Thực trạng đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

80 193 0
Thực trạng đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ­ kỹ thuật và toàn cầu hóa kinh tế yếu tố con người và vấn đề quản lý con người đang ngày càng được quan tâm chú trọng như là yếu tố chính quyết định sự phát triển. .Khoa Quản lý lao động là một trong những khoa có chất lượng dạy và học tốt của trường Đại học Lao động Xã hội. Để nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên trong nhà trường nói chung và trong toàn khoa nói riêng thì việc cho sinh viên năm thứ tư đi thực tập thực tế ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý. Từ quá trình thực tập thực tế để sinh viên có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, có kinh nghiệm thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức và hành trang vững vàng cho tương lai sau này. Qua quá trình tìm hiểu thực tế sinh viên đã lựa chọn đăng ký xin thực tập tại Phòng nội vụ của UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là một phòng ban có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ công chức viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen thưởng. Là một sinh viên đang học trong Khoa Quản lý lao động trường Đại học Lao động Xã hội bản thân sinh viên nhận thấy đây là một môi trường tốt để em có thể học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực tập thực tế. Như chúng ta đã biết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay việc xây dựng một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả là một điều rất cần thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong những năm qua đã trở thành mối quan tâm chung của cán bộ công chức, giúp cán bộ công chức không ngừng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Là cơ quan đại diện của Nhà nước về lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, UBND huyện Yên Dũng rất chú trọng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã khối chính quyền tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, góp phần nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn huyện. Vì vậy em đã chọn đề tài : “ Thực trạng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu của mình. 2.Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu. 2.1.Mục đích nghiên cứu. Mục đích của bài báo cáo này nhằm khảo sát thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét khách quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở tại huyện Yên Dũng, những mặt đạt được và hạn chế cũng như những nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao công tác này tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Yên Dũng. Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2.3.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu văn bản pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập. Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ nơi thực tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. • Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận, các nhân tố tác động và các giải pháp về ĐTBD CBCC tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu ĐTBD CBCC trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây. 4. Kết cấu của chuyên đề báo cáo. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài Báo cáo gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chương 2: Tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Nội dung quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chương 4: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

... cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức địa bàn huyện Vì vậy em đã chọn đề tài : “ Thực trạng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng,. .. Bắc Giang Chương 4: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG. .. tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp sở (xã, thị trấn) của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Từ đó, có thể đưa nhận xét khách quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp

Ngày đăng: 13/04/2018, 09:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền UBND huyện Yên Dũng

  • Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Phòng Nội vụ - UBND huyện Yên Dũng.

    • - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.

    • Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng:

    • Sơ đồ 4.1. Mô hình về chu kỳ học tập chủ động của D. Kolb

    • Sơ đồ 4.2. Quá trình tổ chức thực hiện ĐTBD.

    • Sơ đồ 4.3. Quy trình ĐTBD.

    • Sơ đồ 4.4. Quy trình ĐTBD đội ngũ CBCC cấp xã tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Yên Dũng.

      • Ưu điểm của công tác ĐTBD CBCC cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Dũng

      • Hạn chế trong công tác ĐTBD CBCC cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Dũng.

      • Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong công tác ĐTBD CBCC cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Dũng.

      • - Chưa thực hiện đầy đủ các các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo CBCC

      • - Năng lực đội ngũ giáo viên và chương trình, nội dung đào tạo chưa phù hợp.

      • - Công tác quy hoạch cán bộ chưa rõ ràng.

      • Công tác bố trí, đãi ngộ CBCC sau khóa đào tạo.

      • Sơ đồ 4.5. Mô hình các bước thiết kế chương trình ĐTBD

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan