Phân tích về thị trường của Honda Việt Nam

17 2.4K 7
 Phân tích về thị trường của Honda Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế độc đáo, phong cách thân thiện, tính kinh tế trong sử dụng nhiên liệu và độ an toàn được chú trọng cao… Cộng với việc phân đoạn thị trường kỹ lưỡng và đưa ra rất nhiều sản phẩm phong phú đa dạng để đáp ứng được thị hiếu của từng phân đoạn, là những yếu tố giúp Honda chiếm được lượng khách hàng lớn. Phân đoạn thị trường rõ ràng nhất là theo thu nhập. Honda có các sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền của từng đối tượng khách hàng cụ thể, với mục tiêu bao phủ toàn bộ thị trường và chiếm được thị phần khách hàng lớn.

I/ Giới thiệu chung về Honda Việt Nam Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. Giấy phép đầu tư: Số 1521/GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất lắp ráp xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Vốn điều lệ: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư) Vốn đầu tư: 290.427.084 USD II/ Môi trường vĩ mô của công ty Honda Việt Nam Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô PEST gồm có: o Political (Thể chế- Luật pháp) o Economics (Kinh tế) o Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội) o Technological (Công nghệ) 1/ Thể chế - luật pháp Chính sách thuế: Để thúc đẩy sự phát triển của một ngành công nghiệp mới và thu hút đầu tư, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách ưu đãi dành cho ô tô sản xuất trong nước. Ngoài việc được hưởng các cơ chế ưu đãi chung theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, các doanh nghiệp tham gia 1 đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô còn được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi dành riêng cho ngành. Sau khi gia nhập WTO, chính sách thuế đối với ngành công nghiệp này có những thay đổi sau: Về chính sách thuế nhập khẩu: đây là loại thuế có tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Trong thời gian tới, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu cần phải tuân thủ các cam kết như: Đối với xe ôtô nguyên chiếc: theo cam kết trong WTO, tất cả các loại xe ôtô phải cắt giảm mức thuế xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập (năm 2014). Riêng loại xe chở người có dung tích xi lanh từ 2.5 trở lên, đến năm 2019 sẽ phải giảm thuế suất từ 90% xuống 52%; xe hai cầu sẽ phải giảm nhanh hơn và nhiều hơn (đến 2017 giảm xuống 47%). Tuy nhiên để tránh gian lận trong thương mại và tạo thuận lợi trong công tác quản lý thì tất cả các loại xe chở người sẽ phải đưa về cùng một mức thuế suất (47%) vào năm 2017. Trong thời gian tới, việc thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO và CEPT/AFTA chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến thị trường ôtô trong nước và đây cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ôtô. Vì vậy đã có ý kiến đề xuất cần đưa ra một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ năm 2009 đến năm 2018, mức thuế cắt giảm cần được chia thành các bước với mức cắt giảm cuối cùng trong MFN phù hợp với mức cắt giảm cuối cùng 0% trong CEPT để tránh thiên lệch về luồng thương mại. Đây sẽ là lộ trình chung cho mặt hàng ôtô nhập khẩu từ các nước cả trong và ngoài khối ASEAN (thuế CEPT/MFN). Đối với linh kiện, phụ tùng ôtô: theo cam kết trong khu vực mậu dịch ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, mức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng ôtô đều ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm xuống 0% vào 2018 đối với ASEAN – Trung Quốc; Trong khi đó, mức thuế theo cam kết WTO ở trong khoảng 12% - 25% tuỳ theo từng chủng loại linh kiện, phụ tùng. Căn cứ vào mức cam kết này, mức thuế suất cụ thể đối với từng loại linh kiện phụ tùng sẽ tiếp tục được quy định cho phù hợp với cam kết quốc tế và khu vực. Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô và được quy định rõ trong quy hoạch cần khuyến khích sản xuất như động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải 2 duy trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất 5 đến 10 năm để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng này. Đối với chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt: chức năng chủ yếu của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng, do đó loại thuế này có ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán xe và dung lượng thị trường của xe. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không bị ràng buộc bởi cam kết quốc tế trừ phi có sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã áp dụng mức thuế thống nhất (đang áp dụng hiện nay là 50%, 30% và 15% tuỳ theo chủng loại xe). Trong thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô nguyên chiếc cần tính đến yêu cầu mở rộng thị trường xe ôtô trong nước, phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực và cân đối với chiến lược phát triển giao thông trong nước. Theo đó thuế suất cần được thiết kế thuế theo dung tích xi lanh hoặc kết hợp cả dung tích xi lanh với số chỗ ngồi để khuyến khích sản xuất theo chủng loại xe, khuyến khích tăng dung lượng thị trường, phù hợp với chính sách về môi trường. 2/ Kinh tế Hiện tại thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó tác động tới mọi mặt của đời sống và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, và ngành công nghiệp ô tô nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng cũng đã phải hứng chịu rất nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng này. Có thể kể ra một vài tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế đến nền công nghiệp ô tô toàn cầu như sau Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA), số lượng ô tô bán ra trên thị trường Liên minh châu Âu và 4 nước thuộc Hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA) trong tháng 10 vừa qua đã giảm 14,5%, và là tháng thứ 6 liên tiếp số lượng ôtô mới bán ra tại các nước châu Âu giảm sút. Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, ngành công nghiệp ô tô châu Âu sẽ phải trả giá rất đắt cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. 3 Báo Pháp L'Expansion số ra ngày 15/11 nhận định nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp ô tô là các ngân hàng thắt chặt tín dụng, giá nhiên liệu mặc dù giảm trong thời gian gần đây, nhưng vẫn khá cao và triển vọng u ám của nền kinh tế với hai báo cáo mới công bố của OECD và IMF dự báo kinh tế khu vực đồng euro sẽ rơi vào suy thoái năm 2009. Các chuyên gia cho rằng người tiêu dùng hiện không còn quan tâm đến mua sắm, trong khi các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và giảm giá bán tới mức thấp nhất để có thể vượt qua khủng hoảng. Nếu doanh số bán xe tiếp tục giảm mạnh trong tháng 11 và 12/2008, số lượng xe tồn kho sẽ quá lớn, đồng thời, tình hình năm thị trường năm 2009 có thể còn khó khăn hơn nữa. Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô châu Âu đã giảm 5,4%. Ngoại trừ Pháp, nước vẫn duy trì được số lượng bán ra tương đối ổn định trong 10 tháng qua, các thị trường lớn như Đức, Italia, Tây Ban Nha hay Anh đều dao động giữa mức bình thường và tồi tệ. Tại Đức, số lượng xe mới đăng ký tăng nhẹ (0,3%), nhưng số lượng xe mới đăng ký tại Italia đã giảm 12%, Tây Ban Nha giảm 40% và lượng xe mới bán ra ở hai nước này trong tháng 10/08 đã giảm tới 40%. Phía các nhà sản xuất, rất ít hãng đạt lợi nhuận trong bầu không khí ảm đảm như vậy. Số lượng xe bán ra của hai tập đoàn Volkswagen và Fiat giảm 8%. Trong khi đó, GM, Toyota và Honda giảm mạnh từ 23-25%. Hai tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất của Pháp là PSA và Renault sụt giảm 16,3% và 19,1%. Ngoài ra, tại Đức, hãng Opel cũng đang phải kêu gọi chính phủ Liên bang và các tiểu bang bang trợ giúp 2 tỷ euro nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhật báo Nikkei Daily vừa cho biết Toyota, nhà sản xuất ôtô hàng đầu Nhật Bản, có thể sẽ phải cắt giảm dự báo doanh số cho năm 2008 từ mức 10,4 triệu xe xuống còn 9,7 triệu xe. Tuy nhiên, Nikkei Daily cho rằng họ chỉ mong chờ vào con số 8,3 triệu xe mà thôi. Nếu điều đó trở thành hiện thực, đây sẽ là năm đầu tiên trong vòng 10 năm qua, Toyota có doanh số bán hàng bị sụt giảm 4 Lợi nhuận của 6 trong số 8 hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã sụt giảm trong 6 tháng đầu tài khóa 2008. Dự kiến, trong 6 tháng còn lại, tình hình còn khó khăn hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và đồng yên cao giá. Ngoại trừ Fujitsu, 7 công ty còn lại đều đã điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh. Việc ngành công nghiệp ô tô, đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản, gặp khó khăn đã tác động mạnh tới cả nền kinh tế này. Hàng loạt các công ty sản xuất vật liệu và linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản cũng bị vướng vào vòng khó khăn, có thể dẫn tới việc cắt giảm lao động trên diện rộng. Giám đốc một công ty sản xuất phanh ô tô tại tỉnh Aichi cho biết Toyota gặp khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt công ty khốn đốn. Nỗ lực giảm giá thành cũng chỉ có hạn, nếu với giá thành hiện nay mà thị trường không phục hồi thì công ty này có thể phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính khiến thị trường ô tô Bắc Mỹ gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Từ giữa năm 2008, xuất khẩu của Toyota vào thị trường Mỹ giảm. Hệ luỵ của nó là số đơn đặt hàng của Toyota đối với các công ty cung ứng vật liệu và linh kiện giảm từ 20-30%. Số đơn đặt hàng giảm quá mạnh và nhanh khiến các công ty con không kịp điều chỉnh nhân sự, dẫn tới thua lỗ. Còn ở Việt Nam, thị trường ô tô nội địa cũng khủng hoảng trầm trọng. Sản lượng tiêu thụ tháng 11/2008 đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm và giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường ôtô sản xuất lắp ráp trong nước đã bước vào cơn khủng hoảng trầm trọng, bất chấp đây là thời điểm nhu cầu mua sắm cuối năm thường tăng cao, cũng như việc các hãng ồ ạt khuyến mại giảm giá . Các mẫu xe 'hot' ế chưa từng thấy Theo số liệu vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) công bố, 16 thành viên Hiệp hội này bán được vẻn vẹn 5.174 chiếc trong tháng 11/2008, giảm tới 49% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức tiêu thụ thấp nhất tính theo tháng kể từ đầu năm tới nay. Đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm, thị trường ôtô suy 5 giảm so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm ngày càng sâu: nếu như tháng 9, lần đầu tiên thị trường suy giảm với mức giảm tới 33% so với cùng kỳ thì tháng 10 mức giảm lên 35% và tháng 11 là 49%. Nhận thấy sự suy giảm đáng kể, các nhà sản xuất đã đồng loạt khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu. Trong khi Mercedes giảm giá tới 10% cho các mẫu xe C-Class thì Ford cũng giảm từ 1.000- 5.000 USD cho tất cả các mẫu xe của mình; Vidamco cũng giảm từ 200- 1.700 USD cho các mẫu xe, Toyota cũng khuyến mại tặng bảo hiểm vật chất, chưa kể các đại lý cũng giảm 5% giá niêm yết . Tuy nhiên, những nỗ lực của các nhà sản xuất chẳng thu được kết quả như mong muốn. Sự suy giảm trong tháng 11 tiếp tục diễn ra ở tất các phân khúc xe với mức giảm sâu hơn: trong khi xe đa dụng, hai cầu giảm 48% so với cùng kỳ, còn 1.287 chiếc; xe du lịch giảm 38% còn 1.356 chiếc; xe thương mại giảm 54% xuống 2.531 chiếc. Ảm đạm hơn cả tháng 9, sản lượng bán hàng trong tháng 11 vừa qua của 15/16 nhà sản xuất suy giảm sâu, từ 31-93% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng bán tốt nhất trong tháng vẫn thuộc về Toyota nhưng chỉ là 1.465 chiếc, giảm 33% so với cùng kỳ; kế đến là Vinamotor với 906 chiếc (giảm 32%); Trường Hải 707 chiếc (giảm 49%), Vidamco 629 chiếc (giảm 38%) ., đặc biệt Honda chỉ còn bán được 101 chiếc, giảm tới 80% so với cùng kỳ. Ngay cả khi Hino là đơn vị duy nhất có sản lượng tăng nhưng con số tăng tương đương với tỉ lệ tăng ấn tượng 66% cũng chỉ là 51 chiếc xe tải Trong "bảng xếp hạng" do VAMA công bố, tất thảy những mẫu xe 'hot' nhất trên thị trường đều rơi vào tình trạng ế ẩm chưa từng thấy. Trong khi mẫu xe đa dụng thành công nhất trên thị trường là Innova chỉ còn đạt sản lượng 761 chiếc, bằng một nửa so với thời kỳ đỉnh cao, thì Everest cũng chung cảnh ngộ với vẻn vẹn 148 chiếc, Captiva 133 chiếc. Có lẽ bi đát nhất là 'hiện tượng' Civic: với 101 chiếc Civic các loại trong tháng, đây là tháng có mức tiêu thụ thấp nhất kể từ khi được tung ra thị trường cuối năm 2006 và chỉ bằng chưa đầy 20% so với mức 512 chiếc cùng kỳ năm ngoái. Chia sẻ vấn đề này, ông Gan Kok Seng, Phó Tổng Giám đốc Honda VN, cho biết: "Kinh tế suy giảm 6 trong khi thuế, lãi suất cũng như phí trước bạ tăng, do đó thị trường ô tô Việt Nam có những ảnh hưởng rõ rệt. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu về sản lượng bán hàng trong nửa đầu năm nhưng thực sự bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng cuối năm". Đại diện nhiều nhà sản xuất cùng cho rằng sự tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới kinh tế Việt Nam, cùng với lạm phát tăng cao là những nguyên nhân quan trọng khiến thị trường ôtô diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Ông Gan Kok Seng, Phó Tổng Giám đốc Honda VN, cho rằng Việt Nam không thể miễn nhiễm khỏi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cùng với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ ., sản lượng tiêu thụ ôtô sẽ đạt mức thấp trong cả năm 2009. Cùng chung quan điểm này, ông Michael Pease, Tổng Giám đốc Ford VN, cho biết, doanh số bán của các nhà sản xuất trong các tháng cuối năm 2008 đã giảm sút từ 33% - 50% so với 9 tháng trước đó và cùng kỳ năm ngoài do tình hình khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam ở mức độ nhất định và làm chậm tốc độ phục hồi của nền kinh tế này. "Chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng ô tô mới được điều chỉnh có thể làm tăng giá , đặc biệt là các dòng xe đa dụng 7 chỗ - lên từ 15% đến 20% khiến việc tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn trong năm 2009. Trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu và gặp nhiều khó khăn, giá xe lại tiếp tục tăng do thuế tăng, chúng tôi không thấy có sự phục hồi đáng kể nào cho thị trường ôtô Việt Nam năm 2009"- ông Michael Pease nói. 3/ Văn hóa xã hội Văn hóa là một yếu tố không kém phần quan trọng, có tác động rất lớn tới họat động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam. Với bản sắc văn hóa của mình, thị trường Việt Nam ít chấp nhận những mẫu xe hơi, xe máy phân khối lớn, do vậy những mẫu xe này rất ít được lưu hành trên thị trường nước ta. Nắm bắt được điều đó, công ty Honda cũng hạn chế sản xuất những mẫu xe như vậy ở Việt Nam để đảm bảo doanh thu và thị phần của mình, mà chú trọng hơn vào những mẫu xe trang nhã, nhỏ gọn, tiết kiệm 7 xăng, độ bền cao cũng như có chi phí phù hợp với thu nhập, với đặc điểm về thể chất và thị hiếu của người Việt. Ngoài ra hãng cũng tiến hành phân đoạn thị trường rất kỹ lưỡng để đưa ra những sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng có sở thích, thị hiếu, văn hóa khác nhau. Ví dụ như có những mẫu xe giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp như wave, dream. Với những người có thu nhập cao hơn một chút thì có thể lựa chọn những mẫu xe như: air blade, lead, scr …, và cả những mẫu xe dành cho những người có thu nhập cao đến rất cao như SH, Dylan … Với kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú, từ những chiếc xe nhỏ gọn trang nhã như click, scr, hoặc những mẫu thể thao khỏe khoắn như air blade, repsol, Honda đáp ứng được phần lớn thị hiếu, sở thích của từng người. 4/ Công nghệ Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào thì yếu tố công nghệ đều có vai trò quan trong, nhưng đặc biệt với những ngành như sản xuất ô tô xe máy thì có thể nói, yếu tố công nghệ đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Luôn luôn đổi mới công nghệ để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt hơn mà lại rẻ hơn, đấy chính là một trong những yếu tố giúp Honda chiếm được thị phần lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm ưu thế hơn so với hàng loạt những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Những mẫu xe liên tục được đổi mới và cải tiến, khoảng cách giữa những lần cải tiến công nghệ ngày càng được rút ngắn. Nếu như trước đây, phải vài năm mới có một mẫu xe mới ra đời thì hiện nay, phiên bản của một mẫu xe, thậm chí có khi chỉ tồn tại vài tháng, hoặc là được thay thế bởi mẫu mới tốt hơn, hoặc là vẫn mẫu đó nhưng được cải tiến, cả về hình thức lẫn máy móc bên trong, để tiến tới mục tiêu là làm hài lòng khách hàng, chiếm được thị phần lớn trên thương trường khốc liệt. Một ví dụ cho việc cải tiến công nghệ này là cuộc triển lãm công nghệ thường xuyên được diễn ra để giới thiệu tới người tiêu dùng những sản phẩm mới nhất của hãng… Asimo phiên bản 2.0 8 Cụ thể, trong hai ngày 16 và 17/8, HVN đã tổ chức các cuộc trình diễn của “đại sứ công nghệ” Asimo. Tại các cuộc giao lưu với các em thiếu nhi Hà Nội, người máy Asimo đã cho thấy sự trưởng thành thật sự của mình từ “sức vóc” đến “trí tuệ”. Theo công bố của HVN, tại lần thứ ba trở lại Việt Nam, Asimo phiên bản 2.0 đã có khả năng chạy với tốc độ 6km/giờ và chạy theo hình tròn với tốc độ 5km/giờ, chiều cao được nâng lên mức 1,3 mét, vận tốc đi bộ nhanh gấp 1,5 lần so với phiên bản trước đồng thời có thể mang một vật nặng 1kg. Đặc biệt, Asimo đã được cập nhật những khả năng ứng dụng cao trong các công tác văn phòng hành chính như ghi nhận thông tin, phục vụ đồ uống, nhận biết người đối diện qua giọng nói, nét mặt, cử chỉ cũng như vị trí hay thông tin của bất cứ ai khi mang thẻ IC hoặc mang vác và dịch chuyển các vật dụng. Trong 5 ngày diễn ra triển lãm Vietnam Motor Show 2008 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội), Asimo cũng sẽ có 9 cuộc trình diễn bắt đầu từ chiều 21/8 đến chiều 25/8 tại gian hàng của HVN. Nhiều mẫu xe mới Cùng với phiên bản Asimo 2.0, HVN cũng đồng loạt giới thiệu các mẫu xe máy và ôtô mới, trong đó một số mẫu xe đã và sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam. Trong hai ngày 16 và 17/8, HVN đã giới thiệu ba mẫu xe máy sử dụng công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI là Future Neo FI, DN – 01 và Silver Wing 600. PGM-FI là công nghệ vốn được sử dụng cho các loại ôtô với khả năng giảm lượng tiêu hao nhiên liệu, an toàn với người điều khiển, thân thiện với môi trường… nên khi được sử dụng cho xe máy, PGM-FI đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ thị trường. Ngoài ra, HVN cũng đã giới thiệu một loạt mẫu xe máy khác như chiếc RC211V thế hệ mới sử dụng động cơ V5 từng giành giải đua Motor GP, chiếc CBR 1000RR kết hợp giữa công nghệ lập trình phun xăng 2 cấp PGM_DSFI, bộ chế hòa khí trực tiếp và hệ thống bơm tinh vi, mẫu xe AirBlade Repson và Wave RSV đang khá ăn khách tại thị trường Việt Nam. Trong 5 ngày diễn ra triển lãm ôtô lớn nhất trong năm, HVN sẽ tiếp tục giới thiệu mẫu xe Civic thế hệ thứ 8 đang ăn khách nhất thị trường tại phân khúc sedan hạng nhỏ, nhất là sự xuất hiện của gam màu mới nâu vàng trên cả ba phiên bản 1.8 AT, 1.8 MT và 2.0 AT. 9 Ngoài ra, giới hâm mộ đua xe thể thao sẽ được chiêm ngưỡng chiếc xe đua Civic Challenge, biểu tượng cho tinh thần sáng tạo của Honda. Cùng với đó là một số mẫu xe được đánh giá tốt như chiếc sedan Accord 3.5L, xe đa dụng CR-V 2.4L và Civic Hybrid. Các chuyên gia của hãng sẽ giới thiệu về hai dòng xe máy mới thân thiện với môi trường: Honda Fuell Cell Scooter (xe ga sử dụng pin nhiên liệu Hydro), Honda Hybrid Scooter (xe ga sử dụng điện và xăng) với những tính năng vượt trội. Đặc biệt, khí thải của dòng xe Fuell Cell là hơi nước, có thể uống được và sẽ biểu diễn "uống thử" tại triển lãm. III/ Phân tích về thị trường của Honda Việt Nam 1/ Đối thủ cạnh tranh Ở đây đề cập chủ yếu tới cạnh trành ngành và cạnh tranh nhãn hiệu Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, vì thế, ngày càng có nhiều những hãng sản xuất ô tô xe máy ra đời, như SYM, YAMAHA,… Đây chính là những đối thủ cạnh tranh của Honda. Một số phân tích về đối thủ cạnh tranh của Honda • Những điểm giống nhau giữa Honda và đối thủ cạnh tranh Đều đưa ra rất nhiều mẫu xe phù hợp với từng phân đoạn thị trường riêng biệt Thường xuyên cải tiến công nghệ Có những chính sách khuyến mãi, hỗ trợ mua sản phẩm … • Đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn ở những điểm 10 . thiệu chung về Honda Việt Nam Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật. trường. Đây chính là ưu thế rất quan trọng giúp Honda chiếm được thị phần trên thị trường. 2/ Qui mô thị trường Honda đã phát triển quy mô thị trường của

Ngày đăng: 06/08/2013, 12:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan