất được mức sản lượng cao hơn so với trước. Đối với các nước đang phát triển, thông thường các nguồn lực sẵn có còn chưa được sử dụng một cách tối ưu do trình độ quản lý yếu kém và do méo mó trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển cần phải sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đồng thời phải sử dụng thêm các nguồn lực mới như: thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, nhập công nghệ mới cho quá trình sản xuất từ bên ngoài… Như vậy, sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có cũng như các nguồn lực mới có ý nghĩa quan trong để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập với thế giới. I.4 Tính các chỉ tiêu đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Có nhiều chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng kinh tế nhưng trong đề án của mình em dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm). Nó chính là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế có thể đánh giá cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. 7 Về mặt tuyệt đối, mức tăng trưởng kinh tế được xác định bằng hiệu số về giá trị tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế của năm sau so với năm trước. Về mặt tương đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ giữa mức tăng trưởng kinh tế năm nay và giá trị tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tếnăm trước. Và để phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như phân tích sự đóng góp của các nhân tố vào quá trình tăng trưởng nước ta trong thời kỳ đổi mới nhất là trong thời gian gần đây, có thể đi theo tiếp cận tiêu dùng trong cân đối tài khoản quốc gia. Theo cách tiếp cận này tổng cung bao gồm sản xuất trong nước phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng (GDP) và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; tổng cầu bao gồm: cầu trong nước và cầu xuất khẩu, trong đó cầu trong nước bao gồm 3 bộ phận cấu thành là tiêu dùng cuối cùng của dân cư, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ và tích lũy tài sản (đầu tư). Nếu dự trữ không đủ, giả sử là bằng 0 thì tổng cung sẽ luôn bằng tổng cầu, từ đó ta có quan hệ đồng nhất thức sau: M + GDP = C + I + X Hay GDP = C + I +X – M Trong đó: GDP- Tổng sản phẩm trong nước C – Tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng chính phủ) I- Tích lũy tài sản hay đầu tư X – Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M – Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Ta có bảng tính sau đây sẽ trình bày số liệu cơ bản của bản cân đối nguồn sử dụng GDP từ năm 1986 đến năm 2002 theo giá cố định năm 1994 và đóng góp của từng yếu tố thành phần tới tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. Trong bảng có 3 khối chỉ tiêu được tính toán như sau: 8 - Chỉ tiêu trong khối “ tốc độ tăng trưởng hàng năm của các nhân tố được tính theo công thức: Với Y: có thể là GDP, tiêu dùng, đầu tư… t: là chỉ số thời gian. - Các chỉ tiêu trong khối đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tuyệt được tính theo công thức: Trong đó: GDP (t-1) là giá trị tổng sản phẩm trong nước thời kỳ (t-1) Y: là các chỉ tiêu GDP, tiêu dùng, đầu tư… - Các chỉ tiêu trong khối đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tương đối % của tỷ lệ tăng trưởng GDP) được tính theo công thức: Với RGDP(t): là tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t Bảng1:Đóng góp của các nhân tố vào tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của nước ta từ 1986-2002 .(%của tỷ lệ tăng trưởng và %của 100%tỷ lệ tăng trưởng) Y (t) - Y (t-1) * 100 Y (t-1) Y (t) - Y (t-1) * 100 GDP(t-1) Y (t) - Y (t-1) *100/ RGDP(t) GDP(t-1) 9 10

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 3:Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gianlao động được sử dụng ở nông thôn,2002-2004,(%). - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Bảng 3.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gianlao động được sử dụng ở nông thôn,2002-2004,(%) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng5: Thứ hạng GCI và BCI của một số nước được lựa chọ n. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Bảng 5.

Thứ hạng GCI và BCI của một số nước được lựa chọ n Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan