Phụ nữ với văn hóa ứng xử nơi công sở

7 4.1K 50
Phụ nữ với văn hóa ứng xử nơi công sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giao tiếp ứng xử là đề tài muôn thuở trong phép “đối nhân xử thế ” của người đời.

Phụ nữ với văn hóa ứng xử nơi công sở Giao tiếp ứng xử là đề tài muôn thuở trong phép “đối nhân xử thế ” của người đời. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trong nền văn hoá của mình đều bàn đến phép ứng xử giữa người với người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như: Ứng xử trong gia đình, bạn bè, học đường, ứng xử ở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp . Mỗi một mối quan hệ xã hội đều có những yêu cầu, chuẩn mực nhất định về hành vi ứng xử. Quả thực đây là vấn đề mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày, bên cạnh các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội thì giao tiếp và ứng xử nơi công sở đối với chị em phụ nữ là một vấn đề quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển văn hoá giao tiếp- ứng xử. Thực chất của giao tiếp- ứng xử trong công sở là thiết lập quan hệ chức năng, công việc. Mọi hoạt động của các thành viên trong công sở đều hướng đến một mục đích lao động chung các thành viên quan hệ với nhau dựa trên chức năng công việc: quan hệ đồng nghiệp, quan hệ giữa người lãnh đạo với người được lãnh đạo, quan hệ cấp trên, cấp dưới, quan hệ phụ thuộc đồng bộ. Giao tiếp trong công sở phản ánh trung thực về đời sống tâm hồn của cán bộ, công chức trong đó thể hiện tri thức, trình độ văn hoá ,ước mơ, quan điểm, ý chí, tình cảm và tính cách của mỗi người. Cổ nhân có câu “ Nhân vô thập toàn”; là con người thì không ai hoàn thiện, ai cũng có cái đẹp và cái chưa đẹp, chỉ có điều mỗi người tự nhận thức về vẻ đẹp mà phấn đấu vươn tới và tự hoàn thiện mình. Công, Dung, Ngôn, Hạnh là bốn đức tính, bốn phẩm chất cơ bản xây dựng nên một người phụ nữ hoàn thiện. Trong đó Ngôn chính là lời ăn tiếng nói, giao tiếp ứng xử, cử chỉ, việc làm của người phụ nữ. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công trong công việc của người phụ nữ, bên cạnh các yếu tố như trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng công việc thì giao tiếp ứng xử từ lâu đã trở thành nhân tố quan trọng, góp phần đáng kể trên từng bước đường phấn đấu của chị em chúng ta. Giao tiếp chính là hoạt động văn hoá và giao tiếp ứng xửvăn hoá tức là người đó có trình độ, trong cuộc sống rất cần giao tiếp ứng xửvăn hoá thì nơi công sở lại cần hơn. Đặc trưng tâm lý của người Phụ nữ là dịu dàng, thuỳ mị, nhân hậu và có tình thương sâu sắc, Người phụ nữ hiện đại ngày nay luôn muốn được bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong công việc, họ luôn tìm tòi, học hỏi vươn đến sự thành đạt từ chính nổ lực của bản thân. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và rút ra nhận xét chung rằng: phụ nữ giữ mối quan hệ tốt trong cộng đồng họ có khả năng tuyệt vời hơn nam giới như tính tình mềm mỏng, phản ứng tích cực trước hoàn cảnh bi đát, nhận biết nhanh trước tình thế và luôn có tính ôn hoà, dễ đồng cảm thân thiện. Người phụ nữ luôn tạo ra cho mình mối quan hệ xã hội tốt, có ý thức làm đẹp cho cuộc sống. Có rất nhiều vấn đề cần bàn luận xung quanh chủ đề phụ nữ với giao tiếp ứng xử nơi công sở, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nói của mình, tôi xin được trao đổi với các anh chị hai vấn đề trong giao tiếp ứng xử nơi công sởphụ nữ chúng ta thường gặp: Thứ nhất đó là văn hoá ứng xử về lời ăn tiếng nói: Công sở chính là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày, giao tiếp nơi công sở cũng đòi hỏi sự chuẩn mực về văn hoá. Văn hoá ứng xử còn thể hiện sự chín chắn khiêm nhường, biết lắng nghe và biết tỏ thái độ đúng mực. Tâm lý người đời ai cũng muốn nói cho người khác nghe. Bởi vậy trong giao tiếp biết lắng nghe sẽ làm cho mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Không ai nỡ giận một người khi người đó làm sai mà biết xin lỗi, không ai nỡ ghét một người mà người đó luôn ân cần chu đáo với mọi người. Chỉ một việc làm, một lời nói, một cử chỉ cũng đủ để làm cho người ta nhớ đến nhau, song cũng có việc làm, lời nói làm buồn lòng người khác. Điều tối kỵ nhất trong cơ quan công sở là tụm ba tụm bảy nói xấu, bới móc những chuyện thầm kín của người khác. Nói xấu là một thú vui của người này nhưng là một bi kịch không tránh khỏi của người kia. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúng ta thường gặp muôn vàn kiểu giao tiếp ứng xử khác nhau, trong đó có người thì luôn đạt được những gì mình mong muốn, nhưng cũng có người thì thường xuyên gặp những thất bại. Do vậy, tốt hơn hết chúng ta nên hoà đồng từ ngoại hình đến thái độ, cử chỉ, lời nói. Văn hoá ứng xử trong công sởứng xử dựa trên sự bình đẳng về nhân cách. Mặc dù cương vị khác nhau nhưng mọi người có vị thế riêng, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhằm thực hiện một mục đích chung. Do vậy trong ứng xử cần phải có sự tôn trọng nhau và trên tinh thần hợp tác làm việc. Đặc biệt người phụ nữ phải nhẹ nhàng, khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi đến công sở. Theo tôi, đối với đồng nghiệp nam thì luôn đoan chính, dịu dàng, kín đáo. Đối với đồng nghiệp nữ thì luôn ân cần, cảm thông chia sẻ và chu đáo. Nên nói những gì cần thiết và biết dừng đúng lúc, không nên tự biến mình thành kẻ lắm lời trước mặt đồng nghiệp. Hạn chế tối đa những cuộc bàn tán, nên nhất quán trong phát ngôn, không nên gặp người này nói thế này, gặp người khác nói thế khác. Dung hoà mối quan hệ giữa cấp trên với đồng nghiệp, không vì tư lợi xu nịnh cấp trên, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Sự chân thật trong cử chỉ và lời nói bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều, bởi không lý gì đồng nghiệp lại có thể quay lưng lại với mình và chắc chắn bạn sẽ chiếm được tình cảm và sự tin yêu nhiều hơn. Hãy cư xử bình thường với mọi người và ngay cả với những người luôn đố kỵ với bạn. Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những va vấp và để trở thành một người hoàn thiện trong mắt tất cả mọi người là điều không tưởng, do vậy nếu có ai đó tỏ ý không thích và không hài lòng về mình, thì tốt hơn hết chúng ta cũng không nên vội bực mình mà hãy đi tìm hiểu lý do tại sao họ lại tỏ thái độ như thế. Nếu được thì chúng ta hãy tìm cách giải quyết trên tinh thần xây dựng xoá bỏ khoảng cách. Hãy phấn đấu để luôn hoàn thiện mình và luôn tỏ ra là một con người lịch sự, giàu lòng nhân ái và vị tha, biết sống vì mọi người, tránh xa lòng đố kị, ích kỷ, nhỏ nhen. Hãy cảm thông và chia sẻ với nhau tất cả những niềm vui, nỗi buồn, lúc thất bại cũng như khi thành công. Vấn đề thứ hai đó là trang phục nơi công sở: Khi nói đến phụ nữnói đến cái đẹp, đó là món quà mà tạo hoá đã ban cho phụ nữ, nhưng việc thể hiện nét đẹp đó như thế nào lại tuỳ thuộc vào quan điểm và nhận thức của mỗi người. Giao tiếp không chỉ dừng ở lời nói, mà còn cách thể hiện thông qua trang phục hàng ngày đó chính là hình thức. Bên cạnh vẻ đẹp về tâm hồn là quan trọng thì hình thức cũng góp phần đáng kể nhằm tôn vinh hơn vẻ đẹp đó. Mỗi buổi sáng bạn đến công sở trong trang phục như thế nào thì tôi sẽ đoán được bạn là ai. Sự gọn gàng, thanh thoát, lịch lãm sẽ cho bạn sự tự tin trong giao tiếp và công việc, chiếm được cảm tình của người khác. Người ta thường có câu: ăn để thoả mãn nhu cầu cá nhân, nhưng hãy mặc để cho đẹp xã hội. Hoặc là người xưa thường nói: “người quen sợ dạ, người lạ sợ quần áo”, người phụ nữ phải biết mặc đẹp, song cái đẹp ở nơi công sở khác với các đẹp ở trên sân khấu từ cách đi đứng, lựa chọn hài hoà về màu sắc, kiểu dáng quần áo sao cho hợp với kiểu tóc, vóc dáng .Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể của mỗi người chúng ta có cách giải quyết khác nhau, không nhất thiết cứ dùng đồ đắt tiền mới là đẹp, mới là sang. Trong một tập thể cơ quan có nam có nữ, có cấp trên, cấp dưới thì chúng ta nên tìm một điểm tương đồng với tất cả mọi người, không nên quá loè loẹt, diêm dúa, hay cẩu thả, luộm thuộm. Trong trang phục cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với từng mùa, hợp với dáng vóc của mình, luôn tự làm mới mình trước mắt người khác nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, đằm thắm và lịch sự, không nên quá đơn điệu về trang phục. Trang phục là một thế mạnh và cũng là một cách giao tiếp đem lại hiệu quả cao. Công sở như một xã hội thu nhỏ, trong đó nó bao hàm tất cả các mối quan hệ cần thiết, do vậy điều dễ nhận biết ở một cơ quan có đời sống văn hoá tốt đó chính là thái độ giao tiếp ứng xử lịch sự nơi công sở, mà mỗi chị em chúng ta là một thành viên trong đó. Cho nên giao tiếp ứng xử nơi công sở của phụ nữ có thể được ví như một nét duyên thầm, như một làn gió mới thoang thoảng hương thơm, một dòng nước mát trong cơn nóng bức, là hơi thở ấm áp khi mùa đông về. Mỗi chị em chúng ta hãy phấn đấu trở thành một bông hoa đẹp, vẹn toàn việc nước, việc nhà. Chúc các chị em mạnh khoẻ, trẻ trung và thành đạt. Chúc ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. . Phụ nữ với văn hóa ứng xử nơi công sở Giao tiếp ứng xử là đề tài muôn thuở trong phép “đối nhân xử thế ” của người đời. Ở mọi. tiếp ứng xử nơi công sở, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nói của mình, tôi xin được trao đổi với các anh chị hai vấn đề trong giao tiếp ứng xử nơi công sở

Ngày đăng: 17/10/2012, 11:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan