Xây dựng chiến lược phát triển truyền thông chính sách quốc gia về chống bạo lực học đường giai đoạn 2012 2015

15 184 1
Xây dựng chiến lược phát triển truyền thông chính sách quốc gia về chống bạo lực học đường giai đoạn 2012 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I. Phân tích thực trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) ở Việt Nam hiện nay BLHĐ được coi là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ tương lai của đất nước. Chưa khi nào ở Việt Nam BLHĐ lại trở thành vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận như hiện nay. Năm 2010 là năm gây nhiều bức xúc và bàng hoàng của xã hội bởi sự lan truyền đến mức báo động của tình trạng BLHĐ. Các clip bị phát tán, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi tính dã man, cách hành xử thô bạo kiểu xã hội đen của những cô cậu học trò áo trắng tinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đoạn clip này chưa kịp nguội, đoạn clip khác đã lại được tung lên. Nếu vào trang Google và gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “nữ sinh đánh nhau” thì trong thời gian 0,28 giây sẽ có được kết quả là 1.830.000 kết quả. Nếu tìm kiếm theo từ khóa “video nữ sinh đánh nhau” và giới hạn cho các trang từ Việt Nam thì trong thời gian 0,30 giây sẽ có được 97.000 kết quả. Chọn ngẫu nhiên 50 kết quả khác nhau thì xác suất trùng lặp của các đoạn video là 63%, như vậy có nghĩa là số lượng video clip thực sự có thể là 60.000, ta giả sử rằng trong số 60.000 đó có khoảng 70% là “dàn dựng” như vậy thực tế có thể có 18000 cuộc bạo lực học đường thực sự đã xảy ra. Cũng trên cơ sở 50 kết quả chọn ngẫu nhiên đó, các nhà nghiên cứu xã hội học đã ghi nhận được các số liệu như sau: Về yếu tố vùng miền, căn cứ vào các yếu tố có thể nhận dạng được (quần áo, giọng nói, các “từ đệm” mang đặc trưng địa phương v.v..) thì có thể thấy trên 80% sự việc xảy ra ở các tỉnh phía Bắc hoặc các đối tượng tham gia là người gốc Bắc. Về ngôn ngữ, thì trong clip các em là nữ nhưng nói tiếng “Đ.M” còn “thiện nghệ” hơn nhiều bạn trai khác, đồng thời cách nói của các em thực hiện hành vi bạo lực cố tỏ ra mình là “đại ca” thực sự, thậm chí có video không quá 3 phút nhưng chúng ta có thể thống kê được hơn 20 lần các em vừa thực hiện hành vi bạo lực vừa chửi thề. Về địa điểm xảy ra sự việc, có thể thấy địa điểm được chọn để thực hiện hành vi bạo lực là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinh trường học, đường phố, công viên v.v... điều này cho chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ giới hạn trong trường học mà có thể xảy ra mọi nới, mọi lúc, và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay đó là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em không biết “sợ” là gì. Mức độ bạo lực của các clip này cũng tăng theo dần theo thời gian, nếu sắp xếp các clip theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc có thể thấy rất rõ điều này, từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến đến túm tóc, đạp đá vào người nạn nhân một các ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn bạo nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân (mặt, bụng, vùng bụng dưới ...) để đạp, đá và cao điểm là lột áo khoác, rồi lột quần, lột đồ lót của nạn nhân. Như vậy có thể thấy cấp độ có sự thay đổi, từ việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển dần lên đến hành vi làm nhục người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn đến án mạng.

Ngày đăng: 04/07/2018, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan