on thi tot nghiep 2

4 590 2
on thi tot nghiep 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIẾN HOÁ 1. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì: A. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài. C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài. D. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng. 2. Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người? I. Xương cùng II. Ruột thừa III. Răng khôn IV. Những nếp ngang ở vòm miệng V. Tá tràng Trả lời: A. I, II, III, IV B. I, II, III, V C. II, III, IV, V D. I, III, IV, V 3. Phôi người 1 tháng tuổi có đặc điểm: A. còn dấu vết của khe mang ở phần cổ. B. tim 2 ngăn. C. não có 5 phần sắp xếp giống não cá. D. có một lớp lông mịn, rậm, phủ khắp cơ thể trừ môi, lòng bàn tay, gan bàn chân. 4. Phôi người 5 tháng tuổi có đặc điểm: A. não có 5 phần sắp xếp giống não cá. B. có đuôi dài, cũng phân đốt như ở cột sống và tuỷ cũng tới tận mút đuôi. C. còn dấu vết của các khe mang ở phần cổ. D. có một lớp lông mịn, rậm, phủ khắp cơ thể trừ môi, lòng bàn tay, gan bàn chân. 5. Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau. B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau. C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau. D. Cả B và C. 6. Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể. B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen. C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau. D. Cả A, B và C. 7. Tiến hoá nhỏ là: A. quá trình làm biến đổi cấu trúc DT của quần thể. B. quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. C. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần xã. D. Cả B và C. 8. Tiến hoá lớn là: A. quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. B. quá trình làm biến đổi cấu trúc DT của quần thể. C. quá trình biến đổi trong loài dẫn đến hình thành loài. D. quá trình phân hoá về khả năng sinh sản của các KG. 9. Đóng góp quan trọng của thuyết Lamac là: A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật. B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp. C. đề xuất quan điểm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. D. nêu ra xu hướng tiệm tiến vốn có ở sinh vật. 10. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là: A. chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi. C. chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. chưa làm rõ tổ chức của loài sinh học. 11. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là: A. cá thể. B. quần thể. C. nòi. D. loài. 12. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi - Vanbec là: A. trong QT giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. B. tỉ lệ các loại KG trong quần thể được duy trì ổn định. C. tỉ lệ các loại KH trong quần thể được duy trì ổn định. D. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần. 13. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. D. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 14. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là: A. sinh sản nhanh. B. phân hoá đa dạng. C. nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi. D. phức tạp hoá tổ chức cơ thể. 15. Sự tồn tại song song của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích bằng những nguyên nhân nào? A. Nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B. Tổ chức cơ thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. C. Cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. D. Cả B và C. 17. Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi: A. thành phần kiểu gen hay cấu trúc di tuyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ. B. tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. OTTN-THPTLT-DT 1 C. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. D. có cấu trúc đa hình. 18. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá? I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. II. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. III. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi tường khác. IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại. Câu trả lời đúng nhất là: A. I và III B. I và II C. II và IV D. II và III 19. Đối tượng của quá trình chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá là: A. cá thể B. Loài C. quần thể D. nòi 20. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? A. Quần thể phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài B. Tốc độ sinh sản của loài C. Áp lực chọn lọc tự nhiên D. Cả A, B và C 21. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau? A. Khi hai cá thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau (cách li địa lí) B. Khi hai cá thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau C. Khi hai cá thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau D. Khi hai cá thể đó cách li sinh sản với nhau 22. Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành nên loài mới. B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành nên loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản. D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách li địa lí. 23. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng: A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí 24. Chọn phương án trả lời đúng nhất: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì: A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể. B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n. C. quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ. D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. 25. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52? A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ. B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí. C. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hoá. D. Loài bông này được hình thành bằng cách đa bội hoá. 26. Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này? A. Do MT sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới. B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn. C. Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên. D. Tất cả nguyên nhân trên đều đúng. 27. Động lực của chọn lọc nhân tạo là: A. sự đào thải của các biến dị không có lợi. B. nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người. C. các tác động của các điều kiện sản xuất như: thức ăn, kĩ thuật chăm sóc… D. sự tích luỹ các biến dị có lợi. 29. Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: A. chọn lọc tự nhiên B. đấu tranh sinh tồn ở vật nuôi, cây trồng C. chọn lọc nhân tạo D. biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng 32. Trong tự nhiên, sự cách li sinh vật có thể phân biệt các dạng nào sau đây? I. Cách li địa lí II. Cách li sinh lí III. Cách li sinh sản IV. Cách li sinh thái V. Cách li di truyền Trả lời: A. I, II, III, IV B. I, III, IV, V C. II, III, IV, V D. I, II, IV, V 33. Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là: A. ngày càng đa dạng và phong phú B. thích nghi ngày càng hợp lí C. tổ chức ngày càng cao D. tổ chức ngày càng phức tạp 1. Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất có thể chia thầnh các giai đoạn: A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học B. tiến hoá hóa học, tiến hoá sinh học C. tiến hoá tiến sinh học, tiến hoá sinh học D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học OTTN-THPTLT-DT 2 2. Tiến hoá hoá học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên: A. các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. các hợp chất vô cơ phức tạp từ các hợp chất vô cơ đơn giản. C. các tế bào sơ khai. D. Cả A và B 3. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên: A. các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên. C. các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá D. Cả A và C 4. Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên: A. các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên. B. các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. C. các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá D. Cả A và C 5. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có (hoặc có rất ít) các khí nào sau đây? A. CH 4 và NH 3 B. O 2 và N 2 C. O 2 và CO D. CH 4 và N 2 6. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là: A. C, H, O, S B. C, H, O, N C. C, H, O, P D. C, H, O, N, S 7. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. protein B. axit nucleic C. protein và axit nucleic D. cacbohyđrat 8. Coaxecva là: A. các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng dung dịch keo. B. hỗn hợp hai dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ. C. các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các polipeptit. D. các hợp chất có hai nguyên tố C và H (cacbuahiđro) 9. Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì: A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết. B. nếu chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huỷ. C. chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống. D. cả A, B và C 10. Cacbon 14 ( 14 C) có thời gian bán rã khoảng: A. 5730 năm B. 4730 năm C. 6730 năm D. 7000 năm 11. Urani 238 ( 238 U) có thời gian bán rã khoảng: A. 3 tỉ năm B. 3,5 tỉ năm C. 4 tỉ năm D. 4,5 tỉ năm 12. Trái đất được hình thành cách đây khoảng: A. 3 tỉ năm B. 3,5 tỉ năm C. 4,0 tỉ năm D. 4,6 tỉ năm 13. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại tiền Cambri B. Đại Cổ sinh C. Đại Trung sinh D. Đại Tân sinh 14. Đại Cổ sinh gồm các kỉ: A. pecmi, than đá, đevon, xilua, ocđovi, cambri B. pecmi, than đá, đevon, xilua, giura, cambri C. pecmi, than đá, đevon, xilua, tam điệp, cambri D. pecmi, than đá, đevon, xilua, phấn trắng, cambri 15. Đại Trung sinh gồm các kỉ: A. phấn trắng, giura, tam điệp B. phấn trắng, than đá, tam điệp C. đevon, giura, cambric D. than đá, than đá, pecmi 16. Đại Tân sinh gồm các kỉ: A. phấn trắng, thứ ba B. phấn trắng, thứ tư C. than đá, thứ ba D. thứ ba, thứ tư 17. …là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. A. Cổ sinh vật học B. Sinh vật nguyên thuỷ C. Hoá thạch D. Sinh vật cổ 18. Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu, vào các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống trải qua 4 đại địa chất chính lần lượt là: A. thái cổ → cổ sinh → trung sinh → tân sinh B. tiền cambri → trung sinh → cổ sinh → tân sinh C. tiền cambri → cổ sinh → trung sinh → tân sinh D. tiền cambri → nguyên sinh → trung sinh → tân sinh 19. Đặc điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh: A. sự sống vẫn tập trung dưới nước B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. tích luỹ oxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú D. sự di cư của thực vật và động vật từ nước lên đất liền 20. Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Cambri là: A. phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO 2 B. di chuyển đại lục, băng hà, khí hậu khô C. hình thành sa mạc D. hình thành hai đaị lục Bắc và Nam, biển tiến vào lục địa, khíhậu ấm áp 21. Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Đevon là: A. hình thành hai đại lục Bắc và Nam B. băng hà, khí hậu lạnh, khô C. khí hậu lục địa khô khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc D. phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO 2 22. Hiện tượng thực vật di cư lên bờ hàng loạt xảy ra vào kỉ: A. xilua B. Cambri C. Ocđovi D. pecmi 23. Loài gnười xuất hiện vào kỉ: A. thứ ba của đại Tân sinh B. thứ tư của đại Tân sinh C. phấn trắng của đại Trung sinh D. Guira của đại Trung sinh 24. Cây có hoa ngự trị ở kỉ: A. thứ ba B. thứ bốn C. phấn trắng D. tam điệp 25. Sự kiện xảy ra ở kỉ Tam điệp là: A. xuất hiện thực vật có hoa B. xuất hiện loài người C. phát sinh thú và chim D. dương xỉ phát triển mạnh mẽ 26. Sự kiện xảy ra ở kỉ Thứ ba của đại Tân sinh là: A. xuất hiện thực vật có hoa, tiến hoá động vật có vú OTTN-THPTLT-DT 3 B. cây hạt trần ngự trị, phân hoá chim C. xuất hiện thực vật có hạt, dương xỉ phát triển mạnh D. phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoá ngự trị 27. Sự kiện xảy ra ở kỉ Cambri ở đại Cổ sinh là: A. phát sinh các ngành động vật, phân hoá tảo B. phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị C. cây có mạch và động vật lên cạn D. phân hoá cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng 28. Sự kiện xảy ra ở kỉ Đevon ở đại Cổ sinh là: A. phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị B. phân hoá cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng C. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất iện D. cây hạt trần ngự trị 29. Bò sát xuất hiện ở kỉ: A. pecmi B. than đá C. đevon D. tam điệp 29. Dạng vượn người được xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là: A. vượn B. đười ươi C. tinh tinh D. gorila 30. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành nên chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là: A. Homo habilis B. Homo sapiens C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis 31. Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh: A. người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. người và vượn người ngày nay tiến hoá theo hai hướng khác nhau C. quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống D. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người 32. Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động dưới tác dụng của: A. dáng đi thẳng B. nhu cầu trao đổi kinh nghiệm C. săn bắt và hái lượm D. đời sống tập thể 33. Yêú tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật? A. Dùng lửa B. Biết sử dụng công cụ lao động C. Hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói và chữ viết) D. Lao động 34. Dáng đi thảng của người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người? A. Giải phóng chi trước khỏi chức năng di chuyển B. Biến đổi của hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm C. Bàn chân có dạng vòm D. Bàn tay được hoàn thiện dần 35. Nguyên nhân chính làm loài người không bị biến đổi thành một loài khác về mặt sinh học là: A. sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai B. con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn thiện nhất C. loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên D. cả A, B và C 36. Động lực của quá trình phát triển xã hội loài người là: A. cải tiến công cụ lao động B. phát triển lực lượng sản xuất C. cải tạo quan hệ xã hội D. cả A, B và C 37. Đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh: A. người và vượn người đều có nguồn gốc từ động vật B. người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi C. người và vượn người đều có nguồn gốc từ vượn cổ hoá thạch D. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người 38. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh: A. tuy phát sinh từ một nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo hai hướng khác nhau B. người và vượn người có quan hệ nhưng ở các thang bậc tiến hoá rất xa nhau C. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc D. người và vượn người có quan hệ gần gũi 39. Điều kiện về khí hậu, sinh giới thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho sự phát sinh loài người là: A. vỏ quả đất chấn động mạnh mẽ dẫn đến đại dương mở rộng B. băng hà tràn xuống phương Nam, khí hậu lạnh, rừng bị thu hẹp C. hệ thực vật và hệ động vật đã tương đối ổn định, gần giống như ngày nay D. cả B và C 40. Ngày nay, chọn lọc tự nhiên tác dụng yếu ớt trên cơ thể con người vì: A. cấu tạo cơ thể con người đạt đến mức hoàn thiện B. con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi cơ thể mà bằng lao động cải tạo hoàn cảnh C. con người còn chịu chi phối bởi các quy lụât xã hội D. cả A, B và C OTTN-THPTLT-DT 4 Địa chỉ liên hệ: TRẦN ĐỨC TOÀN . TRƯỜNG THPT LONG THẠNH E-mail: trantoanlt79@gmail.com ĐTDĐ : 098. 527. 6318 . thể 2n. 25 . Loài bông trồng ở Mĩ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 gồm. 5. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có (hoặc có rất ít) các khí nào sau đây? A. CH 4 và NH 3 B. O 2 và N 2 C. O 2 và CO D. CH 4 và N 2 6. Những

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan