Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 9 - CKTKN || GIALẠC0210

53 251 0
Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 9 - CKTKN || GIALẠC0210

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017Tập đọc Tiết 17 Thưa chuyện với mẹ I. Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chổ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. Hiểu ND : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng HS HTT: Đọc diễn cảmII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung và đoạn đọc diễn cảmIII. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi. GV nhận xét3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài a. Hướng dẫn luyện đọc: GV chia bài làm 2 đoạn. Đoạn 1 : Từ đầu…kiếm sống Đoạn 2 : Phần còn lại Luyện đọc từ khó và giải nghĩa thêm từ : thưa, kiếm sống, bất giác. Đọc diễn cảm cả bài.b. Hướng dẫn tìm hiểu bi: Cương xin mẹ đi học nghề gì? Cương xin học thợ rèn để làm gì ? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con?  Nội dung : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: GV đọc bài văn theo cách phân vai (người dẫn truyện, mẹ, Cương). 4. Củng cố, dặn dò: Nhắc HS ghi nhớ cách trò chuyện, thuyết phục mẹ của bạn Cương để có thể áp dụng vào cuộc sống của mình. Chuẩn bị bài : “Điều ước của vua Miđát”. Nhận xét tiết học.Hát HS trả lời HS nhận xét HS đọc nối tiếp đoạn. Đọc phần chú giải. Đọc nhóm đôi. Đọc cả bài. HS đọc thầm trả lời :+ Nghề thợ rèn.+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.+ Mẹ cho là có ai xui dại Cương, rồi bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.+ Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.+ Cách xưng hô : đúng thứ tự trên dưới trong gia đình , Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái. Cử chỉ trong lúc trò chuyện : thân mật tình cảm.+ Cử chỉ của mẹ : cảm động, xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ.+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói lời thiết tha  em đã thuyết phục được mẹ. HS lặp lại Luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai. HS trả lờiToán Tiết 41 Hai đường thẳng vuông gócI. Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc bằng ê – ke. HS HTT: Vẽ được hai đường thẳng vuông gócII. Đồ dùng dạy học: Thước ê ke, thước thẳng, bảng nhóm.III. Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Kiểm tra bài cũ: GV lần lượt vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt trên bảng và gọi HS nêu tên góc và cách kiểm tra góc. GV nhận xét3. Dạy bài mới: Giới thiệu bàia. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông. GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng DM và BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo và xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. Giới thiệu : Hai đường thẳng DM và BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau. GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ…) Hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó) C A B D + Bước 1: Vẽ đường thẳng AB + Bước 2 : Đặt một cạnh ê ke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke, ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.b. Thực hành:Bài 1: GV nêu yêu cầu. Sau đó cho HS thực hành : dùng thước ê ke để kiểm tra. Kết luận : Hình a – hai cặp cạnh vuông góc. Hình b – không.Bài 2: GV nêu yêu cầu. Cho HS thảo luận nhóm. Cho đại diện nhóm nêu ý kiến. Kết luận : Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: AB và BC, AD và DC, DA và AB, DC và CB.Bài 3: Yêu cầu HS tự kiểm tra câu a. Nhận xét, kết luận4. Củng cố, dặn dò: Thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn. Chuẩn bị bài : “Hai đường thẳng song song”. Nhận xét tiết học . Hát HS dùng êke kiểm tra và đưa ra kết luận. HS dùng thước ê ke để xác định. HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Liên hệ kể ra. HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV HS dùng thước êke kiểm tra xác định 2 đường thẳng có vuông góc không. 2HS lên bảng dùng ê ke xác định và nêu kết luận. HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng nhóm. Đại diện nhóm nêu ý kiến. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS tự làm bài. Lần lượt nêu ý kiến. HS khác nhận xét . Đại diện tổ thi vẽ. HS lắng nghe Đạo đức Tiết 9 Tiết kiệm tiền của (tiết 2)I. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, điện, nước, … trong cuộc sống hằng ngày. KNS: Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. GD BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên. TT HCM: Cần kiệm liêm chính HS HTT: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 4 Sgk 13, thẻ màu, phiếu học tập.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động :2. Kiểm tra bài cũ : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ? Tiết kiệm tiền của có lợi gì ? Nhận xét, tuyên dương.3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 4 SGK 13 ) Mời các nhóm lần lượt lên bảng trình bày ý kiến của nhóm bằng cách đính thẻ màu (màu xanh là tiết kiệm, màu đỏ là lãng phí tiền của). Sau đó mời một vài nhóm nhận xét và nêu lý do.  Kết luận : Các việc làm (a) , (b) , (g) , (h) , (k) là tiết kiệm tiền của . Các việc làm (c) , (d) , (đ) , (e) , (i) là lãng phí tiền của . Nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày.b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và nêu cách xử lí tình huống ( Bài tập 5 SGK 13 ) Chia nhóm, giao nhiệm tình huống cho mỗi nhóm thảo luận trong phiếu học tập : Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với mẹ ? Tình huống 3: Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở cũ vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ? Gợi ý cho lớp thảo luận, nhận xét : + Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào hay hơn không? Vì sao? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.4. Củng cố – dặn dò : Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ. Thực hiện nội dung trong mục “ Thực hành “ của SGK 13. Chuẩn bị bài : “Tiết kiệm thời giờ”. Nhận xét tiết học.Hát HS trả lời HS nhận xét Thực hiện nhóm đôi. Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả bằng cách đính thẻ màu phía sau từng việc làm. Cả lớp trao đổi, nhận xét và giải thích. Các nhóm thảo luận nêu cách xử lý tình huống của nhóm. Đại diện nhóm nêu cách xử lí tình huống. Nhận xét, bổ sung. 2HS đọc ghi nhớ SGK 12. Cả lớp lắng nghe Khoa học Tiết 17 Phòng tránh tai nạn đuối nướcI.Mục tiêu: Nêu được một số việc nên v không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. KNS: Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơiII.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.III.Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ: Nêu chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy ? GV nhận xét.3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiHoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nướcMục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nướcCách tiến hành: Yêu cầu thảo luận : Nên và không nên làm gì dể phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày? Kết luận : Không chơi đùa ở gần hồ, ao, sông, suối; giếng nước, chum, vại phải có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi Cách tiến hành Yêu cầu thảo luận nhóm đôi : Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu. GV giảng thêm: Không bơi khi ra mồ hôi, vận động và tuân theo các quy tắc khi xuống hồ, … Kết luận : Mục “Bạn cần biết”Hoạt động 3: Thảo luận Mục tiêu: Có ý thức và vận động mọi người cùng phòng tránh tại nạn đuối nước.Cách tiến hành: GV chia nhóm và giao mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận đóng vai : Tình huống 1: Bạn Hùng đang chơi đá bóng về, Nam liền rủ Hùng xuống ao gần nhà tắm. Tình huống 2: Lan nhìn thấy một em nhỏ đánh rơi đồ chơi xuống hồ nước và đang cố cúi xuống lấy. Tình huống 3: Tuấn đang trên đường đi học về thì trời đổ mưa to và phải qua đoạn đường có nước chảy xiết. Nhận xét, chốt lại4. Củng cố, dặn dò: Kể một số việc nên hay không nên làm để phòng tránh tại nạn sông nước. Chuẩn bị bài ôn tập. Nhận xét tiết học.Hát 2 HS trả lời HS nhận xét HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm lên trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS làm việc theo nhóm đôi. Đại diện nhóm lên trả lời. Nhận xét, bổ sung. HS thảo luận xử lý tình huống của nhóm mình và đóng vai theo tình huống. HS nêu lên được cái lợi và cái hại của từng tình huống. Các HS khác theo dõi và đặt mình vào tình huống do nhóm bạn đưa ra và thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng, phù hợp nhất. 2HS trả lời.

... tự cách vẽ hình chữ nhật - HS vẽ vào 4cm B A - GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo 3cm D C - Thực hành vẽ nhóm đơi - Đại diện nhóm vẽ bảng lớp 4cm 4cm bước sau: + Bước 1: Vẽ đthẳng AB... mau” - Nhận xét tiết học Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017 Toán Vẽ hai đường thẳng song song Tiết 44 I Mục tiêu: - Biết vẽ đường thẳng qua điểm song song với đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ,... xử đúng, phù hợp - 2HS trả lời *********************** Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017 Toán Hai đường thẳng song song Tiết 42 I Mục tiêu: - Có biểu tượng hai đường thẳng song song - Nhận biết

Ngày đăng: 05/07/2018, 14:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hoạt động của giáo viên

  • Hoạt động của giáo viên

  • Hoạt động của giáo viên

  • Hoạt động của giáo viên

  • Hoạt động của giáo viên

  • Hoạt động của giáo viên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan