Đồ án tốt nghiệp Cảng Đường thủy: Thiết kế chắm sóng cảng NM nhiệt điện Vĩnh Tân

217 138 0
Đồ án tốt nghiệp Cảng  Đường thủy: Thiết kế chắm sóng cảng NM nhiệt điện Vĩnh Tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Cảng Đường thủy Thiết kế chắm sóng cảng NM nhiệt điện Vĩnh Tân trình bày kết cấu nội dung với 9 chương: Giới thiệu chung; Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng; Thiết kế quy hoạch tổng thể trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận; Tính toán các thông số sống; Thiết kế quy hoạch công trình; Thiết kế kết cấu công trình; Thiết kế thi công xây dựng công trình; Khái toán công trình; Kết luận và kiến nghị,... Mời các bạn cùng tham khảo

Ngày đăng: 12/04/2018, 17:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là dự án đặc biệt quan trọng trong mùa khô 2014 để tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia và giải tỏa cơn khát điện ở miền Nam, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện, bởi dự báo khu vực này sẽ còn khó khăn về nguồn điện đến sau năm 2018. Bên cạnh đó, Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân còn là đầu mối trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đặc thù của các cảng chuyên dụng nhập than cho nhà máy nhiệt điện cần phải xây dựng công trình đê chắn sóng để bảo vệ khu nước, đảm bảo khả năng khai thác cho cảng ở điều kiện bình thường và an toàn trong điều kiện gió bão.

    • Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.Bùi Việt Đông và thầy giáo Ths.Nguyễn Sinh Trung cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Cảng - Đường thủy. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này.

    • Vị trí

    • Vùng duyên hải này gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 21.432km².

    • Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần Thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.

    • Tài nguyên

    • a. Một số nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu

    • Vị trí địa lý, kinh tế

    • Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    • Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông. Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía đông và nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

    • Đặc điểm địa hình

    • Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.

    • Khí hậu

    • Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27oC.

    • Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu tổng quát là “ Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế. Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân càng ngày được nâng cao”. Trong đó, chú trọng 1 số mục tiêu cụ thể là :

    • Nhu cầu điện của VN hiện có tốc độ tăng cao nhất so với khu vực và thế giới. Giai đoạn 2000-2013, VN đã tăng trưởng bình quân nhu cầu sử dụng điện 13%/năm, gấp gần 2 lần tăng trưởng GDP.

    • Dự báo đến năm 2020, nhu cầu điện toàn quốc đạt khoảng 300 tỉ kWh, gấp 3 lần nhu cầu điện năm 2010. Trong khi đó, do nhiều công trình nguồn điện, nhất là các công trình khu vực phía nam bị chậm, nhiều khả năng sẽ xảy ra thiếu điện khu vực này giai đoạn 2017 – 2019.

    • Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) là dự án đặc biệt quan trọng trong mùa khô 2014 để tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia và giải tỏa cơn khát điện ở miền Nam, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện, bởi dự báo khu vực này sẽ còn khó khăn về nguồn điện đến sau năm 2018.

    • Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4, công suất 1.200MW khi đi vào hoạt động (dự kiến phát điện tổ máy số 1 cuối năm 2017), TTNĐ Vĩnh Tân sẽ trở thành trung tâm năng lượng đồ sộ bậc nhất khu vực miền Trung và cả nước.

    • Vị trí Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc pha Đông Nam xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Huyện Tuy Phong phía Đông Bắc giáp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.  Phía Tây giáp huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Đông Nam giáp Biển Đông.

    • Chiều dài đường bờ biển khoảng 50km. Giao thông ở đây rất thuận tiện, tuyến quốc lộ 1A đi qua huyện dài gần 43km, tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua huyện dài 38km. Phía tây có 1 bến cảng trú ẩn tạm thời cho tàu thuyền nghề cá tại thị xã Vĩnh Tân.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan