Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khỏe 5555

31 618 8
Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khỏe 5555

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng

Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm MỤC LỤC Chương I: GIỚI THIỆU 4 I. Cơ sở hình thành đề tài 4 II. Mục tiêu nghiên cứu .4 1. Mục tiêu chung 4 2. Mục tiêu cụ thể 4 III.Phạm vi nghiên cứu 5 IV. Phương pháp nghiên cứu .5 V. Ý nghĩa nghiên cứu .5 Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .6 I. Tổng quan về thương hiệu .6 1. Quan niệm về thương hiệu 6 2. Đặc điểm của thương hiệu .6 3. Yếu tố cấu thành nên thương hiệu .7 3.1. Phần đọc được .7 3.1.1. Tên gọi .7 3.1.2. Slogan 7 3.2. Phần không đọc được 8 3.2.1. Logo .8 3.2.2. Màu sắc của logo, bao bì 9 3.2.3. Bao bì .9 3.2.4. Tem, nhãn 10 3.2.5. Mã vạch .10 3.2.6. Đoạn nhạc 11 4. Vai trò của thương hiệu .11 4.1. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 11 4.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng 11 5. Giá trị của thương hiệu 12 5.1. Sự nhận biết thương hiệu .12 5.2. Chất lượng cảm nhận vượt trội .13 5.3. Sự liên tưởng thương hiệu 13 SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 1 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm 5.4. Sự trung thành thương hiệu .13 5.5. Những giá trị thương hiệu khác 13 II. Mô hình nghiên cứu 13 III. Các định nghĩa liên quan đến thương hiệu 14 1. Giá trị thương hiệu .14 2. Định vị thương hiệu 14 3. Sự nhận biết thương hiệu 14 4. Mở rộng thương hiệu .14 5. Lời hứa thương hiệu .14 6. Tài sản thương hiệu 14 7. Tầm nhìn thương hiệu .15 8. Kiến trúc thương hiệu 15 9. Sứ mạng thương hiệu .15 3.10 Hợp tác thương hiệu .15 Chương III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV BGK 55555 .16 I. Giới thiệu tổng quan về công ty 16 1. Hoàn cảnh ra đời 16 2. Quá trình hình thành .16 3. Địa điểm thành lập .16 4. Những thông tin khác về công ty .17 5. Lĩnh vực kinh doanh 17 6. Thị trường tiêu thụ và khách hàng .17 II. Tình hình hoạt động .17 III.Qui trình làm mắm .17 VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 19 1. Thuận lợi .19 2. Khó khăn 19 Chương IV: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TH 20 I. Nhận thức về thương hiệuchiến lược phát triển TH tại công ty .20 1. Nhận thức về thương hiệu của công ty .20 2. Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty 20 II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty 20 SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 2 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm 1. Thực trạng về kiến trúc thương hiệu 20 1.1. Tên thương hiệu .20 1.2. Logo và biểu tượng đặc trưng 20 1.3. Sologan 21 1.4. Đoạn nhạc .21 1.5. Bao bì sản phẩm .21 1.6. Chiến lược quảng .22 2. Thực trạng phát triển thương hiệu trong năm vừa qua . 22 Chương V: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU .23 I. Phân tích thị trường .23 1. Phân tích thương hiệu cạnh tranh 23 2. Phân tích thị trường kinh doanh .23 2.1. Thị trường mục tiêu .23 2.2. Khách hàng mục tiêu .23 II. Phân tích SWOT 24 1. Điểm mạnh .24 2. Điểm yếu 24 3. Cơ hội 24 4. Nguy cơ .24 5. Sơ đồ SWOT .24 5.1. Chiến lược phát triển sản phẩm .25 5.2. Chiến lược phát triển thị trường 25 5.3. Chiến lược HĐH công nghệ - đào tạo nguồn nhân lực 25 5.4. Chiến lược liên kết 25 6. Kết luận – kiến nghị .25 III. Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu 26 1. Nguồn nguyên liệu .26 2. Nguồn lao động 26 3. Nguồn tài chính .26 4. Kiến trúc thương hiệu 27 5. Các hoạt động truyền thông 27 Chương VI: KẾT LUẬN 29 SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 3 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm Chương I: GIỚI THIỆU 1. Cơ sở hình thành đề tài: Ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ “Mắm” được xem là một trong những thực phẩm quen thuộc và đặc trưng đối với người dân bản địa nơi đây, đặc biệt là ở Thị Xã Châu Đốc – Tỉnh An Giang. Khi gọi Châu Đốc là vương quốc mắm quả không sai bởi vì làng nghề này đã được hình thành ở đây khá lâu mặt khác đây còn là nơi sản xuất các loại mắm cá hàng đầu miền nam với số lượng thành phẩm hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, chúng ta có thể thấy chỉ ở Châu Đốc mắm mới thể hiện hết sự phong phú của loại thực phẩm độc đáo này, nó không chỉ phong phú về mặt chủng loại mà còn phong phú về cả mùi vị và có lẽ chính vì thế mà mắm đã dần trở thành một sản phẩm “độc chiêu” của Thị Xã Châu Đốc, hàng năm đóng góp được hàng tỉ đồng vào ngân sách của thị xã. Hiện nay ở Châu Đốc có rất nhiều thương hiệu cũng như nhiều công ty, cơ sở sản xuất và kinh doanh mắm nổi tiếng như: Giáo Khỏe 55555, cô Tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh, Giáo Thảo . Trong đó, đặc biệt phải kể đến thương hiệu Mắm Giáo Khỏe 55555 bởi đây là một những thương hiệu gia truyền đã có từ rất lâu đời, mặc khác đây còn là một trong những thương hiệu hàng đầu của tỉnh An Giang. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua cho thấy hiện nay thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi những thương hiệu mắm nổi tiếng khác ở trong nước chẳng hạn như: Cô Tư Ấu, Giáo Thảo Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho thương hiệu này là phải làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những thương hiệu khác? Và thực tế cho thấy chỉ có nâng cao giá trị của thương hiệu mới là biện pháp để giải quyết được vấn đề này. Nhưng có thể nhận định rằng việc phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu lên một tầm cao mới không phải là chuyện một sớm một chiều mà đó là cả một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, toàn vẹn về mặt. Do đó đòi hỏi cần có một định hướng chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý để đưa thương hiệu này ngày càng phát triển hơn nữa và đây cũng chính là lý do hình thành nên đề tài “Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 Châu Đốc – An Giang trong năm 2010”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Hiện nay có thể nhận thấy thương hiệu này đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu khác trên thị trường, mặc khác tên tuổi cũng dần dần bị phai mờ do sự xuất hiện hàng loạt các mặt hàng có nhãn hàng gần giống với tên thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555. Chính vì vậy mục tiêu tổng quát hiện nay là cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu cho thương hiệu này để nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của thương hiệu này đối với các thương hiệu khác trên thị trường. 2.2. Mục tiêu cụ thể: SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 4 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm - Phân tích thị trường và môi trường kinh doanh hiện tại, tìm ra những điểm mạnh, yếu của thương hiệu này. Từ đó phát huy điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm 2009 sau đó đưa ra định hướng chiến lược phát cho thương hiệu vào năm 2010. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã Châu Đốc. - Thời gian nghiên cứu: đánh giá lại thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm 2009 của công ty từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty trong năm 2010. - Không gian nghiên cứu: trong phạm vi địa bàn Thị Xã Châu Đốc. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực diện nghĩa là thu thập những thông tin, số liệu cần thiết liên quan từ công ty TNHH MTV Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã Châu Đốc thông qua trao đổi trực tiếp với GĐ công ty. Bên cạnh đó còn thu thập thêm những thông tin từ các phương tiện truyền thông: sách, internet… để phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đưa ra những chiến lược phát triển thích hợp. 5. Ý nghĩa của nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đề tài đem lại những ý nghĩa sau đây: Đối với cơ sở: - Giúp cho công ty nhận thức được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu. - Giúp công ty thấy được những mặt nào đã làm được và những mặc nào chưa làm được để có thể khắc phục và phát triển ngày càng tốt hơn cho thương hiệu mình. - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai bằng sự khẳng định thương hiệu, bên cạnh đó giúp cho công ty có khả năng tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm mang thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555. Đối với nhà nghiên cứu: - Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng và phát triển một thương hiệu. - Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giá trị thương hiệu Đối với khách hàng: Giúp người tiêu dùng biết rõ hơn về thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 từ đó yên tâm hơn trong việc sử dụng sản phẩm mang tên thương hiệu này. SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 5 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tổng quan về thương hiệu: 1. Quan niệm về thương hiệu: Thương hiệu (brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr nghĩa là đóng dấu (theo tiếng Aixolen cổ) xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng 1 con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình. Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất. Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Còn theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ và Philip Kotler (cha đẻ của Marketing hiện đại) thì: Thương hiệu có thể được hiểu như một tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Tập trung lại lúc này thương hiệu được hiểu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Lưu ý phân biệt thương hiệu (brand) với nhãn hiệu (trade mark). Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry . Như vậy thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về cụm từ thương hiệu tuy nhiên dù quan điểm nào hay định nghĩa nào đi chăng nữa thì vẫn không chối bỏ được tầm quan trọng của nó. Một thương hiệu thành công và lâu đời sẽ đánh dấu một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bền vững. 2. Đặc điểm của thương hiệu: Thương hiệu có một số đặc điểm sau: • Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm, hình dáng bên ngoài sản phẩm và các phương tiện quảng cáo. • Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. • Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được ưa thích, tiếp xúc với hệ thống của nhà phân phối và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm. SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 6 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm • Thương hiệu là một tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của công ty. Chẳng hạn, nếu như những năm 90 trở về trước, người tiêu dùng Việt Nam đã khá quen thuộc với bột giặt Daso, Haso, Net, Đức Giang kem giặt Lix, kem đánh răng Dạ lan, P/S . thì nay nhiều thương hiệu đã biến mất, số còn lại đang tồn tại cầm chừng. Thay vào đó là OMO, TIDE, Colgate, Close-up . của 2 đại gia Unilever và P&G. Tuy nhiên hiện nay những thương hiệu này vẫn còn trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam. 3. Yếu tố cấu thành thương hiệu: 3.1. Phần đọc được Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M .), tên sản phẩm (Pepsi, Coca Cola .), câu khẩu hiệu (Slogan) đặc trưng (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác. 3.1.1. Tên gọi: Tên thương hiệu được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu mà theo một số nhận định thì một cái tên kết hợp giữa “cảm giác phù hợp” và “ sự sáng tạo của sản phẩm” sẽ đem lại những thành công tiếp thị rất lớn cho sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, tên thương hiệu còn được ví là “tiếng kêu” nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh sách kết quả. Tên thương hiệu còn là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng hiệu quả nhất bởi vì nó tác động trực tiếp lên giác quan của người tiêu dùng. Các chương trình truyền thông, quảng cáo có thể chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút tuy nhiên tên gọi thương hiệu sẽ ảnh hưởng mạnh và khắc sâu vào tâm trí của khách hàng rất nhanh tùy thuộc vào độ mạnh mẽ, độc đáo, độ phức tạp của tên thương hiệu. Hơn nữa, tên gọi thương hiệu một khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó cũng lại là một yếu tố rất khó thay đổi. Từ những phân tích trên cho thấy được vai trò của tên gọi thương hiệu là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần được tra cứu và xem xét rất cẩn thận trước khi lựa chọn để đưa ra thị trường. 3.1.2. Slogan “tinh thần của nhãn hiệu”: Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó bên cạnh đó còn giúp cho khách hàng nhận thức về thương hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình. Ví dụ: "biti's - Nâng niu bàn chân Việt"; "Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo"; "NIPPON - Sơn đâu cũng đẹp"; "Alpenliebe - Ngọt ngào như vòng tay âu yếm" . Một số câu slogan nổi tiếng: SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 7 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm Nokia: conecting people Prudential: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu Mobifone: mọi lúc mọi nơi Honda: the power of dream VNPT: cuộc sống đích thực Heineken: chỉ có thể là heineken Trung Nguyên: khơi nguồn sáng tạo ANLENE: Xương của bạn,tương lai của bạn 3.2. Phần không đọc được: Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, logo (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác. 3.2.1. Logo: Biểu trưng hay logo là một yếu tố đồ họa (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng .) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó. Thông thường, biểu trưng được chủ thể công nhận ngay sau khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền, ít xảy ra trường hợp một biểu trưng tồn tại một thời gian dài mà không hoặc chưa có bản quyền. Trong hoạt động quảng bá, biểu trưng không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để người tiêu dùng dễ nhận ra thương hiệu của một sản phẩm. Logo được xem là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu, nó thường gắn liền với tên thương hiệu, vì lý do đó mà những thương hiệu mạnh khách hàng chỉ cần nhìn thấy logo là có thể nhận biết được ngay thương hiệu của nó. SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 8 Thương hiệu xe Ford Thương hiệu của Louis Vuitton Thương hiệu máy tính IBM Logo Mai Linh Logo Nike Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm Logo phải cuốn hút về mặt thị giác, dễ nhìn, và đơn giản tuy nhiên phải hàm chứa nội dung loại sản phẩm, dịch vụ hoặc triết lý kinh doanh mà công ty đang thực hiện. Những logo được thiết kế đơn giản thường dễ nhận biết và dễ nhớ cho khách hàng. Hơn nữa logo cần phải được thiết kế độc đáo kích thích thị giác của khách hàng cũng như toát lên được hoạt động và chức năng của công ty mà nó làm biểu trưng. 3.2.2. Màu sắc của logo, bao bì: Màu sắc cũng có xu hướng đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ, bên cạnh đó cũng cần phải có tính độc đáo và đặc sắc nhắm kích thích thị giác và trí tò mò của khách hàng. Hiện nay, các nhà thiết kế có thể ưu tiên vẽ màu trắng và đen trước khi tô màu. Một vài ví dụ diễn giải màu sắc: - Đen: trang trọng, đặc biệt, mạnh mẽ, quyền lực, tinh tế, truyền thống. - Xanh dương: uy quyền, đỉnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, truyền thống, ổn định, trung thành. - Nâu / vàng: cổ điển, lợi ích, trần tục, giàu sang, truyền thống, bảo thủ. - Xám / bạc: ảm đạm, quyền lực, thực tế, tâm linh, tin tưởng. - Xanh lá cây: yên tĩnh, lành mạnh, khoẻ khoắn, ổn định, thèm muốn. - Hồng: nữ tín, ngây thơ, dịu dàng, khoẻ mạnh, trẻ trung. - Tím: tinh tế, tâm lý, giàu sang, hoàng tộc, trẻ trung, bí ẩn. - Đỏ: hung hăng, mạnh mẽ, bền bỉ, đầy sức sống, kinh sợ. - Cam: là màu phối hợp giữa màu đỏ và vàng, chỉ điềm lành được hưởng cuộc sống yên vui, nhiều quyền hành. 3.2.3. Bao bì: Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao gói thường có bốn yếu tố cầu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả hàng hoá trên bao gói. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau và dưới thời đại công nghệ thì ở mỗi chủng loại hàng hóa lại xuất hiện vô số các bao bì, nhãn mác với đầy đủ hình dáng và kích cở khác nhau. Trên thực tế, đối với một sản phẩm thì điều đầu tiên tác động đến khách hàng chính là hình thức bên ngoài (bao bì, nhãn hiệu) chứ không phải là chất lượng sản phẩm, câu hỏi đặt ra đối với các công ty, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh là làm thế nào để sản phẩm của họ trong thật đẹp và thật bắt mắt để sản phẩm đó không bị các sản phẩm khác che khuất? Chính vì yếu tố này, các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài thường có hẳn một trung tâm sáng tạo nhãn hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm để luôn đưa ra thị trường những sản phẩm với mẫu SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 9 Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm Giáo Khỏe 55555 GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm mã ấn tượng nhất.Với ý nghĩa như vậy, Thiết kế, in bao bì, hộp giấy, nhãn hiệu phải được coi là công đoạn sống còn khi doanh nghiệp muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. 3.2.4. Tem, nhãn: Nhãn - mác luôn luôn là mối quan tâm của các nhà sản xuất, cũng là điều kiện bắt buộc một khi sản phẩm được hình thành. Nhãn - mác rất phong phú và đa dạng về kích thuớc, kiểu dáng, màu sắc, nó sẽ phụ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm mà nó làm đại diện. Với một nhãn - mác đẹp, ấn tượng thể hiện đúng cách sẽ là một lợi thế làm kích thích thị giác của người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tiếp thị bán hàng đạt được hiệu quả cao. 3.2.5. Mã vạch: Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa. Mã số mã vạch bao gồm 2 phần: mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 10 . với tên thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 . Chính vì vậy mục tiêu tổng quát hiện nay là cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu cho thương hiệu. thương hiệu: 1. Giá trị thương hiệu: (Brand Value) SV: Nguyễn Hồng Sơn DH 8 KT 13 Thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 Giới thiệu chung về TH mắm BGK 55555 Định

Ngày đăng: 04/08/2013, 22:19

Hình ảnh liên quan

Biểu trưng hay logo là một yếu tố đồ họa (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng...) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu,  hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị mộ - Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khỏe 5555

i.

ểu trưng hay logo là một yếu tố đồ họa (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng...) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị mộ Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình vẽ tóm tắ t5 thành tố chính của giá trị thương hiệu: - Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khỏe 5555

Hình v.

ẽ tóm tắ t5 thành tố chính của giá trị thương hiệu: Xem tại trang 12 của tài liệu.
II. Thiết lập mô hình nghiên cứu: - Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khỏe 5555

hi.

ết lập mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan