Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế

140 227 0
Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 thuộc họ Nhông Agamidae, bộ Có vảy Squamata. Loài này được Cuvier mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở miền Nam Việt Nam [52]. Đây là loài thằn lằn phân bố khá rộng ở các khu rừng nhiệt đới từ Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, về phía Nam tới Thái Lan [100]. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Rồng đất được ghi nhận phân bố ở khu vực rừng thường xanh thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc và Nam Đông [79]. Loài Rồng đất được xếp hạng ở bậc VU (sẽ nguy cấp) trong SĐVN (2007) [3]. Tuy nhiên, quần thể loài Rồng đất đã và đang bị khai thác quá mức làm thức ăn đặc sản trong nhiều nhà hàng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả khu vực miền Trung nói chung. Bên cạnh đó, Rồng đất có màu sắc đẹp và thân thiện với con người nên loài này cũng được buôn bán khá phổ biến ở thị trường trong và ngoài nước để nuôi làm cảnh. Theo thống kê của CITES, từ năm 2010-2016 có hơn 40 ngàn cá thể Rồng đất sống được xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường châu Âu (Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Bắc Ireland và Cộng hòa Séc), trong đó nước Đức nhập hơn 20 ngàn cá thể [107]. Do loài Rồng đất không thuộc phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã quý hiếm (CITES) nên số liệu thống kê nói trên chưa phản ánh đúng tình trạng buôn bán thực tế vào các thị trường châu Âu. Mặt khác, đặc trưng sinh cảnh sống của loài Rồng đất chủ yếu ở đai độ cao 100-300 m cho nên dễ bị tổn thương do việc phát triển hệ thống đường giao thông xuyên qua các khu rừng và hoạt động canh tác nông nghiệp, ngăn dòng chảy bởi hồ thủy lợi - đập thủy điện cũng là nguyên nhân làm thu hẹp và suy thoái sinh cảnh sống của loài này ở nhiều khu vực miền núi. Việc nghiên cứu Rồng đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố. Năm 2007, có nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của loài Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt được tiến hành ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [8]. Đến năm 2009, có thêm nghiên cứu về khả năng sinh sản và tăng trưởng của loài này trong điều kiện nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre với nguồn con giống được thu thập từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và Đăk Nông [6]. Năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm nuôi Rồng đất làm cảnh [7]. Cho đến nay, hầu như chưa ghi nhận có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh thái quần thể loài Rồng đất trong tự nhiên ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về hiện trạng quần thể và đặc điểm sinh thái của loài Rồng đất trong tự nhiên là hết sức cần thiết để cung cấp cơ sở khoa học cho công tác nhân nuôi và quy hoạch bảo tồn loài này ở Việt Nam. Để đáp ứng những yêu cầu khoa học và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu

... trên, nghiên cứu sinh thực đề tài: Nghiên cứu trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) Thừa Thiên Huế Mục tiêu nghiên cứu. .. có nghiên cứu nghiên cứu trạng quần thể, đặc điểm sinh học sinh thái loài Rồng đất điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế Chính vậy, nghiên cứu sinh thực đề tài: Nghiên cứu trạng sinh thái học. .. trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) Thừa Thiên Huế nhằm góp phần thêm dẫn liệu khoa học trạng quần thể lồi thơng tin

Ngày đăng: 06/04/2018, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan