Thức ăn cho bò

60 733 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thức ăn cho bò

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của việc bổ sung Urê nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn cho bò sữa

Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là ngành chăn nuôi sữa, thịt. Vấn đề giải quyết nguồn thức ăn cho đàn sữa nói riêng và đại gia súc nói chung đang được đặc biệt quan tâm. Hiện nay các khu công nghiệp được mở rộng, các vùng trồng cây cũng được mở rộng. Diện tích bãi chăn thả, diện tích trồng cây thức ăn ngày càng được thu hẹp, số lượng đàn ngày càng tăng.Thức ăn cho đàn ngày càng khan hiếm, nhất là vào vụ đông. Vì vậy việc tận dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho là cần thiết. Trong các phụ phẩm nông nghiệp có giá trị sử dụng trong chăn nuôi thì nguồn phụ phẩm dứa có khối lượng đáng kể. Phụ phẩm dứa bao gồm chồi ngọn của quả dứa, lá dứa, vỏ cứng ngoài, bã dứa ép. Hàng năm phụ phẩm này ở các nông trường dứa và các cơ sở chế biến dứa thải ra hàng trăm ngàn tấn. Năm 1999 nước ta có 32300 ha dứa sản lượng dứa quả đạt 262800 tấn ( số liệu thống kê). Phụ phẩm dứa hầu như chưa được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ở các nông trường dứa lá dứa bị bỏ khô trên đồi. Ở các nhà máy chế biến dứa, phần lớn phụ phẩm dứa đưa ra bãi rác gây ô nhiễm môi trường. Urê là nguồn Nito fiprotein. Nó sử dụng chủ yếu làm phân bón hoá học cho cây trồng. Nhưng có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Ở một số nước phát triển họ lợi dụng Urê ủ với thân cây ngô già cho sữa. Ở nước ta cũng có nhiều nghiên cứu về Urê ủ với rơm, tảng liếm rỉ mật Urê và đã Trường DHNN 1 - Hà Nội - 1 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== được nhiều nhà chăn nuôi ứng dụng. Việc chế biến sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua tạo ra một khối lượng lớn thức ăn cho gia súc nhai lại và bảo vệ môi trường sinh thái và lợi dụng nguồn Urê, bổ sung vào khẩu phần là Nito phiprotein rẻ tiền. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Urê nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn cho sữa”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu cơ bản của đề tài là đánh giá nguồn phụ phẩm dứa tại cơ sở, nghiên cứu phương pháp ủ chua thích hợp và sử dụng phụ phẩm dứa làm thức ăn cho sữa có bổ sung Urê. Mục tiêu cụ thể của đề tài : - Điều tra, đánh giá nguồn phụ phẩm dứa tại nông trường dứa Đồng Giao- Ninh Bình. - Ứng dụng phương pháp ủ chua phụ phẩm dứa. - Xây dung khầu phần ăn cho đàn sữa nuôi tại xã Mộc Bắc trên cơ sở tận dụng phụ phẩm dứa ủ chua có bổ sung urê. - Xác định lợi ích và hiệu qủa kinh tế của việc sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua và bổ sung urê vào khẩu phần trong chăn nuôi sữa . Trường DHNN 1 - Hà Nội - 2 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== PHẦN THỨ II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ THỨC ĂN LOÀI GIA SÚC NHAI LẠI 2.1.1. Cấu tạo của cơ quan tiêu hoá Bộ máy tiêu hoá của động vật nhai lại bao gồm hệ dạ dầy kép gồm bốn túi ba túi trước là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, được gọi chung là dạ dày trước không có tuyến tiêu hoá. Túi thứ tư gọi là dạ múi khế tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn. Có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh. Do cấu tạo đặc biệt của dạ dày trước và quá trình lên men thức ăn trong dạ dày trước là sự khác biệt cơ bản giữa hệ tiêu hoá của động vật dạ dày đơn và hệ tiêu hoá của động vật nhai lại. 2.1.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp các vi sinh vật cư trú trong dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 200 loài vi khuẩn và hơn 20 loài động vật nguyên sinh sống trong dạ cỏ sổ lượng của các vi sinh vật là 10 9 - 10 10 tế bào/1ml dịch dạ cỏ (Piatkowski và cộng sự, 1990). Trong dạ cỏ có những điều kiện thích hợp cho sự sống của chúng như nhiệt độ và độ pH ổn định, môi trường yếm khí, thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng đều đặn … Nhiệt độ trong dạ cỏ thường xuyên từ 38 – 42 0 C . Nước bọt luôn giữ cho dịch dạ cỏ có môi trường trung tính. Các chủng loại thức ăn mà trâu ăn vào chính là nguồn dinh dưỡng cho sự hoạt động và phát triển của hệ vi sinh vật này. Hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần thức ăn. Khi khẩu phần ăn của gia súc giàu thức ăn tinh thì mật độ vi Trường DHNN 1 - Hà Nội - 3 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== sinh vật cao và khi khẩu phần ăn giàu thức ăn xơ thì mật độ này giảm. Khi khẩu phần ăn nhiều xơ, số lượng vi khuẩn phân giải xelluloza và hemixenlluloza như Bacteroides succinogenes, clostridium, ruminococus sẽ tăng. Khi khẩu phần ăn giàu thức ăn tinh, số lượng vi sinh vật phân giải tinh như selenomonas ruinantium, steptococus sẽ tăng. Nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ, động vật nhai lại có khả năng sử dụng được các loại thức ăn thô xanh giàu xơ, cũng như nguồn Nito phiprotein để tổng hợp nên protein của bản thân chúng, ngoài ra trong dạ cỏ còn có sự tổng hợp vitamin nhom B và K (Kurilov và Krotkova, 1979). *Vi khuẩn ( Bactaria) Vi khuẩn thường chiếm số lượng lớn nhất trong khối vi sinh vật dạ cỏ và là tác nhân chính trong tiêu hoá chất xơ. Theo Prestol và Leng, (1991) thì vi khuẩn sống trong dạ cỏ ở các trạng thái sau : - Vi khuẩn sống tự do trong dịch dạ cỏ ( khoảng 30%); - Vi khuẩn bám vào các mẩu thức ăn (khoảng 70%); - Vi khuẩn trú ngụ ở các lớp biểu mô ; - Vi khuẩn bám vào các protozoa; Thức ăn liên tục chuyển dời khỏi dạ cỏ và phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hoá. Bởi vậy số lượng của chúng ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn. Theo Kurilov và Krotkova (1979), số lượng và thành phần vi khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu hoá của động vật nhai lại. Số lượng vi khuẩn thường 10 9 -10 10 tế bào/1 ml dịch dạ cỏ. Cũng theo các tác giả này có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ và thành phần vi khuẩn, trong đó khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng nhất. Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể được tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Sau đây là một Trường DHNN 1 - Hà Nội - 4 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính. - Vi khuẩn phân giải xelluloza (xellulolitic bacteria) Nhóm vi khuẩn phân giải xelluloza phân bố rất rộng, được tìm thấy không những ở trong đường tiêu hoá của động vật nhai lại mà còn ở các loài khác. Vi khuẩn nhóm này có khả năng sản sinh ra enzim xellulaza thuỷ phân xelluloza tự nhiên. Ngoài ra, nhóm này còn có thể sử dụng xelobiora và disacarit. Vi khuẩn phân giải xelluloza có số lượng rất lớn trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xelluloza. Những loài vi khuẩn phân giải xelluloza quan trọng nhất là bactroides succinogeses, butyrivibrio fibrisolvens, ruminococus allus, cillobacterium xellulosolvens. - Nhóm vi khuẩn phân giải hemixeluloza Khác với xelluloza, hemixeluloza chứa cả đường pentoza và hexoza và cũng thường chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thuỷ phân xelluloza thì cũng có khả năng sử dụng hemixeluloza. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sử dụng được hemixeluloza đều có khả năng thuỷ phân xelluloza. Một số loài sử dụng hemixeluloza là Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và Bacteroides Rumincola. -Nhóm vi khuẩn phân giải tinh bột Trong dinh dưỡng cabohydrat của loài nhai lại, tinh bột đứng vị trí thứ 2 sau xelluloza. Phần lớn tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ được phân giải nhờ sự hoạt động của vi sinh vật. Tinh bột được phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong đó có những vi khuẩn phân giải xelluloza. Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là Bacteroides amylophylus, Succinimonas amilolytica, Butyrivibrio fibrisolvens, Bacteroides ruminantium , selenomonas ruminantium và septococus bovis. - Nhóm vi khuẩn phân giải đường Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được đường polysacarit thì cũng sẽ sử Trường DHNN 1 - Hà Nội - 5 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== dụng được đường disacarit và đường monosacarit. Xellobioza cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho vi khuẩn này vì chúng có men β- glucosidaza có thể thuỷ phân xelobioza. Các vi khuẩn thuộc loài Nachnospira multyparus, Selenomonas ruminantium… đều có khả năng sử dụng tốt carbohydrat hoà tan. Ngoài ra còn có vi khuẩn sử dụng axit hữu cơ, vi khuẩn phân giải protein, vi khuẩn tạo metan và vi khuẩn tổng hợp vitamin * Động vật nguyên sinh (protozoa) Theo Kurilov và Krotkova (1979) , protoza ở dạ dày trước xuất hiện khi gia súc bắt đầu ăn thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa, dạ dày trước không có protozoa. Điều này có liên quan đến phản ứng của dạ cỏ. Chỉ khi gia súc ăn chất xơ thực vật xanh, tinh bột và protein thực vật thì dạ cỏ mới hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của protozoa. Protozoa trong dạ cỏ được phân chia thành 2 nhóm. Một nhóm thuộc bộ Holotricha, nhóm kia thuộc bộ Oligotricha. Phần lớn động vật nguyên sinh Holotricha có đặc điểm là đường xoắn gần miệng có tiêm mao, còn tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất it tiêm mao. Trong dạ cỏ protozoa có số lượng 10 5 - 10 6 /g chất chứa dạ cỏ, có khoảng 120 loài protozoa trong dạ cỏ. Mỗi loài gia súc có protozoa khác nhau. Protozoa có một số loại chính sau: + Diplopdionium và metadinium là vi sinh vật phân giải xelluloza và bột đượng và đường đơn, tích luỹ trong tế bào không bị phân giải đến tận cùng ở dạ cỏ. + Diotriche và Dasitriche, phân giải xelluloza, glucoza thành axit butyric, h 2 , CO 2 . Bên cạnh những mặt có lợi là những bất lợi không nhỏ của protozoa đối với loài nhai lại. Protozoa không có khả năng sử dụng ammoniac như vi khuẩn. Nguồn Nito đáp ứng nhu cầu của chúng là các mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể tự tổng hợp Trường DHNN 1 - Hà Nội - 6 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== protein cho bản thân mình từ các amid được. Khi mật độ protozoa cao trong dạ cỏ thì số lượng lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và tiêu hoá, do đó làm giảm khả năng phân giải chất xơ trong dạ cỏ. Hungate ( 1966 ) tính toán rằng trong trường hợp nhóm Entodinium nhiều tới 2x10 6 /ml dịch dạ cỏ thì tất cả vi khuẩn tự do trong dạ cỏ bị ăn hết. Các thí nghiệm gần đây cho thấy rằng ở cừu đã được loại bỏ protozoa thì khối lượng protein đi vào tá tràng nhiều hơn 16 – 30 % so với cừu có mật độ protozoa cao trong dạ cỏ. Những con vật được loại bỏ protozoa trong dạ cỏ có khả năng cho năng suất cao hơn so với những con vật có protozoa trong dạ cỏ ở nhiều loại khẩu phần ăn khác nhau. không có protozoa trong dạ cỏ, có tốc độ sinh trưởng cao hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp hơn so với có protozoa trong dạ cỏ (Kurilov và Krotkova, 1979). Như vậy theo tác giả này, sự có mặt của protozoa trong dạ cỏ là điều bất lợi cho quá trình lên men thức ăn. Hơn nữa protozoa không tổng hợp được vitamin, chúng sử dụng vitamin từ thức ăn hay do vi khuẩn tạo nên và như thế sẽ làm giảm rất nhiều lượng vitamin cho vật chủ. *Nấm yếm khí (fungi) Nấm trong dạ cỏ thuộc loại nấm yếm khí. Người ta cho rằng nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc mô bào thực vật bắt đầu từ bên trong làm giảm sự bền chặt của cấu trúc này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Các sợi nấm mọc xuyên vào các tế bào thực vật làm phá vỡ các mô bào của thức ăn. Sự phá vỡ này tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xơ. Mặt khác, nấm còn tiết ra các loại men tiêu hoá xơ. Phức hợp men tiêu hoá xơ của nấm dễ hoà tan hơn men của vi khuẩn. Chính vì thế nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với tốc độ nhanh hơn so với vi khuẩn . Như vậy, nấm có vai trò đặc biệt quan trọng trong khởi đầu quá trình Trường DHNN 1 - Hà Nội - 7 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== công phá các nguyên liệu không hoà tan của vách tế bào thực vật. Sự có mặt của nấm sẽ làm tăng quá trình tiêu hoá xơ. 2.1.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ - Tác động tương hỗ vi khuẩn – vi khuẩn Cả thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ vi khuẩn đều kết hợp với vi sinh vật khác với chức năng như “ kết giao “, loài này phát triển trên sản phẩm trao đổi chất cuối cùng của loài khác. Thực vậy quá trình lên men liên tục bao gồm nhiều loài tham gia để chuyển xelluloza thành ABBH. Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh về điều kiện sinh tồn. Khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột, nghèo protein, số lượng vi khuẩn phân giải xelluloza sẽ giảm, tỷ lệ tiêu hoá xelluloza khẩu phần phân giải thấp. Sự có mặt của một lượng đáng kể tinh bột trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của khẩu phần ( Preston, 1978 ). Thu nhận thức ăn trong trường hợp này cũng sẽ giảm. Nhưng một lượng vừa đủ tinh bột hay carbohydrat dễ tiêu hoá trong khẩu phần sẽ có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất xơ. Mặt khác tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải bột đường và vi khuẩn phân giải xơ liên quan đến pH trong dạ cỏ. Chenost và Kayouli (1997) giải thích rằng trong quá trình phân giải chất xơ của khẩu phần diễn ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dịch dạ cỏ > 6,2, ngược lại quá trình phân giải tinh bột trong dạ cỏ khi pH < 6,0 .Tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho ABBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó mà ức chế hoạt động của vi khuẩn phân giải xơ. Vì thế mà khi trong khẩu phần có quá nhiều bột đường khả năng tiêu hoá và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút. - Tác động tương hỗ giữa protozoa và vi khuẩn Tác động qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn. Trường DHNN 1 - Hà Nội - 8 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== Protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu qủa chuyển hoá protein trong dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì điều này không có ý nghĩa lớn, xong đối với thức ăn nghèo Nito thì protozoa sẽ làm giảm hiệu quả thức ăn nói chung. Loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ ( Preston và Leng, 1991). Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi đặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt của của cả vi khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn được protozoa nuốt vào có tác dụng lên men trong đó tốt hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “ Dạ cỏ mini “ với các điều kiện ổn định cho vi khuẩn hoạt động. Một số loài ciliate còn hấp thu oxi từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo cho điều kiện yếm khí trong dạ cỏ được tốt hơn protozoa nuốt và tích trữ tinh bột hạn chế axitlactic, hạn chế giảm pH đột ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ. Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của động vật nhai lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự tương tác của hệ vi khuẩn sinh vật dạ cỏ. Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự cạnh tranh giữa các nhóm vi khuẩn sinh vật, mặt cộng sinh có lợi có xu thế biểu hiện rõ. Nhưng khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm vi khuẩn sinh vật, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình len men thức ăn nói chung. 2.1.4. Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ đối với vật chủ * Cung cấp năng lượng Thức ăn vào dạ cỏ trước tiên đựơc lên men bởi vi sinh vật trong dạ cỏ. Quá trình lên men vi sinh vật rất quan trọng bởi vì phần lớn carbonhydrat Trường DHNN 1 - Hà Nội - 9 - Khoa chăn nuôi - thú y Báo cáo tốt nghiệp Trần Thanh Trường – Lớp CNTY 46A ================================================================== =========== được tiêu hoá trong dạ cỏ loài nhai lại, kể cả vách tế bào thực vật, được lên men trong dạ cỏ. Vách tế bào thực vật là thành phần quan trọng của thức ăn xơ thô được phân giải một phần bởi vi khuẩn, sinh vật nhờ có men phân giải xơ ( xelluloza) do chúng tiết ra. Tuỳ vào tốc độ chuyển dời của thức ăn khỏi dạ cỏ mà một phần carbohydrat được chuyển xuống tiêu hoá ở ruột non và ruột già. Quá trình phân giải các carbohydrat phức tạp sinh ra các đường đơn. Đối với gia súc dạ dày đơn thì đường đơn như glucoza là sản phẩm cuối cùng được hấp thu, nhưng đối với gia súc nhai lại glucoza chỉ xuất hiện tạm thời, sau đó nhanh chóng được lên men thành các ABBH. Sơ đồ lên men carbohydrat dưới sự tác động của các loài vi sinh vật khác nhau được Preston và Leng (1991) tóm tắt như sau : Phương trình tóm tắt mô tả sự lên men glucoza tạo các ABBH: Axit axetic C 6 H 12 O 6 + 2H 2 O 2CH 3 – COOH + 2CO 2 + 4H 2 Axit propionic C 6 H 12 O 6 + 2H 2 2CH 3 – CH 2 – COOH + 2H 2 O Axit butyric C 6 H 12 O 6 CH 3 - CH 2 – CH 2 - COOH + 2H 2 4H 2 + CO 2 CH 4 + 2H 2 O Như vậy sản phẩm cuối cùng của sự lên men carbohydrat bởi vi sinh vật dạ cỏ gồm : - Các ABBH: chủ yếu là axit axetic ( C 2 ), axit propionic(C 3 ), axit Trường DHNN 1 - Hà Nội - 10 - Khoa chăn nuôi - thú y . nhanh, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa, thịt. Vấn đề giải quyết nguồn thức ăn cho đàn bò sữa nói riêng và đại gia súc nói chung đang được đặc biệt quan. tận dụng được thêm quỹ đất để có thêm sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trồng dứa nhanh cho thu hoạch. Năng suất sau một đến hai năm trồng

Ngày đăng: 05/08/2013, 12:27

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. a. Sơ đồ bố trớ thớ nghiệm - Thức ăn cho bò

Bảng 1..

a. Sơ đồ bố trớ thớ nghiệm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 1.b. Cấu trỳc khẩu phần thớ nghiệm - Thức ăn cho bò

Bảng 1.b..

Cấu trỳc khẩu phần thớ nghiệm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Diện tớch trồng dứa, sản lượng dứa ở nụng trường Đồng Giao- Ninh Bỡnh: - Thức ăn cho bò

Bảng 2.

Diện tớch trồng dứa, sản lượng dứa ở nụng trường Đồng Giao- Ninh Bỡnh: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Qua bảng 3: Cho thấy sản lượng quả dứa đưa vào sản xuất tại nhà mỏy đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bỡnh khụng ngừng tăng - Thức ăn cho bò

ua.

bảng 3: Cho thấy sản lượng quả dứa đưa vào sản xuất tại nhà mỏy đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bỡnh khụng ngừng tăng Xem tại trang 35 của tài liệu.
Với cụng thứ củ (100% vỏ+lừi+bó dứa ộp) được trỡnh bày trong bảng 4: - Thức ăn cho bò

i.

cụng thứ củ (100% vỏ+lừi+bó dứa ộp) được trỡnh bày trong bảng 4: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Qua bảng 4 cho biết, hàm lượng đường dễ tan giảm nhanh trong qỳa trỡnh ủ. Hàm lượng đường dễ tan ở cụng thức trờn (100% vỏ+lừi+bó dứa) là  28,34; 8,12; 5,96 % VCK tương ứng với trước khi ủ, sau khi ủ 1 thỏng và sau  khi ủ 2 thỏng. - Thức ăn cho bò

ua.

bảng 4 cho biết, hàm lượng đường dễ tan giảm nhanh trong qỳa trỡnh ủ. Hàm lượng đường dễ tan ở cụng thức trờn (100% vỏ+lừi+bó dứa) là 28,34; 8,12; 5,96 % VCK tương ứng với trước khi ủ, sau khi ủ 1 thỏng và sau khi ủ 2 thỏng Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 6 :Khối lượng hao hụt của thức ăn sau một thời gian ủ - Thức ăn cho bò

Bảng 6.

Khối lượng hao hụt của thức ăn sau một thời gian ủ Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 7: Chất lượng thức ăn ủ chua: - Thức ăn cho bò

Bảng 7.

Chất lượng thức ăn ủ chua: Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 8 :Khối lượng VCK và Protein thu nhận của bũ sữa. - Thức ăn cho bò

Bảng 8.

Khối lượng VCK và Protein thu nhận của bũ sữa Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 9: Năng suấ t, chất luợng sữa và tiờu tốn thức ăn cho sản xuất sữa - Thức ăn cho bò

Bảng 9.

Năng suấ t, chất luợng sữa và tiờu tốn thức ăn cho sản xuất sữa Xem tại trang 48 của tài liệu.
Chi phớ và giỏ thành 1kg bó dứa sau ủ được trỡnh bày trong bảng 10 - Thức ăn cho bò

hi.

phớ và giỏ thành 1kg bó dứa sau ủ được trỡnh bày trong bảng 10 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 10 cho thấy gia thành cho 1kg bó dứa sau ủ là 176 đồng trong khi đú giỏ thành một kg cỏ xanh là 200 đồng - Thức ăn cho bò

Bảng 10.

cho thấy gia thành cho 1kg bó dứa sau ủ là 176 đồng trong khi đú giỏ thành một kg cỏ xanh là 200 đồng Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 11: Kết quả điều trị bệnh cho đàn bũ tại trang trại - Thức ăn cho bò

Bảng 11.

Kết quả điều trị bệnh cho đàn bũ tại trang trại Xem tại trang 54 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan