Hướng dẩn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ

10 7.6K 190
Hướng dẩn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẩn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ

1 Hướng dẫn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ Mstn là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép ta thao tác, quản lý các đối tượng graphic thể hiện các đối tượng trên bản đồ địa chính. Đối tượng đồ hoạ được phân lớp (theo level) và có thuộc tính hiển thị tương úng với các đối tượng trên bản đồ. Các lớp thông tin chính của một bản đồ địa chính bao gồm : Ranh giới thửa Ranh giới các công trình xây dựng quan trọng Hệ thống thuỷ văn Hệ thống giao thông Địa giới Địa danh Các địa vật quan trọng Các lớp thông tinh này được thể hiện bằng các loại đối tượng tương ứng trong Microstation như: Đoạn thẳng ( Line ) Đường thẳng gấp khúc ( Line String ) Điểm ( Point, Cell ) Vùng ( Shape, Complex Shape ) Ghi chú, chú thích ( text ) Quy trình cơ bản khi tạo một đối tượng của bản đồ địa chính : Xác lớp thông tin thể hiện đối tượng cần tạo Khai báo các thuộc tính hiển thị đối tượng (lực nét, kiểu đường, màu ) Sử dụng các công cụ vẽ trong Mstn để tạo đối tượng Sử dụng các công sửa chữa trong Mstn để sử chữa đối tượng nếu cần 2 Mục lục A. Sử dụng các công cụ trong MicroStation. Thanh công cụ Sử dụng chuột. Nhập lệnh từ bàn phím (Key-in) Chế độ bắt điểm (snap). B. Điều khiển cửa sổ hiển thị (VIEW). - Xắp xếp các cửa sổ hiển thị (View) - Sử dụng nhiều view - Sử dụng View Control - Khai báo các thuộc tính của cửa sổ hiển thị (view attributes) C. Tạo các đối tượng trong Microstation Khai báo các thuộc tính hình học cho các đối tượng (element attributes) Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Elements tool) Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses Thanh công cụ vẽ đa giác (Polygon tool box) Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm (Point tool box) Thanh công cụ vẽ cung (Arc Tool box) D. Thao tác và sửa chữa các đối tượng. Chọn lưa đối tượng (Selecting Elements) Sử dụng Fence để thao tác và sửa chữa một đối tượng Sử dụng thanh công cụ Manipulate để thao tác với các đối tượng Sử dụng thanh công cụ Change Attributes Sử dụng thanh công cụ sửa chữa đối tượng (Modify Element tool box) E. Tạo các đối tượng dạng text Khai báo các thuộc tính của text Thanh công cụ vẽ Text (Text Tool Box) F. Trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác Import DWG or DXF Export DWG or DXF 3 a. Sử dụng các công cụ trong MicroStation. Thanh công cụ Để dễ dàng, thuận tiện trong thao tác, Microstation cung cấp rất nhiều các công cụ (drawing tools) tương đương như lệnh. Các công cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ ( incon ) và được nhóm theo các chức năng có liên quan thành những thanh công cụ (tool box). Ví dụ: thanh công cụ để vẽ các đối tượng dạng đường (Linear Elements), dạng vùng . Các thanh công cụ thường dùng nhất trong Microstation được đặt trong một thanh công cụ chính (main tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng. Thanh công cụ chính được tự động mở mỗi khi ta bật Microstation và ta có thể tìm thấy tất các các chức năng của Microstation trong đó. Ta có thể dùng chuột kéo các thanh công cụ con ra thành một tool box hoàn chỉnh, hoặc chọn từng icon trong tool đó để thao tác. Khi ta sử dụng một công cụ nào đó thì tool sử dụng sẽ là hiện thời (sẫm màu lại) cho đến khi ta chọn một công cụ khac. Ngoài việc kéo ra từ thanh Main ta có thể mở một thanh công cụ bằng cách gọi từ menu. Mở main tool box : Chọn menu Palette - Main - Main Chọn công cụ vẽ Line String : Chọn menu Palette - Main - Lines . Sử dụng chuột. Các phím của chuột được dùng trong Microstation với các chức năng khác nhau + Phím bên trái (Data points ): sử dụng để đưa dữ liệu đồ hoạ vào bản vẽ hoặc là phím khẳng định tuỳ theo các trường hợp: Dùng để đưa các điểm tạo thành một đối tượng vào trong bản vẽ (gọi là Data Point) hoặc chọn lựa đối tượng. Xác định các view để thực hiện lệnh. Accepts để xác nhận lại một thao tác nếu không bỏ qua thao tác đó + Phím bên phải (Resetting - loại bỏ) Phím resetting trong Microstation tương tự như phím Esc trong các phần mềm khác, dùng để loại bỏ lệnh, thao tác hiện thời quay về thao tác trước. ( Phím phủ định ) + Phím giữa (Tentative Point): con trỏ thử Con trỏ thử đưa vào bản vẽ bằng cách bấm phím thử trên con chuột (Tentative button) khi vào dữ liệu đồ hoạ dùng để : main tool tool box con 4 Xem trước vị trí điểm tiếp theo. Xác nhận (Accept) vị trí đó nếu ta định sử dụng làm vị trí xác định của điểm Dùng làm một điểm để tham khảo về vị trí cho điểm tiếp theo Ta có thể sử dụng chức năng bắt điểm với một đối tượng xác định (snap) để đặt con trỏ thử vào đối tượng đó. Bắt điểm giúp chúng ta vẽ chính xác một đối tượng mới mà được nối hoặc có quan hệ hình học với một đối tượng đẵ có sẵn trên bản vẽ Nhập lệnh từ bàn phím (Key-in) Ngoài việc sử dụng các công cụ để thực hiện thao tác với bản vẽ, ta có thể thực hiện các lệnh của Microstation qua việc gõ lệnh từ bàn phím. Các lệnh này có thể là lệnh đơn hoặc lệnh có tham biến. Trong nhiều trường hợp việc sử dụng lệnh từ bản phím sẽ nhanh hơn nhiều so với thao tác dùng thanh công cụ. Các lệnh trong Microstation được liệt kê ở trong bảng lệnh (Key in browse) rất tiện cho việc tra cứu và sử dụng. Chế độ bắt điểm (snap). Chế độ bắt điểm của con trỏ thử với một đối tượng (Snapping tentative points to elements) được khai báo trong Snap Lock. Các khai báo gồm có bật ,tắt chế độ bắt điểm và kiểu bắt điểm Khi chế độ bắt điểm ở trạng thái bật , tuỳ theo kiểu snap (snap mode) mà con trỏ thử sẽ được bắt vào: Nearest - điểm ở trên một phần tử ở gần con trỏ Keypoint - điểm đặc trưng gần nhất của một đối tượng (các đỉnh của đường gấp khúc, tâm của đường tròn ). Đây là kiểu bắt điểm hay dùng nhất trong Microstation và thường được đặt làm hiện thời. Midpoint - điểm giữa của một cạnh (segment) của một đối tượng Center - điểm tâm của một đối tượng Origin - điểm gốc của cell hay text, tâm của đường cong, đỉnh đầu tiên của line, multi-line, line string hay shape Bisector - điểm giữa của toàn bộ một line string, multi-line, hay complex chain Intersection - điểm giao của hai đối tượng Tangent - điểm tiếp tuyến với một đối tượng Tangent From - có hướng tiếp tuyến với một đối tượng Perpendicular - điểm chân đường vuông góc với một đối tượng Perpendicular from - có hướng vuông góc với một đối tượng Parallel - song song với một đối tượng Through point - có hướng đi qua một điểm Point On - điểm ở trên một đối tượng Để bắt điểm vào một đối tượng ta đưa con trỏ đến gần đối tương và bẫm phím thử (Tentative Point), điểm thử sẽ được bắt vào một điểm nào đó của đối tượng. Nhấn phím Accept để xác nhận điểm thử đó như một Data Point, Reset để huỷ bỏ Hiện thanh công cụ chọn chế độ bắt điểm : Chọn menu SNAPS - Button Bar B. Điều khiển cửa sổ hiển thị (VIEW). Microstation cho phép ta làm việc với một bản đồ nhưng được hiển thị nhiều cách khác nhau trên nhiều của sổ khác nhau. Đây là một trong những điểm rất mạnh về giao diện của Microstation. 5 Microstation cho phép đặt trạng thái làm việc một cách tốt nhất với file bản đồ thông qua việc khai báo, xắp xếp các cửa sổ hiển thị một cách hợp lý. Nhờ vậy ta có thể kiểm soát, hiển thị toàn bộ bản vẽ một cách rõ ràng nhất. - Xắp xếp các cửa sổ hiển thị (View) Trong Microstation ta có thể mở 8 view một lúc và tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà ta có thể đóng, mở, thay đổi kích thước, vị trí của từng view. - Sử dụng nhiều view Ta thường sử dụng nhiều view cho nhiều cách hiển thị bản vẽ khác nhau với mỗi một view. VD- một view hiển thị tổng thể, một view hiển thị chi tiết, một view hiển thị mô hình 3 chiều Tất các các view được mở đều là hiện thời (active) khi ta làm việc với bản vẽ. - Sử dụng View Control View control được dùng để thao tác với các view. Các chức năng thường dùng nhất của View control là Zoom in, zoom out: phóng to, thu nhỏ bản vẽ Thao tác: - Chọn công cụ zoom in, zoom out trong tool box View control - Nhấn con trỏ data vào view cần phóng to, thu nhỏ Update view - hiển thị lại bản vẽ Thao tác: - Chọn công cụ Update view trong tool box View control - Nhấn con trỏ data vào view cần hiển thị lại Window area - chọn vùng hiển thị theo cửa sổ để xem chi tiết hơn Thao tác: - Chọn công cụ Window area trong tool box View control - Nhấn con trỏ data xác định góc thứ nhất của cửa sổ cần hiển thị - Nhấn con trỏ data xác định góc thứ hai của cửa sổ cần hiển thị - Nhấn con trỏ data xác định view cần hiển thị toàn bộ của sổ đó Fit view - hiển thị toàn bộ bản vẽ trong view Thao tác: - Chọn công cụ Fit view trong tool box View control - Nhấn con trỏ data vào view cần hiển thị toàn bộ bản vẽ Rotate view - xoay bản vẽ trong mô hình ba chiều View previous - quay lại thao tác hiển thị trước - Khai báo các thuộc tính của cửa sổ hiển thị (view attributes) Các cửa sổ hiển thị (view) có một số các thuộc tính quyết định các cách thể hiện bản vẽ ở từng view. Vd: khai báo trong view attrubutes để thay đổi cách hiển thị bản vẽ như có hiển thị vùng ở trạng thái tô đặc hay không, có hiển thị lưới, pattern, ., khai báo "View Levels" khai báo các lớp được hiển thị. Level display (hiển thị các lớp đối tượng) Mối một đối tượng trong bản vẽ đều được đặt ở 1 trong 63 level (lớp đối tượng) . Các đối tượng có tính chất liên quan thì được đặt ở cùng một lớp (level ). Nhờ việc phân lớp các đối 6 tượng theo từng level ta có thể dễ dàng thao tác, quản lý các đối tượng của bản vẽ. Các level được đánh số từ 1-63 hoặc được đặt tên đặc trưng cho các đối tượng đặt trong từng level. Level hiện thời (active level) là level mà các đối tượng chuẩn bị tạo ra sẽ được đặt trong đó Chức năng Level display dùng để thực hiện các thao tác bật, tắt, đặt hiện thời các level cho từng view. Thao tác: - Vào thực đơn View chọn Level Display Hộp thoại Level Display hiện ra gồm các ô có đánh số biểu thị từng level tương ứng với số đó - Khai báo View Number chỉ tác dụng của lệnh với view nào - Để đặt hiện thời một level: bấm đúp con trỏ tại ô thể hiện level đóđó sẽ được khoanh một hình tròn màu đen) Key-in : LV=lev_num - Để bật, tắt một level: bấm con trỏ tại ô có số level đó để bật, tắt trạng thái tô màu của ô, nếu ô được tô màu đen - level được bật, ngược lại nếu tô màu trắng - level được tắt. Key-in : ON(OF)=lev_num - Phím Apply áp dụng lệnh cho view đẵ được khai báo - Phím All áp dụng lệnh cho tất cả các view - Save view - lưu lại trạng thái hiện thời của các view C. Tạo các đối tượng trong Microstation Trong phần này ta nói về cách nhập các đối tượng đồ hoạ cho một bản vẽ Microstation. Trong đó có các khai báo và thao tác sau. Khai báo các thuộc tính hình học của đối tượng Các công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến ( line string ) Các công cụ vẽ đối tượng dạng đường cong ( curve ) Các công cụ vẽ đối tượng dạng điểm ( point, cell ) Các công cụ vẽ đối tượng dạng đường tròn, ellips Các công cụ vẽ đa giác ( shape ) Các công cụ vẽ đối tượng dạng chú giải, chú thích ( text, text node ) Các công cụ vẽ đối tượng dạng cung ( arc ) Khai báo các thuộc tính hình học cho các đối tượng (element attributes) Khi tạo các đối tượng trong Microstation, ngoài việc đưa vào vị trí, hình dáng của đối tượng , ta còn phải gán cho đối tượng một số thộc tính hình học, quyết định cách thể hiện, quản lý đối tượng khác nhau trên bản vẽ. Các thuộc tính hình học của đối tượng bao gồm Level : Lớp Color : Màu sắc Line weight :Độ dày đường Line style : kiểu đường Fill type and color : mẫu tô và màu tô Class : phân lớp Các thuộc tính hình học được khai báo trước khi ta tạo đối tượng và được gán cho các đối tượng được tạo ra sau đó. 7 Các khai báo này không có tác dụng đối với các đối tượng được tạo trước khi khai báo. Tuy nhiên ta có thể thay đổi thuộc tính hinh học của đối tượng tạo trước theo khai báo dặc tính hiện thời bằng dùng thanh công cụ "change element attributes" Eement Symbology - đặc tính hiển thị của đối tượng Level - lớp đối tượng Để phân lớp các đối tượng trong bản vẽ, mỗi một phần tử được đăt ở một trong 63 level (lớp). Các lớp này được đánh số từ 1-63 và có thể được đặt tên. Level hiện thời (active level) là level mà các đối tượng sắp vẽ sẽ được đặt vào đó, level hiện thời ở các view khác nhau đều như nhau. Với từng view ta có thể tuỳ chọn việc bật, tắt một hay nhiều level tuỳ công việc cụ thể. Color - màu của đối tượng Các màu được sử dụng trong Microstation được lưu trữ trong một bảng màu gọi là color table. Mỗi một bản vẽ đều sử dụng một bảng màu làm bảng màu hiẹn thời (active color table). Ta có thể thay đổi màu của bản vẽ bằng cách chọn một bảng bảng màu khác nhau làm hiện thời. Các màu trong color table được đặt trong 256 vùng và được đánh số từ 0-255. Ta có thể thay đối các màu trong bảng màu hiện thời . Các đối tượng đưọc tạo ra trong bản vẽ sẽ được gán giá trị màu hiện thời và được gán màu tương ứng trong bảng màu. Thao tác - Trong thục đơn Element chọn Color Hiện ra môt bảng gồm 256 vung mau được đánh số từ 0-255 - Dùng con trỏ chọn màu làm hiện thời Key-in : CO=color_num Line Weight - lực nét của đường Microstation lưu giữ lực nét hiện thời và lực nét của các đối tượng ở giá trị từ 0-31. Giá trị lực nét càng lớn thì lực nét càng lớn. Thao tác - Trong thục đơn Element chọn Line Weight Hiện ra môt bảng gồm 8 giá trị khác nhau của lực nét - Dùng con trỏ chọn giá trị lực nét làm hiện thời Key-in : WT =weight_num Line Style - kiểu đường Microstation sử dụng 8 kiểu đường cơ bản được đánh số từ 0-7, ngoài ra còn có thể sử dụng các kiểu đường tự định nghĩa (custom line style). Kiểu đường hiện thời (active line style) được khai báo trước khi tạo các đối tượng. Các khai báo cho line style - Khai báo kiểu đường hiện thời - Khai báo độ rộng điểm đầu và cuối của đối tượng - Khai báo hệ số tỷ lệ của kiểu đường - Tạo mới, sửa chữa các kiểu đường tự định nghĩa (custom line style) Thao tác - Trong thục đơn Element chọn Line Syle Hiện ra môt bảng gồm 8 kiểu đường chuẩn và các kiểu đường tự định nghĩa - Dùng con trỏ chọn kiểu đường làm hiện thời Key-in LC=Style_num Fill type and color (kiểu tô màu) 8 Thuộc tính về tô màu (fill attribute) được áp dụng cho các đối tượng đóng kín như đường tròn, đa giác (có đường bao đóng kín). Các kiểu tồ màu gồm: None - đối tượng không tô màu Opaque - đối tượng tô kín bới màu hiện thời Outline - đối tượng tô màu trong lòng, đường bao có màu hiện thời Chế độ hiển thị các đối tượng được tô màu (fill element) có thể được bật hoặc tắt ở từng view (tuỳ thuộc vào view attributes) Class Để trợ giúp cho quá trình vẽ, một số đối tượng ta tạo ra chỉ để làm sườn để vẽ các đối tượng khác mà không tham gia vào thành phần bản vẽ (không in ra được). Các đối tượng nay được đặt ở Class Construction. Các đối tượng khác là thành phần của bản vẽ được đặt ở Class Primary. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Elements tool) Thanh công cụ này chứa các công cụ vẽ các đối tượng dạng đường Place line - vẽ đoạn thẳng Khai báo Length - nếu bật, khai báo độ dài của đoạn thẳng sắp vẽ Angle - nếu bật, khai báo góc so với phương x của đoạn thẳng sắp vẽ Thao tác - Chọn công cụ Place Line Key-in : PLACE LINE Construct Angle Bisector - vẽ đường phân giác của một góc Construct Minimum Dist Line - vẽ đường thể hiện khoảng cách ngắn nhất giữa hai đối tượng Construct Line at Active Angle - vẽ đường thẳng tạo với đường thẳng khác một góc cố định Place multi_line - vẽ các đường multi_line Multi_line là đối tượng gồm liên kết nhiều đường thẳng song song được khai báo trước Khai báo Length - nếu bật, khai báo độ dài của đoạn thẳng sắp vẽ trong đường multi_line Angle - nếu bật, khai báo góc so với phương x của đoạn thẳng sắp vẽ trong đường multi_line Place by - vẽ theo đường chuẩn nào trong đường multi_line (đường chuẩn, đường giữa, đường giới hạn trên, đường giới hạn dưới) Place Line String - Vẽ đường gấp khúc Các đường gấp khúc(line string) có thành phần là các đoạn thẳng (segment) và các đỉnh đường (vertice). Một line string chỉ có tối đa 101 vertices, nếu vẽ quá số đỉnh này thì đường này sẽ tự biến thành đối tượng là liên kết của nhiều đường line string (complex chain) Thao tác - Chọn công cụ Place Line String - Nhấn con trỏ data để vào vị trí đỉnh đầu tiên của đường 9 - Nhấn con trỏ data vào các vị trí đỉnh tiếp theo - Nhấn phím Reset kết thúc vẽ đường đó Key-in : PLACE LINE STRING Place strim line string - vẽ line string tự do Lệnh này dùng để vẽ đường theo ảnh hoãc dùng bàn số hoá. Đường thẳng tự động tạo ra theo đường đi của con trỏ, không phải vào các đỉnh đường (vertice) Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses Place Circle - dùng để vẽ đường tròn Khai báo Method - phương pháp vẽ Centrer - lấy vị trí theo tâm đường tròn Edge -xác định theo 3 điểm Diameter - lấy vị trí theo đường kính Area - kiểu vùng đặc hay rỗng ( solid or Hole) Fill Type - kiểu tô màu (None, opaque hay outline) Fill Color - Khai báo màu dùng để tô Diameter - nếu bật, khai báo đường kính hay bán kính của đường tròn sắp vẽ Thao tác - Chọn công cụ Place Circle - Nhấn con trỏ data vào các điểm xác định hinh tròn (tâm, bán kính, ) Key-in : PLACE CIRCLE Place Ellipse -vẽ đường ellipse Khai báo Method - phương pháp vẽ Centrer - lấy vị trí theo tâm và một bán kính Edge -xác định theo 3 điểm Primary - nếu bật, khai báo bán kính thứ nhất Secondary - nếu bật, khai báo bán kính thứ hai Rotation - nếu bật, khai báo góc quay của ellipse với trục x Area - kiểu vùng đặc hay rỗng ( solid or Hole) Fill Type - kiểu tô màu (None, opaque hay outline) Fill Color - Khai báo màu dùng để tô Thanh công cụ vẽ đa giác (Polygon tool box) Place block - vẽ khối hình chữ nhật Khai báo Method - phương pháp vẽ 10 Orthogonal - khối nằm ngang so với bản vẽ Rotated - khối xoay so với bản vẽ Key-in : PLACE BLOCK Place Shape - vẽ đa giác bằng cách vào các đỉnh Khai báo Length - nếu bật, khai báo độ dài của một cạnh (segment) Angle - nếu bật, khai báo góc so với phương x của của một cạnh (segment) Thao tác - Chọn công cụ Place Shape - Nhấn con trỏ data để vào vị trí đỉnh đầu tiên của đa giác - Nhấn con trỏ data vào các vị trí đỉnh tiếp theo - Nhấn nút Close Element khép kín đa giác đó Place Orthogonal Shape - Vẽ đa giác mà các cạnh vuông góc với nhau Place Regular Polygon - vẽ các đa giác đều, có thể vẽ các đa giác đều từ 3 - 100 cạnh Khai báo Method - phương pháp vẽ Inscribed - vẽ theo tâm và bán kính của đường tròn ngoại tiếp Circumscribed - vẽ theo tâm và bán kính của đường tròn nội tiếp By Edge - vẽ theo một cạnh của đa giác Edges- khai báo số cạnh của đa giác đều Radius - nếu khác 0, là giá trị bán kính của đường tròn nội tiếp hoặc ngoại tiếp. Nếu = 0, giá trị bán kính được xác định bởi con trỏ. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm (Point tool box) Point tool box dùng để đặt các điểm hiện thời (active point) vào bản vẽ Điểm hiện thời được khai báo là một số dạng của đối tượng điểm: là cell, text character , symbol hay đoạn thẳng có độ dài bằng không. Place Active Point - đặt điểm hiện thời vào bản vẽ Khai báo Point type - khai báo kiểu của điểm hiện thời Element - đoạn thẳng có độ dài bằng không Character - dạng một chữ cái Cell - kiểu cell Character - giá trị của chữ cái nếu kiểu điểm là chữ Cell - tên của cell nếu kiểu điểm là dạng cell Thao tác - Chọn công cụ Place Active Point - Nhấn con trỏ data để vào vị trí điểm [...]... H­íng dÉn dơng Microstation trong viƯc thành lập bản đồ Mstn là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép ta thao tác, quản lý các đối tượng graphic thể hiện các đối tượng trên bản đồ địa chính. Đối tượng đồ hoạ được phân lớp (theo level) và có thuộc tính hiển thị tương úng với các đối tượng trên bản đồ. Các lớp thông tin chính của một bản đồ địa chính bao... tương ứng trong Microstation như: Đoạn thẳng ( Line ) Đường thẳng gấp khúc ( Line String )  §iĨm ( Point, Cell )  Vïng ( Shape, Complex Shape )  Ghi chó, chó thích ( text ) Quy trình cơ bản khi tạo một đối tượng của bản đồ địa chính : Xác lớp thông tin thể hiện đối tượng cần tạo Khai báo các thuộc tính hiển thị đối tượng (lực nét, kiểu đường, màu ) Sử dụng các công cụ vẽ trong Mstn... chính : Xác lớp thông tin thể hiện đối tượng cần tạo Khai báo các thuộc tính hiển thị đối tượng (lực nét, kiểu đường, màu ) Sử dụng các công cụ vẽ trong Mstn để tạo đối tượng Sử dụng các công sửa chữa trong Mstn để sử chữa đối tượng nếu cần . 1 Hướng dẫn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ Mstn là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh. màu..) Sử dụng các công cụ vẽ trong Mstn để tạo đối tượng Sử dụng các công sửa chữa trong Mstn để sử chữa đối tượng nếu cần 2 Mục lục A. Sử dụng các

Ngày đăng: 17/10/2012, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan