Đánh giá những kết quả đạt được và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn

12 459 0
Đánh giá những kết quả đạt được và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có vai trò không nhỏ của các Ngân hàng Thương mại. Có thể nêu lên hai vai trò chính của các Ngân hàng Thương mại là cung cấp vốn cho nền kinh tế đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân. Nổi bật trong số các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đang phát triển mạnh. Góp phần cho sự phát triển này, có sự đóng góp không nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt ở đầu tỉnh Thanh hoá là cửa ngõ kinh tế và văn hóa của Thanh Hoá với các tỉnh phía Bắc, với dân số gần 6000 người, đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của Chi nhánh. Cùng với các điều kiện thuận lợi nêu trên, chi nhánh đang ngày càng phát triển vững mạnh nhờ những yếu tố nội lực của mình. Chính vì vậy em đã chọn Chi nhánh này làm nơi trải nghiệm cho bản thân để học hỏi những kinh nghiệm trước khi đem những kiến thức mình học được áp dụng ở thực tiễn. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn, em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diệp và các bác, các cô trong Chi nhánh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diệp và các bác, các cô trong Chi nhánh!

Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có vai trò không nhỏ của các Ngân hàng Thương mại. Có thể nêu lên hai vai trò chính của các Ngân hàng Thương mại là cung cấp vốn cho nền kinh tế đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa nhỏ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp cá nhân. Nổi bật trong số các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đang phát triển mạnh. Góp phần cho sự phát triển này, có sự đóng góp không nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt ở đầu tỉnh Thanh hoá là cửa ngõ kinh tế văn hóa của Thanh Hoá với các tỉnh phía Bắc, với dân số gần 6000 người, đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của Chi nhánh. Cùng với các điều kiện thuận lợi nêu trên, chi nhánh đang ngày càng phát triển vững mạnh nhờ những yếu tố nội lực của mình. Chính vì vậy em đã chọn Chi nhánh này làm nơi trải nghiệm cho bản thân để học hỏi những kinh nghiệm trước khi đem những kiến thức mình học được áp dụng ở thực tiễn. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn, em đã nhận được sự dạy bảo giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diệp các bác, các cô trong Chi nhánh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diệp các bác, các cô trong Chi nhánh! Em xin chân thành cảm ơn! Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 1:Quá trình hình thành phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn. 1.1.Lịch sử hình thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( NHCT Việt Nam) tên giao dịch là VietinBank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN Việt Nam). Tính đến thời điểm hiện nay, Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 137 chi nhánh trên 700 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Vietinbank còn có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ Khai thác Tài sản 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin Trung tâm Đào tạo. Là một trong năm Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực hoạt động là kinh doanh tiền tệ tài chính ngân hàng, hiện nay VietinBank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/ năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn (Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn) với tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank industry and Trade – Bimson branch là một trong những chi nhánh cấp một của NHCT Việt Nam có trụ sở chính đóng tại Số 169 đường Trần Phú, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn được thành lập vào ngày 07 tháng 8 năm 1988 theo Quyết định số: 065/NH-QĐ ngày 07/8/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam. Ngày đầu mới thành lập, Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn chỉ có 42 nhân viên, với các sản phẩm dịch vụ cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Tuy nhiên đến tháng 5/2005, Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn được nâng cấp là đơn vị thành viên trực thuộc trực tiếp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Sau khi trở thành chi nhánh cấp1, Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn đã không ngừng đổi mới, vượt qua nhiều khó khăn từng bước khẳng định được vị trí vai trò của mình. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Đến nay, số lượng cán bộ nhân viên của chi nhánh là 66 người, đồng thời mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng bao gồm trụ sở chính đóng tại phường Ba Đình, 2 phòng giao dịch tại đường 1A phường Ngọc Trạo ngã tư phường Đông Sơn, 3 quỹ tiết kiệm tại trung tâm 2 phòng giao dịch. Với phương châm hoạt động “nâng giá trị cuộc sống”, phạm vi hoạt động của chi nhánh NHCT Bỉm sơn không chỉ dừng lại trong địa bàn thị xã Bỉm Sơn mà ngày càng được mở rộng sang cả những huyện thị xã khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa các tỉnh lân cận. Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng, đối tượng loại hình khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú. 1.2.Các nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh: - Sử dụng hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn các nguồn lực khác của NHCT Việt nam. - Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh bảo đảm an toàn, hiệu quả, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay. - Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật NHCT Việt Nam. 1.3.Lĩnh vực hoạt động chính: Cung cấp các sản phẩm-dịch vụ ngân hàng như: Cho vay, nhận tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tư vấn khách hàng . 1.3.1.Huy động vốn: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn có kỳ hạn bằng VND ngoại tệ của các tổ chức kinh tế cá nhân. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn có kỳ hạn bằng VND ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy… - Phát hành kỳ phiếu, tín phiếu. 1.3.2.Cho vay, đầu tư: - Cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn bằng VND ngoại tệ. - Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp - Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn. - Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình. - Thấu chi cho vay tiêu dùng. - Đầu tư trên thị trường vốn thị trường tiền tệ. 1.3.3.Bảo lãnh: Bảo lãnh tái bảo lãnh trong nước quốc tế; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng bảo lãnh thanh toán. 1.3.4.Thanh toán tài trợ thương mại: - Phát hành thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay nhờ thu chấp nhận hối phiếu. - Chuyển tiền trong nước quốc tế. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả kiều hối… 1.3.5.Dịch vụ kho quỹ: - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ ngoại tệ . - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế… 1.3.6.Thẻ ngân hàng điện tử: - Phát hành thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.3.7.Các hoạt động khác như tư vấn, đầu tư tài chính, cho thuê tài chính… 1.4.Cơ cấu tổ chức: Căn cứ theo quyết định số 152/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 20/10/2003 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về mô hình tổ chức của chi nhánh NHCT theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Bỉm Sơn bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ (Phòng khách hàng; Phòng quản lý rủi ro; phòng kế toán giao dịch; phòng tiền tệ kho quỹ; Phòng tổng hợp; Phòng tổ chức hành chính; .) 1.4.1. Phòng khách hàng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ vừa các khách hàng là cá nhân) về khai thác vốn bằng VND ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng thích hợp với chế độ, thể lệ hiện hành hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Thẩm định, xác định, quản lý giới hạn tín dụng, thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với các khách hàng có nhu cầu về tín dụng tài trợ thương mại; trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định pháp luật NHCT Việt Nam. 1.4.2. Phòng quản lý rủi ro ( bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề): Là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn các hoạt động của chi nhánh theo sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ xấu, nợ quá hạn) tại các phòng có cho vay; quản lý khai thác xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc lãi tiền vay đối với các khoản nợ xấu theo sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh; quản lý, theo dõi, Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp đề xuất các biện pháp phối hợp với các phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. 1.4.3.Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ là các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. Quản lý thông tin, séc các giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc,… của các giao dịch viên của toàn Chi nhánh. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày. 1.4.4.Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. 1.4.5. Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước NHCT Việt Nam. Ứng thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt có giá trị lớn. 1.4.6. Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại Chi nhánh. Thực hiện các hoạt động liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp BHXH, BHYT. Quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp sửa chữa nhà làm việc, mua sắm quản lý các tài sản cố định công cụ lao động phục vụ trong Chi nhánh. Lưu giữ cung cấp các tài liệu thông tin cần thiết cho Ban giám đốc các phòng ban khác sử dụng khi cần thiết. 1.4.7. Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh. Lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết những vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ. 1.4.8. Phòng tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong công tác lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Chi nhánh, trình NHCT Việt Nam triển khai các đề tài khoa học. 1.4.9. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Là phòng ban thực hiện chức năng giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó góp phần làm cho các hoạt động của ngân hàng đảm bảo tuân thủ các quy định của các cơ quan cấp trên. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 2:Thực trạng tình hình kinh doanh của chi nhánh NHCT Bỉm Sơn năm 2007- 2008. Trong năm 2007, cùng với diễn biến khá thuận lợi trên thị trường thế giới, đồng thời cũng là năm đầu tiên Việt nam gia nhập WTO, tiếp theo đà tăng trưởng năm 2006 tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt mức 8,5% là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao đạt mức 20,5%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành ngân hàng cũng đạt được những thành tựu nổi bật. NHCT Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Năm 2007, Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn giữ được đà phát triển bền vững, là một năm thành công với những kết quả to lớn. Qui mô tài sản tăng 24%, nguồn vốn huy động tăng 18,4 %, cho vay & đầu tư tăng 22,4%, lợi nhuận tăng 83,5% so với năm 2006, tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, … Tuy nhiên bước sang năm 2008 lại là một năm đầy sóng gió đối với kinh tế thế giới Việt Nam. Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm, kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất đời sống dân cư. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,5% của năm 2007 mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. Trong bối cảnh khó khăn chung của năm 2008, NHCT Việt Nam đã vượt qua khó khăn thu được nhiều thành tựu quan trọng : Nguồn vốn đạt 174.662 triệu đồng, với tốc độ tăng 17% so với năm 2007; tín dụng cho vay đạt 180.392 triệu đồng, tăng 18,2% so với năm 2007; kinh doanh ngoại tệ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007; tổng thanh toán năm 2008 đạt 6,2 triệu giao dịch, tăng 29,1%; các sản phẩm dịch vụ được mở rộng, tổng thu phí dịch vụ đạt 305 tỷ đồng. Lợi nhuận trên toàn hệ thống NHCT Việt Nam đạt 1563 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2008 công bố thành công thương hiệu VietinBank đăng ký trên toàn quốc trên 40 nước trên thế giới. Tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập NHCT Việt Nam, ban hành chuẩn hóa các sản phẩm nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO cổ phần hóa NHCT Việt Nam thành công theo kế hoạch đấu giá 53.600 triệu cổ phần; Với những kết quả như trên thì NHCT Việt Nam đang trên bước đường thuận lợi mở ra một thời kỳ mới sau cổ phần hóa, vốn điều lệ sẽ tăng từ 7000 tỷ đồng lên 14.300 tỷ đồng, phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính kinh doanh đa nghành nghề, đủ sức cạnh tranh trong nước trên thị trường quốc tế. Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn có địa bàn hoạt động tại thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa, là một thị xã công nghiệp nằm ở vùng địa đầu của tỉnh Thanh Hoá của cả miền Trung vì vậy, thị xã Bỉm Sơn đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế văn hóa của Thanh Hóa các tỉnh miền Trung với các tỉnh thành phía Bắc. Nơi đây tập trung nhiều dân cư (gần 60.000 người) với những thành phần kinh tế khác nhau, diện tích rộng, nhiều ngành nghề kinh doanh với nhiều xí nghiệp, nhà máy có quy mô lớn. Tuy năm 2008 nền kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn nhưng tổng giá trị sản xuất địa bàn Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Bỉm Sơn đạt 4.050 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%; GDP bình quân đầu người đạt 1.500 USD; tổng thu ngân sách địa bàn đạt 175 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế CN-XD chiếm 79,4%, TM - DV chiếm 15%, Nông – Lâm nghiệp chiếm 5,6%. Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã ngoài sự hoạt động của Chi nhánh NHCT Bỉm sơn còn có hệ thống các chi nhánh ngân hàng các phòng giao dịch của các ngân hàng khác như: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư phát triển Bỉm Sơn, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Bỉm Sơn, Ngân hàng Chính sách xã hội Bỉm Sơn, Chi nhánh Ngân hàng VP Bank Bỉm Sơn, chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín nhiều phòng giao dịch đặt rải rác khắp thị xã nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư chi tiêu của các doanh nghiệp dân cư trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn các huyện thị lân cận trong tỉnh thành. Nhận thức được những thách thức, đồng thời phát huy những lợi thế sẵn có của mình, toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn với tinh thần đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra. Khẳng định uy tín vị thế trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 2.1.Công tác huy động vốn Bởi đây là một trong những hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đã thực hiện các chính sách nhằm tăng cường công tác này đã thu được kết quả đáng chú ý. Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn xác định công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt hoạt động kinh doanh của mình, do đó Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đã mở nhiều kênh huy động như: phát hành kỳ phiếu, huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Bên cạnh đó, chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo xây dựng phong cách văn minh lịch sự nhằm thu hút khách hàng. Lê Thị Linh Lớp: TCDN 47A 10 . triển Bỉm Sơn, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bỉm Sơn, Ngân hàng Chính sách xã hội Bỉm Sơn, Chi nhánh Ngân hàng VP Bank Bỉm Sơn, chi. động của Chi nhánh NHCT Bỉm sơn còn có hệ thống các chi nhánh ngân hàng và các phòng giao dịch của các ngân hàng khác như: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:28

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Bỉm sơn - Đánh giá những kết quả đạt được và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn

Bảng 1.

Tình hình huy động vốn của NHCT Bỉm sơn Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan