Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay

229 108 0
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỆ THUẬT 2.1 Đạo đức đạo đức nghề nghiệp lĩnh vực hoạt động nghệ thuật 2.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường nghệ thuật 2.3 Quản lý giáo dục đạo đức nghề. .. trạng đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường nghệ thuật - Đề xuất thử nghiệm biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho. .. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỆ THUẬT HIỆN NAY 4.1 Hệ thống biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường nghệ thuật 4.2 Khảo

Ngày đăng: 13/04/2018, 14:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • TÁC GIẢ LUẬN ÁN

  • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

  • Bảng đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về quản lý quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên các trường nghệ thuật

  • Bảng tổng hợp kết quả thực trạng đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng

    • Biểu đồ đánh giá của các lực lượng sư phạm về mức độ cần thiết phải giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

    • Biểu đồ tổng hợp kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường nghệ thuật

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • Luận án có kết cấu gồm các phần: mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

    • Chương 1

    • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    • Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu về tác động của cơ chế thị trường đến sự biến đổi giá trị và thang giá trị đạo đức ở nước ta, thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ rõ là muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm hơn đến việc quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên.

    • Cùng với các công trình khoa học, những luận án tiến sĩ bàn về đạo đức, giáo dục đạo đức ở những góc độ khác nhau, còn có các bài tham luận hội thảo khoa học, như tác giả Nguyễn Hữu Thụ, với bài “Giáo dục đạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, [31, tr.73]. Tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu giáo dục đạo đức của Hiệp Hội giáo dục học Hoa Kỳ, đã đưa ra ba quan niệm cơ bản về chuẩn mực và các nguyên tắc đạo đức như sau: thứ nhất, đạo đức được thể hiện trong các hoạt động…; thứ hai, đạo đức được thể hiện trong giáo dục công dân- giáo dục các quan niệm, nguyên tắc ứng xử công dân và nguyên tắc ứng xử trong giáo dục; thứ ba, các nguyên tắc giáo dục đạo đức và nguyên tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp.

    • Bài báo khoa học “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [40]; Trần Xuân Trường (1999), “Đạo đức cách mạng và sự nghiệp đổi mới”, Thông tin lý luận chính trị quân sự, Số 55 (1) [82]. Hoàng Trung (2000), “Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức”, Tạp chí Triết học, Số 4 (116) [77]. Tổng thuật Hội thảo khoa học - thực tiễn (2003), “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 8/2003 [76]; Đào Duy Quát (2003), trong bài viết của mình về “Giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách”, đăng trên Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng - lý luận, Số 8/2003.

    • * Nghề nghiệp là “một công việc mà người ta thực hiện trong suốt cuộc đời” [90, tr.698]. Mỗi loại hình nghề nghiệp đòi hỏi tất yếu đặt ra các quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác tuân thủ thực hiện. Ph.Ăngghen viết: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” [48, tr.425]. đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở hành vi và kết quả lao động của những người hoạt động thuộc loại hình nghề nghiệp đó. Có phẩm chất phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với tiêu chí đạo đức nghề nghiệp và điều chỉnh hành vi phải tuân thủ quy tắc, chuẩn mực đạo đức ở mỗi lĩnh vực nghề nghiệp nhất định là đòi hỏi khách quan mà mỗi cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đó cần có.

    • Từ những vấn đề trên, có thể đưa ra quan niệm về đạo đức nghề nghiệp như sau: Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc, chuẩn mực phản ánh mối quan hệ giữa con người với công việc, giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp, đáp ứng với đòi hỏi đặc thù do tính chất, yêu cầu nghề nghiệp đặt ra.

    • Trong xã hội có rất nhiều những ngành nghề khác nhau, tương ứng với từng lĩnh vực nghề nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn, yêu cầu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức ở một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà mỗi loại hình nghề nghiệp có chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách nổi bật, phản ánh tính đặc thù về phẩm chất đạo đức cần có của những người hoạt động ở lĩnh vực nghề nghiệp đó.

    • Quan niệm đạo đức nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển xã hội, các giá trị, chuẩn mực của của con người trong các lĩnh vực ngành nghề mới xuất hiện theo đà phát triển chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa. Với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của những ngành nghề xác định, được nhiều người thừa nhận, được phổ biến trong xã hội như một đòi hỏi khách quan, là thước đo cần có của mỗi con người hoạt động trong lĩnh vực xác định. Những chuẩn mực đạo đức ấy là mục tiêu giáo dục, rèn luyện cho cá nhân trong các ngành nghề. Đồng thời, chuẩn mực đạo đức đó có giá trị định hướng, chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi của mỗi người. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khái niệm đạo đức nghề nghiệp cũng có thay đổi theo tư duy và nhận thức mới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Mà đây là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với các giá trị chuẩn mực của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù lao động, sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.

    • * Đạo đức nghề nghiệp của người hoạt động nghệ thuật, là "cái gốc", nền tảng cơ bản trong nhân cách của người nghệ sĩ. Sự thành công của người nghệ sĩ trong hoạt động nghệ thuật phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trước hết là quan hệ của họ đối với đồng nghiệp, mức độ uy tín của họ đối với công chúng. Theo đó, việc hình thành đạo đức nghề nghiệp là nội dung rất quan trọng trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách người nghệ sĩ, là cơ sở giúp cho họ trong hoạt động nghệ thuật đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, luật pháp của Nhà nước cũng như trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của công chúng. Xét về bản chất, đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ là cụ thể hóa đạo đức tiến bộ của xã hội, đạo đức cách mạng ở những con người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Bởi vậy, đạo đức nghề nghiệp của người hoạt động nghệ thuật, vừa có những phẩm chất đạo đức của một công dân, vừa có những phẩm chất đạo đức mang tính đặc trưng của lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.

    • Từ cách tiếp cận trên đây, tác giả quan niệm rằng: Đạo đức nghề nghiệp của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là hệ thống quy tắc, chuẩn mực phản ánh mối quan hệ giữa người làm nghệ thuật đối với các hoạt động nghệ thuật, với xã hội và được biểu hiện ở thái độ, hành vi của họ phù hợp với giá trị chuẩn mực văn hóa nghệ thuật của quốc gia, dân tộc và của cộng đồng thế giới.

    • Như vậy, có thể hiểu về đạo đức nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật bao gồm:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan