Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số và Giải tích

54 771 8
Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số và Giải tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu và cấp bách của Giáo dục.Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước,sự đòi hỏi tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trình độ củangười lao động, …đang đòi hỏi phải đổi mới Giáo dục, trong đó có việc đổimới căn bản về phương pháp dạy và học, sớm tiếp cận trình độ giáo dụcPhổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên Thế giới nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, phát triển nguồn nhân lựctrong giai đoạn mới, phục vụ các yêu cầu đa dạng của nền kinh tế - xã hộingày nay và trong tương lai.

Tiu lun chuyờn : Vn dng cỏc PPDH khụng truyn thng vo dy hc i s v Gii tớch Hc viờn: Phan Th Thựy Trang Lời c ảm ơ n Để hoàn thành tiểu luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân cá nhân, tôi còn nhận đợc sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Nguyen Dinh Hung , tinh thần giúp đỡ của các thành viên trong lớp. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyen Dinh Hung - ngời đã trực tiếp tận tình giảng dạy chuyên đề cung cấp một số tài liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi. Gia đình, ngời thân, bạn bè luôn là nguồn cổ vũ động viên giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ đó! Mặc dù rất cố gắng nhng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy các thành viên lớp cao học 19 phơng pháp Toán để tiểu luận đợc hoàn chỉnh hơn. Vinh, tháng 8 năm 2012. Tác giả. 1 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang MỤC LỤC PhÇn NỘI DUNG………………………………………………… … Chương 1 : mét sè vÊn ®Ò vÒ C¬ SỞLUẬN ……………… . 1.1. Một số vấn đề lý luận về quan điểm hoạt động trong phương pháp dạyhọc 1.2. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học Toán hiện nay ở trường THPT Chương 2 : VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH HỆ PHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRƯỜNG THPT . 2.1. Cơ sở của việc vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học PT HPT chương trình lớp 10 THPT 2.2 Phân tích nội dung chủ đề PT HPT trong chương trình môn Toán ở trường THPT. 2.3. Vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy học chủ đề PT HPT lớp 10 trường THPT Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm 3.2 Tổ chức nội dung thực nghiệm 3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 2 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang KẾT LUẬN …………………………………… … . TÀI LIỆU THAM KHẢO QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG TIỂU LUẬN Viết tắt Viết đầy đủ HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản GV : Giáo viên SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung họcsở HĐ : Hoạt động ĐSNC 10 : Đại số nâng cao 10 ĐS10CB : Đại số 10 cơ bản PPDH : Phương pháp dạy học 3 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu cấp bách của Giáo dục. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,sự đòi hỏi tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trình độ của người lao động, …đang đòi hỏi phải đổi mới Giáo dục, trong đó có việc đổi mới căn bản về phương pháp dạy học, sớm tiếp cận trình độ giáo dục Phổ thôngcác nước phát triển trong khu vực trên Thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, phục vụ các yêu cầu đa dạng của nền kinh tế - xã hội ngày nay trong tương lai. 1.2 . Định hướng đổi mới PPDH Toán ở trường phổ thông hiện nay là: PPDH cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động bằng hoạt động, hay gọn hơn là: hoạt động hoá người học hay bản chất của nó là tăng cường hoạt động của người học. Tâm lý học đã chứng minh được rằng, năng lực, tư duy kỹ năng của con người chỉ có thể được hình thành phát triển thông qua hoạt động. Do đó, muốn phát triển được trí tuệ cho học sinh đương nhiên phải tạo môi trường cho họ được hoạt động. Nhiều nhà khoa học uy tín đã khẳng định rằng: dạy Toán là dạy hoạt động Toán học cũng đã nhiều công trình nghiên cứu về các hoạt động Toán học của học sinh. Nhờ những công trình này, giáo dục học Toán học đã phát triển thêm một bước. 4 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang Quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học môn Toán được tác giả Nguyễn Bá Kim đề xuất năm 1993. Quan điểm này được thể hiện qua bốn tư tưởng chủ đạo. Vận dụng tốt quan điểm này là một tiền đề góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Tuy nhiên, vận dụng quan điểm này như thế nào thì đây là một vấn đề cần được cụ thể hoá theo từng chủ đề nhất định. Trong môn Toán có nhiều dạng hoạt động, phát hiện ra các dạng hoạt động đó cho học sinh luyện tập những hoạt động này có ý nghĩa then chốt để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 1.3 Chủ đề PT HPT là một chủ đề lớn trong Toán học nói chung trong giáo trình Toán học ở phổ thông nói riêng. Chủ đề PT-HPT Ở trường PT chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh. Đây là một chủ đề hay khó với hệ thống lí thuyết bài tập phong phú, đa dạng, có nhiều sự độc đáo trong phương pháp giải tạo nên sự say mê, hấp dẫn đối với học sinh.Nội dung của chủ đề này được trình bày dàn trải, xen kẽ với các nội dung toán học khác xuyên suốt chương trình toán phổ thông. Tuy nhiên, nền tảng lí thuyết bài tập về chủ đề trên chủ yếu được trình bày ở lớp 10. Với mức độ quan trọng của các chủ đề nói trên như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể tạo ra nhiều hoạt động để học sinh được hoạt động tự chiếm lĩnh được kiến thức, nhằm đạt được các mục tiêu dạy học của từng chủ đề. Vì những lí do trên đây, tôi chọn đề tài của tiểu luận là: “ Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học chủ đề phương trình hệ phương trình chương trình lớp 10 trường THPT ”. 2. Mục đích nghiên cứu 5 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sởluận thực tiễn về định hướng vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học chủ đề phương trình hệ phương trình chương trình lớp 10 trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu các PPDH các quá trình tổ chức các hoạt động học + Nghiên cứu quan điểm hoạt động trong dạy học Toán . + Nghiên cứu hệ thống kiến thức về phương trình hệ phương trình chương trình lớp 10 trường THPT tiềm năng thể hiện quan điểm hoạt động thông qua việc dạy chủ đề này. + Hiện thực hoá việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học chủ đề phương trình hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường THPT. 4. Giả thiết khoa học Trong dạy học Toán ở trường THPT nói chung, dạy học phương trình hệ phương trình nếu quan tâm đúng mức đến việc vận dụng những tư tưởng chủ đạo của quan điểm hoạt động thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I Mét sè vÊn ®Ò vÒ c¬ së lý luËn 6 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang 1.1. Một số vấn đề lý luận về quan điểm hoạt động trong PPDH 1.1.1. Một số vấn đề về quan điểm hoạt động Jean Piaget (1896 – 1980) nhà tâm lí học, nhà sinh học, người Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu đi đến kết luận: tri thức không phải truyền thụ từ người biết tới người không biết, mà tri thức được chính cá thể xây dựng, thông qua hoạt động. Những năm 1925 – 1940, LS. Vygotski (1896 – 1934) – nhà tâm lí học Xô Viết các cộng sự, đã đề ra những luận điểm cơ bản để xây dựng nền tâm lý học kiểu mới – tâm lý học macxit, phủ định tâm lý học duy tâm thần bí . Xuất phát từ những luận điểm của Vygotski, A.N. Leonchiev (1893 – 1979) – nhà tâm lý học macxit kiệt xuất, cùng các cộng sự, đã nghiên cứu, đi đến kết kết luận quan trọng là “hoạt động là bản thể của tâm lý”, nghĩa là hoạt động có đối tượng của con người chính là nơi sản sinh ra tâm lý con người. Bằng hoạt động thông qua hoạt động, mỗi người tự sinh thành ra mình, tạo dựng phát triển ý thức của mình. Cống hiến to lớn của Leonchiev là chỉ ra bản chất của tâm lý, với các luận điểm sau: - Hoạt động là bản thể của tâm lý - Tâm lý, ý thức là sản phẩm của hoạt động làm khâu trung gian để con người tác động vào đối tượng; các hiện tượng tâm lý đều có bản chất hoạt động . - Quan hệ giữa tâm lý hoạt động là quan hệ giữa một bên là điều kiện, mục đích, động cơ một bên là thao tác, hành động, hoạt động. Về vai trò của hoạt động học tập trong quá trình nhận thức, tâm lý học hiện đại cho rằng nhân cách của học sinh được hình thành phát triển thông qua các hoạt động chủ động, có ý thức. Nhiều danh nhân đã từng nói những câu bất hủ, như: “Suy nghĩ tức là hành động” (Jean Piaget), “Cách tốt nhất để hiểu là làm ” (Kant), “Học để hành, học hành phải đi đôi” (Hồ 7 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang Chí Minh) … Trong xã hội có những biến đổi nhanh chóng như ngày nay thì khả năng hành động càng được đánh giá cao hơn . Theo Nguyễn Bá Kim, có thể nói vắn tắt về quan điểm hoạt động trong dạy học là: tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo. Các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học là động cơ hoạt động, các hoạt động hoạt động thành phần, tri thức trong hoạt động, phân bậc hoạt động. Định hướng hoạt động hoá người học thực chất là làm tốt mối quan hệ giữa ba thành phần: mục đích, nội dung phương pháp dạy học . Bởi vì: - Hoạt động của học sinh vừa thể hiện mục đích dạy học, vừa thể hiện con đường đạt mục đích cách thức kiểm tra việc đạt mục đích. - Hoạt động của học sinh thể hiện sự thống nhất của những mục đích thành phần (4 phương diện : tri thức bộ môn, kỹ năng bộ môn, năng lực trí tuệ chung phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, theo ba mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ). Định hướng hoạt động hoá người học bao hàm một loạt những ý tưởng lớn đặc trưng cho các phương pháp dạy học hiện đại: - Xác lập vị trí chủ thể của người học . - Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học . - Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo . - Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của người học . Trong dạy học, mỗi hoạt động có thể có một hay nhiều chức năng, có thể là tạo tiền đề xuất phát, có thể là làm việc với nội dung mới, có thể là củng cố … Những hoạt động như: phát hiện sửa chữa sai lầm cho học sinh, vận dụng toán học vào thực tiễn là những hoạt động rất đáng lưu ý . 8 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định, đó là các hoạt động được thực hiện trong quá trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó . Nội dung dạy học môn Toán thường liên quan đến các dạng hoạt động sau : - Nhận dạng thể hiện một khái niệm, một phương pháp, một quy tắc, một định lý . - Những hoạt động toán học phức tạp: chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập phương trình, giải toán dựng hình, giải toán quỹ tích … - Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học : lật ngược vấn đề; xét tính giải được ( có nghiệm, nghiệm duy nhất), phân chia trường hợp … - Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích; tổng hợp; so sánh; xét tương tự; trừu tượng hoá; khái quát hoá … - Những hoạt động ngôn ngữ: Khi yêu cầu học sinh phát biểu, giải thích một định nghĩa, trình bày lời giải một bài toán … 1.1.2. Hoạt động hoạt động thành phần 1.1.2.1. Cho học sinh thực hiện tập luyện những hoạt động hoạt động thành phần tương thích với nội dung mục dích dạy học Tư tưởng này có thể được cụ thể hoá như sau: a. Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung Một hoạt động của người học được gọi là tương thích với một nội dung dạy học nếu nó có tác động góp phần kiến tạo hoặc củng cố, ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kĩ năng, hình thành những thái độ có liên quan. Với mỗi nội dung dạy học, ta cần phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung này. 9 Tiểu luận chuyên đề: Vận dụng các PPDH không truyền thống vào dạy học Đại số Giải tích Học viên: Phan Thị Thùy Trang Ví dụ 1 : Khái niệm nghiệm của phương trình một ẩn Đối với một khái niệm này có thể hình thành theo con đường suy diễn như khái niệm nghiệm của phương trình thì những hoạt động như phân tích, so sánh nhận dạng, thể hiện, xét mối liên hệ giữa khái niệm đó với những khái niệm khác,… là những hoạt động tương thích với nội dung đó bởi vì những hoạt động ấy góp phần củng cố ứng dụng khái niệm nghiệm của phương trình. Giáo viên có thể cụ thể hóa những hoạt động đó thông qua việc yêu cầu học sinh kiểm tra xem 1 số nào đó có phải là nghiệm của một phương trình cho trước hay không, tìm tất cả các nghiệm của một phương trình hay tìm điều kiện để phương trình có nghiệm là 1 số cho trước…. Việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung căn cứ một phần quan trọng vào sự hiểu biết về những hoạt động nhằm lĩnh hội những dạng nội dung khác nhau (như khái niệm, định lý hay phương pháp), về những con đường khác nhau để lĩnh hội từng dạng nội dung, chẳng hạn, con đường quy nạp hay suy diễn trong hình thành khái niệm, con đường thuần tuý suy diễn hay có pha suy đoán để học tập định lý. Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung ta cần chú ý xem xét những dạng hoạt động khác nhau trên những bình diện khác nhau. Đặc biệt chú ý đến những dạng hoạt động sau: - Nhận dạng thể hiện; - Những hoạt động toán học phức hợp; - Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học ; - Những hoạt động trí tuệ chung; - Những hoạt động ngôn ngữ. b. Phân tích hoạt động thành những hoạt động thành phần 10 . Dinh Hung , và tinh thần giúp đỡ của các thành viên trong lớp. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyen Dinh Hung. học Toán hiện nay ở trường THPT Chương 2 : VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRƯỜNG THPT

Ngày đăng: 04/08/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan