Phân tích tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

9 334 4
Phân tích tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà nước muốn quản lý xã hội nói chung nhất là trong lĩnh vực công thì không thể không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định pháp luật trong đó có quyết định hành chính. Nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phải luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí. Chất lượng của một quyết định hành chính được xem xét qua tính hợp pháp và tính hợp lý. Đó là hai tiêu chuẩn đánh giá quyết định hành chính ở hai góc độ khác nhau, tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, thống nhất và bổ trợ cho nhau. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” B. NỘI DUNG I. TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1. Khái quát về quyết định hành chính Quyết định hành chính là một dạng của quy quyết định pháp luật. Nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thông các cơ quan hành chính. Nhà nước tiến hành theo 1 trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng quyết định hành chính còn mang đặc điểm chung đó là tính quyền lực Nhà nước và tính chất pháp lý của quyết định hành chính. Ngoài những đặc điểm chung của quyết định pháp luật, quyết định hành chính còn mang những đặc điểm riêng: Thứ nhất, quyết định hành chính mang tính dưới luật Thứ hai, quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư… 2. Ttính hợp pháp của quyết định hành chính Hợp pháp ở đây được hiểu là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật. Theo yêu cầu đặt ra, một quyết định hành chính chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thỏa mãn tất cả các yêu cầu sau: Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp. Đó là chủ thể ở trung ương, địa phương, các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như chủ thể có thẩm quyền chuyên môn. Cụ thể là Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ; Uỷ ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị. Khi quyết định hành chính do các chủ thể ban hành thì mới có hiệu lực và có giá trị về mặt pháp lí bởi vì đó là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Thứ hai, quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật. Điều đó có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của quốc hội cũng như quyết định của hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Thứ ba, quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành với mục đích khác nhau vậy nên trình tự xây dựng và ban hành một quyết định hành chính thường trải qua các bước sau đây: sáng kiến ban hành quyết định, dự thảo quyết định, trình dự thảo và truyền đạt dự thảo.

... yêu cầu tính hợp pháp, hợp lí định hành ta thấy điều mà định hành hành thực bất cập Vì Trong trình ban hành định hành chính, cá chủ thể mang quyền quản lí hành nhà nước cần phải quan tâm đến... cầu đặt ra, định hành có hiệu lực thi hành hợp pháp, tức thỏa mãn tất yêu cầu sau: Thứ nhất, định hành phải ban hành chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật thực quyền hành pháp Đó chủ... nghĩa định hành khơng trái với định quốc hội định hội đồng nhân dân định quan hành nhà nước cấp Thứ ba, định hành phải ban hành theo trình tự thủ tục hình thức pháp luật quy định Quyết định hành nhiều

Ngày đăng: 18/04/2018, 00:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan