đề cương quản lý rùng bền vững

6 384 7
đề cương quản lý rùng bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đè cương quản lý rừng bề vững thi học kỳ Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyến đổi, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng rất lớn, do vậy, tài nguyên rừng đã và đang bị suy giảm nhiều. Theo tài liệu Tài nguyên rừng toàn cầu của Liên hợp quốc năm 2010, hiện nay diện tích rừng của toàn thế giới có khoảng hơn 4 tỷ ha, trung bình 0,6 hangười. Các nước có diện tích rừng lớn nhất là Liên bang Nga, Braxin, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Có 10 nước và vùng lãnh thổ không có rừng, 54 quốc gia có diện tích rừng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 10% tổng diện lãnh thổ. Trong 10 năm gần đây, tỷ lệ mất rừng là khoảng 13 triệu ha mồi năm, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp. Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Theo số liệu của Bộ NNPTNT, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%. Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên... nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do việc khai thác rừng tự nhiên không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp. Hiện nay, lượng gỗ khai thác trung bình khoảng trên 5 triệu m3năm cho nguyên liệu bột giấy, sản xuất ván, dăm gỗ và xuất khẩu (chưa kể sản phẩm như củi, gỗ gia dụng, xây dựng trong dân...), trong đó, gỗ từ rừng tự nhiên chiếm khoảng 300.000 m3, còn lại từ rừng trồng. Rừng trồng sản xuất chủ yếu trồng cây mọc nhanh như keo (chiếm 70%), bạch đàn, thông các loại và một số loài cây khác. Công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu sản phẩm gỗ xuất khẩu) phát triển rất nhanh trong thời gian qua, cả nước có khoảng 2.500 cơ sở chế biến gỗ, thu hút hàng trăm nghìn lao động. Do vậy, vấn đề quản lý, phát triển bảo vệ rừng để đảm bảo sản xuất, ổn định đời sống người dân, BVMT đã và đang đặt ra rất cấp thiết. Quản lý rừng bền vững được hiểu là tài nguyên rừng và đất liên quan phải được quản lý để đáp ứng nhu cầu về các mặt xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại và tương lai.

Ngày đăng: 16/04/2018, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan