Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

74 380 0
Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn một thập kỷ qua, với những chính sách đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt nam đã có những thay đổi kỳ diệu: Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cuộc sống của người dân ngày một phát triển hơn . Cơ chế thị trường, một mặt tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh. Nhưng mặt khác, nó làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng, bởi vì cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật khách quan của thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, giữ chữ tín . Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nào khả năng cạnh tranh quá yếu kém, không đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường dần dần sẽ đi đến làm ăn thua lỗ và phá sản. Bởi vậy, trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp phải vạch ra cho mình những chiến lược, những kế hoạch nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy được điểm mạnh của mình, để một mặt nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mặt khác để đạt được mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Với ý nghĩa đó và sau thời gian thực tế tại tổng công ty EMICO , tôi xin chọn đề tài “Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam “ làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1 Nội dung đề tài gồm: PHẦN I. Lý luận cơ bản về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . PHẦN II. Thực trạng cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của tổng công ty EMICO. PHẦN III. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty EMICO. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thạc sỹ Bùi Đức Tuân và các anh chị, cô chú trong tổng công ty EMICO đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. 2 PHẦN I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG I. Kinh tế thị trường và vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp. 1. Kinh tế thị trường và tính tất yếu của cạnh tranh. 1.1. Kinh tế thị trường. Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Kinh tế thị trườngmột nền kinh tế mở, nó tạo điều kiện và môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các cá nhân tự do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà nó tạo cho nền kinh tế có một khối lượng hàng hoá dịch vụ dồi dào phong phú mà nền kinh tế tự nhiên, kinh tế chỉ huy chưa bao giờ đạt được. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trườngcạnh tranh được coi là môi trường của kinh tế thị trường. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Kinh tế thị trườngmột hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; dư thừa và phong phú hàng hoá; 3 dịch vụ được mở rộng và coi như hàng hoá thị trường; năng động và luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ và thị trường. Vì vậy mà người ta thường gọi kinh tế thị trườngthành tựu của nhân loại. 1.2. Tính tất yếu của cạnh tranh. Sự tự do trong sản xuất kinh doanh với nhiều thành phần kinh tế tham gia là nguồn gốc của sự cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật trong nền kinh tế thị trường, là môi trường để kinh tế thị trường phát triển, do đó nó tồn tại một cách khách quan. Mục tiêu cao nhất của các chủ thể kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Cơ chế thị trường tạo điều kiện và môi trường thuận lợi làm cho số lượng các chủ thể kinh tế tham gia kinh doanh ngày càng phát triển. Theo đó, số lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và việc ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất làm cho hàng hoá ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Lúc này, quyền lựa chọn của người tiêu dùng là rất lớn. Chỉ những hàng hoá nào của doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mới mong được tiêu thụ tốt và doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển được trên thương trường. Do đó tất yếu dẫn đến là việc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau sẽ trở nên ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường nhưng nó đồng thời là mục tiêu của doanh nghiệp bởi vì xuất phát từ chính chức năng của cạnh tranh là: làm giá cả trên thị trường giảm xuống; buộc các doanh nghiệp tối ưu hoá đầu vào trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, giữ chữ tín; Nếu không có cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ không có động lực để ngày càng hoàn thiện mình, còn người tiêu dùng sẽ không có được những sản phẩm - dịch vụ với chất lượng tốt nhất, nền kinh tế lúc đó sẽ trì trệ và kém phát triển. 4 Tóm lại, sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan. Nó là cơ sở, là động lực để kinh tế thị trường phát triển. 2. Cạnh tranh và các dạng cạnh tranh trên thị trường. 2.1.Cạnh tranh. Sự tự do trong sản xuất kinh doanh với nhiều thành phần kinh tế tham gia là nguồn gốc của sự cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật trong nền kinh tế thị trường, là môi trường để kinh tế thị trường phát triển, do đó nó tồn tại một cách khách quan. Mục tiêu cao nhất của các chủ thể kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Cơ chế thị trường tạo điều kiện và môi trường thuận lợi làm cho số lượng các chủ thể kinh tế tham gia kinh doanh ngày càng phát triển. Theo đó, số lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và việc ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất làm cho hàng hoá ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Lúc này, quyền lựa chọn của người tiêu dùng là rất lớn. Chỉ những hàng hoá nào của doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mới mong được tiêu thụ tốt và doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển được trên thương trường. Do đó tất yếu dẫn đến là việc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau sẽ trở nên ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường nhưng nó đồng thời là mục tiêu của doanh nghiệp bởi vì xuất phát từ chính chức năng của cạnh tranh là: làm giá cả trên thị trường giảm xuống; buộc các doanh nghiệp tối ưu hoá đầu vào trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, giữ chữ tín; Nếu không có cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ không có động lực để ngày càng hoàn thiện mình, còn người tiêu dùng sẽ không có được những sản phẩm - dịch vụ với chất lượng tốt nhất, nền kinh tế lúc đó sẽ trì trệ và kém phát triển. 5 Tóm lại, sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan. Nó là cơ sở, là động lực để kinh tế thị trường phát triển. 2.2. Các dạng cạnh tranh trên thị trường. a. Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường. - Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua lại muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau quá trình mặc cả. - Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Là cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu. Khi đó, do hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được thứ mà họ cần. Do cung nhỏ hơn cầu nên người bán tiếp tục nâng giá, kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua phải mua hàng hoá với giá cao hơn giá trị của nó. - Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Với các doanh nghiệp đây là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt nhất, và có ý nghĩa sống còn. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn giành được lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trước đối thủ. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần. Cùng với nó là việc tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất . b. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường. - Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh trên thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua độc lập với nhau, sản phẩm là đồng nhất. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản phẩm của mình ở mức giá đang thịnh hành trên thị 6 trường. Nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn thì doanh nghiệp sẽ không bán được vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác. Theo nghĩa đó doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát thị trường đối với sản phẩm mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường, vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường. Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh phi giá. Do vậy chính sách của doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất và tăng cường dịch vụ sau bán hàng. Các tin tức về thị trường, giá cả thì người mua và người bán đều nắm rõ, điều kiện tham gia cũng như rút khỏi thị trường là dễ dàng. - Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh diễn ra trên thị trường mà ở đó chỉ có một số người mua (độc quyền mua) hoặc một số người bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ hàng hoá bán ra trên thị trường. Nhà độc quyền hoàn toàn có thể định đoạt giá cả và số lượng bán ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền có sự tự do hoàn toàn về giá mà tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý của Nhà nước mà nhà độc quyền có thể định giá cao hay thấp để thu lợi nhuận tối đa. Trong thị trường độc quyền, các nhà độc quyền thường sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm để thu hút thêm khách hàng. Trong thị trường độc quyền thì việc gia nhập thị trường là rất khó khăn. c. Xét theo phạm vi nền kinh tế. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hay tiêu thụ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp 7 thua cuộc sẽ phải thu hẹp phạm vi hoạt động kinh doanh thậm chí bị phá sản. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư nếu bỏ ra đầu tư vào các ngành khác. Sự cạnh tranh giữa các ngành này dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển sang kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. II. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường cạnh tranh tồn tại là tất yếu . Khi một hàng hoá được đem rao bán trên thị trường, nó sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hoá do các hãng khác sản xuất. Sự cạnh tranh diễn ra vô cùng khắc nghiệt bởi vì nó quyết định tới khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Lúc này một hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và ta có thể nói rằng hàng hoá đó có khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm khác. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Fatchams cho rằng: “ khả năng cạnh tranh của hàng hoá là khả năng được sản xuất với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá củatrên thị trường“. Ranall lại cho rằng: “ khả năng cạnh tranh của hàng hoá là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định“. Một quan niệm khác lại cho rằng: “ khả năng cạnh tranh của hàng hoá là khả năng được sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì được thu nhập thực tế của mình”. 8 Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa: “ khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Có thể thấy rằng các quan niệm trên xuất phát từ các góc độ khác nhau nhưng đều nói về vấn đề chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận, do đó ta cũng có thể hiểu khả năng cạnh tranhnăng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.Các nhân tố bên ngoài. a. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế bao bồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Đó là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân của người dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng . Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng, mà nhu cầu của người tiêu dùng lại là yếu tố chi phối việc doanh nghiệp sẽ sản xuất, kinh doanh hàng hoá gì ? dịch vụ gì? Vì vậy mà các yếu tố thuộc môi trường kinh tế cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một quốc gia có nền kinh tế càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người càng cao thì khả năng chi tiêu và các đòi hỏi về chất lượng hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng cũng càng cao. Khi đó doanh nghiệp nào cung cấp được các hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. b. Môi trường chính trị. 9 Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật pháp và các chính sách của Nhà nước. Nó phản ánh sự tác động can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp và các chính sách của Nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là: Các qui định về chất lượng sản phẩm, qui định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, qui định về thuế, qui định về giá, các chính sách bảo hộ. Các qui định về cạnh tranh như: trong quảng cáo không được nói xấu sản phẩm hay nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, biển quảng cáo không được đè lên biển hiệu của đối thủ .; Với những công ty 100% vốn nước ngoài như công ty Electrolux Việt nam thì các luật pháp chính sách của Nhà nước Việt nam như luật đầu tư nước ngoài, luật thuế xuất nhập khẩu, chính sách phát triển các thành phần kinh tế có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. c. Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Đó là các yếu tố như tập quán, truyền thống, các chuẩn mực hành vi, thói quen tiêu dùng của người dân . Văn hoá là vấn đề khó nhận ra và hiểu thấu đáo, mặc dù nó tồn tại khắp nơi và thường xuyên tới hoạt động kinh doanh và cả khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nước ngoài. Văn hoá ảnh hưởng tới sở thích, tới phong cách sống, tới quan niệm thẩm mỹ của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể được tiêu thụ rất tốt tại thị trường này nhưng khi bán ở thị trường khác thì có thể khả năng cạnh tranh lại rất kém do nó không phù hợp với đặc tính văn hoá của thị trường đó. Có thể lấy ví dụ: Một số hãng máy giặt của châu âu khi thâm nhập thị trường Nhật bản, các sản phẩm của họ do độ ồn khi giặt hơi cao nên lượng tiêu thụ rất ít. Nguyên nhân là do các ngôi nhà truyền thống của người Nhật sử dụng các vách ngăn bằng giấy nên không chịu độ ồn, nhưng đặc điểm này lại không 10 . năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam “ làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1 . luận cơ bản về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . PHẦN II. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của tổng công ty EMICO. PHẦN

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:09

Hình ảnh liên quan

Bảng phõn tớch số liệu tài chớnh - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

Bảng ph.

õn tớch số liệu tài chớnh Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4: Doanh số nhập khẩu cỏc mặt hàng. - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

Bảng 4.

Doanh số nhập khẩu cỏc mặt hàng Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 5: Phõn tớch tỡnh hỡnh phõn bổ vốn năm 2008 - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

Bảng 5.

Phõn tớch tỡnh hỡnh phõn bổ vốn năm 2008 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 6: Phõn tớch cơ cấu nguồn vốn năm 2008 - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

Bảng 6.

Phõn tớch cơ cấu nguồn vốn năm 2008 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Qua bảng phõn tớch trờn cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn 96,69%, trong khi đú nguồn vốn chủ sở hữu chiếm cú 3,31% ( đầu năm )  đến cuối năm, nợ phải trả chiếm 87,95% giảm 8,74%, cũn nguồn vốn chủ  sở hữu chiếm 12,05% tăng 8,74% về số tương đối, - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

ua.

bảng phõn tớch trờn cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn 96,69%, trong khi đú nguồn vốn chủ sở hữu chiếm cú 3,31% ( đầu năm ) đến cuối năm, nợ phải trả chiếm 87,95% giảm 8,74%, cũn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 12,05% tăng 8,74% về số tương đối, Xem tại trang 52 của tài liệu.
Qua bảng phõn tớch trờn cho thấy rằng so với đầu năm cỏc khoản phải thu giảm 91.690.728.914 đồng, tức là doanh nghiệp đang cố gắng thu  hồi cỏc khoản nợ trong đú chủ yếu là khoản phải trả trước cho người bỏn  giảm   93.808.416.760   đồng,   phải   thu   c - Một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thong tin EMICO trên thị trường Việt nam

ua.

bảng phõn tớch trờn cho thấy rằng so với đầu năm cỏc khoản phải thu giảm 91.690.728.914 đồng, tức là doanh nghiệp đang cố gắng thu hồi cỏc khoản nợ trong đú chủ yếu là khoản phải trả trước cho người bỏn giảm 93.808.416.760 đồng, phải thu c Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan