bài thảo luận tiến trình lập kế hoạch về quản lý rừng cộng đồng

41 934 2
bài thảo luận tiến trình lập kế hoạch về quản lý rừng cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Đỗ Mạnh Hùng 0853050493 Nội dung: • Mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng • Nội dung, trình tự các bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Phần I: Mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng I Mục tiêu - Làm cơ sở cho cộng đồng tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; - Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành viên trong cộng đồng nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho các hộ gia đình trong cộng đồng II Nguyên tắc • Phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và mục đích quản lý sử dụng rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất); • Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và năng lực của cộng đồng; • Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và người dân đối với các nguồn lợi theo khả năng của rừng • Đảm bảo có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã và các bên liên quan • Đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững • Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi tắt là lập kế hoạch quản lý rừng) được tiến hành theo định kỳ 5 năm và được cụ thể hoá cho từng năm Kế hoạch được lập cho từng lô trên toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng quản lý theo quy định của pháp luật III Căn cứ lập kế hoạch Căn cứ vào quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã; Căn cứ vào kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng, thực trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của cộng đồng được giao và kết quả thực hiện quản lý rừng của cộng đồng trong năm trước; Căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng cộng đồng; Căn cứ vào năng lực quản lý, vốn và khả năng thu hút vốn, phong tục tập quán của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng Phần II: Nội dung, trình tự các bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Trình tự lập kế hoạch quản lý rừng được chia làm 6 bước: - Bước 1: Công tác chuẩn bị - Bước 2: Đánh giá và cân đối nhu cầu lâm sản của cộng đồng - Bước 3: Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm - Bước 4: Họp thôn thông qua bản kế hoạch - Bước 5: Trình và ra quyết định phê duyệt quản lý rừng cộng đồng - Bước 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng I Bước 1: Công tác chuẩn bị • Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng (gọi tắt là Ban quản lý rừng); • Thu thập các tài liệu thông tin đã có, liên quan đến lập kế hoạch quản lý rừng; • Dụng cụ văn phòng phẩm cần thiết (giấy A0, bút viết bảng, giấy mầu, bản đồ, giấy bóng kính… ) 1 Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng (gọi tắt là Ban quản lý rừng) • Thành phần Ban quản lý rừng: Ban quản lý rừng có 5 hoặc 7 do người dân trong thôn họp bầu ra, trong đó gồm: – Trưởng Ban có thể là trưởng thôn hoặc già làng hoặc một người có uy tín, nắm rõ tài nguyên rừng và hiểu biết về kỹ thuật; – Một phó Ban và các thành viên là đại diện từ các đoàn thể của thôn như Chi Bộ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, … • Nhiệm vụ của Ban quản lý rừng: – Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, triển khai các bước xây dựng và thực hiện kế hoạch; – Phân chia các nhóm hộ và phân công nhóm hộ thực hiện kế hoạch quản lý rừng, mỗi nhóm hộ có nhóm trưởng và nhóm phó; – Huy động vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch quản lý rừng; – Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng; khai thác rừng và lâm sản ngoài gỗ và việc phân chia lợi ích từ rừng của cộng đồng; – Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; – Lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý rừng cộng đồng định kỳ cho xã Lập kế hoạch khai thác và sử dụng rừng 5 năm và hàng năm • Trên cơ sở: - Kết quả tổng hợp, phân tích số liệu điều tra đánh giá tài nguyên rừng cho từng lô rừng; - Kết quả đánh giá nhu cầu lâm sản và cân đối cung cầu lâm sản của thôn, tiến hành lập kế hoạch khai thác sử dụng cho từng lô rừng theo một trong hai phương pháp * Phương pháp 1: • Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho rừng cộng đồng để xác định cường độ khai thác và khối lượng khai thác cho từng lô rừng Kết quả đưa vào biểu • Các bước tiến hành: • Đối với rừng tự nhiên: – Lô rừng đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác; – Đường kính khai thác tối thiểu; – Xác định lượng khai thác hàng năm, luân kỳ khai thác và cường độ khai thác; – Số lượng cây đạt cấp kính cho phép khai thác – Căn cứ vào nhu cầu gỗ lớn lập kế hoạch khai thác gỗ 5 năm và hàng năm; – Đối với nhu cầu gỗ nhỏ, được giải quyết bằng tận thu trong quá trình nuôi dưỡng rừng theo hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rùng cộng đồng văn bản số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007) • Đối với rừng trồng: – Xác định mục tiêu quản lý của lô rừng – Xác định phương thức khai thác – Xác định cường độ khai thác • Đối với rừng tre nứa – Xác định mục tiêu quản lý của lô rừng – Xác định cường độ khai thác – Xác định lượng khai thác * Phương pháp 2: • Dựa vào kết quả so sách giữa mô hình rừng ổn định và tình hình rừng thức tế, cùng người dân xác định các nội dung dưới đây Kết quả đưa vào biểu – Số lượng cây theo từng cấp kính được khai thác – Mô tả phương thức khai thác – Xác định trách nhiệm của các bên liên quan • Xác định các nguồn lực để thực hiện IV Bước 4: Họp thôn thông qua bản kế hoạch • Mục đích: Người dân trong thôn nắm được các hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch 5 năm và hàng năm và cùng bàn bạc để thống nhất thông qua bản kế hoạch trình lên UBND xã xem xét và phê duyệt • Thành phần: – Ban quản lý rừng cộng đồng thôn chủ trì tổ chức với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn… – Già làng, đại diện các đoàn thể và các hộ gia đình trong thôn (tối thiểu phải có 50% đại diện các hộ gia đình tham gia, trong đó tỷ lệ nữ từ 30% trở lên) IV Bước 4: Họp thôn thông qua bản kế hoạch • Nội dung: – Trình bày lại toàn bộ kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng; – Thảo luận, góp ý vào những hoạt động còn nhiều ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất • Thời lượng và địa điểm: – Thời lượng: từ nửa buổi tới một buổi – Địa điểm: Nhà văn hóa thôn hoặc nhà trưởng thôn… • Kết quả: - Biên bản họp thôn và các biểu kế hoạch được chỉnh sửa bổ sung theo các ý kiến thống nhất của cuộc họp V Bước 5: Trình và ra quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng • Kết quả cần đạt được - Quyết định của UBND xã phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn 5 năm và hàng năm - Tờ trình của UBND xã trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch khai thác gỗ 5 năm của các cộng đồng trong xã - Quyết định phê duyệt Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của UBND xã • Chuẩn bị - Ban quản lý rừng cộng đồng chuẩn bị hồ sơ Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; - UBND xã tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản của các cộng đồng trong xã và tờ trình UNBD huyện • Cách tiến hành - Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng - Ban quản lý rừng cộng đồng thôn với sự hỗ trợ của cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã hoàn chỉnh Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và biên bản họp thôn trình UBND xã; - UBND xã tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng - Phê duyệt kế hoạch khai thác lâm sản - UBND xã với sự hỗ trợ của các bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ hỗ trợ tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản của từng cộng đồng và lập tờ trình trình UBND huyện - UBND huyện giao Hạt kiểm lâm thẩm định hồ sơ và hiện trường (nếu cần thiết) - Hạt kiểm lâm viết báo cáo thẩm tra Kế hoạch khai thác lâm sản và dự thảo Quyết định của UBND huyện phê duyệt kế hoạch khai thác lâm sản - UBND huyện trên cơ sở kết quả thẩm tra ra quyết định phê duyệt kế hoạch khai thác gỗ của các cộng đồng trong xã VI Bước 6 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng 1 Phân công nhiệm vụ: • Mục đích và kết quả mong đợi • Các bên liên quan (người dân và bản quản lý rừng, các tổ chuyên trách) hiểu và thấy được trách nhiệm cũng như quyền lợi của họ đối với từng hoạt động quản lý rừng cộng đồng; • Thống nhất về quyền lợi, trách nhiệm của các thành phần liên quan tới quản lý rừng cộng đồng; • Kết quả: + Biểu mô tả chi tiết quyền hạn, trách nhiệm các thành phần liên quan tới quản lý rừng cộng đồng; + Người dân nắm được quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với từng hoạt động lâm nghiệp • Phương pháp, thời lượng, tài liệu và dụng cụ: • Phương pháp: Họp thôn dưới sự hỗ trợ của cán bộ dự án, cán bộ kiểm lâm địa bàn để người dân cùng thảo luận, xây dựng và xác định quyền lợi và trách nhiệm của từng bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng • Thời lượng: 1 buổi • Dụng cụ tài liệu: Giấy A0, bút viết bảng, giấy mầu, quy ước bảo vệ và phát triển rừng… • Các bước tiến hành • Liệt kê các hoạt động liên quan tới quản lý rừng cộng đồng của thôn Phân công nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của kế hoạch quản lý rừng; • Xác định thành phần liên quan tới quan lý rừng cộng đồng (người dân trong cộng đồng, bản quản lý rừng cộng đồng); • Lần lượt thảo luận vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên cho từng hoạt động quản lý rừng cộng đồng; 2 Thành lập các tổ chuyên trách hoặc các nhóm sở thích về bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác lâm sản… • Kết quả: - Thành lập và quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chuyên trách • Nội dung và cách tiến hành: • Ban quản lý rừng thôn, cán bộ hỗ trợ giải thích rõ các lợi ích từ hoạt động quản lý rừng cộng đồng mang lại; • Với các hoạt động được nêu trong kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, các thành viên họp thảo luận xem có cần thiết thành lập các tổ chuyên trách (trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản….) • Nếu thống nhất cần phải thành lập các tổ chuyên trách, thì cần thành lập những tổ chuyên trách nào? • Khi đã thống nhất được các tổ chuyên trách cần phải thành lập, chia nhóm nhỏ để thảo luận thành lập từng tổ chuyên trách theo các nội dung sau: + Cần bao nhiêu tổ chuyên trách trong thôn? Ai tham gia tổ chuyên trách? + Ai làm tổ trưởng, tổ phó, các thành viên? + Trách nhiệm và quyền hạn của tổ và các thành viên trong tổ? + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận • Các thành viên tham gia họp đặt câu hỏi và cùng thảo luận để đi đến thống nhất, kết quả được ghi trên giấy A0 • Trưởng thôn, ban quản lý rừng cộng đồng, cán bộ hỗ trợ tóm tắt ý kiến đã thống nhất về từng tổ chuyên trách ghi trên giấy A0 và đưa vào biên bản họp về các nội dung: Tên tổ chuyên trách (tổ bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác lâm sản….), số lượng từng tổ chuyên trách trong thôn, trách nhiệm, quyền hạn của tổ và các thành viên trong tổ… 3 Thành lập Tổ Thanh tra lâm nghiệp thôn • Kết quả: Thành lập và quy định quyền hạn và trách nhiệm của tổ thanh tra • Nội dung và các bước tiến hành: - Trưởng thôn, ban quản lý rừng cộng đông, cán bộ hỗ trợ giải thích cho người dân thấy cần thiết phải thành lập tổ Thanh tra lâm nghiệp thôn, vai trò nhiệm vụ của tổ thanh tra lâm nghiệp thôn - Khi người dân đã thống nhất về vài trò và nhiệm vụ của tổ Thanh tra, tiến hành thảo luận: + Cần bao nhiêu người trong tổ thanh tra, cơ cấu tổ chức của tổ; + Việc lựa chọn các thành viên trong tổ như thế nao, bầu chọn hay được lựa chọn từ các tổ chức đoàn thể trong thôn; + Quy chế hoạt động của tổ thanh tra + Quyền lợi của tổ, tổ trưởng, tổ phó và các thành viên trong tổ 3 Thành lập Tổ Thanh tra lâm nghiệp thôn • Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận • Các thành viên tham gia họp đặt câu hỏi và cùng thảo luận để đi đến thống nhất, kết quả được ghi trên giấy A0 • Trưởng thôn, ban quản lý rừng cộng đồng, cán bộ hỗ trợ tóm tắt ý kiến đã thống nhất về tổ Thanh tra ghi trên giấy A0 và đưa vào biên bản họp về các nội dung: Số lượng thành viên trong tổ, các chức danh, quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong tổ, quy chế hoạt động… Tài liệu tham khảo • Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn (Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) • Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn (Kèm theo Công văn 1326 /CV - LNCĐ, ngày 7 tháng 9 năm 2007 của Cục Lâm nghiệp) ... tắc, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng • Nội dung, trình tự bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Phần I: Mục tiêu, nguyên tắc, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng I Mục tiêu - Làm sở cho cộng. .. 5: Trình định phê duyệt quản lý rừng cộng đồng - Bước 6: Tổ chức thực kế hoạch quản lý rừng cộng đồng I Bước 1: Công tác chuẩn bị • Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng (gọi tắt Ban quản lý rừng) ;... Ban quản lý rừng cộng đồng chuẩn bị hồ sơ Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; - UBND xã tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản cộng đồng xã tờ trình UNBD huyện • Cách tiến hành - Phê duyệt kế hoạch quản

Ngày đăng: 23/03/2018, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân tích tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

  • Nội dung:

  • Phần I: Mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

  • II. Nguyên tắc

  • Slide 5

  • III. Căn cứ lập kế hoạch

  • Phần II: Nội dung, trình tự các bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

  • I. Bước 1: Công tác chuẩn bị

  • 1. Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng (gọi tắt là Ban quản lý rừng)

  • Slide 10

  • Slide 11

  • 2. Thu thập tài liệu thông tin và chuẩn bị dụng cụ cần thiết

  • Slide 13

  • II. Bước 2: Đánh giá và cân đối nhu cầu lâm sản của cộng đồng

  • 1. Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • 2. Cân đối cung cầu lâm sản của cộng đồng

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan