Chọn tạo hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất thịt và cơ ức cao

158 847 3
Chọn tạo hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất thịt và cơ ức cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi thủy cầm ở nước ta là nghề truyền thống, gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Đây là sinh kế quan trọng đối với bà con nông dân, nhất là tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà số lượng thủy cầm (trong đó phần lớn là vịt) đã không ngừng tăng lên qua các năm. Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2015 tổng đàn vịt cả nước đạt 69,55 triệu con, năm 2016 đạt 71,28 triệu con, đến 4/2017 đạt 71,42 triệu con. Sản lượng thịt vịt xuất chuồng năm 2015 đạt 156,46 ngàn tấn, năm 2016 đạt 166,99 ngàn tấn, đến 4/2017 đạt 106,16 ngàn tấn. Sản lượng trứng năm 2015 đạt 3,68 triệu quả, năm 2016 đạt 3,91 triệu quả và tính đến tháng 4/2017 đạt 2,07 triệu quả. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nước ta đã nhập khẩu nhiều giống vịt của thế giới vừa trực tiếp sản xuất con giống vừa làm nguyên liệu di truyền lai tạo nhiều dòng, giống, tổ hợp lai có năng suất cao phù hợp với các loại phương thức chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, các giống vịt nhập khẩu chủ yếu là ông bà, bố mẹ, nên không nuôi giữ được lâu, mặt khác tiến bộ di truyền về chọn tạo giống gia cầm hàng năm của thế giới liên tục được cải thiện, khiến chất lượng con giống nhập khẩu dễ tụt hậu, nếu không được nhập bổ sung hoặc không được chọn lọc cải tạo một số chỉ tiêu năng suất. Theo xu thế đó, trong thời gian qua từ các nguồn nguyên liệu nhập nội, một số cở sở nghiên cứu, sản xuất giống thủy cầm trong nước đã áp dụng các phương pháp chọn giống truyền thống để chọn lọc, lai tạo được một số dòng, tổ hợp lai mới có khối lượng xuất chuồng lớn, thời gian nuôi được rút ngắn hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn. Các dòng, tổ hợp lai này phù hợp với quy mô, phương thức chăn nuôi khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất trước mắt nhưng về một số chỉ tiêu năng suất quan trọng (như tỷ lệ cơ ức,...) thì chưa được tập trung nghiên cứu. Hơn nữa, các nghiên cứu đó chỉ mới dừng lại ở phương pháp chọn giống đơn giản, đó là phương pháp chọn lọc một tính trạng và chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình là chính mà chưa chú trọng nhiều đến giá trị kiểu gen và cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu về việc nâng cao tỷ lệ thịt ức của các giống vịt hướng thịt ở nước ta. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nhất là nhu cầu chăn nuôi công nghiệp, những năm gần đây các công ty giống gia cầm hàng đầu của thế giới đã tập trung chọn lọc, lai tạo nhiều dòng vịt vừa có khối lượng cơ thể lớn vừa có tỷ lệ thịt ức cao và đã đạt nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Một số giống vịt có thịt ức cao đã được đưa vào sản xuất trên thị trường thế giới và đã làm tăng tỷ lệ thịt xẻ, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi lên nhiều lần. Tiếp cận xu hướng trên của thế giới, thời gian qua Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova thuộc Viện Chăn nuôi đã tiến hành chọn tạo một số dòng vịt hướng thịt có tỷ lệ thịt ức cao. Trong đó, đề tài “Chọn tạo hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất thịt và cơ ức cao” được triển khai tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên là theo hướng đó. 2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Chọn tạo được dòng vịt trống TS132 ở 7 tuần tuổi có khối lượng cơ thể và tỷ lệ cơ ức cao đạt tương ứng 3,25 kg/vịt trống; 3,10 kg/vịt mái và 17%. - Chọn tạo được dòng vịt mái TS142 có tỷ lệ cơ ức cao và năng suất trứng cao, đạt tương ứng 17% và 212 quả/mái/42 tuần đẻ. - Tạo được tổ hợp lai hai dòng vịt thương phẩm có khả năng tăng khối lượng cơ thể nhanh và tỷ lệ cơ ức cao, đạt tương ứng 3,1 – 3,2 kg/con và 17% ở 7 tuần tuổi. 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI - Áp dụng phương pháp chọn lọc đa tính trạng và sử dụng chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị giống ước tính bằng MT-BLUP để chọn lọc thủy cầm trong điều kiện chăn nuôi của nước ta. - Kết quả của đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở khoa học và đào tạo. 4.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Chọn tạo được 2 dòng vịt và tổ hợp lai thương phẩm thịt vừa có có khối lượng cơ thể cao vừa có tỷ lệ cơ ức cao đáp ứng yêu cầu chăn nuôi vịt theo phương thức công nghiệp và trang trại. Từ đó góp phần phục vụ chiến lược tái cơ cấu trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta.

... hành chọn tạo số dòng vịt hướng thịt có tỷ lệ thịt ức cao Trong đó, đề tài Chọn tạo hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có suất thịt ức cao triển khai Trung tâm nghiên cứu vịt. .. học đào tạo Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Chọn tạo dòng vịt tổ hợp lai thương phẩm thịt vừa có có khối lượng thể cao vừa có tỷ lệ ức cao đáp ứng yêu cầu chăn nuôi vịt theo phương thức công nghiệp... chủ động sản xuất giống vịt có suất thịt cao thay phần giống nhập hàng năm TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Tạo dòng, tổ hợp lai vịt có suất thịt tỷ lệ ức cao - Vận dụng phương pháp chọn giống thủy cầm đại

Ngày đăng: 13/04/2018, 11:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG

      • 1.1.1. Đặc điểm chung của các tính trạng số lượng

      • 1.1.1.1. Các tham số di truyền đặc trưng

      • a) Phương sai

      • b) Hiệp phương sai

      • c) Hệ số di truyền

      • d) Hệ số tương quan di truyền

      • e) Hiệu quả chọn lọc

      • g) Hệ số cận huyết

      • 1.1.1.2. Các tham số thống kê đặc trưng

      • a) Giá trị trung bình

      • b) Độ lệch chuẩn

      • c) Hệ số biến dị

      • d) Sai số của số trung bình

      • e) Độ lệch (skewness)

      • g) Độ nhọn (kurtosis)

      • 1.1.2. Các tính trạng sinh trưởng và sản xuất thịt

      • 1.1.2.1. Khối lượng cơ thể

      • 1.1.2.2. Khối lượng và tỷ lệ thân thịt

      • 1.1.2.3. Khối lượng và tỷ lệ thịt ức, tỷ lệ cơ ức

      • 1.1.2.4. Khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ cơ đùi

      • 1.1.2.5. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất thịt

      • 1.1.3. Các tính trạng sinh sản

      • 1.1.3.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên

      • 1.1.3.2. Năng suất trứng

      • 1.1.3.3. Khối lượng trứng

      • 1.1.3.4. Tỷ lệ trứng có phôi

      • 1.1.3.5. Tỷ lệ nở

      • 1.1.3.6. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng

    • 1.2. CHỌN LỌC CẢI TIẾN CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG

      • 1.2.1. Cơ sở khoa học của chọn lọc

      • 1.2.2. Phương pháp chọn lọc dựa trên loại nguồn thông tin

      • 1.2.2.1. Chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình

      • 1.2.2.2. Chọn lọc dựa trên giá trị giống

    • 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

      • 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

      • 1.3.1.1. Nghiên cứu về tính di truyền của các tính trạng sản suất

      • 1.3.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo dòng và cải tiến năng suất

      • 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

      • 1.3.2.1. Các nghiên cứu về chọn lọc tạo dòng và cải tiến các tính trạng năng suất

      • 1.3.2.2. Các nghiên cứu về tổ hợp các dòng vịt

      • 1.3.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến tính trạng năng suất

  • CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

      • 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

    • 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1

      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

      • 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3

  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    • 3.1. KẾT QUẢ CHỌN LỌC, TẠO DÒNG VỊT TRỐNG TS132

      • 3.1.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng khối lượng cơ thể và dày cơ ức 7 tuần tuổi

      • 3.1.2. Sự thay đổi của các thành phần phương sai qua các thế hệ

      • 3.1.3. Hiệp phương sai giữa tính trạng khối lượng cơ thể và dày cơ ức

      • 3.1.5. Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc mong đợi đối với các tính trạng

      • 3.1.6. Khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền của các tính trạng chọn lọc

      • 3.1.6.1. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi

      • 3.1.7. Hệ số cận huyết của vịt TS132 qua các thế hệ chọn lọc

      • 3.1.8. Khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt TS132

      • 3.1.8.1. Khối lượng cơ thể của đàn khảo sát và đàn đối chứng nuôi ăn tự do 7 tuần tuổi

      • 3.1.8.2. Kết quả mổ khảo sát

      • 3.1.8.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

      • 3.1.9. Tỷ lệ nuôi sống của vịt TS132

      • 3.1.10. Tuổi đẻ và khối lượng 24 tuần tuổi của vịt TS132 qua các thế hệ

      • 3.1.11. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ vịt TS132 qua các thế hệ

      • 3.1.12. Khối lượng trứng của vịt TS132 qua các thế hệ

      • 3.1.13. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của vịt TS132 qua các thế hệ

    • 3.2. KẾT QUẢ CHỌN LỌC, TẠO VỊT DÒNG MÁI TS142

      • 3.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến tính trạng chọn lọc

      • 3.2.2. Tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc các tính trạng

      • 3.2.3. Phương sai và hiệp phương sai của các tính trạng trong mô hình

      • 3.2.4. Hệ số di truyền và tương quan của các tính trạng

      • 3.2.5. Khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền của các tính trạng chọn lọc

      • 3.2.5.1. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng dày cơ ức 7 tuần tuổi

      • 3.2.5.2. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng năng suất trứng 42 tuần tuổi

      • 3.2.6. Hệ số cận huyết của vịt dòng mái TS142 qua các thế hệ chọn lọc

      • 3.2.7. Tỷ lệ nuôi sống

      • 3.2.8. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt TS142 qua các thế hệ

      • 3.2.9. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ vịt TS142 qua các thế hệ

      • 3.2.10. Khối lượng trứng của vịt TS142 qua các thế hệ

      • 3.2.11. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của vịt TS142 qua các thế hệ

      • 3.2.12.2.Năng suất trứng

      • 3.2.12.3.Tỷ lệ đẻ

    • 3.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT THỊT CỦA VỊT THƯƠNG PHẨM ĐƯỢC TỔ HỢP LAI TỪ 2 DÒNG MỚI CHỌN TẠO

      • 3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống

      • 3.3.2. Khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn cho 1kilogram tăng khối lượng

      • 3.3.3. Dày cơ ức vịt TS34 và đàn đối chứng ở 7 tuần tuổi

      • 3.3.4. Kết quả mổ khảo sát 7 tuần tuổi

  • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

  • Tiếng nước ngoài

  • PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THU THẬP SỐ LIỆU

  • PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRÊN BỘ PHẦN MỀM VCE6, PEST và SAS 9.0

  • PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT CỦA VỊT SM3SH

  • PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT CỦA VỊT STAR53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan