“Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

115 611 1
“Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng kinh tế phát triển như hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân. Khi nhu cầu này của con người ngày càng phát triển trở thành một trào lưu trong xã hội, để đáp ứng lại nhu cầu này của con người thì hoạt động kinh doanh du lịch cũng phải được phát triển. Và hiện nay nghành kinh doanh các dịch vụ du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày càng trở nên quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy việc phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, được thiên nhiên ưu đãi ở Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cảnh quan đẹp… tình hình chính trị, luật pháp ổn định, nến kinh tế đang trên đà phát triển đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động du lịch đượ+c phát triển. Trong vài năm trở lại đây được sự quan tâm của nhà nước cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn ngành du lịch của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Đảng và nhà nước ta luôn coi ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của đất nước chính vì vậy mà công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tuyến điểm du lịch luôn được nhà nước chú trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động tham quan của du khách. Trong đó có việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thu hút khách tới các tuyến điểm du lịch tham quan nghỉ dưỡng. Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 1 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD Theo nguồn thống kê của bộ văn hóa thể thao & du lịch thì trong vài năm trở lại đây số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và tại các khu du lịch nói riêng ngày càng tăng cao. Trong đó đối tượng khách Pháp là một trong mười nước có lượng khách du lịch tới Việt Nam đông nhất và đang có xu hướng tăng trong tương lai. Đây là đối tượng khách có khả năng thanh toán cao đồng thời họ cũng đòi hỏi cao về các dịch vụ được cung cấp do đó các tuyến điểm, các khu du lịch cũng như các tổ chức kinh doanh du lịch cấn phải thực hiện một số biện pháp phù hợp để thu hút đối tượng khách này. Từ những thực trạng trong thực tế hiện nay, qua quá trình thực tập tại Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc Bích Động và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Vương Quỳnh Thoa em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động” Đề tài của em được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thu hút khách trong kinh doanh lữ hành. Chương 2 : Thực trạng hoạt động thu hút khách pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động. Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp đến khu du lịch Tam Cốc Bích Động. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Du lịch & Khách sạn cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc Bích Động đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp này. Đặc biệt em rất cảm ơn cô giáo Vương Quỳnh Thoa đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1. Kinh doanh lữ hành 1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành Khái niệm lữ hành: Lữ hành có thể được hiểu là hoạt động di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác dưới mọi hình thức nhằm thỏa mãn các mục đích khác nhau bằng bất kỳ phương tiện nào và không tính đến việc có quáy lại nơi xuất phát ban đầu hay không. Theo cách hiểu này thì lữ hành là phạm trù rất rộng nó không bị giới hạn bởi bất cứ một yếu tố nào như các giới hạn về mục đích chuyến đi, các giới hạn về thời gian như trong khái niệm về hoạt động du lịch. Hoạt động đi du lịch thực chất nó là một bộ phận của hoạt động lữ hành, mọi hoạt động đi du lịch đều được coi là hoạt động lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là hoạt động du lịch. Khái niệm kinh doanh lữ hành: Hoạt động lữ hành của con người xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của con người đó là nhu cầu đi lại chình vì vậy mà qúa trình hình thành và phát triển của hoạt động này đã diễn ra từ rất lâu trong đời sống của con người. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự xuất hiện khi có sự xuất hiện của hoạt động tổ chức các chuyến đi tập thể cho khách nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành được hiểu là một tổ chức hay cá nhân nào đó tiến hành đầu tư để thực hiện một, một số hay tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và dịch chuyển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ hoạt động sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch nhằm mục đích lợi nhuận hoặc hưởng tiền hoa hồng từ phía các nhà cung ứng. Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 3 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD Phân loại kinh doanh lữ hành: Để phân loại kinh doanh lữ hành thì trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách phân loại khác nhau với mỗi một tiêu chí phân loại sẽ đưa cho ta những cách phân loại khác nhau cụ thể: - Căn cứ theo tính chất hoạt động tạo ra sản phẩm thì kinh doanh lữ hành được chia thành các loại sau: + Kinh doanh đại lý lữ hành. + Kinh doanh chương trình du lịch. + Kinh doanh tổng hợp. - Căn cứ theo phương thức và phạm vi hoạt động thì kinh doanh lữ hành bao gồm: + Kinh doanh lữ hành gửi khách. + Kinh doanh lữ hành nhận khách. + Kinh doanh lữ hành kết hợp - Theo quy định trong luật du lịch Việt Nam thì kinh doanh lữ hành được chia như sau: + Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam. + Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài. + Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. + Kinh doanh lữ hành nội địa. 1.1.2. Vai trò chức năng của kinh doanh lữ hành Từ khái niệm kinh doanh lữ hành ở trên có thể thấy kinh doanh lữ hành là một phần quan trọng của ngành du lịch. Sự xuất hiện của kinh doanh lữ hành góp phần thúc đẩy các hoạt động đi du lịch của con người, nó là cầu nối giúp cho cung cầu du lịch được gặp nhau một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Kinh doanh lữ hành giúp cho hàng hóa và dịch vụ trong du lịch dịch chuyển Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 4 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD từ trạng thái người tiêu dùng ( khách du lịch) chưa biết, chưa muốn sang trạng thái người tiêu dùng ( khách du lịch ) cần. Như vậy có thể thấy kinh doanh lữ hành đóng vai trò trung gian trong phân phối sản phẩm của ngành du lịch cũng như sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Và để thực hiện được vai trò này đòi hỏi nó phải thực hiện được các chức năng như: - Chức năng thông tin: Đối với chức năng này do doanh nghiệp lữ hành giữ vị trí trung gian giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng do đó ở chức năng này các doanh nghiệp lữ hành không những phải thu thập, tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp để cung cấp cho khách du lich mà họ còn phải thu thập cả những thông tin từ những người tiêu dùng du lịch để cung cấp cho các nhà cung ứng để các nhà cung ứng có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng hơn. - Chức năng tổ chức: Để thực hiện được chức năng này doanh nghiệp lữ hành cần phải tiến hành các công tác tổ chức nghiên cứu thị trường (bao gồm nghiên cứu cả thị trường các nhà cung ứng lẫn thị trường khách du lịch) thông quá những kết quả thu được từ việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành tổ chức sản xuất ra các sản phẩm (các chương trình du lịch) phù hợp với thị trường và cuối cùng khi đã có các sản phẩm rồi thì doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động để bán các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. - Chức năng thực hiện: Khác với các ngành kinh tế khác thì khi sản phẩm đã bán cho người tiêu dùng tức là kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đối với doanh nghiệp lữ hành thì sau khi bán các sản phẩm cho khách du lịch thì khi đó mới là lúc bắt đầu của quá trình tiêu thụ sản phẩm. Sau khi bán các chương trình du lịch cho khách du lịch doanh nghiệp cần phải tiến hành khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh lữ hành đó là tiến hành quá trình tiêu thụ các dịch vụ có trong chương trình du lịch bao Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 5 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn tham quan… Để thực hiện được chức năng này thì đội ngũ hướng dẫn viên một đóng vai trò rất lớn, hướng dẫn viên chính là những người trực tiếp thực hiện chức năng này và thông quá hoạt động của hướng dẫn viên sẽ góp phần làm gia tăng giá trị và giá trị sử dụng của chương trình du lịch đối với khách. 1.1.3. Lợi ích của kinh doanh lữ hành. Sự xuất hiện của hoạt động kinh doanh lữ hành trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch cùng với vai trò trung gian phân phối sản phẩm trong du lịch, thực hiện các chức năng đã nêu trên thì doanh nghiệp lữ hành đã góp phần đem lại lợi ích cho các bên liên quan như: - Lợi ích cho khách du lịch: Thông quá sự có mặt của các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình tiêu dùng du lịch các doanh nghiệp du lịch đã giúp cho khách du lịch tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức trong việc tìm kiếm thông tin. Đồng thời thông quá sự có mặt của doanh nghiệp lữ hành trong quá trình tiêu dùng của khách cũng là giảm bớt các yếu tố rủi do cho khách du lịch. - Lợi ích cho các nhà cung ứng: Một trong những đặc điểm nổi bật nhất đối với các sản phẩm du lịch so với sản phẩm của các ngành kinh tế khác đó là tính cố định tức là sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng mà người tiêu dùng muốn tiêu dùng nó phải đến tận nơi sản xuất để tiêu dùng. Mặt khác cầu trong du lịch lại thường ở cách xa cung chính vì vậy mà thông quá hoạt động của doanh nghiệp lữ hành đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu trong du lịch, giúp cho sản phẩm du lịch đến tay người tiêu dùng dễ dàng. Như vậy có thể thấy kinh doanh lữ Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 6 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD hành đã đem lại lợi ích cho nhà cung ứng thông quá việc giúp cho nhà cung ứng tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng với số lượng lớn và ổn định. - Lợi ích cho điểm đến: Lợi ích mà hoạt động kinh doanh lữ hành đem lại cho điểm đến được thể hiện thông quá việc doanh nghiệp lữ hành đưa khách tới các điểm đến và khi khách du lịch đến đó thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho điểm đến như: lợi ích về kinh tế, cơ hội giao lưu văn hóa… trong đó lợi ích về kinh tế đóng một vai trò quan trọng nhất. Khi khách du lịch tới một điểm đến nào đó thì tại đây họ sẽ tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ các nhu cầu của khách trong quá trình đi du lịch  hàng hóa được tiêu thụ  GDP của vùng hay quốc gia đó tăng lên đồng thời nó cũng giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương thông quá việc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân  đới sống nhân dân địa phương được nâng cao. Ngoài ra khi khách du lịch đến bất cứ một điểm du lịch nào thì họ cũng mang theo cả nét đặc trưng văn hóa ở địa bàn họ sinh sống và đây sẽ là cơ hội tốt để người dân địa phương giao lưu văn hóa với bên ngoài ngay tại địa bàn mình. 1.1.4. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành. Từ định nghĩa về kinh doanh lữ hành ở trên chúng ta có thể thấy được hệ thống sản phẩm mà kinh doanh lữ hành sẽ cung cấp cho khách du lịch sẽ bao gồm: - Dịch vụ trung gian: Xuất phát từ vai trò trung gian trong phân phối sản phẩm giữa các nhà cung ứng với khách du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ tiêu thụ các sản phẩm cho các nhà cung ứng để nhận hoa hồng. Các loại dịch vụ này bao gồm: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú và ăn uồng; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tư vấn; dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao và các sự kiện khác… Tuy nhiên trong xu hướng Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 7 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD mở rộng kinh doanh đa ngành nghề như hiện nay thì ở một số hãng kinh doanh lữ hành lớn đã có thể tự sản xuất được một số dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống … để bán cho khách mà không phải đóng vai trò là các nhà trung gian trong phấn phối sản phẩm cho các nhà cung ứng nữa. - Chương trình du lịch: Đây là sản phẩm chính và đặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Đây là thành phần chính tạo nên phần giá trị gia tăng cho toàn bộ hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành, nếu như ở các dịch vụ trung gian ở trên doanh nghiệp lữ hành chỉ đóng vai trò là người trung gian trong phân phối sản phẩm và không hề làm gia tăng thêm giá trị của các dịch vụ đó thì với sản phẩm là chương trình du lịch doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò là người trực tiếp tạo ra các chương trình du lịch để bán cho khách. Để tạo ra được sản phẩm này doanh nghiệp cần phải tiến hành các bước công việc sau: Mô hình 1: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 8 Thiết kế chương trình, tính toán chi phí Tổ chức xúc tiến hỗn hợp Tổ chức kênh tiêu thụ Tổ chức thực hiện Các hoạt động sau kết thúc - Xây dựng thị trường - Xây dựng mục đích chuyến đi -Thiết kế chuyến - Chi tiết hóa chuyến -Xác định giá thánh - Xác đinh giá bán - Xác định điểm hòa vốn - Tuyên truyền - Quảng cáo - Kích thích người tiêu dùng - Kích thích người tiêu thụ - Marketing trực tiếp - Lựa chọn các kênh tiêu thụ - Quản lý các kênh tiêu thụ - Thỏa thuận - Chuẩn bị thực hiện - Thực hiện - Kết thúc - Đánh giá sự thảo mãn của khách - Xử lý phàn nàn - Viết thư thăm hỏi - Duy trì các mối quan hệ Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD Trên đây là mô hình quy trình để kinh doanh chương trình du lịch cho khách. Quá mô hình này chúng ta có thể thấy để tạo ra được một sản phẩm là chương trình du lịch có chất lượng tốt đưa đến tay người tiêu dùng thì các doanh nghiệp lữ hành phải tiến hành rất nhiều các công đóạn từ nghiên cứu thị trường xây dựng chương trình du lịch tổ chức xúc tiến tổ chức kênh tiêu thụ sản phẩm tổ chức thực hiện cuối cùng là các hoạt động sau khi kết thúc chương trình du lịch. - Ngoài các sản phẩm nói trên các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn cung cấp một số sản phẩm khác như: các chương trình du lịch khuyến thưởng, du lịch hội thảo, chương trình du học, tổ chức các sự kiện văn hóa kinh tế xã hội và thể thao lớn… 1.2. Hoạt động thu hút khách du lịch trong kinh doanh lữ hành 1.2.1. Khái niệm thu hút và hoạt động thu hút khách du lịch Khái niệm thu hút: Trong cuốn Từ điển tiếng Việt nhà xuất bản Từ điển bách khoa của Viện ngôn ngữ khoa học - xã hội – nhân văn có đưa ra: “Thu hút là làm cho người ta cảm thấy thích thú, ham thích một cái gì đó và tìm đến để thưởng thức, chiêm ngưỡng nó”. Khái niệm hoạt động thu hút khách du lịch: Hoạt động thu hút khách du lịch tại một khu du lịch nào đó là tổng thể các biện pháp, cách thức thực hiện của một khu du lịch đó tiến hành nhằm gây sự chú ý của khách làm cho khách du lịch cảm thấy thích thú, yêu mến những giá trị về tài nguyên thiên nhiên lẫn những giá trị tài nguyên nhân văn có ở một khu du lịch và tìm đến khu du lịch để thưởng thức những giá trị đó. Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 9 Khóa luận tốt nghiệp Đại học KTQD 1.2.2. Khái niệm và vai trò của khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành Để hoạt động du lịch có thể phát triển được thì điều không thể thiếu được đó là khách du lịch, khách du lịch chính là người tiêu dùng cuối cùng các sản phẩm, dịch vụ của ngành du lịch và các ngành kinh tế khác. Đây được coi là thành phần quan trọng nhất quyết định sự phát triển của hoạt động đi du lịch. Vậy những người như thế nào được gọi là khách du lịch? Làm thế nào để có thể nhận biết được một người có phải là khách du lich hay không? Và những đối tượng như thế nào sẽ được nghành du lịch thống kê là khách du lịch? Để trả lời được những câu hỏi trên chúng ta phải hiểu được khái niệm về khách du lịch. Khái niệm khách du lịch lần đầu tiên được xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ XVIII và đến nay trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch tuy nhiên có thể thấy ở các định nghĩa này đều có nêu ba đặc điểm chính để nhận biết một người có phải là khách du lịch hay không đó là: - Thứ nhất người đó phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một vùng đất khác. - Thứ hai người đó có thể đi tới một nơi khác với mọi mục đích khác nhau nhưng phải ngoại trừ mục đích để kiếm tiền tại nơi đến. - Đặc điểm thứ ba để nhận biết người đó có phải là khách du lịch hay không đó là thời gian dừng chân tại nơi đến phải ít nhất 24 tiếng hoặc người đó phải sử dụng một đêm nghỉ trọ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì họ được thống kê là khách viếng thăm đối với nơi đến. Đó là những tiêu thức mà thế giới đã đưa ra để định nghĩa về khách du lịch còn trong luật du lịch của Việt Nam khái niệm khách du lịch cũng được Đào Thị Thương Lớp du lịch 47 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:33

Hình ảnh liên quan

Mô hình 1: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

h.

ình 1: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch Xem tại trang 8 của tài liệu.
Mô hình 2: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

h.

ình 2: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng thống kê tổng lượt khách trong các năm - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 1.

Bảng thống kê tổng lượt khách trong các năm Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng thống kê tổng lượt khách trong các tháng năm 2007 - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 2.

Bảng thống kê tổng lượt khách trong các tháng năm 2007 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Từ bảng thống kê doanh thu của Ban ở trên có thể thấy trong tổng doanh thu mà Ban thu được qua các năm ngày càng gia tăng cụ thể tổng doanh thu  trong năm 2008 tại Ban quản lý đạt 14.051.774 nghìn đồng tăng 3.243.283  nghìn đồng tương ứng tăng 30% so với  - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

b.

ảng thống kê doanh thu của Ban ở trên có thể thấy trong tổng doanh thu mà Ban thu được qua các năm ngày càng gia tăng cụ thể tổng doanh thu trong năm 2008 tại Ban quản lý đạt 14.051.774 nghìn đồng tăng 3.243.283 nghìn đồng tương ứng tăng 30% so với Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu khách pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 5.

Cơ cấu khách pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu khách Pháp theo độ tuổi - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 6.

Cơ cấu khách Pháp theo độ tuổi Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 7: Cơ cấu khách Pháp theo mục đích chuyến đi - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 7.

Cơ cấu khách Pháp theo mục đích chuyến đi Xem tại trang 65 của tài liệu.
* Cơ cấu khách theo hình thức tổ chức chuyến đi - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

c.

ấu khách theo hình thức tổ chức chuyến đi Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 9: So sánh doanh thu của khách Pháp với doanh thu của toàn Ban quản lý - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 9.

So sánh doanh thu của khách Pháp với doanh thu của toàn Ban quản lý Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 10: Mức giá áp dụng với từng loại hình dịch vụ tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 10.

Mức giá áp dụng với từng loại hình dịch vụ tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 11: Bảng thống kê số lượng nhân viên xét theo trình độ học vấn - “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Pháp tại khu du lịch Tam Cốc Bích Động”

Bảng 11.

Bảng thống kê số lượng nhân viên xét theo trình độ học vấn Xem tại trang 79 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan