Giáo án tích hợp hóa 8 tiết 17 bài 12 sự biến đổi chất 2017 2018

24 612 5
Giáo án tích hợp hóa 8 tiết 17 bài 12 sự biến đổi chất 2017 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài Sự biến đổi chất môn Hóa học lớp 8. CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC TIẾT 17 BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm. Kỹ năng quan sát thí nghiệm cũng như một số hiện tượng cụ thể trong thực tế, rút ra nhận xét về hiện tượng xảy ra là vật lí hay hóa học. Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác vidieo cũng như các thông tin. Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Sinh học, Địa lí, Vật lí , Công Nghệ, GDCD để giải thích về sự biến đổi chất, giải thích được một số hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học trong đời sống thực tiễn. Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Sinh học, Vật lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Công nghệ để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất, bảo vệ sức khỏe con người trong an toàn thực phẩm. Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực trong học tập, hợp tác nhóm. Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và giả thích các hiện tượng trong đời sống. 4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực thực hành hóa học Năng lực hợp tác nhóm Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên Video thí nghiệm Sắt bột tác dụng với lưu huỳnh bột. Hiện tương băng tan, hiện tượng thủy triều Hóa chất: dd Na2SO4, dd BaCl2 , Zn , dd HCl. Dụng cụ: Ông nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống hút. 5 tờ giấy, bật lửa, nến. Máy chiếu, máy tính. 2. Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, SGK, đọc trước bài ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Phương pháp vấn đáp Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm Phương pháp sử dụng thí nghiệm trực quan. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp. (1 phút). GV chia nhóm 4 nhóm 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Tiến trình: Hoạt động 1: Khởi động ( 2 phút) GV: Trong chương trước các em đã học về chất, chương này sẽ học về phản ứng. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi nhưng thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng. Vậy làm sao xác định được những biến đổi ấy thuộc loại hiện tượng nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó. Hoạt động 2: Khái niệm (12 phút) 1. Mục tiêu. Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. 2. Phương pháp Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động Hoạt động nhóm 4. Phương tiện 35 tờ giấy, bật lửa, nến, cốc thủy tinh, khăn ướt Chiếu Slide 1. Phiếu học tập 1: TT Cách tiến hành Tờ giấy bị biến đổi như thế nào Phiếu học tập 2: Trong các quá trình kể sau đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích? a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi b. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit) c. Cho viên đá lạnh vào cốc nước. d. Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. e. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: Yêu cầu HS từ các mẫu vật có sẵn trên bàn của từng tổ hãy làm biến đổi tờ giấy và ghi lại cách tiến hành và kết quả tờ giấy sau khi bị biến đổi. Lưu ý: Thí ngiệm đốt tờ giấy có thể gây nguy hiểm cho các em, nên chúng ta sẽ làm sau cùng và cô sẽ mời 1 bạn lên phía trên làm thí nghiệm. HS: Nhận nhiệm vụ và nhận các mẫu vật dụng cụ của tổ mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Thảo luận thực hiện các bước biến đổi tờ giấy, ghi vào phiếu học tập. GV: Theo dõi và nhắc nhở và giúp đỡ HS. Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo. HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả. HS các nhóm khác nhận xét hoạt động và kết quả của nhóm bạn. HS: 1 em lên làm thí nghiệm, các HS khác theo dõi hiện tượng. GV: Dùng phương pháp vấn đáp để dẫn dắt HS ? Tờ giấy sau khi đốt bị biến đổi như thế nào HS: Tờ giấy bị biến đổi thành tro ? Các cách biến đổi đó có điểm gì giống và khác nhau GV : Chốt lại kiến thức: Cách vò, xé, gấp tờ giấy thành các vật khác nhau làm tờ giấy bị biến đổi những không tạo thành chất mới đó là biến đổi vật lí hay gọi là hiện tượng vật lí. Cách đốt tờ giấy bị biến đổi thành tro, ở đây tro là chất sinh ra nên đó là biến đổi hóa học hay là hiện tượng hóa học. GV: Qua các thí nghiệm ở trên em hãy cho biết như thế nào là hiện tượng vật lí, như thế nào là hiện tượng hóa học? HS: Trả lời GV: Chốt lại kiến thức GV: Chiếu Slide 2: Liên hệ thực tế việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường yêu cầu HS liên hệ nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm do rác thải. Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá GV: yêu cầu HS vận dụng khái niệm đã học ở trên để làm bài tập 1 (Chiếu slide 3) Trong các quá trình kể sau đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích? a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi b. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit) c. Cho viên đá lạnh vào cốc nước. d. Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. e. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài. HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 1 Các nhóm báo cáo kết quả. nhận xét kết quả của tổ bạn GV: Đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. Bằng kiến thức vừa học HS giải thích được hiện tượng vật lí là a,c,d (Hiện tượng a,c chỉ thay đổi về trạng thái, còn hiện tượng d chỉ thay đổi về hình dạng, kích thước của chất không có chất mới). Vận dụng kiến thức môn Vật lí lớp 6, bài 24: Sự nóng chảy và đông đặc. Hiện tượng hóa học là b,e ( Vì ở đây có chất mới tạo thành Hiện tượng b là khí lưu huỳnh điôxit; Hiện tượng e là vôi sống và khí cacbon điôxit) GV: Dùng phương pháp vấn đấp, nêu vấn đề chuyển sang hoạt động 2. GV: Chiếu slide 4 Dùng phương pháp thuyết trình nêu trong quá trình chất bị biến đổi có giai đoạn là hiện tượng vật lí, có giai đoạn là hiện tượng hóa học. Vậy dấu hiệu nào cho biết đó là hiện tượng vật lí, dấu hiệu nào là hiện tượng hóa học cô mới các em chuyển sang phần II I. Khái niệm Hiện tượng vật lí: Hiện tượng chất bị biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hóa học: Hiện tượng chất biến đổi có sinh ra chất mới. Bài tập 1: Hiện tượng vật lí là : a, c, d. Hiện tượng hóa học là : b, e.

... https:/ /123 doc.org/trang-ca-nhan-34 082 96-loc-tin-tai.htm Tích hợp kiến thức mơn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Cơng nghệ, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuật vào giảng dạy " Sự biến đổi chất" mơn Hóa học... tượng hóa học? Giải https:/ /123 doc.org/trang-ca-nhan-34 082 96-loc-tin-tai.htm Tích hợp kiến thức mơn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Cơng nghệ, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuật vào giảng dạy " Sự biến đổi chất" ... https:/ /123 doc.org/trang-ca-nhan-34 082 96-loc-tin-tai.htm Tích hợp kiến thức mơn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Cơng nghệ, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuật vào giảng dạy " Sự biến đổi chất" mơn Hóa học

Ngày đăng: 04/07/2018, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan