HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

94 1.6K 14
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Với trên 60 nhà máy và 4.000 cơ sở chế biến thủ công, tổng công suất chế biến sắn của cả nước là 3.500 tấn/ngày, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới. Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng gia tăng, nhất là tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tinh bột sắn rất nhiều công dụng, ngoại việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy. Đồng thời tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính, sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh và chế biến các thực phẩm khác như bánh, phở, hủ tiếu, mỳ sợi . Nhận rõ nhu cầu tinh bột sắn rất lớn và hiệu quả kinh tế cây sắn đem lại, Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đã được xây dựng và đi vào hoạt động năm 2004 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong ba năm qua, kể từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, vùng nguyên liệu trồng sắntỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng phát triển, cụ thể vụ trồng 2004 - 2005 đạt 2.900 ha, vụ 2005 - 2006 hơn 3.500 ha và đến vụ 2006 - 2007 đạt 4.000 ha. Kỹ thuật trồng sắn đơn giản, dễ trồng và dễ tiêu thụ, trồng sắn thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã thu hút hàng nghìn người lao động tham gia. Hiệu quả trồng sắn của hàng nghìn người lao động tại vùng nguyên liệu sắn Thừa Thiên Huế phụ thuộc lớn vào chính sách thu mua của Nhà máy tinh bột sắn, trong lúc đó sản lượng nguyên liệu sắn tươi thu mua chỉ đáp ứng được 65% công suất hoạt động. Nguyên liệu sắn tươi thu mua về Nhà máy lúc thừa, lúc thiếu gây ảnh hưởng đến hiệu quả trồng sắn của hàng nghìn lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi chon đề tài: “HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU SẮN TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ” để làm luận văn thạc sỹ. 1 2. Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Tăng sản lượng thu mua nguyên liệu sắn và đáp ứng công suất hoạt động của Nhà máy. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu mua nguyên liệu nông sản - Đánh giá công tác thu mua nguyên liệu sắn tại Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế - Đóng góp những giải pháp để hoàn thiện chính sách thu mua nguyên liệu sắn tại Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng sản lượng thu mua trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế, nông hộ sản xuất sắn, Nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh thu mua nguồn nguyên liệu sắn tươi. 3.2 Phạm vị nghiên cứu - Không gian: Chính sách thu mua nguyên liệu sắn của Nhà máy tại vùng nguyên liệu sắn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: Các tài liệu của Nhà máy dùng để nghiên cứu trong phạm vị từ năm 2004 đến năm 2007. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4.1 Ý nghĩa khoa học: Thể hiện ở sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng và triển khai các chính sách thu mua nguyên liệu các các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng nông sản. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề ra những giải pháp nhằm giúp Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế hoàn thiện các chính sách thu mua nguyên liệu sắn, sử dụng tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu nhà cung ứng và nông hộ sản xuất sắn, nâng cao năng lực thu mua nguyên liệu của Nhà máy. Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng hợp các vấn đề mang tính lý luận chung làm cơ sở cho việc nhận định và cải thiện tình hình thu mua nguyên liệu được tốt hơn. 2 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thu mua nguyên liệu nông sản Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng vùng nguyên liệuchính sách thu mua nguyên liệu sắn Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện chính sách thu mua nguyên liệu sắn 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU MUA NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN 1.1. THU MUA NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN 1.1.1. Khái niệm thu mua Là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng. So với mua hàng thì thu mua người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược [11]. 1.1.2. Đặc điểm thu mua nguyên liệu nông sản - Thu mua nguyên liệu nông sản phải đi song hành với việc định hướng phát triển vùng nguyên liệu. Bởi vì, tổng sản lượng nguyên liệu nông sản hàng hoá khó thay đổi trong một thời gian ngắn. Do diện tích canh tác, số lượng cây trồng . rất khó có thể thay đổi về quy mô trong thời gian ngắn, do chu kỳ sản xuất, gieo trồng, chăm sóc . thường rất dài. - Sản lượng nguyên liệu nông sản thu mua được phụ thuộc lớn vào thời tiết, khí hậu của từng mùa vụ và quy mô vùng nguyên liệu. - Giá cả thu mua nguyên liệu nông sản thường biến động theo mùa vụ. Vào chính vụ, sản lượng nguyên liệu nông sản lớn, do áp lực thu hoạch để sản xuất vụ mới dẫn đến nguyên liệu nông sản thừa cục bộ vượt quá công suất hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, dẫn đến giá nguyên liệu nông sản giảm xuống. Ngược lại, vào vụ trái các doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu, giá nguyên liệu nông sản tăng lên. 1.1.3. Hình thức thu mua nguyên liệu nông sản Theo T.S Dương Ngọc Thí và Th.S Trần Minh Vĩnh nghiên cứu đánh giá các hình thức giao dịch thương mại nông sản có bốn hình thức phổ biến sau đây: - Thu mua thông qua mạng lưới thương nhân nhỏ (người thu gom, thương lái) - Thu mua theo hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân. - Thu mua thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm, chủ hợp đồng là tổ chức, cá nhân đại diện cho nông dân. 4 - Thu mua tại các chợ đầu mối bán buôn nông sản. Ngoài ra còn có một số hình thức khác như: Một số doanh nghiệp, Hiệp hội đã xây dựng hệ thống liên kết từ người sản xuất, người thu gom và các tác nhân khác trong phân phối một số mặt hàng nông sản; Nông dân ký gởi nông sản tại các doanh nghiệp, ứng tiền trước và thanh toán trừ dần. Thu mua theo hình thức tự do không có hợp đồng được đánh giá là có nhiều điểm mạnh, phù hợp với thói quen và tập quán mua bán truyền thống của nông dân, nên nó được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên giao dịch mua bán theo hình thức này có một số điểm hạn chế. Phân tích theo chuỗi tiếp thị và chuỗi giá trị, trong hình thức này chứa đựng một số khâu trung gian không làm thay đổi hình thái hiện vật, không nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn gia tăng giá chủ yếu do để đảm bảo lợi nhuận của các nhóm tác nhân trung gian. Hình thức thu mua nguyên liệu này người sản xuất chưa tiếp cận sát với nhà chế biến, nhà xuất khẩu. Các nhà chế biến, xuất khẩu không quản lý được chất lượng sản phẩm, nên thông thường sản phẩm làm ra có chất lượng không cao. Thu mua theo hình thức hợp đồng bằng văn bản (kể cả hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp với từng hộ và hợp đồng với HTX, tổ, nhóm hộ nông dân) có nhiều ưu thế, cụ thể là: Ổn định vùng nguyên liệu; Ổn định và đồng điều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách hàng; từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng hình thức này trong thực tế còn nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất của hộ nông dân quá nhỏ, phân tán gây khó khăn cho giao dịch của doanh nghiệp; doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật để phát huy lợi thế về năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Thu mua tại các chợ đầu mối: Bước đầu đã hình thành, một số chợ đã phát huy tác dụng của một trung tâm thương mại, giao dịch ở chợ đầu mối có nhiều lợi thế. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, các chợ đầu mối mới xây dựng, hoạt động giao dịch chỉ giới hạn mua bán buôn giữa các doanh nghiệp và thương gia trong nước, giao dịch theo hình thức giao ngay, chưa có hình thức giao dịch thứ cấp và thị trường giao sau. Các hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá đều do thương nhân đảm nhận. 5 Các doanh nghiệp kinh doanh chợ (một số chợ còn là Ban quản lý) chưa tham gia giao dịch, chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ như cho thuê mặt bằng, bốc dỡ hàng hoá, bảo vệ an ninh. 1.2. MÔ HÌNH THU MUA NÔNG SẢN 1.2.1. Mô hình đa thành phần Trong mô hình này thu mua và phát triển vùng nguyên liệu được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng với các hợp tác xã, nhóm nông dân sản xuất hàng hoá nông sản và cả các đại lý thu mua của doanh nghiệp thu mua nguyên liệu nông sản. Do mô hình đa thành phần thường được phát sinh bởi các doanh nghiệp đã có quan hệ lâu dài và ổn định với các hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân tại một địa bàn cụ thể nên thành công của mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn và chuẩn bị quy hoạch vùng nguyên liệu một cách kỹ càng. Đương nhiên, thành công của hợp đồng thu mua dạng này phụ thuộc vào tình hình thị trường đầu ra của các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu nông sản. Quan hệ hợp đồng chỉ có thể diễn ra trôi chảy và thông suốt nếu các doanh nghiệp thu mua có đầu ra ổn định, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu. Khi làm việc với nông dân, các văn bản và mẫu hợp đồng thu mua cần rất đơn giản. Thành công của thu mua nông sản trong mô hình đa thành phần cho thấy nông dân muốn có các chỉ dẫn có khả năng nhận biết và đo đạc rõ ràng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp không nên đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn về sản phẩm với các mức giá khác nhau. Bên cạnh trợ giúp của các hợp tác xã và các nhóm nông dân, thường cần có sự bàn bạc dân chủ giữa người dân, lãnh đạo hợp tác xã và doanh nghiệp để đạt được sự đồng thuận về điều khoản hợp đồng. Việc này khá mất thời gian nhưng là cách duy nhất để nông dân nhận thức đầy đủ về lợi ích của hợp đồng để thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc. Hơn thế nữa, bảo hiểm rũi ro mùa vụ, việc đặt giá sàn và giá thu mua linh hoạt (trong đó đảm bảo cao hơn một chút so với giá thị trường tự do, đặc biệt là các sản phẩm chuyên biệt) đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho thành công của thu mua nguyên liệu nông sản của mô hình này 6 1.2.2. Mô hình tập trung hoá Trong mô hình này, các doanh nghiệp trực tiếp làm hợp đồng với nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. Mô hình này chủ yếu phát sinh khi các doanh nghiệp muốn lập vùng nguyên liệu ổn định san khi đã đầu tư cơ sở chế biến lớn tại một vùng cụ thể. Trong mô hình tập trung hoá, nông dân sản xuất nông sản cần có đầu tư cơ bản khá lớn nên yếu tố quan trọng nhất cho thành công của hợp đồng thu mua trực tiếp từ nông dân là cam kết đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp. Đương nhiên, đầu tư dài hạn buộc các doanh nghiệp phải quy hoạch vùng nguyên liệu và lựa chọn hộ tham gia hợp đồng kỹ càng. Tương tự như mô hình đa thành phần, thành công của hợp đồng cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận thị trường và tính hiệu quả của các doanh nghiệp. Thông thường, những trường hợp thành công trong mô hình tập trung hoá là các doanh nghiệp phải thiết lập được thương hiệu riêng. Trong mô hình tập trung hoá, tính chuyên biệt của nông sản hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng cho lợi nhuận của các doanh nghiệp và nông dân sản xuất nông sản quy mô lớn. Vì thế doanh nghiệp cần có các đội kỹ thuật chuyên để trợ giúp và giám sát kỹ thuật các quy trình sản xuất. Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải quản lý tốt đội ngũ nhân viên thu mua, duy trì động lực của nông dân sản xuất nông sản trong việc cam kết thực hiện hợp đồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Các doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nông hộ sản xuất nông sản để tìm ra các trục trặc trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng và đưa các hỗ trợ cần thiết. Hơn thế nữa các doanh nghiệp cần phải biết cách kiên trì thuyết phục người nông dân khi xảy ra tranh chấp. Tương tự như mô hình đa thành phần, điều khoản hợp đồng thu mua với nông dân sản xuất nông sản trong mô hình tập trung hoá cần đơn giản, dễ hiểu và đi kèm với bảo hiểm rủi ro và có bàn bạc dân chủ với người nông dân về điều khoản hợp đồng. Tuy nhiên, nông dân trong mô hình tập trung hoá thường thích có hợp đồng dài hạn và thường kèm theo đầu tư lớn đối với cây dài ngày. 7 1.2.3. Mô hình đồn điền trung tâm Trong mô hình này các doanh nghiệp cũng có hợp đồng trực tiếp với nông dân sản xuất nông sản, nhưng ngoài ra các doanh nghiệp còn có quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với đất canh tác cho nông dân thuê sử dụng. Doanh nghiệp trong mô hình đồn điền trung tâm thường là các nông trường quốc danh được cổ phần hoá và giao khoán đất cho nông hộ sản xuất. Trong mô hình đồn điền trung tâm các doanh nghiệp tận dụng được đầu tư cơ bản trước đó, nguồn nhân lực và đội ngũ kỹ thuật viên tốt, và độc quyền mua bán tại các vùng núi và vùng sâu, vùng xa. Vì thế nguyên nhân thành công quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần chuyển đổi hiệu quả sang cơ chế làm ăn tự chủ và tìm được thị trường đầu ra. Việc doanh nghiệp kiểm soát được đất canh tác của nông dân cũng giúp tránh bớt được việc nông dân vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, về mặt quản lý các hoạt động hợp đồng, doanh nghiệp thành công trong mô hình đồn điền tập trung thường hướng tới lợi ích của cả đôi bên. Nếu không, giá hợp đồng quá thấp với các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm quá phức tạp sẽ khiến cho nông dân tìm cách bán ra ngoài. 1.2.4. Mô hình trung gian phi chính thức Mô hình này dựa trên hợp đồng miệng và niềm tin giữa các đối tác tham gia thu mua. Giao dịch mua bán thường thông qua thương lái hoặc đại lý thu mua. Hình thức thu mua này thường dành cho các loại nông sản đại trà và giúp cân đối nguồn cung với nhu cầu thị trường không ổn định. Đặc biệt, nông dân sản xuất nông sản không bị bó buộc vào các điều kiện hợp đồng như tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, số lượng và thời điểm giao hàng. Thành công của mô hình này chủ yếu dựa trên chữ tín trong quan hệ kinh doanh dài hạn, tính linh hoạt trong các kênh thu mua và đặt giá đối với các sản phẩm có tính chất cạnh tranh cao. 1.3. PHÁT TRIỂN VÀ DUY TRÌ CÁC NGUỒN CUNG ỨNG NÔNG SẢN BỀN VỮNG Xây dựng được nguồn cung ứng tốt, bền vững là điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một Doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập toàn cầu và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Nguồn cung ứng tốt là tài sản vô giá của Doanh 8 nghiệp, nó cũng có vị trí quan trọng không hề thua kém vai trò của các kỹ sư thiết kế và đội ngũ công nhân lành nghề. Để phát triển và duy trì được nguồn cung ứng bền vững, lâu dài cần phải: 1.3.1. Có đầy đủ thông tin về các Nhà cung ứng Để có thể lựa chọn được các Nhà cung ứng tiềm năng và xây dựng các liên minh chiến lược, cần phải thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin về các Nhà cung ứng. Các nguồn thông tin sau đây sẽ rất bổ ích, giúp cho Doanh nghiệp mua có thể lựa chọn được các Nhà cung ứng tiềm năng: Hồ sơ Nhà cung ứng, thông tin từ bộ phận cung ứng các hãng khác, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp mua hàng, thông tin từ nhân viên bán hàng . Từ những thông tin có được doanh nghiệp sẽ xử lý, phân tích, đánh giá, trên cơ sở lựa chọn các Nhà cung ứng tiềm năng. 1.3.2. Có chính sách phát triển các Nhà cung ứng Trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp mua hàng cần hết sức sáng suốt để lựa chọn được các Nhà cung ứng tiềm năng, phù hợp với yêu cầu của mình. Trong trường hợp đặc biệt người mua sẽ chọn những Nhà cung ứng hấp dẫn nhất, trong số các Nhà cung ứng họ biết, sau đó có chính sách phát triển Nhà cung ứng được chọn thành người có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người mua trong hiện tại và tương lai. Người mua sẽ được tổ chức các chương trình đào tạo Nhà cung ứng về quản lý dự án, hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị mới, đào tạo công nhân . nhằm giúp Nhà cung ứng có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của người mua. 1.3.3. Tạo sự tín nhiệm với các Nhà cung ứng Đã từ lâu, các nhà quản trị nhận ra rằng sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý giá và cố gắng tạo lập sự tín nhiệm đối với họ. Khách hàng ở đây bao gồm cả khách hàng đầu ra - các nhà tiêu thụ sản phẩm và khách hàng đầu vào - các Nhà cung ứng. Đối với các nhà cung ứng doanh nghiệp mua hàng tạo sự tín nhiệm bằng cách nhận hàng, thanh toán đầy đủ, đúng hạn, làm việc với tinh thần cởi mở, công bằng, thẳng thắn, hợp tác cùng khách hàng để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng 9 sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bộ phận thu mua của Doanh nghiệp cần tìm cách lôi kéo các nhà cung ứng tiềm năng tham gia vào những quan hệ mua bán đôi bên cùng có lợi. Muốn như vậy phải chỉ rõ cho các nhà cung ứng và thuyết phục họ về lợi ích tương hỗ mà các bên có thể đạt được từ mối quan hệ hợp tác. Khi mối quan hệ hợp tác đã được thiết lập thì đôi bên sẽ trao đổi thông tin cho nhau, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. 1.3.4. Xây dựng quan hệ hợp tác với các Nhà cung ứng Từ những trình bày ở trên dẫn đến kết luận cần phải xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Doanh nghiệp mua hàng và các Nhà cung ứng. Những mối quan hệ này được gọi chung là quan hệ hợp tác. Quan hệ hợp tác trong cung ứng là quan hệ cộng tác giữa người mua và người bán, trên cơ sở hai bên chấp thuận một mối quan hệ hợp tác với một mức độ phụ thuộc nhất định vào nhau. Quan hệ hợp tác đòi hỏi các bên phải chia sẻ cho nhau những thông tin cần thiết với tinh thần tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Nhờ có quan hệ hợp tác lâu dài, mà các Nhà cung ứng có thể yên tâm đầu tư vốn liếng, nâng cao sức cạnh tranh. Về phía người mua cũng cần có chính sách giá và các biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích các Nhà cung ứng thực hiện các hoạt động mang tính tích cực nêu trên. 1.3.5. Quản lý các Nhà cung ứng Để có thể khắc phục được những nguy cơ “quan hệ hợp tác”, phát huy các điểm mạnh của các mối quan hệ này, thì cần thực hiện quản lý các Nhà cung ứng, đặc biệt là trong trường hợp người mua có góp vốn chung với Nhà cung ứng. Người mua sẽ nêu rõ những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các Nhà cung ứng. Nếu các Nhà cung ứng thực hiện tốt thì họ tiếp tục là các Nhà cung ứng chiến lược, được hưởng các ưu đãi, ngược lại họ sẽ bị loại khỏi danh sách các Nhà cung ứng tiềm năng. Thêm vào đó, để xây dựng chiến lược cung ứng cho doanh nghiệp chế biến nông sản, bộ phận thu mua phải luôn theo dõi, phân tích khả năng của các Nhà cung ứng xem họ có khả năng thực hiện được yêu cầu của mình hay không. Trên cở kết quả phân tích sẽ lựa chọn lại danh sách các Nhà cung ứng trong tương lai. 10 . liệu sắn tại Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế - Đóng góp những giải pháp để hoàn thiện chính sách thu mua nguyên liệu sắn tại Nhà máy tinh bột sắn. tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi chon đề tài: “HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU SẮN TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN

Ngày đăng: 04/08/2013, 14:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 1.

Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 2.

Tình hình nguồn vốn Xem tại trang 16 của tài liệu.
II Theo nguồn hình thành 49.399,72 119,0 43.281,49 103,1 54.608,91 124,2 -6.118,23 -12,4 11.327,42 26,2 - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

heo.

nguồn hình thành 49.399,72 119,0 43.281,49 103,1 54.608,91 124,2 -6.118,23 -12,4 11.327,42 26,2 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Đối với thị trường xuất khẩu: Qua bảng trên cho thấy sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ của Nhà máy chủ yếu là xuất khẩu, chiếm tỷ lệ hơn 99 % - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

i.

với thị trường xuất khẩu: Qua bảng trên cho thấy sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ của Nhà máy chủ yếu là xuất khẩu, chiếm tỷ lệ hơn 99 % Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 5: Đặc điểm mẫu điều tra nông hộ sản xuất sắn - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 5.

Đặc điểm mẫu điều tra nông hộ sản xuất sắn Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 7: Diện tích vùng nguyên liệu sắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 7.

Diện tích vùng nguyên liệu sắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hai huyện Nam Đông và Phú Lộc, qua khảo sát tiềm năng sử dụng đất và hình thức trồng sắn - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

ai.

huyện Nam Đông và Phú Lộc, qua khảo sát tiềm năng sử dụng đất và hình thức trồng sắn Xem tại trang 34 của tài liệu.
Trong đó: Y c: Năng suất của mô hình (tấn/ha)  t: Biến số của mô hình (năm) - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

rong.

đó: Y c: Năng suất của mô hình (tấn/ha) t: Biến số của mô hình (năm) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 11: Đánh giá Nhà cung ứng về việc chọn nguồn tiêu thụ - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 11.

Đánh giá Nhà cung ứng về việc chọn nguồn tiêu thụ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 12: Sản lượng nguyên liệu mua từ 2005 đến 2008 T - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 12.

Sản lượng nguyên liệu mua từ 2005 đến 2008 T Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 13: Giá thu mua từ năm 8/2005 đến 4/2008 - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 13.

Giá thu mua từ năm 8/2005 đến 4/2008 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 14: Nguồn thu mua nguyên liệu từ 2005 đến 2008 - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 14.

Nguồn thu mua nguyên liệu từ 2005 đến 2008 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 15: Sản lượng thu mua qua các khách hàng - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 15.

Sản lượng thu mua qua các khách hàng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 16: Sản lượng thu mua từ Nhà cung ứng - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 16.

Sản lượng thu mua từ Nhà cung ứng Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 17: Đánh giá các Nhà cung ứng về việc tăng sản lượng thu mua - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 17.

Đánh giá các Nhà cung ứng về việc tăng sản lượng thu mua Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 18: Sản lượng thu mua bình quân theo diện tích - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 18.

Sản lượng thu mua bình quân theo diện tích Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 19: Số lượng nhân viên nông vụ - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 19.

Số lượng nhân viên nông vụ Xem tại trang 58 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan