bài tập kết cấu thép bài tập chương liên kết

17 1.2K 1
bài tập kết cấu thép  bài tập chương liên kết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. BÀI TẬP CHƯƠNG LIÊN KẾT

  • CHƯƠNG 1. Lý thuyết chung

    • Bài 1 Trình bày sự làm việc, cường độ tính toán, tiết diện tính toán của mối hàn đối đầu và mối hàn góc.

    • Bài 2 Nêu các yêu cầu cấu tạo của đường hàn đối đầu và đường hàn góc.

    • Bài 3 Trình bày việc tính toán liên kết dùng đường hàn đối đầu:

      • 1.3.1 Chịu lực dọc N.

      • 1.3.2 Chịu M, V.

      • 1.3.3 Chịu M, N, V.

      • Bài 4 Trình bày việc tính toán liên kết dùng đường hàn góc:

        • 1.4.1 Chịu lực dọc N.

        • 1.4.2 Chịu M, V.

        • 1.4.3 Chịu M, N, V.

        • CHƯƠNG 2. Bài toán kiểm tra

          • Bài 1 Kiểm tra cấu kiện tạo nên từ 2 bản thép tiết diện 300x14 (mm), nối với nhau bằng đường hàn đối đầu vuông góc với trục cấu kiện. Bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2), đường hàn có cường độ tính toán fwt = 1800 (daN/cm2). Cấu kiện chịu uốn, tại mối nối có Mmax = 3000 (daNm). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

          • Bài 2 Kiểm tra cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện 300x10 (mm) và 260x12 (mm) ghép chồng lên nhau một đoạn là 250 (mm), liên kết bởi 2 đường hàn góc cạnh có hf = 10 (mm) và lw = 250 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm N = 60000 (daN). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

          • Bài 3 Kiểm tra cấu kiện được ghép đối đầu từ 2 bản thép có tiết diện 500x16 (mm), mối nối được thực hiện bằng 2 bản ghép và 4 đường hàn góc đầu (đường hàn vuông góc với trục cấu kiện, mỗi phía liên kết có 2 đường). Bản ghép có tiết diện 500x9 (mm), các đường hàn góc có hf = 9 (mm) và lw = 500 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm N = 60000 (daN). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

          • CHƯƠNG 3. Bài toán xác định liên kết

            • Bài 1 Thiết kế (tính toán và vẽ) liên kết hàn đối đầu giữa hai bản thép có cùng tiết diện 360x14 (mm) chịu lực kéo dọc trục N = 1050 (kN).

            • Biết: Thép có f = 2100 (daN/cm2); đường hàn có fwt = 1800 (daN/cm2) và fwv = 1200 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

            • Bài 2 Xác định kích thước bản ghép và kích thước các đường hàn góc của mối nối 2 bản thép có tiết diện 350x16 (mm) chịu kéo dọc trục N = 120000 (daN). Liên kết dùng 2 bản ghép và đường hàn góc cạnh. Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Que hàn N46, hàn thủ công. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

            • Bài 3 Cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện 300x14 (mm) và 330x14 (mm) ghép chồng lên nhau, liên kết bởi 2 đường hàn góc cạnh có hf = 14 (mm), chịu lực dọc trục tối đa của cấu kiện ([N]). Xác định chiều dài ghép chồng tối thiểu của 2 bản thép này. Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

            • Bài 4 Xác định chiều dài đường hàn sống (lws) và đường hàn mép (lwm) của liên kết ghép chồng một thép góc L200x14 với bản thép dày t = 14 (mm), chịu lực dọc trục thép góc N = 78000 (daN). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 0,75. Coi thép góc và bản thép đủ khả năng chịu lực, bản thép đủ kích thước dài rộng để liên kết.

            • Bài 5 Xác định chiều dài đường hàn sống (lws) và đường hàn mép (lwm) của liên kết ghép chồng một thép góc L180x12 với bản thép dày t = 14 (mm), chịu lực kéo dọc trục tối đa ([N]) của thép góc. Thép góc có diện tích tiết diện A = 42,2 (cm2), cường độ tính toán f = 2300 (daN/cm2). Đường hàn góc có chiều cao tiết diện các đường hàn là hfs = 14 (mm), hfm = 10 (mm) và có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 0,75. Coi bản thép đủ khả năng chịu lực và có kích thước dài rộng đủ để bố trí liên kết.

            • Bài 6 Thiết kế (tính toán và vẽ) liên kết phẳng nối 2 bản thép có tiết diện 400x10 (mm) chịu M = 5000 (daNm) và V = 6000 (daN). Liên kết dùng đường hàn góc đầu và 2 bản ghép, mỗi bản ghép tiết diện là 400x6 (mm).

            • Biết: Thép có f = 2100 (daN/cm2); fu = 3400 (daN/cm2); Que hàn N46, hàn tay; Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan