ÔN TẬP HK II bài 15,16,17,27,28

4 326 0
ÔN TẬP HK II bài 15,16,17,27,28

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN LỊCH SỬ 9 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009 (bài 15, 16, 17, 27, 28 ) BÀI CÂU HỎI TRẢ LỜI 15 Câu 1: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng VN như thế nào ? Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, sự thành lập Quốc tế cộng sản (3 – 1919), sự rađời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung quốc (19210 càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá CN Mac-Lê-nin vào Việt Nam. Câu 2: Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai ? 1) Giai cấp tư sản dân tộc: * Mục tiêu: • Đòi một số quyền lợi về kinh tế • Đòi các quyền tự do dân chủ thích ứng với lợi ích và đơn vị xã hội của mình. * Tính chất : Cải lương 2) Giai cấp tiểu tư sản : * Mục tiêu : • Chống cường quyền, áp bức. • Đòi các quyền tự do dân chủ * Tính chất : Yêu nước dân chủ rõ rệt Câu 3: Hãy trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ công khai ? 1) Giai cấp tư sản dân tộc: * Tích cực: Đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. * Hạn chế: Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho 1 số quyền lợi. 2) Giai cấp tiểu tư sản : * Tích cực: • Thức tỉnh lòng yêu nước • Truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân * Hạn chế: Chưa được tổ chức thành chính đảng nên mang tính đấu tranh mang tính chất ấu trĩ Câu 4: Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh , cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau chiến tranh . Câu 5: Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ? Trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. 16 Câu 1: Hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ năm 1919 – 1923 ? - tháng 6 năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc- Xai đòi các quyền dân tộc cơ bản cho VN - tháng 7 năm 1920 Người dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng CS Pháp. - Năm 1921 Người cùng những người yêu nước ở các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng chống chủ nghĩa thực dân. - Năm 1922 Nười làm chủ nhiệm kiêm chue bút báo Người cùng khổ. - Trong thời kỳ ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài đăng trên các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 2: Hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên –Xô (1923 – 1924) - Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên-Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp Hành. - Trong thời gian ở Liên- Xô, người làm nhiều việc nghiên cứu học tập viết bài cho báo sự thật, tạp chí Thư tín quốctế . - Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng Sản (1924) và phátbiểu tham luận. Câu 3 : Việc thành lập Cộng Sản Đoàn làm nồng cốt cho Hội VN cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì ? - Thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau Câu 4: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở VN như thế nào ? - Tổng hợp những người VN yêu nước để tổ chức yêu nước cách mạng là Hội Việt Nam cách mạng thanh, trong đó có Cộng Sản đoàn- tổ chức tiền của Đảng làm nòng cốt. - Mở những lớp huấn luyện chính trị để đào tạo thanh niên VN trở thành những cán những cán bộ cách mạng, cho ra đời tuần báo Thanh niên, tác phẩm lý luận chính trị Đường cách mệnh. 17 Câu 1: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm nào mới ? - Mang tính thống nhất trong toàn quốc - Mang tính chất chính trị vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. - Kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Câu 2: Tân Việt cách mạng Đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào ? Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội VN cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mac-Lê-nin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều Đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo, nội bộ Tân Việt đã diễn ra một cuộc đấu tranh giữa những khuynh hướng tư tưởng : vô sản và tư sản, cuối cùng quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Vì thế một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội VN cách mạng Thanh niên. Câu3: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào ? * Khách quan: Đế quốc Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc chiến tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái. *Chủ quan:Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa non yếu lại không vữngchắc về tổ chức và lãnh đạo Câu 4:Tại sao một số Hội viên tiên tiến của Hội VNCM thanh niên ở Việt Nam ? - Tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội VNCM Thanh niên ( 5 – 1929) khi kiến nghị thành lập Đảng cộng sản không được chấp thuận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ bèn bỏ Đại hội về nước, rồi ra lời kêu gọi công nhân, nông dân các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản. Đó là Đông dương Cộng sản Đảng ( tháng 6 năm 1929 ) Câu 5: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở VN ? * Ba tổ chức Cộng sản ở VN trong năm 1929 là: • Đông dương cộng sản Đảng ( 6 – 1929) • An Nam Cộng sản Đảng ( 8 – 1929) • Đông dương Cộng sản Liên đoàn ( 9 – 1929) * Chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở VN là do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng nước, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đòi hỏi cấp thiết phải có một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào. 27 Câu 1: Hãy cho biết âm mưu của Pháp Mỹ trong việc thực hiện kế hoạch Na va ? - Mục đích xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” - Nội dung : theo 2 bước: • Bước 1 : Phòng ngự ở miền Bắc, “ Bình định” miền Trung và Nam Đông Dương • Bước 2: Chuyển lực lượng ra miền Bắc, giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh. Câu 2: cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na va của Pháp – Mỹ như thế nào ? a) Chủ trương của ta : • Phương hướng chiến lược : Tập trung lực lượng mở cuộc tiến công lớn vào những nơi địch yếu. • Phương châm chiến lược : Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, “ đánh ăn chắc, đánh chắc thắng “ b) Diễn biến : • ta tấn công địch ở Tây Bắc ( Lai Châu) uy hiếp Điện Biên Phủ. • Chiến dịch Trung Lào, uy hiếp Xê-Nô , do đó Na va phải tăng quân cho Xê-Nô • Ta mở chiến dịch Thượng Lào, Nava phải tăng quân cho Luông- pha-bang • Ta tấn công địch ở Tây Nguyên, địch phải tăng quân cho Plây-ku. Kế hoạch Nava bước đầu phá sản Câu 3: hãy trình bày diễn biến kết quả và ý nghĩa chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ ( 1954) ? * Diễn biến : Chiến dịch bắt đầu từ 13 – 3 đến 7 – 5 – 1954, chia làm 3 đợt. • Đợt 1: ( 13 – 17 /3/ 1954) quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc • Đợt 2: ( 30 – 3 đến 26 – 4 / 1954) quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu trung tâm. • Đợt 3: ( 1 – 5 đến 7 – 5 / 1954) quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam . 17 giờ 30 ngày 7 – 5 – 1954, tướng Đờ-cat-xtri cùng hàng vạn binh sĩ kéo cờ trắng ra hàng * Kết quả : • Ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. • Loại khỏi vùng chiến đấu 16.000 tên địch • Phá hủy và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh * Ý nghĩa : • Đập tan kế hoạch Nava • Xoay chuyển cục diện chiến tranh • Tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi Câu 4: Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ- neo- vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ? * Nội dung : • Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước VN, Lào, Campuchia là độc lập lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. • Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. • Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển tập kết quân đội ở hai vùng : Quân đội chung VN và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở 2 miền Nam và Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời • Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế * Ý nghĩa : • Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương • Là công pháp quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương. • Buộc Pháp rút về nước, âm mưu xâm lược của Pháp – Mỹ bị thất bại Câu5: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954) * Ý nghĩa lịch sử : a) Trong nước : • Chấm dứt ách thống trị gồm 1 thế kỷ của thực dân Pháp trên đất nước ta. • Miền Bắc được giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở để thống nhất đất nước. b) Quốc tế : • Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng của đế quốc. • Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới * Nguyên nhân thắng lợi: a) Chủ quan : • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ với đường lối đúng đắn, sáng tạo. • Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết một lòng, có hậu phương vững chắc b) Khách quan: • Sự đoàn kiệt chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương • Sự giúp đỡcủa Trung Quốc, Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới 28 Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-neo- vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào ? * Thuận lợi : Chiến tranh chấm dứt, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. * Khó khăn : • Cuộc tổng tuyển cử chưa được thi hành, đất nước bị chia cắt làm 2 miền. • Mỹ nhảy vào và đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, ở miền Nam, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á Câu 2: Hãy trình bày quá trình thtực hiện, kết quả, ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta ( 1953 – 1957) - Quá trình thực hiện : Gồm 5 đợt. Đợt 1 trong kháng chiến chống Pháp ở một số vùng tự do ở miền Bắc, 4 đợt còn lại tiến hành trong thời gian hòa bình. - Kết quả: • nông dân có ruộng đất, trâu bò, nông cụ. • Địa chủ phong kiến bị đánh đổ. - Ý nghĩa; • Bộ mắt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản. • Khối liên minh công nông được củng cố Câu3: Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh ( 1954 – 1957) ? Ý nghĩa của những thành tựu đó ? - Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khai khẩn ruộng ruộng đất hoang, tăng đàn trâu bò, nông cụ, sửa chữa đê đập đến cuối năm 1957,sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vì thế nạn đói nạn đói có tính chất kinh niên được giải quyết về cơ bản. - Công nghiệp: khôi phục và mở rộng cơ sở công nghiệp, xây dựng nhiều nhà máy. Đến cuối năm 1957 miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý - Thủ công nghiệp: Sản xuất hàng tiêu dùng, giải quyết việc làm - Thương nghiệp: Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển. - Giao thông vận tải : Được khôi phục, sửa chữa và làm mới nhiều tuyến đường, đường hàng không dân dụngquốc tế được khai thông. * Ý nghĩa: • Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. • Nâng cao đời sống của nhân dân. • Củng cố miền Bắc, cổ vũ miền Nam Câu 4: Trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, miền Bắc đạt được những thành tựu gì ? Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trên ? * Thành tựu: • Xóa bỏ chế độ người bóc lột người • Thúc đẩy sản xuất phát triển • Hợp tác xã đã đảm bảo đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ cho chiến đấu • Phát triển kinh tế quốc doanh, xây dựng nhà máy xí nghiệp, nông trường * Hạn chế : • Đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể • Thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện,công bằng, dân chủ cùng có lợi. Do đó không làm cho Hợp tác xã phát huy dược tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuất. * Nguyên nhân : Chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn . • nông dân có ruộng đất, trâu bò, nông cụ. • Địa chủ phong kiến bị đánh đổ. - Ý nghĩa; • Bộ mắt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản. • Khối liên minh công. công nhân đang phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau chiến tranh . Câu 5: Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

Câu 1: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất  đã ảnh hưởng tới cách mạng   VN như thế nào ?  - ÔN TẬP HK II bài 15,16,17,27,28

u.

1: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng VN như thế nào ? Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan