SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5

21 364 1
SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 SKKN phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong mọi lĩnh vực xã hội đều cần đến tri thức của con người, nhưng đặc biệt trong thời đại hiện nay nhu cầu tri thức của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn Chính vì vậy truyền thụ tri thức cho trẻ em ngay từ khi cắp sách tới trường là rất cần thiết và hết sức quan trọng Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người Môn Tiếng Việt là tiền đề cho việc hình thành, phát triển kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, giúp các em sử dụng vốn từ có hiệu quả trong việc giao tiếp ở trường, trong gia đình, ngoài xã hội Vì vậy mà ngay từ cấp Tiểu học, học sinh phải được trang bị lượng tri thức về môn Tiếng Việt một cách cơ bản nhất Môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn, đặc biệt góp phần đắc lực cho các môn học khác Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Tiếng Việt giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ, góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn của con người Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện… Tiếng Việt có tác dụng bồi dưỡng, phát triển nhân cách con người, giáo dục cho con người biết yêu cuộc sống, biết chia sẻ trong cuộc sống Việc phát triển cảm thụ văn học thông qua các bài Tập đọc Học thuộc lòng cho học sinh là một yêu cầu cần thiết, giúp cho các em cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, phong phú hơn về tâm hồn, nói - viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động Hiện nay ở các Trường Tiểu học khi dạy phân môn Tập đọc - Học thuộc lòng, khâu rèn luyện năng lực cảm thụ ít được giáo viên chú ý đến và gặp nhiều khó khăn Giờ Tập đọc - Học thuộc lòng chúng ta chưa có sự kết hợp hài hoà giữa rèn đọc và cảm thụ tác phẩm văn học Trong tiết dạy thầy cô chủ yếu cho học sinh luyện đọc và trả lời hệ thống câu hỏi trong sách giáo 1 khoa nhưng lại chưa chú trọng đến các biện pháp nghệ thuật, cách dùng từ đặt câu có tính gợi tả, gợi cảm (có ở phần đọc diễn cảm) Do vậy học sinh của chúng ta mới chỉ nắm được nội dung của bài học chứ chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ đặt câu, các biện pháp nghệ thuật dẫn đến sự cảm thụ văn học của các em chưa đem lại hiệu quả cao như mong muốn, nhất là lớp 4, lớp 5 Trong những năm gần đây Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả" Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Việt, tôi nhận thấy việc phát triển cảm thụ văn học cho học sinh là việc rất cần thiết Với những lí do trên tôi đã chọn vấn đề "Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5" làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu 2 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận của vấn đề: Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh Phải nói rằng học sinh của chúng ta ngày nay có trí thông minh, có óc tưởng tượng phong phú và sáng tạo Đây là tiền đề cho sự phát triển, nâng cao những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá thông qua một số bài văn, bài thơ thậm chí chỉ là một đoạn văn, một câu thơ Nhằm hình thành ở các em kĩ năng thưởng thức cái hay, cái đẹp, đồng thời hình thành cho học sinh nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn hay chính là nhân cách của con người Có tác dụng hướng học sinh tới chân, thiện, mĩ; Biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng nghệ thuật, hành vi của các nhân vật Giúp cho nhận thức của các em được mở rộng, vốn từ của các em phong phú hơn Từ đó tư duy của các em phát triển Đặc biệt là trong mỗi bài văn, bài thơ các em được học đều mang tính khuyên răn, giáo dục Vì thế thông qua một số tác phẩm các em nhận định được cái sai, cái đúng, cảm thông với những số phận bất hạnh… Nói một cách chính xác nhất thì văn học hướng cho các em tới những giá trị tinh thần 2 Thực trạng của vấn đề Trong quá trình giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh năng khiếu lớp 4, lớp 5 và dự giờ tôi nhận thấy một thực tế như sau: - Về phía giáo viên: Đa số thầy cô rất tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy Song để hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học trong từng tiết học Tập đọc, Học thuộc lòng thì phần lớn giáo viên chúng ta chưa làm được Trong giờ học vẫn tập chung vào luyện đọc là chủ yếu mà chưa chú ý đến mảng rất quan trọng đó là "Cảm thụ văn học" Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu cần tập trung mảng cảm thụ văn học, vì lẽ đó mà việc bồi dưỡng năng 3 lực "Cảm thụ văn học" cho học sinh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa - Về phía học sinh: Khi các em lên lớp 4, lớp 5 trong các giờ Tập đọc, Học thuộc lòng đã có những câu hỏi mang tính chất cảm thụ nhưng vẫn ở mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng dẫn đến việc cảm thụ của các em còn nhiều hạn chế Để thấy rõ được thực trạng này tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh hai khối lớp 4, lớp 5 qua bài tập sau: * Đối với lớp 4 tôi đưa ra dạng bài tập: Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của nó qua khổ thơ sau: " Mỗi sớm mai thức dậy Luỹ tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao" (Luỹ tre - Nguyễn Công Dương) * Kết quả khảo sát: Lớp Học sinh không hiểu Nêu được biện pháp biện pháp nghệ thuật nhưng chưa đủ Nêu được tác dụng SL % SL % SL % 4A( 36) 23 em 63,9% 10 em 27,8% 3 em 8,3% 4B (30) 22 em 73,3% 6 em 20% 2 em 6,7% 4C (22) 16 em 72,7% 4 em 18,2% 2 em 9,1% Qua kết qủa khảo sát tôi thấy số học sinh không hiểu "Biện pháp nghệ thuật" là gì rất nhiều nên dẫn đến nêu tác dụng không đúng, dài dòng Có em hiểu được biện pháp nghệ thuật nhưng chỉ tìm ra được biện pháp nhân hoá nhưng không tìm ra được biện pháp dùng từ láy và so sánh Số học sinh nêu được tác dụng rất ít chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng * Đối với lớp 5 tôi đưa ra dạng bài tập: Tìm hình ảnh đẹp, nêu cách hiểu của mình về hình ảnh đó? " Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà." (Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển) 4 Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao? * Kết quả khảo sát: Học sinh không hiểu Lớp 5A( 32) 5B (30) 5C (26) hình ảnh đẹp SL 21 em 18 em 16 em % 65,6% 60,0% 61,5% Nêu được hình ảnh nhưng không nêu được cái hay SL 9 em 10 em 8 em % 28,1% 33,3% 30,8% Nêu được cái hay nhưng chưa rõ nét SL 2 em 2 em 2 em % 6,3% 6,7% 7,7% Qua kết quả khảo sát tôi thấy số học sinh không hiểu thế nào là "hình ảnh đẹp" nên các em không xác định đúng chiếm tỷ lệ cao còn học sinh đưa ra được hình ảnh "nắng mới" nhưng không nêu được cái hay Học sinh chỉ ra được những hình ảnh nhưng thiếu sức gợi cảm và nêu cái hay chưa rõ nét Qua việc điều tra về khả năng cảm thụ văn học của học sinh tôi thấy các em còn rất bỡ ngỡ với mảng cảm thụ văn học, chưa hiểu được một số khái niệm về "Các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh đẹp Do đó các em không hứng thú, suy nghĩ còn mờ nhạt dẫn đến bài viết vụng về, tản mạn, sai lệch hẳn về ý nghĩa của bài Các em chỉ quen trả lời những câu hỏi có tính gợi mở như: Trong bài " Mẹ vắng nhà ngày bão" ở khổ thơ cuối tác giả đã so sánh Mẹ với cái gì? mà chưa quen với khái niệm mang tính khái quát Chính vì vậy để các em làm những bài văn cảm thụ tốt, hiểu được biện pháp nghệ thuật, hiểu được cách dùng từ đặt câu trong văn học tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Từ thực tế trên tôi nhận thấy vấn đề cần giải quyết đặt ra là giáo viên phải tìm cách khắc phục những yếu kém cho học sinh, kiên trì rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho các em từ dễ đến khó ngay trong từng tiết học Tập đọc, Học thuộc lòng Chú trọng thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau: + Trước hết phải giúp học sinh hiểu được bản chất của cảm thụ văn học là gì? Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận 5 những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ) + Chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, phải kiên trì rèn luyện, phải có sự say mê hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, + Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê Đó chính là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học Để tạo ra hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cho học sinh thì giáo viên cần có giọng đọc diễn cảm, luôn đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết học + Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học Nắm vững kiến thức từ ngữ, ngữ pháp + Rèn cho các em kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học + Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập Biết tự đặt ra câu hỏi như: Bài này yêu cầu gì? Cần nêu bật được cái gì? + Đọc và hiểu được câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong bài (cách dùng từ đặt câu, cách dùng hình ảnh, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật) + Khi giảng dạy giáo viên phải phát huy tích chủ động sáng tạo của học sinh, chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật và cách nêu giá trị của biện pháp đó + Yêu cầu học sinh trước khi đến lớp phải chuẩn bị bài chu đáo, đọc nhiều sách báo, đặc biệt là những cuốn sách có tác dụng liên quan đến việc phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn học bao gồm những bài thơ, bài văn tuyển chọn + Tổ chức các buổi ngoại khoá để bồi dưỡng cho các em Phối kết hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho con mình học tập ngay trong cuộc 6 sống thực tế hàng ngày + Phải kiểm tra thường xuyên, đánh giá kết quả học tập về phần cảm thụ văn học ở học sinh để có biện pháp khắc phục và uốn nắn cho các em + Giáo viên phải đọc đúng và thật diễn cảm, nhiệt tình trong giảng dạy, chịu khó nghiên cứu, không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn để cảm thụ văn học được tốt Để giải quyết vấn đề đã nêu ở trên trong mỗi giờ dạy tôi luôn phát huy tính sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh qua các câu hỏi được nâng cao trong giờ Tập đọc - Học thuộc lòng Tôi thay đổi cách khai thác bài, cập nhật những thông tin mới để áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học, với thời điểm học Sau đó tôi tiến hành giải quyết các dạng bài tập như sau: 3.1/ Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu * Bài tập: Đoạn văn dưới đây tác giả đã có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ Điều đó góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào? "Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt " ( Ngô Tất Tố) a Hướng dẫn học sinh làm bài: - GV đọc và chép đề bài lên bảng - Học sinh đọc đề bài - Bài này yêu cầu làm gì? - Nêu thành công về cách dùng từ và tác dụng của việc miêu tả nội dung - Trong đoạn văn em thấy tác giả dùng nhiều loại từ gì ? - Dùng nhiều từ láy - Các từ láy đó có đặc điểm gì? - Mô phỏng âm thanh, gợi tả hình ảnh - Những từ ngữ đó giúp em hiểu, cảm nhận không khí buổi chợ như thế nào? 7 - Nhộn nhịp, khẩn trương b Học sinh làm bài: *Lưu ý: Khi làm dạng bài tập này học sinh phải nêu được cụ thể các từ láy đó là những từ nào? rồi nêu tác dụng của những từ láy đó? * Học sinh cảm thụ: Đọc đoạn văn trên em thấy tác giả rất thành công trong việc sử dụng các từ láy Đó là những từ láy mô phỏng âm thanh và những từ gợi tả hình ảnh Chính vì việc sử dụng khéo léo nhuần nhuyễn đó đã góp phần miêu tả khá sinh động cảnh người ở thôn quê gồng gánh đi chợ với một không khí vui vẻ, nhộn nhịp, khẩn trương 3.2/ Bài tập tìm hiểu về một số biện pháp tu từ a Biện pháp so sánh (Nghệ thuật so sánh) * Khái niệm: So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác nhau nhưng có chung đặc điểm nào đó để làm nổi bật đối tượng đem so sánh VD: Trẻ em Đối tượng đem so sánh như búp trên cành Từ quan hệ Đối tượng chuẩn để so sánh * Bài tập Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng gợi tả của nó trong đoạn thơ: " Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm." (Quang Huy) Giúp học sinh tìm hiểu đề và tìm ra được: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh "Mùa thu - hoa cúc" và "Hoa cúc - nghìn con mắt" có tác dụng miêu tả vẻ đẹp tươi sáng, dịu dàng của mùa thu, hoa cúc rất đẹp, đẹp như ánh trăng mùa thu Những bông hoa cúc trong sáng như nghìn con mắt nhìn bầu trời trong xanh, từ đó gợi cho ta thêm yêu quý mùa thu, 8 yêu quý hoa cúc b Nghệ thuật nhân hoá * Khái niệm: Nghệ thuật nhân hoá là biến những sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác có những thuộc tính, dấu hiệu của con người Ví dụ: "Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng" (Trần Đăng Khoa) Rõ ràng cây dừa là vật vô tri, vô giác Các động từ "dang tay", "gật đầu" là những thuộc tính, dấu hiệu đã được nhân cách hoá * Bài tập: Trong những sự vật dưới đây sự vật nào được nhân hoá? Nhân hoá theo cách nào? Tác dụng ra sao? " Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng qua sông Cô gió chăn mây- trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi." ( Trần Đăng Khoa) a Hướng dẫn học sinh làm bài: - GV đọc, chép đề lên bảng - Học sinh đọc kỹ đề bài - Bài yêu cầu làm gì? - Chỉ ra sự vật được nhân hoá, cách nhân hoá, tác dụng của nhân hóa - Đoạn thơ có những sự vật nào - Lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời được nhân hoá? - Nhân hoá bằng cách nào? - Dùng các danh từ chung chỉ người để gọi tên sự vật, dùng các động từ chỉ hoạt động của người để nói về 9 sự vật - Nhân hoá có tác dụng gì? - Miêu tả thiên nhiên sinh động, hấp dẫn Lưu ý: Ở dạng bài tập này cần phải chỉ rõ sự vật nào được nhân hoá: Lúa, tre, cò, gió, mặt trời được nhân hoá, tác giả gọi tên chúng như con người và có hoạt động như con người, nhờ vậy mà đoạn thơ thêm sinh động, hấp dẫn Qua cách diễn đạt sinh động đó ta thấy tác giả có tình cảm như thế nào đối với các sự vật quanh ta, tác giả có yêu quý quê hương không? *Học sinh cảm thụ: Trong đoạn thơ trên có nhiều sự vật được nhân hoá như lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời Bằng cách gọi tên thân mật các sự vật đó như: chị, câu, cô, bác, và dùng những động từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người như: Bá vai, thì thầm, học, khiêng… để nói về sự vật Chính vì nhờ nhân hoá mà tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên rất sinh động, hấp dẫn một cách mới mẻ và đẹp đẽ Qua đó muốn bộc lộ tình cảm của mình với quê hương đất nước C Nghệ thuật điệp ngữ: * Khái niệm: Điệp ngữ là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích gây ấn tượng hoặc gợi tả những cảm xúc trong lòng người đọc Ví dụ: "Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha." ( Lê Anh Xuân) Từ "Việt Nam" được lặp lại ba lần với giọng đọc đi lên gây một cảm xúc sâu lắng và thể hiện tình cảm thiết tha, gắn bó với quê hương đất nước Bài tập: Chỉ rõ từ ngữ được lặp lại trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? "Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm 10 Mồ hôi mà đổ xuống đầm Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên." ( Thanh Tịnh) a.Hướng dẫn học sinh làm bài: - Giáo viên đọc- chép đề lên bảng - Học sinh đọc lại yêu cầu của đề - Bài này yêu cầu gì? - Chỉ rõ từ được lặp lại Nêu tác dụng - Từ" mồ hôi" dùng theo nghĩa nào, - Dùng theo nghĩa chuyển chỉ công chỉ về cái gì? lao động - Trong đoạn thơ trên từ nào được - Cụm từ:" Mồ hôi mà đổ xuống" nhắc lại nhiều lần? - Lặp lại như thế có tác dụng gì? - Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi- công sức lao động Lưu ý: Ở dạng bài tập này yêu cầu học sinh nêu được cụm từ "mồ hôi mà đổ xuống" giúp ta cảm nhận được giá trị của công sức lao động - Nêu được nghĩa của từ "mồ hôi" - Nêu được mối quan hệ nhân quả (có làm thì mới có ăn) * Cảm thụ: Trong đoạn thơ trên từ "mồ hôi" được dùng theo nghĩa chuyển chỉ công sức lao động Sự lặp lại 3 lần cụm từ " Mồ hôi mà đổ xuống" giúp ta cảm nhận được mối quan hệ "nhân quả" tất yếu Nhấn mạnh giá trị to lớn của công sức lao động ấy Có lao động sẽ được hưởng thành quả lao động D Nghệ thuật đảo ngữ: * Khái niệm: Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu để làm nổi bật ý cần diễn đạt ở vị ngữ Ví dụ: " Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương Đẹp lắm anh ơi! con sông ngàn phố 11 Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau." ( Tô Hùng) Rõ ràng trong hai câu thơ trật tự của câu đã bị đảo ngược " Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương" "Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau" Bài tập: Chỉ ra các đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng? " Rừng xa vọng tiếng chim gù Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn Mưa xuân đẫm lá nguỵ trang Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai." ( Lê Anh Xuân) a Hướng dẫn làm bài: - GV chép đề lên bảng - Học sinh đọc đề - Bài hỏi gì? - Chỉ ra các đảo ngữ và nêu t/dụng của nó - Đảo ngữ là thế nào? - Vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau - Trong các câu trên, câu nào có trật - Ngân nga tiếng suối tự như vậy? - Vi vu gió ngàn - Nở vàng hoa mai - Người ta diễn đạt như vậy có tác Nhấn mạnh âm thanh (ngân nga, vi dụng gì? vu) màu sắc( vàng) - Trong khung cảnh như vậy giúp - Có niềm vui và tinh thần thêm người ra trận có cảm giấc thế nào? b Học sinh cảm thụ: phấn chấn, lạc quan Đoạn thơ trên tác giả dùng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong các câu thơ: "Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn, nở vàng hoa mai" Bằng nghệ thuật đảo ngữ tác giả muốn nhấn mạnh âm thanh êm dịu, nhẹ nhàng (của gió, của suối) và màu sắc tươi sáng đẹp mắt của hoa mai, gợi ra một bức tranh 12 tuyệt đẹp giàu sức sống, một không gian thoáng đãng, dễ chịu khiến người ra trận có một cảm giác lâng lâng niềm vui và tinh thần thêm phấn chấn E Câu hỏi tu từ * Khái niệm: Câu hỏi tu từ là câu hỏi có hình thức hỏi để mà hỏi không cần trả lời Sử dụng câu hỏi thực chất là để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nào đó Ví dụ: "Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi? Mà lá xanh tươi mãi đến giờ? " Câu hỏi tu từ ở đây tác giả hỏi để gây sự chú ý, bộc lộ lòng khâm phục trước sức sống mãnh liệt của cây dừa quê hương * Bài tập: Phát hiện biện pháp tu từ và chỉ rõ cái hay trong đoạn thơ? " Em là ai, cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em là mây hay là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông? Thịt da em hay là sắt là đồng? a Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc- chép đề lên bảng - HS đọc đề bài ? Bài này yêu cầu ta điều gì? - Phát hiện biện pháp tu từ và phát hiện cái hay - Trong đoạn thơ tác giả sử dụng - Đoạn thơ sử dụng biện pháp câu biện pháp tu từ nào? hỏi tu từ - Tác dụng của nhiều câu hỏi tu từ - Nhằm khẳng định vẻ đẹp tràn đầy này để làm gì ? sức sống của các cô gái thanh niên xung phong b Học sinh cảm thụ: Đoạn thơ trên gồm có 5 câu là 5 câu hỏi Đây chính là nghệ thuật sử dụng câu hỏi tu từ, nhằm khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của các cô gái thanh niên xung phong và đức tính gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bảo 13 vệ Tổ quốc, vẻ đẹp đó lại được nâng lên gấp bội G Phép ẩn dụ tu từ * Khái niệm: Ẩn dụ tu từ là hình thức so sánh ngầm dựa trên sự giống nhau giữa hai sự vật, trong đó cái được so sánh ẩn đi mà người đọc phải liên tưởng tới Ví dụ: " Mặt trời của bắp thì nằm trên núi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng" "Mặt trời" ở câu dưới chính là hình ảnh ẩn dụ, đó chính là đứa con, hình ảnh yêu quý, thiêng liêng của mẹ * Bài tập: Hãy cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây và cho biết tác dụng của nó? "Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" a Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc- chép đề lên bảng - HS đọc đề bài - Bài này yêu cầu ta điều gì? - Phát hiện biện pháp nghệ thuật và nêu ý nghĩa của nó - Thuyền và bến là hai hình ảnh như - Gần gũi, luôn có nhau thế nào? - Qua hình ảnh của thuyền và bến để - Quan hệ của người ở lại (bến) với muốn nói về mối quan hệ nào ? người ra đi (thuyền) - ý nghĩa của hình ảnh đó là gì ? - Nói lên lòng chung thuỷ chờ đợi của người ở lại với người ra đi b Học sinh cảm thụ: Bằng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "thuyền" và "bến" giúp ta thấy được tình cảm thuỷ chung chờ đợi của người ở lại với người ra đi H nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác * Khái niệm: Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dạng ẩn dụ dựa trên cơ sở làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ cảm giác 14 Ví dụ: " Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố" (Chiếc võng của bố - Phạm Thế Cải) Ở đây "ướt" là cảm giác của xúc giác kết hợp với "tiếng cười" là cảm giác của thính giác tạo nên một cảm giác lạ lùng, mới mẻ, thú vị Người đọc không chỉ cảm nhận niềm lạc quan trong gian khó ở chiến trường của bố mà còn có một ấn tượng mạnh mẽ trước một hình ảnh sống động, một khung cảnh đẹp * Bài tập: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn sau: "Buổi sáng, mọi người đổ ra đường, ai cũng muốn ngẩng lên cho mùi hồi chảy qua mặt" (Tô Hoài) a Hướng dẫn học sinh làm bài a Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc- chép đề lên bảng - Học sinh đọc đề - Bài này yêu cầu ta điều gì? - Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng - Muốn biết mùi hồi ta phải dùng - Dùng khứu giác để cảm nhận giác quan nào? - Mùi hồi muốn toả hương đi xa - Phải bay đi bằng cách nào? - ở đây tác giả nói mùi hồi "chảy" - Mùi hồi rất thơm, rất quyến rũ qua mặt có tác dụng gì? b Học sinh cảm thụ: Câu văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác với sự kết hợp độc đáo giữa khứu giác và xúc giác làm cho ta cảm thấy mùi thơm của hoa hồi thật là đặc biệt, thật là quyến rũ, ai cũng muốn tận hưởng, muốn mùi hồi đó "chảy qua mặt" mơn man trên da thịt mình 3.3 Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả 15 * Bài tập : Trong bài "Mẹ" tác giả Trần Quốc Minh viết: "… Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời." Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ? a Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc- chép đề lên bảng - HS đọc đề - Bài yêu cầu ta trả lời được cái gì? - Chỉ ra hình ảnh hay nhất - Bài yêu cầu ta nêu bật được cái gì? - Nêu bật được vì sao hay nhất - Theo em hình ảnh nào hay nhất? - Thảo luận - các nhóm trình bày - Sửa chữa, uốn nắn b Học sinh cảm thụ: Hình ảnh ngọn gió trong câu "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời" góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay của đoạn thơ Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ Ngọn gió ấy đã thổi mát cho con suốt cả cuộc đời, như là mẹ luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn mong con sung sướng và hạnh phúc Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ hay hơn 3.4/ Tìm hiểu cách đọc diễn cảm bài thơ, bài văn Dạng bài này giúp cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp thông qua cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm Nhiều câu thơ, câu văn muốn tìm cái hay lại phải bám vào sự ngắt nhịp 16 của câu thơ, câu văn Ví dụ trong câu thơ: " Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy Vàng tuôn/ trong tiếng/ máy quay xập xình." (Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy) Nhờ cách ngắt nhịp này mà người đọc cảm nhận thấy có một sức gợi tả, gợi cảm riêng Câu thơ được hiểu: trên sân cả lúa, cả trăng đều được "chất đầy" Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ vừa gợi cảm giác thơ mộng 3.5/ Bài tập bộc lộ khả năng cảm thụ văn học qua đoạn viết ngắn * Bài tập: Trong bài "Bè xuôi Sông La" nhà thơ Vũ Duy Thông có viết : "Sông La ơi Sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi." Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng Sông La như thế nào? a Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc- chép đề lên bảng - HS đọc đề - Bài này yêu cầu ta điều gì? - Nêu cảm nhận của mình về dòng Sông La - Đọc đoạn thơ em có nhận xét gì về - Nước sông trong veo nước Sông La? - Nước Sông La được so sánh với - So sánh nước sông - ánh mắt gì? - Nước sông trong và đậm đà tình - So sánh đó có tác dụng gì? cảm - Hai bên bờ cây cối xanh được - Hai bên bờ sông cây cối như thế miêu tả qua từ "Mươn mướt" nào, từ nào cho em biết? - Tình cảm của tác giả rất yêu dòng 17 - Đọc đoạn thơ ta thấy tình cảm của sông, coi sông như người bạn chân tác giả như thế nào với dòng sông? tình, gọi sông thân mật, trìu mến - Dòng sông đẹp hiền hoà - Vậy qua cách diễn tả như vậy em thấy dòng sông như thế nào? b Học sinh cảm thụ: Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ và đầy quyến rũ của dòng sông Bằng các thủ pháp nghệ thuật, nhà thơ đã nhân hoá Sông La, gọi Sông La một cách trìu mến như gọi người thân Cách so sánh dòng sông cũng khá độc đáo "trong veo như ánh mắt" ánh mắt ấy thật đẹp, thật "trong veo" và cũng đậm đà tình cảm con người Đôi bờ tre xanh cũng được nhân hoá "đứng im" soi bóng xuống dòng sông Đó chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó của con người với thiên nhiên 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau thời gian giảng dạy thực nghiệm năm học 2010 - 2011 tôi tiến hành khảo sát trên cả hai khối lớp 4, lớp 5 Trường Tiểu học Vân Cơ để đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ chuyển biến của học sinh * Đối với lớp 4, tôi ra đề như sau: Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: "Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu nhung hiếm quý." a Hãy nêu biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn? b Em có nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên, nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó? Với đề bài trên tôi thu được kết quả như sau: Học sinh không hiểu Lớp biện pháp nghệ thuật SL % Nêu được biện pháp, nhận xét cách dùng từ đặt câu SL 18 % Nêu được tác dụng cách dùng từ đặt câu SL % 4A( 36) 2 em = 5,6% 25 em= 4B (30) 3 em = 10,0% 20 em = 4C (22) 3 em = 13,6% 13 em = * Đối với lớp 5 tôi ra đề như sau: 69,4% 66,7% 59,1% 9 em = 7 em = 6 em = 25,0% 23,3% 27,3% Trong bài "Nghe thầy đọc thơ" nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: "Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời." Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Em hiểu cái hay cái đẹp của mỗi hình ảnh đó như thế nào? Với đề bài trên tôi thu được kết quả như sau: Nêu được hình ảnh và Lớp Học sinh không hiểu nêu được cái hay Nêu được cái hay và hình ảnh đẹp nhưng chưa được rõ rõ nét nét SL % SL % SL % 5A( 32) 5 em = 15,6% 20 em = 62,5% 7 em = 21,9% 5B (30) 6 em = 20,0% 19 em = 63,3% 5 em = 16,7% 5C (26) 7 em = 26,9% 14 em = 53,9% 5 em = 19,2% Qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát Tôi nhận thấy chất lượng của hai khối lớp được nâng lên rõ rệt Số em đạt yêu cầu tăng lên các em khối 4 đã hiểu và nắm được các biện pháp nghệ thuật Các em khối 5 thì đã hiểu thế nào là hình ảnh và nâng cao hơn là nêu được cái hay của hình ảnh đó Như vậy là đã giúp cho các em biết cảm thụ văn học và rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ 19 PHẦN III KẾT LUẬN VÀÝ KIẾN ĐỀ XUẤT 1 Kết luận Do xác định được vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc học cảm thụ văn học cũng như thấy được thực trạng, nguyên nhân Tôi đã mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm này vào việc giảng dạy và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp tôi phụ trách Muốn giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra cách thức riêng phù hợp với nội dung từng bài giảng và từng đối tượng học sinh Phải kiên trì giúp học sinh trau dồi kiến thức qua đọc sách, qua các buổi học ngoại khoá Giáo viên phải đọc đúng và thật diễn cảm, nhiệt tình trong giảng dạy, giúp học sinh nắm vững từ ngữ, ngữ pháp cũng như các biện pháp tu từ Phân loại các dạng bài tập cảm thụ từ dễ đến khó Rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ Đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải thực sự coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em 2 Nh÷ng ý kiÕn ®Ò xuÊt: a §èi víi nhµ trêng: + Thêng xuyªn tæ chøc c¸c buæi sinh ho¹t chuyªn ®Ò, båi dìng, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n cho gi¸o viªn 20 + T¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi vÒ c¬ së vËt chÊt, ph¬ng tiÖn d¹y häc gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng gi¶ng d¹y b §èi víi gi¸o viªn: + Gi¸o viªn ph¶i thùc sù nhiÖt t×nh, quan t©m ®Õn viÖc häc cña häc sinh trong c¸c giê häc m«n TiÕng ViÖt Ph¶i biÕt vËn dông linh ho¹t c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc TiÕng ViÖt trong gi¶ng d¹y KÕt hîp gi÷a 3 m«i trêng gi¸o dôc: Gia ®×nh - Nhµ trêng - Xµ héi + Kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é b¶n th©n b»ng c¸ch tù häc qua ®ång nghiÖp hay tham kh¶o thªm tµi liÖu CÇn chuÈn bÞ kÜ néi dung, ph¬ng ph¸p d¹y häc C¶m thô v¨n häc chØ lµ mét phÇn rÊt nhá trong m«n TiÕng ViÖt T«i m¹nh d¹n ®a ra mét sè ý kiÕn trªn tuy nhiªn kh«ng tr¸nh khái s¬ xuÊt T«i rÊt mong ®îc sù tham gia, gãp ý cña b¹n bÌ ®ång nghiÖp 21 ... bồi dưỡng học sinh khiếu Tiếng Việt, nhận thấy việc phát triển cảm thụ văn học cho học sinh việc cần thiết Với lí chọn vấn đề "Phát triển lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5" làm sáng... dưỡng học sinh khiếu cần tập trung mảng cảm thụ văn học, lẽ mà việc bồi dưỡng lực "Cảm thụ văn học" cho học sinh cần phải trọng nhiều - Về phía học sinh: Khi em lên lớp 4, lớp Tập đọc, Học thuộc... việc giảng dạy bồi dưỡng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp phụ trách Muốn giúp học sinh có lực cảm thụ văn học tốt, giáo viên phải không ngừng đổi phương pháp dạy học, tìm cách thức riêng

Ngày đăng: 28/06/2018, 08:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan