Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề ở học sinh lớp THPT hiện nay (khảo sát trên 4 trường THPT tại hà nội

23 505 0
Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề ở học sinh lớp THPT hiện nay (khảo sát trên 4 trường THPT tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài a Thực trạng Lựa chọn ngành học và các yếu tố ảnh hưởng : Một trong những nét đặc thù của học sinh THPT là phải lựa chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Thống kê gần đây cho thấy , mỗi năm có khoảng 300.000 học sinh tốt nghiệp THPT trong cả nước. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 10 – 20% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề trong các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao (Th.s La Hồng Huy, 2001). Đây cũng là mối lo lắng của hầu hết các bạn học sinh phổ thông vì tỉ lệ chọi càng cao đồng nghĩa với khả năng đỗ đại học càng thấp, đòi hỏi các bạn phải có sự nỗ lực học tập và cân nhắc khi chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực của mình. Trên cơ sở đó , 95,9% học sinh THPT đã có những suy nghĩ về ngành nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT , 88,2% số em đã có những quyết định về các ngành nghề hoặc trường đại học sau này sẽ dự thi. Theo các nhà chuyên môn thì ba điểm cần chú ý khi một cá nhân quyết định lựa chọn ngành nghề nào đó cho mình là sự phù hợp năng lực của cá nhân với nghề; sự hứng thú, say mê nghề và nhu cầu xã hội.Các kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, hơn 80% học sinh THPT khẳng định cần phải quan tâm sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề khi lựa chọn ngành nghề . Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ được khoảng 13 số học sinh chú ý. Câu hỏi đặt ra là những hiểu biết như trên của học sinh đã có tác động đến việc quyết định lựa chọn ngành nghề của các em trên thực tế như thế nào? Trên cơ sở tự đánh giá của học sinh, hiểu biết của học sinh về những điểm cần chú ý khi lựa chọn ngành nghề không hoàn toàn chi phối hành động thực tế của các em trong lựa chọn ngành học. Điều tra cho thấy khoảng 50% học sinh cho rằng nhu cầu xã hội về nhân lực trong nghề đã chọn là một trong năm nhân tố quan trọng nhât cần tính đến khi quyết định lựa chọn một ngành nghề nhất định . Sự lựa chọn ngành nghề chịu sự chi phối bởi định hướng giá trị nghề của các em nhiều hơn là những hiểu biết lý thuyết là phải chọn nghề như thế nào cho khoa học. Những lý do chi phối hành động lựa chọn ngành học khá phù hợp với định hướng giá trị của các em thể hiện trong đánh giá các giá trị của hoạt động nghề nghiệpviệc làm. Thu nhập tốt là lý do được nhiều em lấy làm cơ sở để quyết định sẽ theo học một nghề nào đó nhất (63,6%). Về cơ bản, những lý do xuất phát điểm để học sinh lựa chọn một ngành nghề nào đó thật sự gắn với những giá trị đích thực của nghề nghiệp: Nghề nghiệp có thể đem lại thu nhập, thoả mãn những nhu cầu tinh thần và tạo cơ hội cho mỗi cá nhân đóng góp sức mình cho xã hội. Tính nhàn hạ của công việc hay cơ hội làm việc gần nhà không phải là những giá trị chi phối hành động lựa chọn ngành sẽ học của nhiều học sinh. Chỉ có khoảng 14% học sinh lựa chọn ngành theo mong muốn của bố mẹ , và 0,9% là do chi phối từ bạn bè. Cơ hội thăng tiến sau này cũng chỉ được khoảng gần 15 số học sinh xem là 1 trong 5 lý do quan trọng nhất để lựa chọn ngành nghề. Điều đáng chú ý là sự phù hợp giữa năng lực cá nhân với nghề chỉ chi phối hành động lựa chọn nghề của 57,2% học sinh và hứng thú nghề chi phối 58,7%. Tuy nhiên, chỉ có 36,4% số học sinh hoàn toàn tin tưởng rằng những ngành nghề mà các em đã chọn và dự định sẽ học là hoàn toàn phù hợp với mình; 40,9% băn khoăn không biết ngành nghề đã chọn có thật sự phù hợp với các em không; 12,1% không biết sau này có xin được việc làm đúng nghề đã học không và 10,6% số học sinh cảm thấy khó trả lời. Tình trạng nêu trên diễn ra như nhau ở tất cả các khối lớp. Như vậy còn khá nhiều học sinh hoặc thiếu hiểu biết về phẩm chất và năng lực của bản thân, hoặc thiếu hiểu biết về các ngành nghề mà các em đã chọn(khoảng 23 số học sinh có biết sơ sở về các công việc cụ thể của những người lao động làm trong những ngành nghề mà các em đã chọn hoặc nơi làm việc của những người có chuyên môn ngành đó, khoảng 16 biết rõ và ít hơn một chút là không biết gì về những điều này).

... khác lựa chọn ngành nghề ? Đây câu hỏi cần phải nghiên cứu giải thích , từ thúc đẩy lựa chọn đề tài Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề học sinh lớp THPT (khảo sát trường THPT Hà Nội. .. hướng lựa chọn ngành nghề học sinh 12 THPT Các nghiên cứu trước nhiều yếu tố ảnh hưởng , tác động đến hành vi lựa chọn ngành nghề trước tốt nghiệp THPT học sinh , đưa xu hướng lựa chọn ngành nghề. .. nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến trình lựa chọn ngành nghề học sinh THPT ? b Giả thuyết nghiên cứu Lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện thân điều mà bạn học sinh THPT , học sinh lớp 12

Ngày đăng: 02/07/2018, 15:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

  • 1.1 /Lý do lựa chọn đề tài

  • 1.2/Tổng quan vấn đề nghiên cứu

  • Bài Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương hiện nay đăng trên Tạp chí Tâm lí học số 6 ( 147) 6-2011 đưa ra những yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề của học sinh , từ những yếu tố xa như phương tiện truyền thông, các trung tâm tư vấn hướng nghiệp cho đến những người xung quanh như gia đình , bạn bè , nhà trường …từ đấy điều tra về yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn ngành nghề ở học sinh , từ đấy giúp các nhà quản lí điều chỉnh khi các em hướng đến những đối tượng không đáng tin cậy và tận dụng những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn để tác động đến quyết định chọn nghề của học sinh.

  • “Chọn ngành học: Theo xu hướng hay chọn "hàng hiếm"?” Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS đưa ra một số ngành học chỉ được đào tạo với số lượng rất ít, từ đó đặt ra câu hỏi phải chăng đây là những ngành xã hội không có nhu cầu hay bản thân người học chưa nhận thức được cơ hội đang có?

  • “ Chọn trường : ế các ngành xã hội “là bài báo nói về xu hướng chạy đua vào các khối ngành kinh tế và thực trạng bị “tụt hạng” của khối ngành xã hội , phân tích nguyên nhân của thực trạng ấy ,Báo Mới .vn

  • “ Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (Khảo sát tại tỉnh Phú Thọ) “ là một cuộc điều tra tìm hiểu nền kinh tế thị trường có những tác động như thế nào đến việc lựa chọn nghề của học sinh , từ đấy chỉ ra xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh 12 THPT hiện nay.

  • Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng , tác động đến hành vi lựa chọn ngành nghề trước khi tốt nghiệp THPT của học sinh , đưa ra xu hướng lựa chọn ngành nghề hay ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp trong việc định hướng cho học sinh ngành nghề phù hợp ….. Trong nghiên cứu này , em muốn bổ sung và làm rõ những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT hiện nay , những yếu tố ấy có mối liên hệ với nhau hay không , nó ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao , giải pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực hay phương hướng vận dụng những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT là gì ?….Từ đấy ta có thể có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT, nguồn nhân lực của đất nước .

  • 1.3/Mục đích nghiên cứu

  • 1.4/ Câu hỏi ( giả thuyết ) nghiên cứu

  • 1.5/ Phương pháp nghiên cứu

  • B. Kế hoạch chi tiết cho việc thu thập thông tin tại thực địa (dự tính nhân sự, khối lượng công việc, phân công công việc…)

  • 1. Dự kiến nhân sự :

  • 2. Khối lượng công việc và phân công công việc:

  • C. Những tình huống có thể gặp phải trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa và cách thức giải quyết những tình huống đó.

  • 1. Những tình huống có thể gặp trong quá trình điều tra bảng hỏi :

  • 2. Những tình huống có thể gặp trong thảo luận nhóm :

  • Danh mục tài liệu tham khảo

  • - “ Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường “ Khát vọng chọn nghề chọn trường – Báo thanh Niên số 13 ngày 5/5/2011.

  • - Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến tình trạng đi học của trẻ em và thanh niên ở nông thôn – Tác giả Nguyễn Đức Vinh . Tạp chí Xã hội học số 4 ( 108) 2009.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan