Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”

69 349 0
Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dù ở đâu yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng nhất. Nó chi phối mọi hoạt động của một tổ chức nói riêng và của xã hội nói chung. Với một tổ chức, nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công.Bởi một tổ chức muốn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình một yếu tố cần thiết đó là có một đội ngũ cán bộ có trình độ, nắm vững nghiệp vụ, và luôn có chí hướng học hỏi những kiến thức mới để hoàn thành tốt công việc. Không nằm ngoài quy luật đó, Hải quan Việt Nam, trong tiến trình hội nhập quốc tế, đang quan tâm lớn nhất đến vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển hải quan theo hướng hiện đại hoá. Để thực hiện tốt chiến lược hiện đại hoá hải quan, cán bộ hải quan cần được bồi dưỡng những kĩ năng phù hợp cho công tác hiện đại hoá như tin học, ngoại ngữ… Vì vậy công tác đào tạo cho cán bộ hải quan ngày càng được chú trọng. Trong quá trình thực tập tại Vụ tổ chức cán bộ- Tổng cục hải quan, tôi đã tìm hiểu và thấy một số vấn đề còn tồn tại trong công tác đánh giá chương trình và kết quả đào tạo tại Tổng cục Hải quan. Với sự hướng dẫn của giáo viên và các cán bộ trong bộ phận đào tạo tôi đã chọn đề tài: “Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”. Với mục đích tìm hiểu, phân tích thực trạng từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển cán bộ công chức Hải quan

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dù ở đâu yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng nhất. Nó chi phối mọi hoạt động của một tổ chức nói riêng của xã hội nói chung. Với một tổ chức, nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công.Bởi một tổ chức muốn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình một yếu tố cần thiết đó là có một đội ngũ cán bộ có trình độ, nắm vững nghiệp vụ, luôn có chí hướng học hỏi những kiến thức mới để hoàn thành tốt công việc. Không nằm ngoài quy luật đó, Hải quan Việt Nam, trong tiến trình hội nhập quốc tế, đang quan tâm lớn nhất đến vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển hải quan theo hướng hiện đại hoá. Để thực hiện tốt chiến lược hiện đại hoá hải quan, cán bộ hải quan cần được bồi dưỡng những kĩ năng phù hợp cho công tác hiện đại hoá như tin học, ngoại ngữ… Vì vậy công tác đào tạo cho cán bộ hải quan ngày càng được chú trọng. Trong quá trình thực tập tại Vụ tổ chức cán bộ- Tổng cục hải quan, tôi đã tìm hiểu thấy một số vấn đề còn tồn tại trong công tác đánh giá chương trình kết quả đào tạo tại Tổng cục Hải quan. Với sự hướng dẫn của giáo viên các cán bộ trong bộ phận đào tạo tôi đã chọn đề tài: “Cải tiến hoạt động đào tạo phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”. Với mục đích tìm hiểu, phân tích thực trạng từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển cán bộ công chức Hải quan 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong Tổng cục Hải quan 1 Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức Hải quan, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện trình tự xây dựng một chương trình đào tạo của Tổng cục Hải quan 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trình tự xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chứcTổng cục hải quan Phạm vi nghiên cứu là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, của Tổng cục Hải quan 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp như: Phương pháp thống kê: Thu thập thống qua số liệu báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan, phân thíc thống kê mô tả thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ , công chức viênchức nhà nước của Tổng cục hải quan. Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các thong tin, tài liệu thu được, tiến hành xử lí thong tin phân tích Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn một số cán bbộ trong bộ phận đào tạo nhằm bổ sung thông tin cần thiết mà không thể thu thập được qua tài liệu 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận bố cục chuyên đề bao gồm những phần sau: Phần 1: Lí luận chung về đào tạo phát triển cán bộ công chức nhà nước Phần 2: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển tại Tổng cục Hải quan Phần 3: Phương hướng giải pháp cải tiến công tác đào tạo, phát triển cán bộ công chức Tổng cục Hải quan 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC 1.1 Lí luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Hà Văn Hội. (2003). Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp (tập 1). Hà Nội: NXB Bưu Điện 1.1.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò đào tạo phát triển nguồn nhân lực 1.1.2.1 Khái niệm Trong quá trình hội nhập phát triển của nền kinh tế, một tổ chức muốn phát triển bền vững cần nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Vì vậy vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức nói chung. Để hiểu được tầm quan trọng của đào tạo phát triển, trước hết chúng ta cần hiểu những khái niệm của đào tạovà phát triển. Trước hết phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi tổ chức, do tổ chức đó cung cấp cho người lao động của mình. Các hoạt động đó có thể diễn ra trong vài giờ, vài ngày, hoặc vài năm tuỳ mục tiêu của chương trình đào tạo đó. Việc đào tạo nhằm mục đích nâng cao khả năng trình độ nghề nghiệp của họ. Vì vậy xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực gồm ba loại hoạt động: giáo dục, đào tạo phát triển Giáo dục được hiểu là các họa động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. 3 Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kĩ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động Đào tạo phát triển đều là những hoạt động của chương trình phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên đào tạo phát triểnhai hoạt động khác nhau về bản chất. Nếu như đào tạo tập trung vào công việc hiện tại nghĩa là học tập trong đào tạo để nâng cao trình độ, kĩ năng của người lao động , giúp người lao động thực hiện tốt hơn công việc hiện tại. Thì phát triển lại tập trung vào công việc tương lai, nghĩa là hoạt động học tập với phát triển mang nội dung học những chuyên môn mới, phục vụ cho việc làm những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Mục đích cuối cùng của hoạt động đào tạo là khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức kĩ năng hiện tại thì phát triển lại chuẩn bị cho tương lai của người lao động. Ví dụ như chương trình đào tạo tin học cho cán bộ công chức Hải quan – đó là chương trình đào tạo. Với chương trình cử đi học một lớp chính quy về “quản lí nhà nước” cho một cán bộ vì người cán bộ đó có năng lực quản lí để quy hoạch làm cán bộ quản lí sẽ là một chương trình phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra phạm vi hoạt động đào tạo dành cho cá nhân, còn phạm vi của hoạt động phát triển là cá nhân tổ chức. Thời gian của các hoạt động đào tạo thường là ngắn hạn, trong khi thời gian của hoạt động phát triển là dài hạn. Đào tạo phát triển thường đi liền với nhau nhưng hai hoạt động đó không là một . Vì vậy khi xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chúng ta cần phân biệt rõ hai chương trình này để có 4 những kế hoạch cụ thể, phục vụ cho việc xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu cho tổ chức. 1.1.2.2. Mục tiêu vai trò của đào tạo- phát triển nguồn nhân lực  Mục tiêu của đào tạo phát triển “Mục tiêu chung của đào tạo phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai” Công tác đào tạo phát triển là quan trọng cần được quan tâm trong tổ chức. Vì nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tổ chức. các chương trình đào tạo phát triển giúp người lao động đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của công việc trong tổ chức. Điều đó đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu tồn tại phát triển tổ chức. Một tổ chức muốn phát triển cac có một nguồn nhân lực có chất lượng. Nguồn nhân lực ấy sẽ tạo lên lợi thế cạnh tranh cho tổ chức trong tương lai. Vì nguồn nhân lực ấy sẽ đáp ứng được những chiến lược phát triển của tổ chức trong tương lai. Mặt khác đào tạo phát triển còn đáp ứng nhu cầu học tập phát triển của người lao động , tạo cơ hội phát triển cho người lao động trong tổ chức. Từ đó kích thích người lao động hoàn thiện kĩ năng nghề nghiệp bản thân, có hướng phấn đấu trong công việc. Vì vậy kết quả của quá trình đào tạo phát triển là duy trì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.  Vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực  Vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức Một là: Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. Đào tạo phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại đi lên trong cạnh tranh. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. Do khi người lao động được đào tạo hoàn thiện kĩ năng 5 công việc, người lao động sẽ hoàn thành hoàn thành công việc một cách nhanh hơn, chất lượng hơn. Khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên. Hai là: Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát. Khi người lao động được đào tạo để phù hợp hơn với tổ chức, số lượng lao động trung gian quản lí trung gian sẽ giảm đi vì người lao động qua quá trình đào tạo sẽ nâng cao khả năng tự giám sát. Do đó sẽ giảm bớt sự giám sát từ quản lí Ba là: Nâng cao tính ổn định năng động của tổ chức.Bởi nguồn nhân lực được đào tạo sẽ giải quyết công việc chất lượng hơn, nên tổ chức sẽ ít gặp khó khăn hơn vì phản ứng nhanh hơn với những tác động từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, vì tổ chức có nguồn nhân lực chất lượng cao nên sẽ có ít thay đổi hơn trong nhân sự, tạo nên tính ổn định cho tổ chức. Bốn là: Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý vào tổ chức. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo sẽ có hiểu biết tốt hơn về tổ chức, nên khi người lánh đạo muốn áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong công việc cũng như trong quản lí, người lao đông sẽ dễ dàng làm quen với công nghệ mới, với cách quản lí mới hơn. Do đó khi có sự thay đổi, việc thay đổi sẽ được tiếp nhận nhanh hơn, dễ được chấp nhận hơn. Ví dụ, khi tổ chức trang bị các thiết bị công nghệ như máy tính vào trong quản lí, nếu người quản lí chưa qua đào tạo tin học sẽ khó thực hiện được công việc. Nếu người quản lí đã được đào tạo thì việc thay đổi công nghệ đó sẽ được tiếp nhận dễ dàng hơn. Từ đó, công việc sẽ được giải quyết theo trình tự hợp lí hơn nên hiệu quả đem lại sẽ cao hơn.  Vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực với người lao động Một là: Tạo ra được sự gắn giữa người lao động tổ chức. Vì những kĩ năng của học được trong quá trình đào tạo thường phục vụ trực tiếp cho công việc của người lao động tại tổ chức. Những kĩ năng đó khi áp dụng cho tổ chức khác với môi trường khác nhau sẽ không phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. Do vậy, người lao động sẽ gắn hơn với tổ chức để sử dụng một cách tốt nhất những kĩ năng của mình. Khi đó họ có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc 6 Hai là: Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động công việc hiện tại cũng như tương lai. Vì mỗi chương trình đào tạo tổ chức đưa ra cho nhân viên đều dựa trên tìm hiểu những yêu cầu của công việc trình độ, kĩ năng đã có của nhân viên, để đưa ra những chương trình đào tạo hợp lí, nhằm bổ sung những kĩ năng cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc hiện tại những công việc tương lai mà một vị trí đang cần khi nhân viên đó có khả năng được thăng chức hoặc thuyên chuyển công việc khác Ba là: Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng phát triển của người lao động. Bởi vì mỗi người đều mong muốn hoàn thiện bản thân, mong muốn có bước tiến trong công việc, nên những chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng học tập nâng cao trình độ của người lao động Bốn là: Tạo cho người lao động có cách nhìn tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc Vì những lợi ích trên chúng ta thấy đào tạo phát triểncần thiết mang lại nhiều lợi ích cho người lao động cũng như tổ chức 1.1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo phát triển Các yếu tố thuộc môi trường bên trong bên ngoài tổ chức có tác động rất lớn đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố này có thể tác động theo chiều hướng khác nhau , ở mức độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Vì vậy tổ chức luôn phải chủ động trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo để tác động kịp thời, tạo điều kiện để công tác đào tạo phát triển được diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao 1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức  Đặc điểm của tổ chức Những đặc điểm của tổ chức gồm:  Mục tiêu, chiến lược, chính sách của tổ chức 7 Mục tiêu chiến lược là vấn đề sống còn của mỗi tổ chức. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của tổ chức trong đó có hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông qua chiến lược cả trong ngắn hạn dài hạn, tổ chức sẽ xác định mục tiêu đội ngũ nhân lực cần cả về số lượng chất lượng là bao nhiêu, qua đó kết hợp với tuyển dụng cần có kế hoạch đào tạo nhân lực sao cho đáp ứng nhu cầu trong tương lai .  Hoạt động tuyển dụng nhân lực của tổ chức Khi hoạt động tuyển dụng hoàn tất nhân viên được tuyển dụng có thể đã có kinh nghiệm làm việc tuy nhiên việc hiểu biết về công việc hiện tại còn hạn chế. Vì vậy tổ chức cầnhoạt động đào tạo để người nhân viên đó hiểu về tổ chức, hiểu về công việc, phong cách làm việc của tổ chức. Bên cạnh đó nhân viên mới cũng cần bổ sung những kiến thức về hành chính, pháp luật… Vì vậy số lượng nhân viên chức tuyển dụng càng nhiều thì nhu cầu đào tạo, phát triển càng tăng  Quy mô của tổ chức Tổ chức có quy mô càng lớn thì công tác đào tạo của tổ chức tổ chức càng phức tạp ngược lại. Vì quy mô càng lớn thì số lượng cần đào tạo cũng càng lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực vật lực để thực hiện. Do vậy, đối với tổ chức lớn công tác đào tạo là rất cần thiết phải được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt  Nguồn tài chính Đây là nguồn cung cấp chi phí cho công tác đào tạo phát triển của tổ chức. Chi phí hạn hẹp gây khó khăn chco việc lựa chọn đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo… Do vậy dự tính chi phí đào tạo phát triển cũng là một khâu rất quan trọng của quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực  Quan điểm của người lãnh đạo Các nhà lãnh đạo khác nhau thì quan điểm, cách nhìn nhận với công tác đào tạo khác nhau. Với những tổ chức mà người lãnh đạo chú trọng, đánh giá cao công tác đào tạo, thì sẽ tạo điều kiện ưu tiên cho việc thực hiện, tiến hành công tác này thường xuyên, 8 thông qua việc đầu tư kinh phí đào tạo, các chế độ khuyến khích người lao động đi đào tạo…để đạt hiệu quả cao trong đào tạo  Sự thực hiện các chức năng khác của quản trị nhân lực Đào tạo phát triển là một bộ phận của quản trị nhân lực. Do đó nó có mối liên hệ với các nội dung khác của quản trị nhân lực như phân tích công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn…Do vậy khi xây dựng các chương trình đào tạo phát triển cần xem xét cả những yếu tố liên quan, để có chương trình đào tạo hợp lí.  Đặc điểm nguồn nhân lực của tổ chức  Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hiện tại của tổ chức chính là đối tượng của hoạt động đào tạo phát triển, trong đó có cả những người làm công tác đào tạo. Việc đánh giá đúng năng lực hiện tại cũng như khả năng của người lao động sẽ giúp cho người lao động đáp ứng được yêu cầu của tổ chức đáp ứng yêu cầu học tập phát triển của bản thân. Vì thế việc phân tích chất lượng lao động của nguồn nhân lực hiện tại sẽ co thấy được những ai cần phải đào tạo? Đào tạo những gì? Từ đó tổ chức có thể đưa ra mục tiêu đào tạo một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện của tổ chức Một tổ chức mà có đội ngũ lao động ở trình độ chuyên môn thấp thì nhu cầu đào tạo phát triển càng cao. Do tâm lí muốn nâng cao trình độ thăng tiến hơn trong công việc. Nếu tổ chức có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề cao thì công việc đào tạo ít thường xuyên hơn không phải là vấn đề cấp bách  Đặc điểm cơ cấu tuổi, giới tính Xét về cơ cấu tuổi, giới tính, nếu tổ chức có đội ngũ lao động nữ chiếm tỉ lệ cao hơn thì ảnh hưởng đến việ bố trí đào tạo cũng như hiệu quả đào tạo vì hạn chế về sức khỏe, gia đình. Bên cạnh đó tổ chức có cơ cấu lao động già thì công việc đào tạo kém hiệu quả hơn vì người gia thường ảnh hưởng về sức khởe sự minh mẫn trong tiếp thu bài học. Lúc đó, tổ chức cần có kế hoạch phát triển cho đội ngũ lao động trẻ hơn. 1.1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của tổ chức 9 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tổ chức bao gồm: Chủ trương, chính sách của Nhà nước, môi trường khoa học công nghệ… • Môi trường pháp lí của tổ chức các chính sách của Nhà nước Chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của tổ chức nói chung cũng như công tác đào tạo phát triển nói riêng. Trong đó có những chính sách về lao động việc làm, đó là những công cụ được nhà nước đưa ra để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. • Môi trường chính trị, văn hóa xã hội Một môi trường chính trị ổn định sẽ làm cho tổ chức người lao động cảm thấy yên tâm sống, làm việc học tập hơn. Lúc này, công tác đào phát triển sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi tổ chức. Bên cạnh đó môi trường văn hóa trong ngoài tổ chức đều có tác động ít nhiều đến công tác đào tạo của tổ chức. Nếu như tất cả mọi người trong tổ chức hay xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lượng lao động mong muốn được học tập sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ nỗ lực hơn trong việc đào tạo để có được những kiến thức trình độ ngang bằng những người xung quanh, vì thế đào tạo sẽ phát huy được tác dụng • Sự tiến bộ của khoa học công nghệ Khoa học công nghệ ngày nay càng phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức như thay đổi cung cách quản lí,áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quản lí, tác phong làm việc…Như vậy có thể thấy khoa học kĩ thuật phát triển không chỉ thuần túy là sự thay đổi của máy móc mà còn liên quan đến con người. Do vậy con người cần phải được đào tạo để ít nhất có thể vận hành được các thiết bị này, sau đó là nâng cao kĩ năng quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cũng như thay đổi thái độ tác phong làm việc nhằm thích ứng với điều kiện cơ chế làm việc mới. Tác động thay đổi tích cực này góp phần kích thích mạnh mẽ người lao 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Số cán bộ giữ ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chình là 611 người tỉ lệ 8.43% , chuyên viên và cán sự 6.634 CBCC chiếm tỉ lệ 91,56% - Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”

c.

án bộ giữ ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chình là 611 người tỉ lệ 8.43% , chuyên viên và cán sự 6.634 CBCC chiếm tỉ lệ 91,56% Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan