VỀ TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO

6 3.2K 37
VỀ TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đôi dòng về tác phẩm Chí Phèo Nói đến cái Ngông Cuồng của Chí Phèo… hình như không ai qua được gã, trước đây và sau này cũng vậy. Bởi cho dù ngông đến đâu thì cũng chẳng ai dại mà lấy dao, lấy mảnh trai rạch mặt chính mình…ui da, ma` cũng tội cho Chí Phèo thật đó, gã đâu có muốn ngông đâu, gã đâu có muốn cuồng đau, nhưng cái cuộc đời thối nát với đầy sự bất công đã tặng cho gã cái sự ngông cuồng đó. Cứ mỗi vết sẹo trên mặt gã, nó như là bằng chứng cho một cuộc đời bất hạnh…Mà bản thân gã là một bằng chứng sống động nhất. Cái hay ở đây là Nam Cao đã dùng cái Cuồng Ngông củaChí Phèo để tố giác cái xã hội bất công thời bấy giờ…có đôi khi, con người muốn thiện lương như nào đâu có được. Ta bàn về Tô Cháo Hành của Thị Nở. Có lẽ cái hình ảnh đẹp nhất Của Thị nở chính là lúc lăng xăng chạy đi tìm gạo để nấu cháo cho Chí Phèo. Bạn thử nghĩ xem, cái tô cháo hành đó từ đâu mà ra nhỉ! Người xưa đã từng nói: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” … Đúng rồi, chẳng có cái gì tự nhiên mà có. Một tô cháo hành, đâu phải không không mà Thị Nở lại nấu cho Chí Phèo ăn nhỉ! Vâng! Thị Nở đã nấu nó với tất cả tấm lòng của mình. Thị nấu, không phải vì chính bản thân thị thích, mà Thị nấu vì lo lắng cho sức khoẻ của Chí Phèo. Nam Cao đã miêu tả một Thị Nở với cái sắc đẹp “Ma Chê Quỉ Hờn”… xấu vô cùng tận …. thế nhưng, cái Tô Cháo Hành của Thị đã ít nhất có một người là Băng Tâm thấy Thị đẹp vô cùng. Thị đẹp nhờ Tô Cháo hành, Tô Cháo Hành đã làm cho Thị trở nên đẹp và đó cũng chính là vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam. Cái giá trị của Tô Cháo hành không chỉ làm cho Thị Nở trở nên đẹp mà bởi vì chình nhờ nó, mà ta thấy được cái con người thật của Chí Phèo. Tô Cháo Hành đã khơi dậy cái bản tính thiện lương trong con người Chí Phèo. Thật vậy, ông bà ta đã từng nói: (Nhân Chi Sơ Tình Bổn Thiện) từ thẩm sau trong mỗi con người đều có sự thiện lương. Cám ơn Tô Cháo Hành của Thị Nở đã giúp cho ta nhìn ra được tấm lòng chân thật của một con người. Tối ngày Chí Phèo chỉ biết uống rượu, rạch mặt, chửi bới cả cái làng Vũ Đại, chửi bới những ai đã làm cho gã biến thành thân tàn ma dại, người không ra người …. ma chẳng là ma…… thế mà cái tô Cháo Hánh đã biến gã thành một con người hoàn toàn khác ………… Không phải tự nhiên mà tác phẩm Chí Phèo trở thành một tuyệt tác văn chương của Nam Cao. Bản thân BT nghĩ, Cái cuồng ngông của Chí Phèo và cái tô Cháo Hành đây ân tình của Thị Nở đã khiến cho những đọc giả khó có thể nào quên. Mỗi khi nghĩ đến Tô Cháo Hành, BT chợt nghĩ, nếu trong cuộc đời, có nhiều thật nhiều Tô Cháo Hành của Thị Nở thì cuộc đời cũng sẽ đẹp biết bao ……… ****************************************************** Đọc Chí Phèo , chẳng những Nam Cao muốn vạch mặt bọn cường hào ác bá vào thời đó chỉ biết hà hiếp những người dân hiền lành khốn khó , mà còn muốn chế giểu bọn cuồng ngông coi trời bằng vun , chỉ biết dùng vũ lực dao búa để chèn ép người khác yếu hơn mình , và chính cái xã hội thiếu công bình kia đã sản sinh ra những con người như Năm Thọ , như Chí Phèo . Nhưng cái thích thú trong tác phẫm này , với tôi đó là phong cách hành văn của Nam Cao . Ông đã dẩn mọi người phiêu lưu vào trong thế giới văn xuôi , tôi có cảm giác như đang sống tại làng Vũ Đại và trước mắt tôi một Chí Phèo giống như Nam Cao đã mô tả " trông hắn đặc như thằng sắng cá , cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết " Và thật là buồn cười cho Chí Phèo cũng như thương hại cho nhưñg người dân sống trong làng , Nam Cao đã viết " Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại . Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ : - chắc nó trừ ra mình . Không ai lên tiếng Đã thế hắn lại chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Thế thì có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này ? . A ha ! Phải đấy , hắn cứ thế mà chửi , hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn , đẻ ra cái thằng Chí Phèo " . Đọc đến đây tôi không khỏi bật cười , và xem ra mọi người trong làng Vũ Đại cũng thật là thông minh nhỉ ? nó chửi ai ? cũng hên nó không chửi mình , nó trừ mình ra Cái lối viết văn của Nam Cao quả thật như những nhát búa của bác thợ rèn đập chan chát xuống khối sắt còn nung lửa đỏ , tiếng vang dội lại bật lên rồi lại nện xuống đều đặn , có lúc ngưng hẳn . rồi sau đó lại tiếp tục để những âm thanh kia như len len vào trong óc của người đọc , nó không ồn ào , nhưng nó lại có sức thu hút để ta phải nối bước theo ông đi tiếp bên cạnh Chí Phèo , Thị Nở . Thị Nở của Nam Cao được ông mô tả là một người xấu xí đến nỗi ma chê quỷ hờn mà lại " . Đã thế Thị lại dỡ hơi , đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng Đế chí công , nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất . Và Thị lại nghèo nếu trái lại , ít nhất sẽ có một đàn ông khổ sở . " và rồi ông lại viết thêm " Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu , cái nghèo , cái ngẩn ngơ của mình , mà thị lại chỉ có ba cái ấy . Một phần nửa cũng bởi Chí Phèo ít khi ở nhà , mà hắn ở nhà lại hiền lành , ai có thể ác trong khi ngủ ? Hắn chỉ về nhà để ngủ " . Àh , quả thật độc đáo , ông dụng chữ như những con cờ đang tiến thoái , lúc đưa ra . lại cũng có lúc thu lại thủ thế . Ai có thể bảo một người ngông cuồng chỉ biết say sưa chửi bới thiên hạ như Chí Phèo lại không biết mơ mộng , cái bối cảnh Chí Phèo và Thị Nở chung đụng với nhau quả thật tuyệt vời , xem ra ông cũng khéo léo sắp đặt cho hai người một phong cảnh hữu tình trăng nước mà chưa chắc gì những người oai quyền giàu sang như Bá Kiến đã được hưởng " Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối , một người đàn bà ngồi tênh hênh . Chính là người đàn bà , hắn biết vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa 1 xuống vai trần và ngực . Hai tay trần của mụ buông xuôi , cái mồm đang há hốc lên trăng mà ngủ hay là chết , đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt , cái váy đen xộc xệch . Bên kia , có lẻ vì mụ giãy cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây . Tất cả những cái ấy phơi ra trăng , rười rượi những trăng làm trắng những cái đó có lẻ ban ngày không trắng , trăng làm đẹp lên " . Đoạn này ông mô tả một hình thể đã được nhiều ngươi cho là xấu xí , nhưng dưới ánh trăng thanh nó được phản chiếu một cái đẹp rực rở đến đỗi được hóa trắng trên từng mãng da thịt hở hang mà có thể ban ngày trông vào nó đen đúa xám ngắt , đọc đến đây tôi tự nghỉ Nam Cao là một người rất trân quí những giây phút thiêng liêng này , tôi cũng đã tự đặt câu hỏi cho chính mình : Tại sao ông không chọn bối cảnh khác chẳng hạn như trên đống rơm cạnh chòi lá hay trên chiếc chỏng đong đưa của Chí Phèo ? vì những người ngông cuồng như Chí Phèo hay dở hơi như Thị Nở thì có phân biệt gì giữa hai bối cảnh đối chọi khác nhau , mà ông lại ban một ân huệ tuyệt vời với cảnh sắc hữu tình cho hai nhân vật chính của ông , có phải ông đã từng trải qua hay chính bản thân ông cũng đã từng mơ ước .? " Chí Phèo vẫn say say nhìn và run run , bổng nhiên hắn rón rén lại gần Thị Nở , lần đầu tiên hắn rón rén , từ khi về làng . Thoạt tiên hắn hãy xách cái lọ để ra xa, rồi hắn lẳng lặng ngồi xuống bên sừơn thị " Oh , những động tác của Chí Phèo đi từng bước một và hắn cũng biết tính toán lắm chứ , ai bảo hắn chỉ biết say sưa và lăn ra ngủ , giây phút này lại là lúc hắn tỉnh táo nhất cho dù đã uống rất nhiều rượu với Tự Lãng , nhưng một người chẳng biết sợ trời đất là gì , lại say say và run rẩy trước một thân thể của một người đàn bà , và chính hắn cũng biết hành động kia không được minh bạch nên cứ là rón rén , rón rén đến gần , như sợ Thị Nở giật mình tỉnh giấc Đọc đến đây tôi rất khâm phục cái phong cách nửa dí dỏm , nữa quả quyết trong lối hành văn của ông . Và rồi " Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng . Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn , rồi lại toe toét cười . Trông thị thế mà có duyên ; tình yêu làm cho có duyên hắn thấy vừa vui vừa buồn " Đây là đoạn văn có hậu nhất trong tác phẩm Chí Phèo , cái mông lung về dĩ vãng đau thương được bồi đắp vào bằng những cái liếc mắt , cái nhìn trìu mến , cái nụ cười ngây ngô , để cho cả hai người có thể xem như đã bị gạt ra khỏi bên lề xã hội . lại có thể ngồi lại chấp vá mảnh đời cùng nhau , và cùng mơ ước về một tương lai tươi sáng và hoàn thiện hơn Tôi chỉ tiếc Nam Cao đã cho hai người được hưởng cái hạnh phúc ấy quá ít ỏi , chỉ có 5 ngày cho môt kiếp người , sao ông không để cho cả hai được hưởng trọn vẹn suốt cuộc hành trình , vì Nam Cao đã sinh ra Thị Nở đặc biệt để dành cho Chí Phèo và ngược lại , ông cho gặp nhau để rồi sau 5 ngày . hai người lại chia tay vì cái tính dở chứng của bà cô , Thị Nở vẫn trở lại cái tính ngờ nghệch của mình và Chí Phèo lại bắt đầu cầm dao đi chửi bới thiên hạ , có phải chăng bước đường đời của Nam Cao đã đi qua có quá nhiều rắc rối nên ông lại có một quan niệm hơi khắc khe , ông lại phải khai tử Chí Phèo để lại một mình Thị Nở sống lo sợ cái viển ảnh trong lò gạch . hay ông nghỉ rằng những người như Chí Phèo khó mà thành một người chồng tốt , và ông thương hại Thị Nở một người đàn bà chất phát hiền lành , . thôi kệ những người như hắn chắc cũng khó mà thay đổi được tâm tánh vì " giang sơn dể đổi , bản tánh khó dời " , chỉ tiếc rằng Nam Cao đã vội vã kết thúc cuộc hành trình và đuổi mọi người xuống xe khi chưa về đến đích . Đọc 2 bài bình về TÔ CHÁO HÀNH . tự nhiên muốn làm anh Chí Phèo quá. Dù chỉ 5 ngày cũng được vui lòng. Thật vậy . Vì tính nhân văn của con người luôn là như thế. Ngoài bức tranh, những con người, những câu chuyện xảy ra ở làng Vũ Đại . Nhà văn Nam Cao đã nói thay chúng ta một điều đó là . Chỉ có tình yêu thương mới có tác dụng mạnh nhất để cảm hóa sự hư hỏng , sự hư hỏng trong con người sẽ tự ý thức quay về với điều hoàn thiện nếu có một bàn tay đưa ra. Và một lần nữa Tình yêu lại khẳng định tính nhiệm mầu cố hữu vốn vẫn tồn tại trong tình yêu chân chính, vì tình yêu đích thực sẽ san bằng tất cả những gì mà bình thường nếu không có tình yêu thì chúng ta sẽ không làm được. ******************************************************** Nam Cao – Nhà văn hiện thực kiểu mới Khi trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đang đi vào chặng cuối cùng với nhiều cây bút đã thực sự có chỗ đứng trên văn đàn, Nam Cao mới trình làng truyện ngắn đầu tiên: Chí Phèo (1941). Nhưng đúng là “Văn Nam Cao ngay từ những trang đầu đã thực sắc sảo” (Nguyễn Đình Thi). Những khám phá mới mẻ về nội dung cùng những cách tân táo bạo về nghệ thuật đã đưa ông lên một vị trí văn học sử hết sức vẻ vang: Nhà văn lớn hàng đầu của chủ nghĩa hiện thực. Những cách tân trong nghệ thuật của Nam Cao chẳng những góp phần đáng kể trong việc đưa nền văn xuôi nghệ thuật nước ta bước hẳn sang phạm trù hiện đại ở mấy chục năm đầu thế kỷ XX mà còn phục vụ đắc lực cho mục đích tối cao của chủ nghĩa hiện thực, cũng là đặc điểm nổi bật của ngòi bút nhà văn: Khám phá thế giới bên trong nhiều bình diện và đầy bí ẩn của con người. Một trong những cách tân đáng kể của Nam Cao là phương diện cốt truyện. Quan niệm truyền thống cho rằng cốt truyện là một yếu tố thuộc về nội dung và có vai trò quan trọng số một đối với tác phẩm: “Có tích mới dịch nên tuồng”. Kế thừa những thành tựu ít ỏi của văn xuôi nghệ thuật truyền thống, không ít tiểu thuyết gia hồi đầu thế kỷ XX vẫn tiếp tục quan niệm này đã vay mượn những cốt truyện có sẵn mà phóng tác thành tiểu thuyết của mình. Đó là các trường hợp Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật), Kim Anh lệ sử (Trọng Khiêm), Cay đắng mùi đời, Ngọn cỏ gió đùa (Hồ Biểu Chánh) . 2 Đến lượt mình, Nam Cao có một quan niệm khác về cốt truyện. Ông không có ý định lôi cuốn người đọc bằng những sự kiện, biến cố. Bởi cốt truyện dù li kỳ hơn cả những biến động đầy rẫy trong cuộc sống, thì những gì người ta nhìn thấy cũng chỉ là hiện tượng mà thôi. Tập trung bút lực vào việc khám phá thế giới nội tâm của con người, qua đó mà khái quát nên bản chất của cuộc sống, Nam Cao đã huy động cốt truyện cũng như một số phương diện khác (đề tài, kết cấu…) như là những phương tiện nghệ thuật. Cốt truyện, theo các nhà lý luận văn học, là tiến trình của các sự kiện. Nghĩa là trong một tác phẩm tự sự, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì kết thúc truyện. Chẳng hạn: Truyện Tấm Cám bắt đầu từ sự kiện mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tép. Cám lười nhác không bắt được gì, lừa Tấm đổ hết giỏ tép của chị mang về, chỉ còn sót lại một con cá bống. Nhưng từ đó, Tấm thường xuyên nhận được sự giúp đỡ kịp thời của Bụt (…). Trong cuộc đấu tranh một mất một còn với mẹ con dì ghẻ, Tấm luôn chiến thắng, cuối cùng trở thành Hoàng hậu. Như vậy, theo dõi chuỗi sự kiện của tác phẩm cũng chính là theo dõi hành động của các nhân vật. Suy cho cùng hành động của nhân vật chính là nhân tố cơ bản làm nên cốt truyện. Giáo sư Pospelove trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, đã chỉ ra hai kiểu hành động từng gặp trong tác phẩm văn học: “Trong một số trường hợp cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật trên các thời điểm nút, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. Một hành động như thế đầy rẫy những vận động bên ngoài” (l). Và “Một dạng hành động dường như chủ yếu chỉ xảy ra ở bên trong”. Đó là trong các trường hợp “các sự kiện trước hết xuất hiện với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.”(2) Như vậy, ứng với hai dạng hành động ấy sẽ là hai loại sự kiện có thể gặp trong tác phẩm văn học. Chúng tôi gọi một loại là sự kiện thông thường (là những sự kiện được tạo thành từ các hành động có khả năng quan sát được từ bên ngoài) và một loại là sự kiện tâm lý (là những sự kiện được tạo nên từ thao tác phân tích, mổ xẻ nội tâm, hay những biến đổi trong đời sống tâm lý nhân vật). Đối với loại cốt truyện được hình thành từ những sự kiện thông thường, chúng không phải không có khả năng thể hiện tâm lý. Bởi vì “Tâm lý con người luôn gắn liền với hoạt động của họ, vì thế trong bất cứ hoạt động nào của cá nhân cũng dều có tâm lý cả”(3). Chẳng hạn: Khi chị Dậu đánh trả người nhà Lý trưởng là lúc trong con người ấy đang dâng lên niềm xót thương mãnh liệt đối với người chồng đau yếu của mình. ở vào lúc xảy ra hành động hãm hiếp thị Mịch, Nghị Hách đang thể hiện một nhu cầu, ham muốn bản năng. Còn khi cụ Chánh Bá kêu mất giày thì một lòng tham lam đê tiện thiếu hẳn tính người được bộc lộ . Nhưng những hành động như thế thuộc kiểu hành động bên ngoài. Qua đó, người ta chỉ thấy được tâm lý nhân vật ở dạng các trạng thái, thuộc tính riêng lẻ chứ không thể nhận ra cả một phức hợp các thuộc tính tâm lý hay một quá trình vận động của đời sống tâm lý nhân vật. Và kết quả của nó thì nhiều nhất cũng chỉ có thể làm thay đổi số phận riêng tư hay địa vị xã hội của các nhân vật mà thôi. Nam Cao không có xu hướng chạy theo những biến cố trọng đại của đời sống xã hội. Các nhân vật của ông, do đó cũng không được đặt trong những mối quan hệ rộng lớn, phức tạp và ít những hành động bên ngoài. Cốt truyện chủ yếu hình thành từ kiểu hành động bên trong của nhân vật. Loại sự kiện thông thường hầu như chỉ xuất hiện với tư cách là nguyên nhân của những suy nghĩ và cảm xúc của chúng. Chí Phèo gặp Thị Nở. Đấy là một sự kiện thông thường. Nhưng cũng từ đó bao nhiêu sự kiện tâm lý xảy ra trong cả hai, đặc biệt là Chí Phèo. Trước hết, nhân vật thay đổi hẳn một trạng thái sinh lý: “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. Và theo dòng tâm tư, các yếu tố tâm lý của nhân vật liên tiếp xuất hiện. Bắt đầu là cảm giác: “Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn”. Rồi tri giác: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”. Trí nhớ: “ . Mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”. Tự nhận thức: “Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc; Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn: đói rét và ốm đau và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Và cả hình thức phản ánh tâm lý cao nhất - ý thức: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít”. Đây mới chính là những sự kiện của tác phẩm Chí Phèo. Trên phương diện sự phát triển tính cách của nhân vật Chí Phèo, sự xuất hiện của sự kiện này là vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ có ý nghĩa làm đổi thay tình trạng của nhân vật: Chí Phèo từ đây sẽ không thể tiếp tục kiếp sống thú vật nữa. Hơn thế, những trạng thái tâm lý mới nảy sinh sau khi gặp Thị Nở còn chứng tỏ một bản tính người trong tiềm thức Chí Phèo mà nay mới có dịp trỗi dậy. Như thế, nó có ý nghĩa làm thay đổi cả diện mạo tinh thần của nhân vật. Chí Phèo không hoàn toàn là một con quỷ dữ như người ta vẫn nghĩ. Phát hiện ra phương diện này, hình tượng nội tâm của Chí Phèo trở nên cực kỳ sinh động. Sức tố cáo của tác phẩm do đó càng thêm mãnh liệt mà nội dung nhân đạo cũng càng trở nên sâu sắc. Tiểu thuyết Sống mòn cũng được hình thành bằng những sự kiện tâm lý kiểu như vậy. “Sống mòn của Nam Cao - Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét - là tiểu thuyết không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa không có sự kiện, biến cố gì đáng kể làm thay đổi số phận nhân vật”(4). Ngay khi nhận được lá thư của Đích nói lời vĩnh biệt vì bệnh lao quá nặng, trong lòng Thứ hầu như vô cảm: “Thứ chẳng 3 rỏ được một giọt nước mắt nào”. Nhưng chút bồi hồi (Có lẽ chỉ vì cái tin đột ngột quá thôi) đã làm Thứ nhớ lại hồi còn nhỏ “Hai người cùng trọ học một nhà, Đích hay bắt nạt y”. Và đọc đi đọc lại những bức thư, y càng bình tĩnh hơn, những hành động bên trong bắt đầu đi vào chiều phức tạp: Thứ băn khoăn: “Đích có nhận được bức thư của y không? Đích có vì tức quá mà sinh thổ huyết không?” Rồi Thứ vui mừng: “Y rất lấy làm mừng vì Đích không đả động gì đến việc ấy trong thư”. Thứ lo âu tính toán: “Nhưng nếu Đích về? Y còn mặt mũi nào mà trông thấy Đích? ( .) Đích rất có thể lại giữ chân hiệu trưởng nhà trường, và Thứ sẽ chẳng còn là một người cần; y rất có thể sẽ bị Đích và Oanh coi rẻ”. Nhưng cuối cùng chính Thứ lại phải khóc cho sự cằn cỗi, sự ra đi của tâm hồn mình khi Thứ mong cho Đích chết ngay đi để không về làm hiệu trưởng nữa: “Và đột nhiên y thấy buồn rầu. Lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ư ? Y đã ích kỷ, đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn, đến thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt bỗng ứ ra. Trơ trơ trước cái chết của một người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình .” Trong tương quan với tư tưởng chủ đề của tiểu thuyết, chỗ này chính là một sự kiện. Sự kiện này là kết quả của các hành động phân tích, mổ xẻ, tự đánh giá chính mình của nhân vật. Nó ghép vào một chuỗi những sự kiện tâm lý khác để làm nên sức sống lâu bền cho cuốn tiểu thuyết chỉ kể toàn những chuyện vặt vãnh, đời thường này. Niềm đau đớn tột cùng của người trí thức trước sự ra đi không gì cưỡng nổi của nhân cách, tâm hồn mình sẽ còn ám ảnh không biết bao nhiêu thế hệ người đọc. Bản thân những sự kiện thông thường ở truyện Nam Cao cũng có nhiều khác biệt so với các nhà văn hiện thực cùng thời. Điều này xuất phát từ một đặc điểm của ngòi bút nhà văn mà chúng tôi đã nói: Không có xu hướng chạy theo những biến cố, sự kiện trọng đại của đời sống xã hội. Sự kiện trong các truyện Nam Cao chủ yếu là những đổi thay nho nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Và bao giờ cũng vậy, nó là nguyên nhân của những đổi thay trong đời sống tâm lý nhân vật. Mà trong đời sống ngày thường, kể làm sao hết những tình huống có thể nảy sinh. Cho nên đọc những truyện như Chí Phèo, Nửa đêm, Tư cách mõ, Mua nhà, Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn . thấy các nhân vật của Nam Cao liên tục phải hành động bên trong, liên tục phải làm những động tác mổ xẻ, phân tích, tự nhận thức, lựa chọn . dù có ý thức hay vô thức. Và cứ thế, tâm lý nhân vật triền miên trải ra theo cốt truyện. Có thể nói, cơ sở của truyện Nam Cao chính là những cơn thăng trầm của cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật của Nam Cao không phải là những chuẩn mực đạo đức đang va chạm với hiện thực, hoàn cảnh. Quá trình phát triển của tâm lý, tính cách nhân vật Nam Cao là quá trình tự vượt mình và vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời, là quá trình không ngừng vươn tới những chuẩn mực về đạo đức. Như vậy, có thể đi đến những kết luận về đặc điểm của cốt truyện trong truyện Nam Cao: 1. Loại sự kiện thông thường là nguyên nhân của những sự kiện tâm lý. 2. Sự kiện tâm lý là nhân tố cơ bản tạo nên cốt truyện. Lựa chọn kiểu cốt truyện này, nhà văn luôn phải tạo ra những sự kiện tâm lý cho tác phẩm của mình. Nghĩa là nhân vật buộc phải có nhiều hành động bên trong. Do đó đời sống tâm lý sẽ được bộc lộ trong dạng phức tạp và sâu sắc. Cho nên, ngay cả khi cốt truyện được hình thành từ những sự kiện, tình tiết thông thường thì đối với truyện Nam Cao, nội dung ấy cũng không phải là chủ yếu. Trong truyện ngắn Lão Hạc, cuộc đời buồn thảm của lão Hạc với những biến cố xảy ra liên tiếp như vợ chết, con vì không có tiền cưới vợ mà phải tha phương cầu thực, ốm đau, phải bán người bạn thân (con Vàng) và cuối cùng là cái chết thảm khốc - là một cốt truyện. Bên cạnh đó, còn có một cốt truyện đan cài được hình thành từ những sự kiện tâm lý: đó là quá trình tự nhận biết của nhân vật tôi người kể chuyện, về nhân cách của một con người. Mỗi sự kiện xảy ra trong cuộc đời lão Hạc đều gợi lên cho nhân vật này những suy ngẫm, phát hiện, để rồi cứ thế tạo nên chiều sâu nhận thức của tác phẩm. Lúc đầu, do chưa hiểu lão Hạc, nên câu chuyện về con chó mà lão nói đi nói lại nhiều lần cũng chỉ làm ông giáo thấy dửng dưng: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế!”. Rồi liên hệ với việc bán mấy quyển sách quý của mình, ông giáo nghĩ: “Lão quý con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi”. Nhưng rồi nghe những lời tâm sự của lão Hạc, nhìn cách đối xử của lão với con chó và nhất là chứng kiến nỗi đau đớn của lão khi phải bán con Vàng, nhân vật tôi đã phải thú nhận: “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”. Những sự kiện tiếp theo trong cuộc đời lão Hạc cũng vậy: Khi lão gửi tiền và đất vườn cho ông giáo hay khi lão xin bả chó của Binh Tư . đều được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Khi thì dưới con mắt vợ ông giáo - một người quá khổ khi thì dưới con mắt Binh Tư - một kẻ sống bằng nghề ăn trộm, có lúc lại chính là sự ngộ nhận của người kể chuyện. Để rồi khi khám phá ra sự thật, bản chất ở bên trong thì đó chỉ là những cái nhìn phiến diện, hời hợt ở bên ngoài. Và mỗi lần nhận ra một vẻ đẹp trong nhân cách của lão Hạc, người kể chuyện cũng đều hết sức xúc động: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ .” “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” . 4 Từ những xúc động ấy, quá trình tự nhận thức đã giúp nhân vật người kể chuyện đúc rút được những triết lý nhân sinh có tầm vóc, cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cách nhìn người, nhìn đời. Đó mới là yêu cầu số một mà Nam Cao đặt ra cho ngòi bút của mình. Và như thế, cốt truyện này mới là quan trọng. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, nền văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đã trưởng thành, đã kết tinh được nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm có giá trị. Giữa lúc tiểu thuyết Tự lực văn đoàn kể những chuyện tình rất lâm ly, những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan . ngồn ngộn sự kiện, đầy rẫy biến cố, kiểu cốt truyện của Nam Cao dễ rơi vào sự tẻ nhạt, đơn điệu kém hấp dẫn với công chúng phần đông là thị dân lúc bấy giờ. Song, khi cốt truyện đã trở thành phương tiện nghệ thuật để theo đuổi một mục đích lớn hơn thì sức hấp dẫn lại chính là ở những tư tưởng sâu, những tình cảm lớn (chữ dùng của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh). Bởi từ việc khám phá đời sống nội tâm con người, truyện của Nam Cao đã mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực, thể hiện được cả gương mặt thời đại. Những bi kịch của Chí Phèo, lão Hạc, Thứ và hàng loạt những nông dân cũng như trí thức khác đã làm hiển hiện một xã hội tàn nhẫn, bất nhân, huỷ diệt sự sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Cho nên, Nam Cao thực sự là một nhà văn hiện thực kiểu mới. ******************************************************** Về nhân vật Thị Nở Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng cánh hạ bút những dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như ba mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đã nhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế ban đầu" này? Tôi cho rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên khối của con người tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con người xã hội. Thị xấu ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm của tạo hóa có phải thứ nào cũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toàn xấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu. Thị Nở xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực. Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi . lúc nào cũng cứ "vô tâm" như không vậy, thì đó chẳng phải là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tự nhiên đó sao! Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là cả một khối tự nhiên thô mộc. Mà đã là tự nhiên thì dù thế nào đi nữa, tự nó có vị trí, quyền năng riêng của nó. Nam Cao đã xây dựng chân dung Thị Nở dưới sự chỉ đạo của luồng ánh sáng tư tưởng này (cũng xin lưu ý điều đang nói ở đây hoàn toàn khác với thứ chủ nghĩa tự nhiên, cái mà Nam Cao đã từng bị mang tiếng). Thì đây, sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể hiện. Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chí lại là người không hẳn vô tư. Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức sở hữu duy nhất, triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: vừa dâng hiến vừa đòi hỏi. Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh phúc bình dị theo kiểu con người. Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã khóc vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ ấm. Vì không thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt ruột, tức tối. Trong khi đó, cuối cùng thị đã đến để trút giận, rồi "ngoay ngoáy cái mông đít" ra về cũng theo một cách vô tâm nhất, không mảy may băn khoăn tiếc nuối, không tính toán xem lợi hại thế nào, bỏ lại Chí trong nỗi đau phụ bạc (theo cách nghĩ của Chí). Vậy là, cái khối tự nhiên vô tâm Thị Nở kia va đụng vào con người xã hội Chí Phèo vụ lợi này thành ra ắt phải đổ vỡ. Quan hệ Thị Nở - Chí Phèo đến đây đã trở thành hạt nổ quyết định bắn vào quả nổ lớn tiếp theo - tấn kịch ắt phải bùng nổ, đẫm máu, vỡ nát (như đã thấy ở phần cuối truyện). Đây là một quan hệ có tính cách khai sáng. Nhờ đó mà cái đầu mụ mị và đầy thù địch của Chí bỗng thay đổi hẳn. Chí Phèo bắt đầu thấy "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Không còn nghi ngờ gì nữa, thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, làm cho đời sống tâm hồn của hắn rung lên từng nếp xếp bấy nay nằm ngủ. Thị Nở đã mang quyền lực của thiên tạo - chiếc đũa thần yêu thương gõ vào cái hộp tối đen đầy bất trắc ấy, thổi vào đó những đốm lửa nhân văn ấm áp, và trên thực tế đã kéo được Chí ra khỏi cõi rồ dại ấy rồi. Đi theo tiếng gọi cảm động của tình yêu, Chí đã bước những bước chập chững, non nớt về với cõi người. Tội đồ bất đắc dĩ mang về nước chúa phục thiện. Ai ngờ, ngoắt một cái, Chí lại nốc rượu, lại xách dao đi . Thế là cả một công trình do thị tạo dựng bỗng chốc đổ vỡ tan tành. Tại thị cả, người chỉ biết cho, chứ không biết giữ mà, khổ thế! Xét toàn bộ hành trạng của Chí có hai sự kiện mang tính bước ngoặt: lần một - đi ở tù, lần hai - tình yêu với Thị Nở. Sự kiện lần một không được miêu tả mà chỉ nhắc đến như một dữ kiện. Tác giả chỉ chú tâm khai thác triệt để sự kiện lần hai, và trên thực tế số trang dành cho nó chiếm hơn một phần ba truyện. Nói như thế để thấy rằng sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí (tuy mới chỉ vẻn vẹn có năm ngày sau chót) thực sự có nghĩa lý và quan trọng đến ngần nào. Giả dụ vắng bóng Thị Nở, thì nhân vật Chí Phèo chả có gì đáng nói đáng bàn lắm. Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của giống người: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. Thế mới biết Nam Cao thương nhân vật của mình biết mấy! Thử đặt lại vấn đề: tại sao Nam Cao cứ phải để cho Thị Nở xấu xí và ngẩn ngơ như thế? Có thể để cho thị xấu vừa thôi, hoặc không 5 xấu tí nào cũng được chứ sao? Thậm chí thị có thể là một người hoàn toàn lành lặn cả diện mạo lẫn tâm hồn? Thi pháp truyện truyền thống khi xây dựng nhân vật bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc đồng nhất giữa các mặt của một tính cách: ngoại hình và phẩm hạnh, ngôn ngữ và tính nết, hành động và suy nghĩ . Cô Tấm đã đẹp là đẹp hết từ trong ra ngoài. Chị Dậu của Ngô Tất Tố cũng vậy. Quan phụ mẫu trong Bước đường cùng (của Nguyễn Công Hoan) khi diện mạo, cử chỉ, điệu bộ, lời nói đã xấu xa thì phẩm cách cũng không ra gì . Nhưng đến Nam Cao, ông tiến hành ngược hẳn, và phong phú hơn nhiều: có thể bề ngoài xấu nhưng tâm hồn đẹp (mụ Lợi trong Lang Rận), hoặc tâm địa xấu xa nhưng lại được che đậy bởi mã ngoài khá đẹp (Kha trong Truyện tình, vợ của Phúc trong Điếu văn .), hoặc chỉ nội một phương diện tâm hồn thôi cũng vừa có đẹp, vừa có xấu (Điền, Hộ, Thứ - các nhân vật trí thức) . Ông đã nhận thức con người với tất cả tính chất phức tạp không cùng của nó, và mô tả chúng theo nguyên tắc không đồng nhất. Thị Nở thuộc loại đầu tiên - loại nhân vật là một khối không thống nhất giữa các mặt của một tính cách. Nam Cao đã triệt để đi theo nguyên tắc này. Thêm nữa, nếu để ý ta thấy Nam Cao đã không chỉ nhận thức thực tại qua và chỉ qua những nhân vật mang ý nghĩa điển hình xã hội với tư cách là đại diện tiêu biểu của một chủng loại người, mà còn cả ở những hiện tượng riêng lẻ, dị biệt (nhiều khi oái oăm, trái khoáy) của cuộc đời. Những thứ ấy không phải là nhiều, nhưng rõ ràng đã có, từng có. Chúng được thể hiện ở cấp độ chi tiết, hình ảnh, tình huống truyện . và cao hơn là cấp độ nhân vật. Kiểu thân phận Lão Hạc, Bá Kiến, Thứ, Điền . có nhiều trong thực tại, chứ còn Lang Rận, Mụ Lợi, Trương Rự, thì chỉ là cá biệt, không tiêu biểu. Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người. Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là hiện tượng đột xuất. Truyện cổ Việt Nam không có một hình ảnh đàn bà nào như Thị Nở. Nhìn rộng ra, trong ca dao đôi khi bằng cách ngoa ngôn, dân gian cũng đã có lần chê bai những ngừoi đàn bà thuần xấu xí: "Con gái Sơn Tây yếm thủng tày dần", hoặc vừa xấu xí vừa đoảng tính: "Lỗ mũi mười tám gánh lông .". Ta còn có thể tìm thấy thêm những câu tục ngữ ca dao khác "kể xấu" về người đàn bà nữa. Vậy thì, một người lớn lên từ mái tre xóm rạ, sành ngôn ngữ bùn đất quê kiểng như Nam Cao không thể không biết đến những bài ca "ngoa ngoắt" kiểu ấy. Đến đây, câu hỏi trên kia có phần sáng tỏ. Rõ ràng, Nam Cao có chủ định, có quan niệm hẳn hoi khi xây dựng nhân vật của mình. Ông đã nhất quán từ đầu đến cuối để cho nhân vật Thị Nở của mình thậm xấu như vậy. Hiểu được đúng và trả lại ý nghĩa cùng kích thước có tầm khái quát cho hình tượng nhân vật Thị Nở, một lần nữa tác phẩm Chí Phèo sẽ sống dậy với nhiều tầng nghĩa thú vị . 6 . mà tác phẩm Chí Phèo trở thành một tuyệt tác văn chương của Nam Cao. Bản thân BT nghĩ, Cái cuồng ngông của Chí Phèo và cái tô Cháo Hành đây ân tình của. truyện. Có thể nói, cơ sở của truyện Nam Cao chính là những cơn thăng trầm của cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật của Nam Cao không phải là những

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan