QUẢN TRỊ CHIẾN lược MARKETING

15 196 0
QUẢN TRỊ CHIẾN lược MARKETING

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.TỔNG QUAN VỀ MARKETING:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING:Khái niệm Marketing Cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh và các hoạt động thương mại dịch vụ, nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi.Marketing chính là nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh thương mại.Marketing là một từ tiếng Anh được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới. Thuật ngữ này đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910 tất cả các trường địa học Tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học marketing.Marketing được truyền bá vào Nhật và Tây Âu vào những năm 50. Đến cuối những năm 60, marketing được ứng dụng ở Balan, Hungary, Rumani, Nam Tư, ở Việt Nam, từ những năm 1955, 1956 Mỹ đã đưa vào áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Mãi đến năm 19791980, marketing mới được nghiên cứu rộng rãi trên phạm vi cả nước. Sự ra đời của marketing ban đầu nhằm vào việc giải quyết mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, hay nói một cách khác marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực bán hàng.Trong một thời kỳ dài, marketing chỉ được ứng dụng trong thương mại với tư cách là giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiêu thụ các hàng hoá dịch vụ có sẵn. Theo thời gian marketing bán hàng không còn phát huy tác dụng.Để tiêu thụ hàng hoá, không thể chỉ quan tâm đến mỗi khâu bán hàng trực tiếp mà phải quan tâm đến cả hệ thông bán hàng.Khi ứng dụng marketing cần phải ứng dụng vào cả hệ thống bán hàng.Marketing bộ phận ra đời.Theo tư tưởng này, một hệ thống các vấn đề liên quan đến tiêu thụ hàng hoá được liên kết với nhau, marketing gíup cho doanh nghiệp hướng về người tiêu dùng.Như vậy, marketing bán hàng, marketing bộ phận đều gắn liền với hoạt động thương mại của doanh nghiệp.Kinh tế ngày càng páht triển, marketing bộ phận không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu ngày càng khó khăn và phức tạp của hoạt động tiêu thụ.Từ tiềm năng vốn có của marketing, lĩnh vực marketing không ngừng được hoàn thiện và phát triển.Theo định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất kinh doanh và marketing xã hội. Để hiểu kỹ định nghĩa trên, chúng ta cần nghiên cứu một số khái niệm: Nhu cầu( Needs ): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn( Wants ) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… Trao đổi(Exchange): là hành vi nhận từ một người hay tổ chức nào đó thứ mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó.Trao đổi giữa Hàng và Hàng, Tiền – Hàng – Tiền, Hàng hoặc Tiền với các yếu tố phi vật chất (tinh thần, tình cảm…), giữa các yếu tố phi vật chất với nhau. Trong các chức năng của marketing thì chức năng kinh tế là quan trọng nhất.Chức năng kinh tế của marketing bao gồm tất cả các hoạt động có mục đích kinh tế, liên quan trực tiếp đến dòng chuyển động của hàng hoá dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Để thực hiện được chức năng này, marketing phải thực hiện các nhiêm vụ sau: • Phân tích nhu cầu hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển của nó. • Đưa ra những thông tin mang tính chỉ dẫn cho việc xây dựng

Ngày đăng: 13/04/2018, 10:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GIÁ

  • GIÁ CẢ VÀ ẤN ĐỊNH GIÁ:

  • Trong sự trao đổi - Giá là biểu tượng của giá trị sản phẩm, dịch vụ.Trao đổi qua giá là trao đổi trên thị trường, cho nên giá cả của sản phẩm chịu nhiều sự tác động của 59 các nhân tố từ bên trong và từ bên ngoài doanh ngiệp.Khi đề ra mức giá, những người quyết định giá đòi hỏi phải xem xét và giải quyết nhiều vấn đề để chọn được mức giá hợp lý nhất sử dụng nó như là một công cụ cạnh tranh sắc bén. Để thu hút khách hàng qua giá, tăng lợi nhuận và đạt được mục tiêu marketing, doanh nghiệp thường có quyết định về giá một cách linh hoạt phù hợp với từng tình huống cụ thể. Cơ bản là quan tâm đến chính sách giá cho sản phẩm mới, chính sách giá có điều chỉnh hoặc giá trọn gói.Doanh nghiệp luôn tìm những nguyên tắc ứng xử về giá, để quyết định giá cho sản phẩm của mình, tránh được sự cạnh tranh về giá,kể cả những can thiệp của luật pháp.

  • Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó;

  • Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Giá cả - tên gọi giá của hầu hết sản phẩm vật chất; học phí - giá của các khóa học; cước - giá của dịch vụ vận chuyển, giá của thông tin... Có một số khái niệm về giá cả cần quan tâm:

  • Với hoạt động trao đổi: Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Định nghĩa này chỉ rõ:

  • - Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy, không thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ hoạt động trao đổi nào.

  • -Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi.Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích mà các thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó.

  • Với người mua: giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Theo quan niệm của người mua:

  • - Giá là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hàng hóa và dịch vụ, Vì vậy, giá thường là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn và mua sắm sản phẩm.

  • - Thích mua rẻ là xu hướng chung có tính quy luật trong ứng xử về giá của người mua. Khi mọi điều kiện khác như nhau (chất lượng sản phẩm, danh tiếng nhãn hiệu, dịch vụ hỗ trợ... như nhau) người mua luôn tìm đến những người cung ứng có giá bán thấp nhất.

  • - Giá cả chỉ đại diện cho một bộ phận chi phí (được tính bằng tiền) mà người mua phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, không thể coi giá là biến số duy nhất ảnh hưởng tới quyết định của người mua. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố phi giá cả (lối sống, sự nhận thức, tâm lý...) còn ảnh hưởng tới hành vi của người mua lớn hơn cả ảnh hưởng của giá cả.

  • Với người bán: Giá cả của một loại hàng hóa, dịch vụ là một khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó. Người bán coi mức tiêu thụ là doanh thu tính cho một đơn vị sản phẩm, giá bán có thể coi là xu hướng ứng xử về giá của người bán.

  • Quan niệm của marketing khi đánh giá về tầm quan trọng của giá: Giá là biến số duy nhất của marketing - mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp.

  • Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh. Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị marketing.

  • Các giai đoạn của quá trình quản trị giá

    • Hoạch định chính sách giá

    • Tổ chức thực hiên triển khai các chính sách giá

    • Kiểm tra giám sát

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan