Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (210)

103 113 0
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (210)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... đồ sau: KẾ TỐN TRƯỞNG Kế tốn tổng hợp kiêm BHXH Kế toán toán Kế toán Vật tư kiêm tài sản cố định Kế toán xây lắp Phụ trách kế tốn Xí nghiệp Kế tốn Vật tư kiêm TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán xây... - Báo cáo tài - Báo cáo kế toán quản trị 15 Trường Đại học Lao động – Xã hội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.3 Quy trình hạch tốn theo hình thức Kế tốn máy Cập nhật số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo. .. mềm kế toán Theo quy trình phần mềm kế tốn, thơng tin tự động nhập vào sổ kế toán: Sổ cái, Sổ Nhật ký chung sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối kỳ, kế toán thực thao tác khóa sổ, lập báo cáo

Ngày đăng: 26/04/2018, 04:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh, các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng Kế toán đã tạo điều kiện tốt giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới Giáo viên hướng dẫn, Thạc sỹ Trần Thị Hương, người đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

      • 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

    • 1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

      • 1.2. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty

  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ I HÀ TĨNH

    • 2.1. Thực trạng Kế toán Chi phí sản xuất

      • 2.1.1. Phân loại Chi phí sản xuất và đối tượng Kế toán Chi phí sản xuất

      • 2.1.2. Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

      • 2.1.4. Kế toán Chi phí Sản xuất chung

      • Biểu 2.43. Sổ Cái TK 623 ngày 27/12/2012

    • 2.2. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

      • 2.2.1. Đối tượng tính giá thành

      • 2.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

      • 2.2.3. Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm

    • Biểu 2.57. Sổ Cái TK 154 ngày 31/12/2012

    • 2.3. Nhận xét về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

      • 2.3.1. Ưu điểm

      • 2.3.2. Tồn tại

  • CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ I HÀ TĨNH

    • 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh được coi là doanh nghiệp đi đầu trong ngành xây lắp tại tỉnh nhà, với uy tín và danh tiếng tạo dựng được trong suốt thời gian qua, Công ty luôn được tín nhiệm và là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư các dự án lớn. Tuy vẫn giữ vững được phong độ, là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây lắp, nhưng những năm gần đây, Doanh số cũng như lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm sút, ngoài những nguyên nhân khách quan tác động từ sự suy giảm kinh tế, khủng hoảng tài chính chung, thì Công ty cũng nên xem xét các nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ công tác quản lý điều hành của mình.

  • Mối quan tâm luôn được đặt lên hàng đầu chính là Tối đa hóa Lợi nhuận. Nhằm đạt mục tiêu sau cùng này, Công ty phải chú trọng đến các yếu tố tạo nên lợi nhuận, một trong số đó chính là yếu tố Chi phí và giá thành sản phẩm, đó là hai yếu tố lớn và vô cùng quan trọng. Đối với doanh nghiệp xây lắp, yếu tố chi phí và giá thành càng có ý nghĩa quan trọng hơn, vì sản phẩm của ngành này mang tính đặc thù cao, sản phẩm đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài, phụ thuộc nhiều điều kiện khác, vì đó, chi phí sản xuất cũng rất lớn, giá thành cao. Nếu như quản lý chi phí không hợp lý rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, cũng như nếu tính giá thành không chính xác và khoa học rất dễ dẫn đến thất thoát lớn và sụt giảm doanh thu cũng như lợi nhuận.

  • Nguyên tắc hoàn thiện: Để đạt được mục tiêu lợi nhuận cuối cùng, cần phải hoàn thiện và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hạch toán một cách khoa học hợp lý, đem lại lợi ích lớn nhất cho Công ty, đồng thời phải tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh

  • Về Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu Trực tiếp: Xử lý Nguyên vật liệu xuất kho sử dụng không hết.

  • Hiện nay, mỗi công trình của công ty đều có kho vật tư ngay tại địa điểm sản xuất. Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, nhận được Phiếu yêu cầu, thủ kho sẽ xuất đúng số Nguyên vật liệu cần sử dụng theo yêu cầu thực tế, do đó, rất ít khi xảy ra tình trạng thừa Nguyên vật liệu tại công trình, vì thế mà công ty coi nhẹ việc xử lý số Nguyên vật liệu sử dụng không hết. Điều này làm ảnh hưởng đến Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, đồng thời tiếp tay cho những kẻ cơ hội trục lợi từ số vật tư thừa.

  • Em xin trình bày một số phương pháp xử lý Nguyên vật liệu xuất sử dụng không hết như sau:

  • Ý kiến thứ nhất: Nhập lại kho (đối với công trình vẫn đang tiến hành thi công)

  • Đây là cách thông thường nhất để thu hồi số vật tư thừa. Khi có vật tư sử dụng không hết, thủ kho sẽ tiến hành kiểm kê số vật tư thừa từ công trình, xác định giá trị và đem nhập lại kho. Kế toán sẽ hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152: Giá trị vật tư nhập lại kho

  • Có TK 621: Giá trị vật tư nhập lại kho

  • Như vậy, số vật tư thừa có thể được sử dụng tiếp nếu cần.

  • Ví dụ: Ngày 31/01/2012, công trình Đường 26 tháng 3, vật tư sử dụng không hết: 5m3 Cát, trị giá khi xuất kho: 660.000 đ, nhập lại kho, Kế toán sẽ phản ánh vào phân hệ Chứng từ nhập kho:

  • Kế toán sẽ phản ánh:

  • Nợ TK 152: 660.000 đ

  • Có TK 621 (621 – D26X3): 660.000 đ

  • Nghiệp vụ sẽ được phản ánh trên sổ Nhật Ký Chung như sau:

  • Sổ Cái TK 621:

  • Ý kiến thứ hai: Bán số vật tư thừa (đối với công trình đã hoàn thành bàn giao)

  • Đối với những công trình đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao, thì số vật tư thừa thường không cần thiết phải giữ lại, có thể đem bán. Khi thực hiện bán vật tư thừa phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ: Hóa đơn bán hàng, Đơn đề nghị bán vật tư thừa có xác nhận của giám đốc, chủ công trình. Kế toán sẽ hạch toán như sau:

  • + Giá vốn: Nợ TK 632: Giá trị ghi nhận khi xuất kho vật tư

  • Có TK 621: Giá trị ghi nhận khi xuất kho vật tư

  • + Doanh thu: Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá trị bên mua phải thanh toán

  • Có TK 511: Giá bán chưa thuế GTGT

  • Có 3331: Thuế GTGT phải nộp

  • Như vậy, số vật tư thừa sau khi hoàn thành công trình sẽ không thất thoát, ngược lại còn mang lại một khoản thu cho Công ty.

  • Ý kiến thứ ba: Chuyển cho công trình khác sử dụng (đối với những công trình có địa điểm gần nhau, thuận lợi di chuyển)

  • Trường hợp những công trình có địa điểm thi công gần nhau, khi sử dụng không hết nguyên vật liệu mà công trình khác đang có nhu cầu, có thể chuyển sang để sử dụng, yêu cầu phải có Biên bản giao nhận vật tư có xác nhận của chủ nhiệm công trình. Kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 621: Giá trị vật tư chuyển giao

  • (Chi tiết CT nhận vật tư)

  • Có TK 621: Giá trị vật tư chuyển giao

  • (Chi tiết CT giao vật tư)

  • Như vậy, có thể tiết kiệm được một khoản chi phí vật tư đáng kể.

  • Những ý kiến trên đây góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tránh lãng phí cũng như thất thoát vật tư, giảm chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, hạ giá thành.

  • Hiện nay Công ty chưa thực hiện trích trước dự phòng bảo hành công trình.

  • Nếu đang trong thời gian hoàn thiện công trình có sai sót cần khắc phục, kế toán sẽ hạch toán:

  • Nợ TK 627 (6278)

  • Có TK 111,112,131...

  • Nếu như công trình đã hoàn thành và trong giai đoạn bảo hành, kế toán sẽ hạch toán vào chi phí bán hàng:

  • Nợ TK 641

  • Có TK 111,112,131...

  • Việc này là hoàn toàn không hợp lý và chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán. Đồng thời, nếu hạch toán như vậy sẽ làm tăng chi phí ngoài dự toán, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

  • Đối với sản phẩm xây lắp, theo quy định hiện hành thì đối với công trình cấp đặc biệt và cấp 1 thì thời gian bảo hành không dưới 24 tháng và mức bảo hành là 3% giá trị hợp đồng, đối với các công trình còn lại thì thời gian bào hành không dưới 12 tháng và mức bảo hành là 5% giá trị hợp đồng. Có thể thấy, chi phí bảo hành là một chi phí lớn, nên việc trích trước dự phòng bảo hành công trình là điều tối cần thiết.

  • Khi trích trước CP bảo hành công trình, kế toán phản ánh:

  • Nợ TK 627: Số trích dự phòng

  • Có TK 352: Dự phòng phải trả

  • Khi phát sinh chi phí bảo hành:

  • Nợ TK 621, 622, 623, 627: Chi phí bảo hành công trình

  • Có TK 111, 112, 152...: Chi phí bỏ ra để thực hiện bảo hành

  • Cuối kỳ kết chuyển:

  • Nợ TK 154: Kết chuyển chi phí bảo hành

  • Có TK 621, 622, 623, 627: Phần chi phí liên quan đến bảo hành

  • Công việc hoàn thành bàn giao:

  • Nợ TK 352: Số dự phòng đã sử dụng

  • Có TK 154: Kết chuyển số chi phí bảo hành đã sử dụng

  • Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển:

  • Nợ TK 154:

  • Nợ TK 632: Chi phí bảo hành > dự phòng đã trích

  • Có TK 627:

  • Nếu Chi phí bảo hành > dự phòng đã trích, khi công việc hoàn thành:

  • Nợ TK 352: Dự phòng phải trả

  • Nợ TK 641: Chênh lệch Chi phí > dự phòng

  • Có TK 154:

  • Nếu Chi phí bảo hành < dự phòng đã trích, khi hết thời hạn bảo hành:

  • Nợ TK 352: Dự phòng còn lại

  • Có TK 711: Thu nhập khác

  • Ví dụ: Đối với công trình Đường 26 tháng 3, khi trích trước chi phí bảo hành:

  • Nợ TK 627: 100.000.000

  • Có TK 352: 100.000.000

  • Trong thời gian thi công công trình, phát sinh các chi phí bảo hành về nguyên vật liệu như sau:

  • Nợ TK 621: 12.000.000

  • Có TK 152: 12.000.000

  • Chi phí nhân công trực tiếp:

  • Nợ TK 622: 4.500.000

  • Có TK 111: 4.500.000

  • Chi phí sản xuất chung:

  • Nợ TK 627: 3.250.000

  • Nợ TK 133: 325.000

  • Có TK 331: 3.575.000

  • Cuối kỳ, kết chuyển:

  • Nợ TK 154: 19.750.000

  • Có TK 621: 12.000.000

  • Có TK 622: 4.500.000

  • Có TK 627: 3.250.000

  • Công trình hoàn thành bàn giao:

  • Nợ TK 352: 19.750.000

  • Có TK 154: 19.750.000

  • Hết thời hạn bảo hành:

  • Nợ TK 352: 80.250.000

  • Có TK 711: 80.250.000

  • Dữ liệu sẽ được cập nhật vào phân hệ Chứng từ tổng hợp, khi đó, phần mềm sẽ tự động hạch toán vào các sổ kế toán.

  • Trích Sổ Nhật Ký Chung:

  • Ngày 01/01/2012: Trích dự phòng chi phí bảo hành:

  • Ngày 28/04/2012: Phát sinh chi phí bảo hành:

  • Ngày 30/06/2012: Kết chuyển chi phí bảo hành:

  • Ngày 31/12/2013: Công trình hoàn thành bàn giao, có thời gian bảo hành 36 tháng kể từ ngày bàn giao:

  • Ngày 01/01/2017: Hết thời hạn bảo hành, hoàn nhập dự phòng:

  • Trên đây là phương pháp hạch toán trích dự phòng bảo hành công trình. Việc thực hiện trích dự phòng sẽ làm cho các khoản chi phí bảo hành hợp lý và dễ kiểm soát hơn.

  • Về những hạn chế và thiếu sót của phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng ảnh hưởng đến việc hạch toán và theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

  • Thứ nhất, phần mềm không phân hệ rõ ràng về các phần hành: Tiền, vật tư, mua hàng, bán hàng... mà các chứng từ sau khi tập hợp sẽ được cập nhật chung vào phân hệ Chứng từ, từ đó chọn loại chứng từ phù hợp, điều này tuy làm đơn giản hóa quá trình nhập liệu nhưng đồng thời dễ gây nhầm lẫn thiếu sót. Cần phải phân hệ rõ ràng từng phần hành, nhằm tiện theo dõi việc phản ánh các nghiệp vụ vào sổ cũng như cập nhật số liệu.

  • Thứ hai, khi thao tác Kết chuyển và phân bổ cuối kỳ, chỉ được phép chọn thời gian mà không được chọn riêng cho từng công trình. Điều này sẽ làm thừa các bút toán kết chuyển trên sổ kế toán, dễ gây nhầm lẫn cũng như khó lọc số liệu khi cần xác định chi phí của một công trình cụ thể.

  • Về công tác Kế toán quản trị

  • Cần chú trọng đầu tư vào công tác kế toán quản trị:

  • - Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn

  • - Xây dựng đội ngũ riêng

  • Nhằm mục đích đạt được lợi nhuận cao nhất, giá thành sản phẩm thấp nhất, cần chú trọng các vấn đề:

  • - Phân biệt hai loại chi phí biến đổi và chi phí cố định trong chi phí sản xuất chung nhằm đưa ra dự toán giá thành chính xác nhất.

  • - Chú trọng theo dõi, phân tích, đánh giá các loại chi phí một cách thường xuyên và kỹ lưỡng, nhằm hợp lý hơn các chi phí, giảm chi phí, giảm giá thành.

    • 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

  • - Về phía Công ty:

  • + Cần phải nâng cấp phần mềm kế toán để hợp với sự phát triển của công nghệ, hỗ trợ tốt nhất cho công tác hạch toán, đáp ứng nhu cầu thiết yếu về các báo cáo quản trị có ảnh hưởng đến các quyết định của Doanh nghiệp, cung cấp số liệu cụ thể, chính xác.

  • + Tổ chức đào tạo và nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên môn cho nhân viên.

  • + Tổ chức công tác kế toán quản trị, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực này.

  • - Về phía bộ phận kế toán:

  • + Hạch toán cụ thể và chặt chẽ hơn về các khoản chi phí có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tránh thất thoát lãng phí, dùng chi phí không hợp lý.

  • + Nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các Nghị định, thông tư sửa đổi bổ sung về công tác kế toán.

  • KẾT LUẬN

  • Những nhà quản trị luôn có mong muốn lớn nhất là làm thế nào để phát triển doanh nghiệp của mình một cách nhanh nhất, mạnh nhất, vững nhất. Trong công tác quản lý thì công cụ đắc lực nhất chính là kế toán, một hệ thống kế toán có tổ chức, làm việc và điều hành một cách khoa học, hợp lý, chính là chìa khóa và cầu nối cho những nhà quản trị tiếp cận được với những số liệu chân thực nhất, chính xác nhất, từ đó thực hiện tốt các yêu cầu về quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành hết sức quan trọng, đưa ra những số liệu cần thiết nhất để nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, có những đối sách phù hợp với thực tiễn cho chiến lược phát triển của Doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải tận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo lý luận kế toán vào đơn vị của mình, tích cực hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đóng góp cho thành công chung của doanh nghiệp.

  • Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh, em đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức thực tiễn, đồng thời cũng củng cố hơn nữa kiến thức lý luận ở nhà trường, được tiếp xúc với công việc thực tế, có thêm phần nào kinh nghiệm và sự tự tin, giúp ích cho tương lai sau này. Với những kiến thức được thầy cô giáo trang bị trên giảng đường đại học, bên cạnh đó là sự tìm hiểu, nghiên cứu công tác Kế toán ở Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số I Hà Tĩnh, nhất là phần Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn bày tỏ một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, hy vọng giúp Công ty đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.

  • Tất nhiên, vốn hiểu biết của em còn hạn hẹp, nhận thức bản thân có hạn, thời gian nghiên cứu eo hẹp nên những phương án em đưa ra chưa phải là phương án tốt nhất. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, của các cô chú phòng Kế toán để Khóa luận của em được tốt hơn và kiến thức của em được sâu rộng hơn.

  • Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 3 năm 2013

  • Sinh viên thực hiện

  • Phạm Thùy Dung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan