Xử Lý Nước Thải Tập Trung Khu Công Nghiệp Sóng Thần

37 402 0
Xử Lý Nước Thải Tập Trung Khu Công Nghiệp Sóng Thần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2.1. Sơ lược về dự án nhà máy xử lý nước thải Tên dự án: xây dựng nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần (giai đoạn I). Chủ đầu tư: “CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN”. Địa chỉ: 63, đường BS. Yersin, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần để xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung của tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công suất: 5.000 m3ngày đêm. Tổng vốn đầu tư: 1.200.000 USD 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy xử lý nước thải Hiện nay, cùng với xu thế phát triển cao của đất nước, việc hình thành các khu công nghiệp là điều tất yếu để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động và để phục vụ nhiều lợi ích khác nhau. Nằm trong xu thế chung đó cùng với quá trình đô thị hóa vô cùng nhanh chóng, tỉnh Bình Dương đã đỡ đầu cho bao khu công nghiệp ra đời mà Sóng Thần là một thí dụ điển hình. Cùng với việc hình thành và phát triển các ngành nghề trong khu công nghiệp thì việc phát sinh ra các nguồn thải cho môi trường là điều không thể tránh khỏi. Một trong những nguồn ô nhiễm phải kể đến đó là ô nhiễm nước thải. Do đó, việc thiết kế các công trình xử lý nước thải là điều cần thiết và nên làm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Công Ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải cho toàn khu KCN và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp Sóng Thần. Nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần nằm trên đường DT 743, phía Bắc giáp với đường số 9, phía Đông giáp đường số 7, phía Tây giáp đường DT 743, Phía Nam giáp với Quân đoàn 4. Dưới sự quản lý của Công Ty Công Ty Cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, nhà máy xử lý nước thải này được khởi công xây dựng vào đầu năm 2000 và hoàn tất chạy thử vào cuối năm 2001 với tổng diện tích là 5.000m2. Nhà máy đã được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh cử cán bộ đến hiện trường lấy mẫu nước thải sau xử lý để phân tích. Kết quả cho thấy cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 59451995 (loại A) và 69802001. Do đó Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh chấp nhận cho nhà máy xử lý nước thải này tiếp tục đưa vào hoạt động xử lý nước thải. Nhà máy xử lý nước thải có một hệ thống xử lý nước thải tổng hợp với chức năng xử lý sinh học là chính và xử lý hóa học với công suất xử lý cao nhất là 5.000 m3ngày đêm. Tóm lại, tổng hợp các thiết bị và công năng nêu trên của nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần đã thể hiện việc đưa nhà máy vào xử lý theo tiêu chuẩn sắp tới và phù hợp với tiêu chuẩn nước xả thải của Việt Nam, Công Ty Cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần cũng đã dự phòng khu đất để mở rộng trạm xử lý cho giai đoạn II với diện tích dự kiến 5.000 m2 chờ trước lúc lượng nước thải đưa vào trạm vượt quá 5.000 m3ngày, sẽ tiến hành xây dựng mở rộng giai đoạn mới ngay. Hiện tại giai đoạn II của Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần cũng đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2005, với quy trình công nghệ và quy mô của nhà máy tương tự như giai đoạn I. 2.3. Địa điểm xây dựng, nguồn tiếp nhận Nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần nằm trên đường DT 743 thuộc khu công nghiệp Sóng Thần nằm ở phía nam của Tỉnh Bình Dương. Nhà máy xử lý nước thải có công suất là 5.000 m3ngày đêm, nằm trên khu đất có diện tích là 5.000m2 giai đoạn I và 5.000m2 ở giai đoạn II. Vì nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần nên nước thải nơi đây sẽ là tổng hợp nguồn nước thải của tất cả các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong địa bàn khu công nghiệp Sóng Thần. Đặc tính của nước thải phụ thuộc vào các ngành nghề như: Dệt Nhuộm, May Mặc, đồ Gỗ, Cơ Khí… Nước thải sau khi được xử lý ở các nhà máy, xí nghiệp sẽ được thải về cống chung và đưa vào bể gom của nhà máy xử lý. Vào bể gom chung của nhà máy, sau đó nước thải được đưa vào hệ thống xử lý ô nhiễm và thải ra hồ tự nhiên tại nhà máy. 2.4. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của NMXLNT KCN Sóng Thần

Ngày đăng: 14/04/2018, 17:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan