Công tác xã hội đối với người khuyết tật ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

22 499 0
Công tác xã hội đối với người khuyết tật ở việt nam hiện nay  tiểu luận cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU Người khuyết tật là đối tượng yếu thế nên dễ chịu tổn thương từ những thay đổi trong xã hội hơn bất cứ đối tượng nào khác. Do vậy việc chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật trong hoà nhập cuộc sống cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng, cần sự chung tay của cả Nhà nước, cộng đồng và gia đình. Pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội số 061998PL UBTVQH10 ngày 30071998 về Người tàn tật định nghĩa người khuyết tật không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hịên dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Như vậy có thể thấy, sự suy giảm khả năng hoạt động của người khuyết tật khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập đời sống của cộng đồng. Bản thân người khuyết tật không thể hội nhập vào cuộc sống cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân, mà hơn hết còn cần được sự quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy ngành Công tác xã hội đóng vai trò như là cầu nối của người khuyết tật để họ có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng và xã hội từ đó phát huy được khả năng của mình. Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì những chủ trương, chính sách phát triển xã hội thông qua các chính sách đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân cũng ngày càng được chú trọng. Có nhiều lĩnh vực mà những chương trình chính sách an sinh xã hội hướng đến: Xoá đói giảm nghèo, các vấn đề liên quan đến gia đình, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Và một trong những lĩnh vực mà ngành Công tác xã hội rất cần được xã hội quan tâm đó là lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật, tạo điều kiện cho sự hoà nhập, nâng cao năng lực cho người khuyết tật. Em xin chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận nghiên cứu.

Ngày đăng: 02/07/2018, 14:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

  • 1.1. Một số khái niệm

  • 1.1.1. Công tác xã hội

    • + Chức năng phòng ngừa: Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.

    • + Chức năng chữa trị: Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm...

    • + Chức năng phục hồi: Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.

    • + Chức năng phát triển: Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên tự lập trong cuộc sống

    • 1.1.2. người khuyết tật

    • 1.1.3. Vai trò của Công tác xã hội với người khuyết tật

    • 1.2. Vì sao người khuyết tật là đối tượng của Công tác xã hội

      • - Về việc làm: Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận.

      • - Về hôn nhân: người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn "dưới tiêu chuẩn". Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội... người khuyết tật cũng thường có mặc cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô) ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn. Dư luận xã hội nói chung có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là “đôi đũa lệch” nếu như một cô gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và nghĩ rằng họ đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu. Sự thực thì đúng là có những khó khăn nhất định nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc người nào đó có khuyết tật hay không.

      • - Về tâm lý: Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao.

      • - Kỳ thị/Phân biệt đối xử: Sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên nhân chính cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp.

      • - Bạo lực: Theo một nghiên cứu của nước Anh, người khuyết tật có nhiều khả năng là nạn nhân của bạo hành hoặc hãm hiếp, và ít có khả năng hơn được cảnh sát can thiệp, bảo vệ pháp lý hoặc chăm sóc phòng ngừa. Nghiên cứu khác cho thấy rằng bạo hành đối với trẻ em khuyết tật xảy ra hàng năm cao hơn ít nhất là 1,7 lần so với những trẻ có cùng vị thế nhưng không khuyết tật. Phụ nữ và các trẻ gái khuyết tật đặc biệt dễ bị tổn thương, lạm dụng. Như vậy người khuyết tật nói chung dễ trở thành đối tượng của bạo lực hơn, cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

      • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

      • 2.1. Thực trạng

      • 2.2. Nguyên nhân của thực trạng.

      • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

      • 3.1. Về chính sách, pháp luật của Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan