Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

36 1K 3
Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Báo cáo thực tập tổng hợp I. Tổng quan về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 1. Thông tin chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên công ty: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên tiếng Anh: Haichau confectionery joint stock company Tên giao dịch quốc tế: hachaco.jsc Công ty được thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1965 theo Quyết định số 1335 NN- TCCB/QĐ ngày 29/4/1964 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm về việc đổi tên bổ sung nhiệm vụ cho Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Căn cứ Quyết định số 3656/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần . Ngày 30/12/2004 Công ty đã tổ chức Đại Hội Đồng Cổ Đông sáng lập, thống nhất đổi tên Công ty Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Địa điểm : Số 15 phố Mạc Thị Bưởi- Q.Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Diện tích mặt bằng: Hiện nay ( tính cả phần mở rộng) 55.000m2 Trong đó: - nhà xưởng 23.000m2 - văn phòng 3.000m2 - kho bãi 5.000m2 - phục vụ công cộng 24.000m2 Điện thoại: 0438624826 Fax: 0438621520 Website : http://www.haichau.com.vn Email : pkhpt@fpt.vn Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội Mã số thuế: 01.001141184-1 2. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 2.1. Thời kỳ đầu thành lập (1965-1975) Ngày 16/11/1964, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT tách Ban kiến thiết bản ra khỏi Công ty Miến Hoàng Mai, thành lập Ban Kiến thiết chuẩn bị sản xuất. Tháng 3/1965 công ty đã tuyển 116 công nhân cho phân xưởng mỳ sợi, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo, Bộ cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Nguyễn Thị Thuý 1 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Quốc học quy trình công nghệ sản xuất bánh mỳ, bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Ngày 02/09/1965, xưởng kẹo đã sản phẩm xuất xưởng, Bộ Công nghiệp nhẹ thay mặt nhà nước chính thức cắt băng khánh thành Công ty Hải Châu. Do chiến tranh đánh phá của Đế quốc Mỹ nên Công ty không còn lưu giữ được số liệu vốn đầu tư ban đầu. Ở thời kỳ này, công ty sản xuất một số mặt hàng phục vụ người tiêu dùng như: mỳ sợi, bánh quy, lương khô, kẹo. Ở phân xưởng sản xuất mỳ sợi: Một dây sản xuất mỳ thanh (mỳ trắng) bán giới, năng suất 1-1,2 tấn/ca sau đó được nâng công suất lên 1,5-1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500-800kg/ca sau đó được nâng lên 1 tấn/ca. Hai dây mỳ vàng 1,2- 1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca. Sản phẩm chính: mỳ sợi lương thực, mỳ thanh, mỳ hoa. Ở phân xưởng bánh : gồm 1 dây chuyền máy giới công suất 2,5 tấn/ca. Sản phẩm chính: Bánh quy ( Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quýt), Bánh lương khô (phục vụ Quốc phòng). Ở phân xưởng kẹo: gồm 2 dây chuyền bán giới công suất mỗi dây chuyền là 1,5 tấn/ca. Sản phẩm chính: kẹo cứng, kẹo mềm( chanh, cam, cà phê). Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 850 người/năm Do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng. Công ty được Bộ tách phân xưởng kẹo sang công ty Miến Hà Nội thành lập công ty Hải Hà (nay là Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà- Bộ Công nghiệp). 2.2. Thời kỳ 1976-1985 Thời kỳ này Công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh đi vào hoạt động bình thường Năm 1976: Bộ Công nghiệp thực phẩm cho nhập công ty sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng: Sữa đậu nành: 2,4-2,5 tấn/ngày; Bột canh: 3,5-4 tấn/ngày Nguyễn Thị Thuý 2 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Năm 1918: Bộ Công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền Mì ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TP Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng Mì ăn liền. Công suất mỗi dây chuyền 2,5 tấn/ca. Năm 1982: Do khó khăn về bột mỳ Nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực. Công ty được Bộ Công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động Phân xưởng Mì lương thực. Công ty đã tận dụng mặt bằng đầu tư 12 lò sản xuất Bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Đây là sản phẩm bánh kem xốp đầu tiên ở phía Bắc. Số cán bộ công nhân viên : bình quân 1250 người/ năm. 2.3. Thời kỳ 1986-1991 Năm 1989-1990: Tận dụng nhà xưởng của Phân xưởng Sấy phun Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia với công suất 2000 lít/ ngày. Năm 1990-1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất Bánh quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Công suất 2,5-2,8 tấn/ca. Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 950 người/năm. 2.4. Thời kỳ 1992 đến 2004 Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống ( Bánh, kẹo, bột canh…) mua sắm thêm trang thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 1993 đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là một dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt Nam. Năm 1994 đầu tư dây chuyền phủ Socola của CHLB Đức công suất 500kg/ca. Dây chuyền thể phủ socola cho các sản phẩm bánh như bánh kem xốp, bánh quy. Năm 1996 Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liên doanh sản xuất Socola. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 1997 Công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. Kẹo cứng công suất 2400kg/ca, kẹo mềm công suất 1200kg/ca. Năm 1998 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh quy Hải Châu, công suất thiết kế là 4 tấn/ca. Nguyễn Thị Thuý 3 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Năm 2001 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức), công suất thiết kế 1,6 tấn/ca dây chuyền sản xuất Socola năng suất 200khg/ giờ. Năm 2003 đầu tư mới dây chuyền sản xuất Bánh mềm ( Hà Lan), đây là dây chuyền hiện đại, tự động hóa hoàn toàn, công suất thiết kế 375kg/ giờ Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 800 người/năm. 2.5. Thời kỳ từ 2005 đến nay: Vào cuối năm 2004, Công ty tiến hành chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (Theo quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn) từng bước tháo gỡ những tồn tại của doanh nghiêp Nhà nước chuyển sang. Với công nghệ năng lực sản xuất sẵn có, Công ty tập trung sắp xếp cấu lại lao động, tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý hơn; tiếp tục cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, phương thức hạch toán mới. Tháng 10/2005, Công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói Bột canh tự động, đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động. Với việc tự động hóa khâu bao gói dây chuyền sản xuất Bột canh đã làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.  Một số thành tích quan trọng của Công ty: Huân chương Kháng chiến hạng III năm 1973 Huân chương Lao động hạng III năm 1979 Huân chương Lao động hạng III năm 1981 Bằng khen của Chính phủ năm 1989 Huân chương Chiến công hạng III từ năm 1995 đến năm 1997 Huân chương Lao động hạng II từ năm 1993 đến năm 1998 Huân chương Chiến công hạng II về thành tích lực lượng tự vệ 1995-1999, năm 2000. Huân chương Lao động hạng I năm 2002 về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1997 đến năm 2001, góp phần vào việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc Nguyễn Thị Thuý 4 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Nông nghiêp & Phát triển nông thôn năm 1996, 1997, 1998, 2001 cờ 10 năm hoàn thành xuất sác nhiệm vụ sản xuất kinh doanh( 1989-1999). Cờ thi đua của Chính phủ năm 2002 về thành tích xuất sắc, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn năm 2001. 3. Loại hình doanh nghiệp Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần, là thành viên của Tổng Công ty Mía Đường 1- Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tiền thân là Nhà máy Hải Châu được thành lập ngày 02/09/1965. 4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành lĩnh vực sau: - Sản xuất bánh kẹo, socola, gia vị, mỳ ăn liền, chế biến các loại thực phẩm khác - Sản xuất nước uống cồn không cồn - Sản xuất in ấn các loại bao bì thực phẩm, kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty - Dịch vụ thương mại tổng hợp, cho thuê văn phòng, nhà xưởng. 5. cấu tổ chức của công ty 5.1. Sơ đồ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ cấu bộ máy tổ chức của công ty Đại Hội đồng cổ đông Nguyễn Thị Thuý 5 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Hội đồng quản trị Ban điều hành Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến chức năng. Đây là một hình thức tổ chức quản lý hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất khắc phục được nhiều nhược điểm của bộ máy quản lý trước đây. 5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Nguyễn Thị Thuý 6 Lớp: Marketing 47B Ban kiểm soát Phòng Tổ chức Phòng Kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng KD thị trường Phòng HC Bảo vệ Phòng KHVT ĐTXD CB CN Hà Nội CN Việt Trì CN Hà Nam CN Hải Dương CN Nghệ An CN Đà Nẵng CN TP Hồ Chí Minh XN Quy kem xốp XN Bánh cao cấp XN Kẹo XN Gia vị thực phẩm Báo cáo thực tập tổng hợp 5.2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. chức năng điều hành mọi hoạt động của công ty ra các quyết định quản trị, chức năng thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của côn ty… 5.2.2. Ban kiểm soát chức năng kiểm tra các sổ sách chứng từ tài sản của công ty, bên cạnh đó bao cáo trước đại hội cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy ra những ưu, khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị. 5.2.3. Ban điều hành: Gồm Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc kỹ thuật. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh các hoạt động khác của công ty. Phó tổng giám đốc kỹ thuật chức năng quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu về sản phẩm mới cũng như thiết kế hoặc cải tiến về mẫu mã bao bì, còn giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất, phụ trách khối sản xuất, hoặc cố vấn khắc phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị. 5.2.4. Phòng Tổ chức  Chức năng Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt: Quản lý nhân sự, đào tạo nâng bậc, lao động- tiền lương, chính sách chế độ, tổng hợp thi đua khen thưởng của công ty  Nhiệm vụ - Tổ chức nhân sự: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cấu bộ máy quản lý, quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, nội dung phân cấp quản lý cho các phòng ban, xí nghiệp, chi nhánh. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý ngắn dài hạn. Tổ chức nhận xét, đánh giá năng lực cán bộ định kỳ hàng năm. Bổ sung lý lịch, quản lý hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động. Nguyễn Thị Thuý 7 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp - Quản lý sử dụng lao động-tiền lương: Tiến hành xây dựng các định mức lao động tiền lương, tổ chức giao quỹ lương cho các phòng ban, xí nghiệp, chi nhánh. Tham gia cùng các đơn vị sản xuất để sắp xếp, bố trí điều động lao động đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Xây dựng các quy chế quản lý lao động, các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động. Xây dựng trình duyệt kế hoạch lao động, tiền lương tháng, quý, năm. Là thành viên thường trực trong Hội đồng xét lương xét khen thưởng kỷ luật của công ty. - Đào tạo: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kỹ thuật thiết bị công nghệ sản xuất, quản lý kinh tế, phát triển thị trường. Đào tạo tái đào tạo tay nghề cho người lao động. Xây dựng quy trình, phương thức tuyển dụng, đào tạo phân cấp tuyển dụng, đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. - Bảo hộ lao động: Lập tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện kế hoạch BHLĐ, ATVS LĐ theo pháp lệnh BHLĐ của Nhà nước ban hành. - Tham gia thường trực Hội đồng BHLĐ: Xây dựng kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình quy phạm an toàn. - Tổ chức các phong trào thi đua: Cùng với các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ tổ chức phát động các phong trào thi đua, tham gia xét duyệt khen thưởng kỷ luật; xét duyệt sáng kiến, cải tiến kỹ thuật quản lý, hợp lý hóa tổ chức sản xuất; xét duyệt các danh hiệu thi đua của cá nhân, đơn vị tập thể người lao động; xét duyệt tiền lương, chế độ thu nhập hàng than cho người lao động. - Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh các hoạt động khác của toàn công ty, lập báo cáo trình các quan chức năng liên quan về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác quản lý các phong trào của công ty. 5.2.5. Phòng Kỹ thuật  Chức năng Tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật: Nguyễn Thị Thuý 8 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp - Quy trình quản lý máy móc thiết bị, quản lý công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm; đăng ký bản quyền, kiểu dáng công nghiệp. - Xây dựng quản lý định mức kỹ thuật, vật tư; lập quản lý các đề tài khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác đào tạo, vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000. - Xây dựng các dự án đầu tư nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, nghiên cứu sản phẩm mới - Công tác BHLĐ ATVS  Nhiệm vụ  Quản lý công nghệ Quản lý quy trình công nghệ sản xuất - Xây dựng quy trình công nghệ cho mỗi dây chuyền sản xuất theo quy định của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 - Hướng dẫn, điều chỉnh giám sát việc thực hiện các quy trình công nghệ tại các xí nghiệp sản xuất. - Kiểm tra, kiểm soát vật tư, nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, nhập bảo quản trong kho theo đúng quy định của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. - Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm với các quan quản lý Nhà nước. - Xây dựng tổ chức thực hiện chương trình sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm của Công ty. Quản lý định mức vật tư, kỹ thuật: - Xây dựng tổ chức kiểm tra, rà soát, điều chỉnh định mức vật tư, kỹ thuật một cách thường xuyên, liên tục cho các sản phẩm của công ty để nâng cao chất lượng, tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm. - Kiểm tra việc thực hiện đúng, đầy đủ, chính xác định mức vật tư, nguyên liệu của các sản phẩm. Nguyễn Thị Thuý 9 Lớp: Marketing 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Kiểm soát quá trình sản xuất - Kiểm tra, kiểm soát các công đoạn sản xuất của các xí nghiệp theo đúng quy định của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Kiểm soát chất lượng sản phẩm - Kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trước khi xuất xưởng. - Kiểm soát chất lượng sản phẩm định kỳ tại kho (có báo cáo cụ thể). Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường. - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh công nghiệp tại các xí nghiệp sản xuất toàn bộ Công ty. - Đề xuất các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm với Ban ATVS công nghiệp để triển khai cho các đơn vị thực hiện giám sát việc thực hiện. - Đề ra các biện pháp thực hiện vệ sinh môi trường đảm bảo theo quy định của Nhà nước. - Là thành viên thường trực của Hội đồng BHLĐ công ty.  Quản lý thiết bị - Quản lý toàn bộ thiết bị, máy móc hồ sơ kỹ thuật toàn bộ dây chuyền về khí, điện, lạnh, hơi nước, thiết bị áp lực, tự động hóa. - Quản lý đề xuất ban hành nội quy, quy trình sử dụng thiết bị, đảm bảo các thông số kỹ thuật bản của Hệ thống thiết bị toàn Công ty. - Hoàn thiện các tài liệu đã có, bổ sung tài liệu chưa có, bị mất, hiệu đính cho phù hợp thực tế. - Lập kế hoạch trung tu đại tu máy móc thiết bị các phân xưởng, sau khi sự thống nhất với các bộ phận, xí nghiệp liên quan để trình Tổng Giám đốc phê duyệt. - Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Kỹ thuật còn tham mưu cho Tổng Giám đốc về tiêu chuẩn chất lượng vật tư nguyên liệu, thiết bị máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế làm sở ký kết các hợp đồng kinh tế, mua bán. 5.2.6. Phòng Tài chính kế toán Nguyễn Thị Thuý 10 Lớp: Marketing 47B

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty      - Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Bảng 2.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh hàng năm từ năm 2003 đến năm 2007 - Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Bảng 1.

Kết quả kinh doanh hàng năm từ năm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3: Một số chỉ số tài chính của công ty từ năm 2003 đến năm 2007 - Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Bảng 3.

Một số chỉ số tài chính của công ty từ năm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng5 :Bảng chiều sâu của danh mục sản phẩm - Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Bảng 5.

Bảng chiều sâu của danh mục sản phẩm Xem tại trang 28 của tài liệu.
Theo bảng trên, danh mục sản phẩm của Công ty có chiều rộng là 4 loại sản phẩm; chiều dài của danh mục sản phẩm là 11 - Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

heo.

bảng trên, danh mục sản phẩm của Công ty có chiều rộng là 4 loại sản phẩm; chiều dài của danh mục sản phẩm là 11 Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan