Văn học hiện đại Đức

7 668 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Văn học hiện đại Đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC - kì 3 Lương Văn Hồng VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC Kì 3 II.THỜI KỲ HƯNG THỊNH CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 1910-1930 Bối cảnh lịch sử Từ năm 1910 đã hình thành thế hệ thứ hai của những nhà văn hiện đại . Công nghiệp hóa phát triển tới mức, hình như con người cghỉ còn là nô lệ của máy móc. Cuộc sống ở thành phố lớn có những đặc trưng như: số đông trở nên vô nhân xưng (không ai biết họ là ai), con người phải sống theo nhịp điệu công nghiệp, quản lý có tính máy móc, không có tình người. Giao thông tấp nập vội vã. Lượng thông tin do phim ảnh và báo chí cung cấp tràn ngập mọi nơi, mọi chỗ. Rồi cuối cùng con người thấy mình ngày càng rời xa văn hóa truyền thống. Đặc điểm văn học Thành phố lớn hình thành thì cũng hình thành lớp công chúng đông đảo. Lập tức những họat động văn hóa, thể thao dành cho lớp công chúng này cũng xuất hiện: khắp nơi hát ca khúc mới thời thượng (Schlagermusik), các nhà xuất bản lớn với nhà máy in riêng hình thành , nó chuyên in tạp chí và báo ảnh (báo có tranh minh họa, biếm họa) và lọai sách ba xu . Báo chí, công nghiệp thông tin và giải trí hợp nhất với nhau thành những tổ hợp kinh tế đầy quyền lực như Hugenberg, như Ufa. Đời sống văn hóa ngày càng tập trung ở Berlin. Ở đây người ta thấy rất rõ nét cái mâu thuẫn giữa nghệ thuật và kinh doanh. Tác giả thời kỳ hưng thịnh của văn học hiện đại Chủ nghĩa biểu hiện 1910-1925 Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionismus) với tư cách là một trào lưu văn học xuất hiện trước tiên ở Đức vào những năm đầu thế kỷ XX (từ Expressionismus được Ch. Walden dùng lần đầu vào năm 1911 trên tạp chí Sturm), rồi lan rộng ảnh hưởng sang Aùo, Bỉ, các nước bắc Âu, Hungary, Rumami, Ba Lan, Mỹ Nga. Nó là thái độ phản ứng trước sự khủng hoảng xã hội trầm trọng ở châu Âu do chiến tranh thế giới lần thứ nhất –1914-1918- cùng với những chấn động dữ dội của các cuộc cách mạng. Các nhà văn thơ chủ nghĩa biểu hiện (ở Đức là nhà thơ Georg Trakl, tiểu thuyết gia Robert Musil, kịch gia Frank Wedekind v.v.) phản đối chiến tranh, chống lại (sự vật chất hoá cuộc sống) tình trạng vô hồn hoá cuộc sống. Số đông xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản. Sự phê phán xã hội của họ thường trừu tượng, ước lệ, xa lạ với đông đảo quần chúng. Đứng trước cảnh tàn phá của chiến tranh đế quốc, họ thấy cuộc đời hết sức phi lý, chỉ còn lại "cái tôi" là có ý nghĩa. Nhân vật trong các tác phẩm chỉ minh họa cho những xung đột trong nội tâm tác giả: nỗi kinh hoàng trước thực tại hỗn độn qua hình ảnh tương phản giữa sống và chết, tinh thần và thể xác, văn minh và tự nhiên. Aûnh hưởng của chủ nghĩa biểu hiện thấy rõ ở văn học hiện đại CHLB Đức ngày nay qua cái nhìn tương phản gay gắt về thế giới của nhà văn Gũnter Grass, kịch gia Peter Weiss v.v. Georg Trakl 1887-1914 Georg Trakl sinh ngày 3.2.1887 ở thành phố Krakau phía Tây vùng Gazilien nước Ba Lan và mất năm1914 ở Berlin. Trakl là con một người bán đồ sắt. Ông học Hóa-Dược,nhưng lại tha hóa trong cuộc sống: yêu chính em gái mình, uống rượu và nghiện ma túy. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông là thiếu úy quân y ở mặt trận miền Đông, nhưng rượu và ma túy đã dẫn ông tới cảnh mất trí. Ông chết do tiêm cô-ca-in quá liều (năm 27 tuổi). Georg Trakl là nhà thơ xuất sắc của chủ nghĩa biểu hiện Đức, mặc dù ông có ít tác phẩm. Trakl ước ao cái Đẹp, cái thuần khiết và một cuộc sống có ý nghĩa. Hiện tượng văn học Franz Kafka (1883-1924) Không thể xếp Kafka vào một trào lưu văn học nào cả, văn phong của ông gần với chủ nghĩa biểu hiện, nhưng theo quan điểm tư tưởng thì lại có người xếp vào trường phái hiện sinh chủ nghĩa. Cuộc sống nội tâm và những sáng tác của ông mang dấu ấn của ba di sản văn hóa: văn hóa Do Thái ở trong gia đình, văn hóa Đức ở trong nhà trường, văn hóa Séc trong cuộc sống với cộng đồng người Séc dưới sự thống trị Áo-Hung. Franz Kafka sinh ngày 3.7.1883 ở Praha (Tiệp Khắc) trong một gia đình tiểu thương gốc Do Thái ở tỉnh lẻ chuyển về thủ đô Praha và ông mất ngày 3.6.1924 ở khu an dưỡng Kierling ngọai ô thủ đô Viên (nước Áo) . Mặc dù gia đình nói tiếng Tiệp, nhưng vì Praha hồi bấy giờ là thủ đô của vương quốc Bõhmen và đồng thời là một trung tâm văn hóa Đức sau thành phố văn hóa Viên, nên Kafka không theo học trường Tiệp, mà theo học trường Đức. 1901-1906, Kafka học Ngữ văn Đức và Luật ở Đại học Praha. 1906-1907 ông hành nghề Luật sư, 1908-1922 làm nhân viên cho một công ty bảo hiểm. Trong thời gian này ông có đi du lịch Ý, Pháp, Đức, Hung-ga-ri, Thụy Sĩ. Từ 1917 tới 1922, Kafka đã đi chữa bệnh lao phổi ở các nơi như Zũrau, Schelesen, Meran, Spindlermũhle. 1.7.1922 Kafka phải nghỉ hưu sớm vì bệnh lao phổi nặng. Từ 1923 cho tới khi mất năm 1924, Kafka chung sống với Dora Diamant ở Berlin, rồi ở Viên và chỉ chuyên tâm viết văn. Kafka là kẻ độc hành cô đơn khó hiểu, xung đột nội tâm không sao giải quyết được do hai cá tính trái ngược nhau giữa người cha tiểu thương độc đóan hung dữ trong sinh họat gia đình, cương quyết chạy theo lợi ích vật chất với cá tính thờ ơ yếu đuối của cậu con trai. Xung đột này dẫn tới việc Kafka gửi gắm tất cả tâm tư vào văn chương. Kafka miêu tả xung đột nội tâm của mình trong tác phẩm Thư gởi cha (mãi năm 1952 mới xuất bản). Câu chuyện đính hôn bất hạnh của Kafka với Milena Jesenská thể hiện rõ trong truyện ngắn Bản án (Das Urteil, viết năm 1912, xuất bản năm 1916). Truyện ngắn này kể về cuộc sống nội tâm giằng xé giữa người cha cục cằn vô cớ luôn la mắng con trai và cá tính nhu nhược buông trôi của cậu con trai -một thương gia trẻ. Tiểu thuyết Vụ án (Der Prozess, viết năm 1914, xuất bản năm 1925) kể về cái chết bi thương của nhân viên ngân hàng Joseph K. . Joseph K. bỗng dưng bị nhà chức trách vô danh bắt và sau đó bị tử hình. Joseph K. trở thành nạn nhân của hệ thống hành chính quan liêu tới mức khó hiểu: cái phi lý bi kịch. Lọai Motiv như thế ta chỉ thấy có ở nhà văn Kafka. Lúc sinh thời, những tác phẩm đã in của Kafka không được dư luận chú ý, nên ông đã nhờ bạn mình là Max Brod hãy đốt những bản thảo còn lại sau khi mình qua đời , nhưng Brod làm ngược chúc thư của Kafka, ông không hủy nó như trong chúc thư, mà cho xuất bản các bản thảo ấy. Và từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những tác phẩm của Kafka mới được dư luận lưu ý, rồi nó trở nên nổi tiếng bởi chưa có một nhà văn nào cùng thời dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế giới như trong những tác phẩm của Kafka. Hóa thân (Die Verwandlung, viết năm 1912, xuất bản năm1915) kể về anh chàng đi chào hàng Gregor Samsa - một người chú tâm hòan thành những chuyến giao hàng và giao lại đủ số tiền hàng ,nhưng vẫn bị chủ nghi ngờ. Sau những cơn ác mộng, Samsa thức giấc và thấy mình biến thành một con bọ cạp (Kãfer). Tác phẩm Vụ án, Lâu đài phản ánh nỗi bất an trong đời sống con người đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm khác là: Mỹ (Amerika, 1927), Nhà trừng giới ( In der Strafkolonie,1919), Thầy thuốc nông thôn (Ein Landarzt, 1919), Vô địch nhịn đói (Ein Hungerkũnstler, 1924). Lâu đài Sau khi Franz Kafka mất, bạn thân của ông là Max Brod cho xuất bản tiểu thuyết * Lâu đài năm 1926. Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về thân phận con người nên có những đánh giá khác nhau về tiểu thuyết Lâu đài trong giới phê bình văn học trên thế giới. Tiểu thuyết kể về một người làm đạc điền đến lâu đài của bá tước West West để tìm việc là K., anh được thông báo là chuẩn bị nhận việc, và chức sắc trong vùng là Klamm còn viết thư động viên K. làm việc. Tuy có quen một số người như Barnabás , Olga, Frida, nhưng K. cũng không sao gặp được nhà chức trách để xem kết quả tuyển dụng. * K. đành phải chờ và sống mòn mỏi , kiệt sức trong cảnh lo âu chờ đợi. K. sống trong một thế giới có thực mà cứ như là ảo, anh nhìn thấy Lâu đài, nhưng không sao trực tiếp gặp được Klamm cũng như chức sắc cao nhất trong vùng. Anh chàng làm nghề đạc điền K. vô danh tới mức không có cái tên đầy đủ, sống trong chờ đợi nên anh ta có cảm tưởng hiện thực cuộc sống chỉ là những ảo ảnh, K. không sao lý giải được sự chờ đợi phi lý ấy. Nhân vật K. được tác giả chọn lọc mang tính chất biểu trưng, nó có tầm khái quát và tạo nên hình tượng văn học ẩn chứa trong mình một tư tưởng triết học: tình trạng bị bỏ rơi nên cô đơn, bất lực, trở nên con người xa lạ giữa đời thường. Sức mạnh của Kafka không phải là sức khỏe, mà là sự im lặng quan sát- một thói quen của cậu bé Franz gầy gò ốm yếu có từ khi sống ở nhà. Hình tượng anh chàng đạc điền K. không có một chỗ ở, không được hành nghề, vì vậy không có tiền đồ và chỗ đứng trong cộng đồng. Phải chăng đây là cảnh sống của những người dân sống trên đất Séc dưới ách thống trị đế quốc Áo-Hung ở đầu thế kỷ XX (trong đó có những người Do Thái). Trong nhật ký của mình , Kafka đã thổ lộ, rằng ông đã "tự ủy nhiệm" cho mình nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ấy bằng ngòi bút. * Kafka dự định viết tiểu thuyết tự thuật, nhưng rồi lại chuyển nhân vật Tôi sang là nhân vật K. Kafka viết phác thảo tiểu thuyết vào mùa thu năm 1920 và viết một mạch từ tháng một tới tháng chín năm 1922 thì nghỉ, phần kết vẫn còn bỏ ngỏ. Địa danh được sử dụng trong tiểu thuyết là lâu đài và làng Wessek, nơi gia đình Kafka đã từng sống. Mô típ lâu đài là nơi đầy bí hiểm thường xuất hiện trong văn học lãng mạn. Tác phẩm Lâu đài của Kafka đã được Max Brod chuyển thể thành kịch bản và cho công diễn tại Schlossparktheater ngày 12.5.1953 ở Berlin. * Theo Max Brod thì Kafka dự định: Trong lúc nhân viên đạc điền K. kiệt sức chờ chết thì nhận được thông báo của lâu đài rằng K. được phép lưu trú ở làng. Xem trang 586-587, Daten deutscher Dichtung von Herbert A. und Elisabeth Frenzel, Band 2, Deutscher Taschenbuch-Verlag, Mũnchen, 1999 Hai nhà thơ của chủ nghĩa biểu hiện: Georg Heym Else Lasker-Schũler (1887-1912) (1869-1945) Georg Heym là nhà thơ xuất sắc nhất của Chủ nghĩa biểu hiện Đức (Expressionismus). Ông sinh ngày 30.10.1887 ở Hirschberg vùng Schlesien và mất ngày 16.1.1912 ở Berlin. Ông là con một quan tòa quân sự. Từ 1900 ông sống và theo học Gymnasium ở Berlin. 1907-1910 ông học Luật ở Wũrzburg và Berlin. Học xong, 1911 ông làm công chức ngành tư pháp ở thành phố cảng Rostock. Heym chịu ảnh hưởng của Baudelaire, Rimbaud, George. Thơ ông giàu hình ảnh, có sức truyền cảm mãnh liệt, nó phản ánh đặc điểm xã hội của đô thị lớn và ước mong một cuộc sống sôi động mãnh liệt. Hai tập thơ Ngày vĩnh cửu (Der ewige Tag, 1911) và Bóng cuộc đời (Umbra vitae: Schatten des Lebens, 1912) của Georg Heym đã tạo nên nền thi ca biểu hiện chủ nghĩa ở Đức. Trong lúc tài năng thơ của Heym đang phát triển thì nhà thơ bị chết đuối ở sông Havel trong lúc chơi xe trượt tuyết. Tập truyện ngắn Thằng ăn cắp (Der Dieb, 1913) xuất bản sau khi nhà thơ qua đời. Else Lasker-Schũler là nữ thi sĩ của chủ nghĩa biểu hiện Đức, bà sinh ngày 11.2. 1869 ở Elberfeld và mất ngày 22.1.1945 ở Jerusalem. Nữ nhà thơ là con một chủ nhà băng (ngân hàng), đồng thời là kiến trúc sư. Mẹ là con lai Tây Ban Nha-Do Thái. Bà là nhà thơ có máu lãng du kiểu vùng Bohème và được Kraus động viên rất nhiều. Bà kết bạn với nhiều nhà văn thơ đương thời như P. Hille, G. Trakl, G. Benn, F. Werfel v.v. Khi Hitler nắm chính quyền, 1933 bà sang sống lưu vong ở Thụy Sĩ, rồi 1934 sang sống ở Palestin và từ 1937 bà sống ở Jerusalem và mất ở đó năm 1945 trong cảnh cô đơn nghèo khổ. Thơ bà mang đậm nét Do Thái giáo, thơ có nhiều rung cảm , có cái huyền bí của truyện cổ tích phương Đông. Hai tập thơ tiêu biểu của bà là Những bài tụng ca Do Thái ( Hebraische Balladen, 1913), Chiếc dương cầm mầu thiên thanh của tôi (Mein blaues Klavier, 1943). Lasker-Schũler là người đồng sáng lập trung tâm Sturm của chủ nghĩa biểu hiện Đức và là nhà thơ tiên phong trong khuynh hướng biểu hiện chủ nghĩa. Ngòai thơ bà còn viết truyện ngắn Hòang tử vùng Theben (Der Prinz von Theben, 1911), Vua Malik Der Malik, 1919) và kịch Anh em nhà Wupper (Die Wupper, 1909), Những đêm Tino sống ở Bagdad (Die Nãchte der Tino in Bagdad, 1907) . Bà thể hiện rất rõ nguồn gốc Do Thái của mình qua tập thơ Những bài tụng ca Do Thái và qua hai truyện ngắn Der Wunderrabiner von Barcelona và Artur Aronymus. Frank Wedekind 1864-1918 Frank Wedekind là kịch gia trường phái biểu hiện chủ nghĩa. Ông sinh ngày 24.7.1864 ở Hannover và mất ngày 9.3.1918 ở Mũnchen. Cha là thầy thuốc, mẹ là diễn viên sân khấu người Hung-ga-ry. Ông học Gymnasium ở Aarau. Ông học đại học luật và báo chí. Sau đó đi du lịch Pháp và Anh. Hauptmann và Wedekind là hai kịch gia nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX. Cuộc đời Wedekind thăng trầm cùng nhiều nghề nghiệp: 1886 làm quảng cáo cho hãng Maggi ở Kempthal ngọai ô thành phố Zũrich, 1888 làm thư ký rạp xiếc, rồi sau chuyển sang viết văn chuyên nghiệp ở Zũrich và Paris. 1896 cộng tác viên của tạp chí Simplizissismus. 1899/1900 làm phê bình sân khấu, diễn viên ở Schauspielhaus Mũnchen, 1901-1902 đạo diễn , 1906 thành viên của nhà hát kịch Đức ở Berlin, rồi lại chuyển sang viết văn chuyên nghiệp. Ở con người Wedekind có nhiều sắc thái khác nhau: lãng mạn, bi quan hài hước, táo bạo. Ông xử dụng nhiều thủ thuật của hài kịch dân gian, xiếc, ca kịch … để viết những tác phẩm có tính chất thách thức mãnh liệt. Chính vì thế nên kịch của ông có hình thức và nội dung mới. Ông học ở chủ nghĩa tự nhiên cách đưa các khuynh hướng xã hội vào trong kịch nhưng lại với phong cách của biểu hiện chủ nghĩa để viết tác phẩm Thức tỉnh trong mùa xuân Frũhlings Erwachen, 1891). Đó là một bi kịch gây nhiều tranh luận vì nó kêu gọi nổi dậy chống lại luân lý giả dối và giáo dục tư sản. Tác phẩm bảo vệ quyền yêu đương chính đáng của thanh niên. Kịch chuyển động giưa hai thái cực thi ca và lố bịch và chính nó là dấu ấn chỉ thấy trong kịch của Wedekind. Tình dục mãnh liệt và tai quái đứng lên chống chọi xã hội, nó kêu gọi tự do và hiện thân trong nhân vật Lulu ở trong hai vở kịch Thổ thần (Erdgeist, 1895) và Chiếc hộp của Pandora (Bũchse der Pandora, 1902) Bá tước von Keith (Der Marquis von Keith, 1900) Vở bi hài kịch miêu tả thế giới hoang dã đầy phiêu lưu của gái đĩ, ma cô bịp bợm, xã hội thể hiện qua những nhân vật tượng trưng, những con rối thô lỗ. Những nhà văn lớn của thế kỷ XX Alfred Dõblin, Lion Feuchtwanger, Stefan Zweig Alfred Dõblin (1878-1957) Alfred Dõblin có bút danh là Linke Poot, ông sinh ngày 10.8.1878 ở Settin và mất ngày 26.6.1957 ở Emmendingen ngọai ô thành phố Freiburg. Ông sinh trưởng trong một gia đình thương gia gốc Do Thái. 1888 ông chuyển về Berlin, rồi học Y ở Berlin và Freiburg. 1905 ông đỗ tiến sĩ y khoa ở Berlin và từ 1911 ông mở phòng mạch ở Berlin-Ost với tư cách là bác sĩ chuyên khoa thần kinh. 1933 , Dõblin rời nước Đức sang lánh nạn phát xít ở Pháp, rồi ở Mỹ. 1945 ông trở về Đức. Dõblin là nhà viết tiểu thuyết xuất sắc của văn học Đức thế kỷ XX. Ông là người đồng sáng lập trung tâm Der Sturm (vào năm 1910 ở Berlin) của chủ nghĩa biểu hiện Đức. Sự nghiệp sáng tác của ông qua nhiều giai đọan đi từ chủ nghĩa biểu hiện với Ba bước nhảy của Wanglun tới chủ nghĩa hiện thực phê phán với Berlin, qủang trường Alexander. Ba bước nhảy của Wanglun, (Die drei Sprũnge des Wanglun, 1915) là tiểu thuyết mượn cốt truyện trong lịch sử Trung quốc để cho chúng ta thấy, càng ngày con người càng tiến tới những phát minh -những vũ khí- hủy diệt. Wallenstein (1920) là tiểu thuyết lịch sử. Núi, bể và người khổng lồ (Berge, Meere, und Giganten, 1924) là tiểu thuyết không tưởng. Tuy Berlin không phải là quê hương, nhưng Dõblin lại sinh trưởng ở đây đúng vào thời kỳ thành phố này phát triển như vũ bão. Với cái nhìn của bác sĩ chuyên khoa thần kinh nên ông rất hiểu hòan cảnh xã hội và đời sống tâm lý ở một thành phố lớn của thế giới như Berlin. Berlin, quảng trường Alexander (Berlin, Alexanderplatz, 1929) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Dõblin, chỉ trong vòng hai năm mà sách tái bản tới lầnthứ bốn mươi lăm. Tiểu thuyết phản ánh cuộc vật lộn vô vọng của những người dân bình thường. Franz Biberkopf mới ra tù, nhưng lại sống dưới áp lực của những thế lực lớn trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt và tàn bạo của thành phố Berlin hiện đại. Biberkopf muốn trở thành người tốt, nhưng vòng xóay cuộc đời lại đưa anh trở lại con đường tội lỗi mà trước đó anh đã mắc phải và trả giá bằng những ngày tháng ngồi tù. Hamlet hay đêm dài chấm dứt (Hamlet oder die lange Nacht nimmt ein Ende, 1956) là tiểu thuyết lên án chiến tranh, chuyện kể về một người lính, do bị thương nên anh mất trí, nhưng anh lại luôn tự hỏi mình tại sao và tìm nguyên nhân về sự suy tàn của gia đình mình. Tiểu thuyết Đi chu du về Babylon (Babylonische Wanderung, 1934) kể về thế giới thần linh đầy bí hiểm. Không có chuyện xin lỗi (Pardon wird nicht gegeben, 1935) là tiểu thuyết kể về bi kịch gia đình. Con hổ mầu thiên thanh (Der blaue Tiger, 1936) kể về một câu chuyện tôn giáo ở Paraguay vùng Nam Mỹ. Tháng 11.1918 (November 1918, 1939) là tiểu thuyết bốn tập kể về những quan hệ nội tại của nước Đức dẫn tới sự suy xụp hòan tòan của đế chế , dẫn tới cách mạng tháng 11.1918. Lion Feuchtwanger (1884-1958) Nhà văn và nhà viết kịch Lion Feuchtwanger sinh ngày 7.7.1884 ở Mũnchen và mất ngày 21.12.1958 ở Los Angeles. Ông là con một chủ nhà máy. Ông học Gymnasium ở Mũnchen. Ông học ngữ văn Đức và triết học ở Mũnchen và Berlin. 1907 ông đỗ tiến sĩ ngữ văn. Ông hay sống ở nước ngòai, nhất là ở nước Ý. 1908 ông xuất bản một tờ tạp chí văn học, viết phê bình sân khấu.1918-1919 ông cộng tác với Bertolt Brecht. Năm 1925 ông chuyển về Berlin sống. Năm 1933 ông di cư sang Pháp để tránh chế độ Quốc xã. Trong thời gian lưu vong ông cùng các nhà văn tư sản tiến bộ họat động chống phát xít. 1936 ông cùng với Brecht và Bredel ra tạp chí Tiếng nói (Das Wort) của những người di cư. 1940 khi quân đội Đức tấn công Pháp, ông bị bắt, sau đó ông trốn trại giam và đi qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha để tới Mỹ và ở lại đó cho tới khi qua đời năm 1958. Feuchtwanger viết tiểu thuyết trên lập trường nhân đạo tư sản, ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác (Marxismus) Feuchtwanger thích viết tiểu thuyết lịch sử bằng cách phân tích sâu sắc tâm lý nhân vật nhằm dùng quá khứ lịch sử của Đức và của Do Thái để soi rọi lại những vấn đề hiện tại. Ông chịu ảnh hưởng của Dõblin và Heinrich Mann. Tiểu thuyết của Feuchtwanger có nhiều kịch tính, nhân vật chính không được sắc nét, nhưng được tạo nên bởi những chứng cứ lịch sử có thật với cách hành văn trong sáng, súc tích. Jud Sũss (1925) là tiểu thuyết kể về cuộc đời lên voi xuống chó của bộ trưởng bộ tài chính Sũss ở Wũrttemberg trong thế kỷ XVIII. Bộ tiểu thuyết ba tập (1930-1940) gồm Phòng đợi, Thắng lợi, Anh em nhà Oppenheim(Wartesal, Erfolg, Die Geschwister Oppenheim) viết về hiện tại. Bộ sách vạch trần tính chất dã man chủ chủ nghĩa phát xít và kể chuyện một gia đình Do Thái ở Berlin trước và sau khi Hitler nắm chính quyền. Lưu vong (Exil) viết về người nghệ sĩ trước vấn đề chính trị, phản ánh những khó khăn của người lưu vong. Bộ tiểu thuyết ba tập(1932-1945) gồm Chiến tranh Do Thái, Những đứa con trai, Ngày ấy sẽ tới (Der jũdische Krieg, 1932, Die Sõhne, 1935, Der Tag wird kommen, 1945) viết về sự thống khổ của dân tộc Do Thái dưới ách thống trị của các hòang đế La Mã Vespasian, Titus, Domitian. Những tiểu thuyết khác của Feuchtwanger là Goya, Vũ khí cho nước Mỹ, Những con cáo ở Weinberg (Goya, Waffen fũr Armerika, Die Fũchse im Weinberg). Stefan Zweig (1881-1942) Nhà văn, nhà thơ Stefan Zweig sinh ngày 28.11.1881 ở thủ đô nước Áo- thành phố Viên và mất ngày 23.2.1942 ở thành phố Rio de Janeiro nước Bra-xin. Ông là con trai một nhà tư sản công nghiệp. Ông học Triết học, Ngữ văn Đức và ngữ văn các ngôn ngữ Roman (Germanistik und Romanistik) ở Berlin và Viên. Ông từng đi du lịch châu Âu, Ấn độ, Bắc châu Phi, Bắc và trung Mỹ. Chiến tranh thế giới ông sống ở Viên(Áo), 1917-1918 ông sống ở Zũrich (Thụy Sĩ) và kết bạn với E. Verhaeren và R. Rolland, 1919-1934 ông sống chủ yếu ở Salzburg.1928 ông sang dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại văn hào Nga L. Tolstoi. Từ 1935 ông sống ở Anh. Ông sống mấy tháng của năm 1940 ở New York, rồi sau đó sang Petropoli (Brasilien). Stefan Zweig là một người châu Âu có học vấn uyên thâm, nhưng đồng thời cũng là đứa con đẻ của chủ nghĩa nhân đạo tư sản có thời kỳ phát triển rực rỡ nay đang trên đà suy tàn. Nuối tiếc thời hòang kim của văn học tư sản, cảnh cô đơn của kẻ không quê hương, sống lưu lạc nơi đất khách quê người, sự hoang mang cực độ trước cái Ác thắng cái Thiện (sự hòanh hành của chủ nghĩa phát xít trên thế giới) đã đưa tới cái chết tự nguyện (tự tử) năm 1942 của vợ chồng Stefan Zweig. Zweig là một nhà văn, nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết luận văn, nhà thơ, kịch gia nổi tiếng thế giới, ông có vốn văn hóa rất rộng, ông đã đưa phân tâm học của Freud vào những sáng tác của mình nhằm phân tích sâu sắc tâm lý của những nhân vật. Những tác phẩm tiêu biểu của ông là Cuộc đời ba nhà thơ (Drei Dichter Ihres Lebens, 1919): về cuộc đời và sự nghiệp của Casanova, Stendal, Tolstoi, Ba nhà văn bậc thầy (Drei Meister, 1928): chân dung văn học về Balzac, Dickens, Dostojeskij. *Amok (1922), *Tình cảm lẫn lộn ( Verwirrung der Gefũhle, 1926), Joseph Fouché (1929), Marie Antoinette (1932), Maria Stuart (1935), Nóng lòng (Ungeduld des Herzens, 1945). Thế giới những ngày qua (Die Welt von gestern, 1946). Stefan Zweig tóm tắt quan niệm của mình về văn học nghệ thuật bằng câu nói sau: Chỉ có cái đặc biệt mới mở mang trí tuệ của chúng ta. Cảm xúc của chúng ta sẽ tăng trưởng bởi cái giật mình trước một sức mạnh mới. Cái bất thường chính là thước đo mọi giá trị. Cái sáng tạo là cái có giá trị nhất trong những cái có giá trị, cái có ý nghĩa nhất trong những cái có ý nghĩa. * Amok, Tình cảm lẫn lộn in trong tuyển tập truyện ngắn Bức thư của người đàn bà không quen, Dương Tường, Phùng Đệ, Lê Thi dịch, NXB Phụ nữ, 2000 * Thế giới những ngày qua, Phùng Đệ, Trần Nam Lương dịch theo bản tiếng Pháp của Paul Zimmermann, NXB Gíao dục, 2000 Mốt tiểu thuyết chiến tranh Erich Maria Remarque (1898-1970) Tên thật của *Erich Maria Remarque là Erich Paul Remarque. Ông sinh ngày 22.6.1898 ở Osnabrũck , một thành phố ở tây bắc nước Đức và mất ngày 25.9.1970 ở Locarno Thụy Sĩ. *Remarque là con một người thợ đóng sách gốc Pháp sang sinh sống ở Đức sau cách mạng 1789. Cậu bé Erich học phổ thông ở Trường dòng. Năm 1916, Remarque là lính ở mặt trận phía Tây, cuối chiến tranh đại chiến thế giới thứ nhất ông bị thương và giải ngũ. Sau đó ông làm nhiều nghề khác nhau: thủ quỹ, phóng viên, quảng cáo, giáo viên… Từ 1923 ông là biên tập viên tờ Tiếng vọng lục địa, từ 1925 ông là biên tập viên tờ Họa báo thể thao. 1928, Remarque xuất bản cuốn tiểu thuyết kể về số phận một tóan lính trẻ trong đại chiến thế giới thứ nhất: Phía tây không có gì Mới lạ (Im Westen nichts Neues). Cuốn tiểu thuyết chiến tranh này gặt hái được thành công lớn và mang lại danh tiếng cho tác giả. Tới năm 1929 , tiểu thuyết này đã xuất bản *tám triệu bản và được dịch ra 30 thứ tiếng trên thế giới. Năm 1930, tiểu thuyết Phía tây không có gì Mới lạ được quay thành phim ở Mỹ và chiếu ở Đức, bọn phát xít đã ra lệnh cấm chiếu phim, vì nó "phản bội người lính thế chiến". Khi bọn phát xít chính thức lên nắm quyền năm 1933, sách của Remarque bị đốt và năm 1938, ông bị chúng tước quốc tịch Đức, ông phải sống lưu vong ở Mỹ và Thụy Sĩ. Năm 1931, Remarque xuất bản phần tiếp theo của tiểu thuyết Phía tây không có gì Mới lạ với tên Đường về (Der Weg zurũck). Tiểu thuyết này kể về cảnh hoang mang và vô vọng của những người lính trở về trong mùa đông 1918-1919. * Mẹ Remarque tên là Anna Maria. Khi còn tại ngũ, cậu con trai Remarque hay nghỉ phép về chăm sóc mẹ đang ốm nặng. Khi mẹ qua đời tháng 9.1917, để tỏ lòng thương nhớ mẹ, Remarque đổi tên kép Erich Paul thành Erich Maria. * Sau cách mạng Pháp 1789, rất nhiều gia đình Pháp (phần đông là thợ thủ công) phải sang sống ở Đức. Số thợ thủ công này đã có đóng góp đáng kể trong việc phát triển nghề thủ công ở Đức. * Tiểu thuyết dịch sang tiếng Việt với tên " Phía tây không có gì lạ", Lê Huy dịch theo bản tiếng Pháp, Lưu Sơn Minh giới thiệu, NXB Văn học,2001 * Tiểu thuyết Khải hòan môn , Cao Xuân Hạo dịch,NXB Văn học, 2001 Những tác phẩm đáng lưu ý khác của ông là: * Khải hòan môn (Arc Triomphe,1946). Đây là tiểu thuyết viết về cuộc sống lưu vong ở Paris của một bác sĩ người Đức trong những năm 1938-1939. Thời gian để sống và thời gian để chết (Zeit zu leben und Zeit zu sterben, 1954) là tiểu thuyết viết về đại chiến thế giới lần thứ hai. Tháp kỷ niệm hắc thạch( Der schwarze Obelisk, 1956) là tiểu thuyết kể về xã hội Đức thời kỳ nền Cộng hòa Weimar. Với óc quan sát sắc bén, với lối kể chuyện tự nhiên Remarque đã phản ánh hiện trạng chiến tranh và xã hội (như bản thân nó là như thế: dã man, khủng khiếp, lạm phát, cuộc sống lưu đầy) nên các tác phẩm của ông đã có tác động đến hàng triệu người trong việc phê phán chiến tranh, tố cáo xã hội nhiễu nhương. Phía tây không có gì Mới lạ Phía tây không có gì Mới lạ là tiểu thuyết hay nhất trong số hơn 200 tiểu thuyết viết về chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918. Ngày 3.8.1914, Đức tuyên chiến với Pháp và ngay ngày hôm sau Đức tiến quân vào Bỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu như vậy. Ở hai chiến tuyến là hai khối đồng minh Đức-Thổ-Nhĩ-Kỳ và Anh- Pháp-Nga. Ngày 11.11.1918, Đức phải ký hiệp định đình chiến với Đồng minh Anh-Pháp-Nga tại xã Reythondes (Pháp). Chiến tranh có hai mặt trận chính là mặt trận phía tây (Pháp-Bỉ) và mặt trận phía đông (Nga). Quyết liệt và quyết định thắng thua là cuộc chiến ở mặt trận phía tây. Sau những thắng lợi lúc ban đầu, quân Đức thua liên tiếp ở mặt trận phía tây, đó là điều "chẳng có gì Mới lạ". Remarque đã hài hước châm biếm sâu cay khi đặt tên tiểu thuyết là Phía tây không có gì Mới lạ. Tiểu thuyết kể về nhóm lính Đức tám người ở mặt trận phía tây, trong đó bốn người là học sinh phổ thông rời ghế nhà trường . VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC - kì 3 Lương Văn Hồng VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC Kì 3 II.THỜI KỲ HƯNG THỊNH CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 1910-1930 Bối cảnh. văn hóa Đức sau thành phố văn hóa Viên, nên Kafka không theo học trường Tiệp, mà theo học trường Đức. 1901-1906, Kafka học Ngữ văn Đức và Luật ở Đại học

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

Hình ảnh liên quan

cuộc đời hết sức phi lý, chỉ cịn lại "cái tơi" là cĩ ý nghĩa. Nhân vật trong các tác phẩm chỉ minh họa cho những xung đột trong nội tâm tác giả: nỗi kinh hồng trước thực tại hỗn độn qua hình ảnh tương phản giữa sống và chết,  tinh thần và thể xác, - Văn học hiện đại Đức

cu.

ộc đời hết sức phi lý, chỉ cịn lại "cái tơi" là cĩ ý nghĩa. Nhân vật trong các tác phẩm chỉ minh họa cho những xung đột trong nội tâm tác giả: nỗi kinh hồng trước thực tại hỗn độn qua hình ảnh tương phản giữa sống và chết, tinh thần và thể xác, Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan