ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

79 515 2
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng tập trung chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn từ 20002017, diện tích trồng cam quýt trong cả nước có xu hướng tăng qua các năm, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi đang mở rộng nhanh về diện tích nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tính đến cuối năm 2017) 2, tổng diện tích trồng cây cam quýt tại Việt Nam đạt 221,6 nghìn ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (75,6 nghìn ha); về sản lượng đạt 1.284,4 nghìn tấn tương đương với mức thu nhập ước đạt hàng trăm tỷ đồng. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng trồng cây cam quýt, trong đó phải kể đến tỉnh Tuyên Quang, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích, đứng thứ nhất về sản lượng (tổng diện tích trồng cam trên 7.000 ha, sản lượng đạt 104.092 tấn năm 2016). Đây được coi là đóng góp chính trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tại vùng Tây Bắc đang có xu hướng chuyển đổi các vườn tạp, vườn vải già cỗi sang trồng cam, đứng trước việc mở rộng về diện tích, cũng như tăng nhanh về sản lượng là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng đi cùng với những bất cập. Do đặc điểm địa hình nổi bật tại khu vực là địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên rất dễ phải đối mặt với hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Điển hình là khu vực canh tác cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500 600 m. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn kiến thiết của cây cam quýt. Đặc điểm cây cam là loại cây ăn quả dài ngày. Trải qua 2 giai đoạn cơ bản trong 1 chu kì, đó là giai đoạn kiến thiết cơ bản (kéo dài 4 năm) và tiếp đến là giai đoạn sản xuất kinh doanh (từ 5 đến 15 năm). Trong đó, đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản rất nhạy cảm với xói mòn rửa trôi. Do phải đối mặt với nguy cơ xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, người dân có xu hướng lạm dụng phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Cùng với đó là biện pháp quản lý cỏ dại chưa hợp lý, chủ yếu là sử dụng thuốc diệt cỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất. Đất bị suy thoái nghiêm trọng trở nên chai cứng, trơ trọi, không có lớp thực vật che phủ nên không còn khả năng giữ lại độ ẩm và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng làm giảm tính đa dạng của hệ sinh thái đất, điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh địa hóa. Nhằm mục đích khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu tác dụng từ cỏ dại cho thấy, chúng rất hữu ích trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi vào mùa mưa, bảo vệ độ ẩm của đất vào mùa khô. Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì một vài loài cỏ dại cũng có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng. Tuy là hình thức cạnh tranh dinh dưỡng nhưng nếu có biện pháp quản lý một cách khoa học sẽ giúp hoàn trả lại dinh dưỡng cho cây trồng. Hệ rễ của cỏ đóng vai trò là không gian sống và cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của khu hệ sinh vật đất. Hệ rễ của một số loài cỏ dại có tác dụng cố định C đất, cố định N, chuyển hóa phốt pho khó tan,... Từ đó, có thể thay đổi lượng phân hữu cơ bổ sung vào đất, giúp giảm tác động của hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đến hệ sinh thái, rất phù hợp với địa hình canh tác miền núi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về tác dụng của việc quản lý cỏ dại hợp lý trong việc cải thiện chất lượng đất trồng cam tại khu vực huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được báo cáo. Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp quản lý cỏ dại đến chất lượng đất trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” được đặt ra nhằm cung cấp cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn cho việc cải tạo, bảo vệ và phục hồi chất lượng đất trồng cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, cũng mở ra hướng canh tác mới hiệu quả, bền vững đối với cây cam nói riêng, cây ăn quả nói chung. Từ đó, góp phần đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế xã hội.

... đánh giá tác dụng việc quản lý cỏ dại hợp lý việc cải thiện chất lượng đất trồng cam khu vực huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang báo cáo Trên sở đó, đề tài Đánh giá ảnh hưởng số biện pháp quản lý. .. Lê Công Tuấn Minh ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 44 03 01 LUẬN... Ảnh hưởng trồng lạc dại đến hàm lượng chất hữu đất Hình 3.11 Ảnh hưởng trồng lạc dại đến CEC đất thí nghiệm Hình 3.12 Ảnh hưởng trồng lạc dại đến nitơ dễ tiêu đất thí nghiệm Hình 3.13 Ảnh hưởng

Ngày đăng: 20/04/2018, 19:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

    • 1.1. Tổng quan về cây cam

      • 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây cam

      • 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây cam

      • 1.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây cam

      • 1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây cam

      • 1.2. Một số biện pháp quản lý cỏ dại

        • 1.2.1. Vai trò của quản lý cỏ dại

        • 1.2.2. Các hình thức quản lý cỏ dại

        • 1.3. Tổng quan về vùng trồng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

          • 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

          • 1.3.2. Tình hình phát triển và tiêu thụ cam tại huyện Hàm Yên

          • 1.3.3. Tình hình quản lý canh tác cam tại huyện Hàm Yên

          • 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

            • Hình 2.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu

            • 2.2. Nội dung nghiên cứu

            • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

              • 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

              • 2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa và lấy mẫu đất nghiên cứu

                • Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

                • Hình 2.3: Phương pháp lấy mẫu đất

                • 2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và lấy mẫu đất nghiên cứu

                • TT

                • Tuổi vườn (năm)

                • Kí hiệu mẫu

                • Công thức thí nghiệm

                • Ghi chú

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan