một số bệnh trên gà

19 345 0
một số bệnh trên gà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. NHÓM BỆNH DO VI KHUẨN 1. BỆNH THƯƠNG HÀN Ở GÀ (Typhus avium Avian Salmonellosis) Đây là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullotum gây ra. Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và thể mãn tính ở gà lớn. Đặc điểm của bệnh là viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng. 1. Mầm bệnh Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum, gọi chung là Salmonella gallinarum pullorum. Trực khuẩn nhỏ, gram âm, có những đặc điểm chung của vi khuẩn họ salmonella nhưng chúng không có lông nên không di động. Trong tự nhiên vi khuẩn có sức đề kháng cao, trong phân vi khuẩn có thể sống 3 tháng, trong đất, nền chuồng vi khuẩn sống 2 năm nhưng vi khuẩn lại có sức đề kháng kém với nhiệt độ và chất sát trùng: Ở 55oC vi khuẩn bị tiêu diệt sau 20 phút. Các chất sát trùng thông thường như sud, acid phenic, formol tiêu diệt căn bệnh nhanh chóng. 2. Loài vật cảm thụ: Gà, gà tây, ngỗng, ngan, các loài chim hoang đều có thể mắc. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng thỏ để tiêm truyền. 3. Cách lây lan Lây trực tiếp: Gà mẹ mắc bệnh truyền căn bệnh cho trứng, gà trống mắc bệnh làm trứng thụ tinh bị nhiễm bệnh. Gà trống mắc bệnh làm lây bệnh cho gà mái qua giao phối. Lây gián tiếp: Qua đường tiêu hóa. 4. Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết làm cho lách sưng, viêm ruột và xuất huyết, một số gà bị chết trong giai đoạn này (gà con). Một số gà còn lại trở nên mang trùng hoặc có thể lành triệu chứng nhưng trong phủ tạng có bệnh tích viêm mãn tính, bài xuất mầm bệnh ra ngoài theo phân và truyền căn bệnh cho bào thai, bệnh có thể chuyển thành cấp tính nếu vì nguyên nhân nào đó làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút như lạnh đột ngột, mệt do vận chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột,...Trong trường hợp này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách gà bệnh viêm hoại tử nặng. Niêm mạc và một số phủ tạng có thể bị xuất huyết. 5. Triệu chứng : Thời gian nung bệnh từ vài ngày đến vài tuần. Thể cấp tính Một số lớn trứng gà mang trùng đến ngày nở, gà con không làm vỡ được vỏ trứng để chui ra nên bị chết ngạt. Trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, số còn lại nở ra ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu nhưng nếu bệnh nặng kéo dài 1¸ 2 tuần, trong trường hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng thở khó dần rồi chết. Thể mãn tính. Gà gầy yếu, ủ rũ, xù lông. Niêm mạc và mào, yếm nhợt nhạt do thiếu máu, bụng tích nước trương to, tiêu chảy, phân có màu trắng bết ở hậu môn. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu. Ở gà lớn đôi khi bệnh cũng xảy ra ở thể cấp tính (nhiễm trùng huyết), gà đột nhiên ủ rũ bỏ ăn, tiêu chảy nặng và có thể chết đột ngột do viêm các phủ tạng trong cơ thể. 6. Bệnh tích: Ở gà con Gà con chết lòng đỏ vẫn chưa tiêu, có màu vàng xám, hôi thối, đây là bệnh tích đặc trưng của bệnh. Hình 1: Các thương tổn đốm trắng trên gan được phát hiện ở gà chết. Hình 2: Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà chết Lách sưng to gấp 2¸ 3 lần so với bình thường. Ruột tụ máu hoặc xuất huyết cùng với sự tích tụ dịch xuất lẫn fibrin. Bệnh nặng niêm mạc ruột loét trực tràng hoại tử. Nếu bệnh kéo dài cơ tim, phổi, gan lách có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều. Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối. Ở gà lớn Xác gầy cồm, viêm hoại tử mãn tính ở các cơ quan phủ tạng. Gan sưng, trên bề mặt gan có những nốt hoại tử to nhỏ không đều, cơ tim, phổi, mề ruột hoại tử. Viêm bao tim, bao tim dầy lên trong bao tim chứa dịch thẩm xuất có fibrin. Lách sưng to gấp 2¸ 3 lần, ruột viêm hoại tử loét ở quay tá tràng thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng méo mó, dị hình có màu vàng nâu, xanh đen. Viêm buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm và fibrin. Một số con viêm khớp mãn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn. 7. Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng Bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con, thể mãn tính ở gà lớn. Triệu chứng tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào, yếm nhợt nhạt, viêm khớp. Bệnh tích: Viêm loét ở ruột, hoại tử ở các cơ quan phủ tạng: gan, tim, dạ dày, cơ không có bệnh tích viêm ở phổi, lách sưng to. Cần phân biệt với: bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao. 2. BỆNH E.COLI TRÊN GÀ 1. Nguyên nhân: Do trực khuẩn Gram () E.coli và độc tố của chúng gây ra. 2. Cơ chế sinh bệnh: Khi gia cầm có sức đề kháng kém; thay đổi thời tiết, chuồng trại, thức ăn; cho ăn thức ăn quá nhiều đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E.coli gây bệnh. 3. Triệu chứng : Lứa tuổi mắc bệnh: từ 2 12 tuần tuổi, thường xảy ra ở giai đoạn 4 9 tuần tuổi. Gà kém ăn, lờ đờ, đứng ủ rũ, lông rũ xuống, thở khó. Tiêu chảy, phân thay đổi màu, có khi sưng khớp. Ở gà con đôi khi bị viêm rốn. 4. Bệnh tích: Gà chết đột ngột không có triệu chứng bệnh tích rõ ràng, chỉ thấy máu bầm khắp cơ thể. Nếu gà bệnh trên 2 ngày, mổ xác thấy: gan viêm, sưng to; lách sưng to, có lấm tấm; bề ngoài ruột sưng to. Túi khí dày, mờ đục. 3. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (bệnh toi) 1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ. 2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 12 ngày nhưng có khi tới 49 ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính: + Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. + Sốt cao (42430C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. + Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy. + Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở. Thể mãn tính: + Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân. +Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ 3. Bệnh tích: Thể cấp tính Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột. Viêm bao tim tích nước. Gan sưng có hoại tử bằng đầu đinh ghim. Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột. Buồng trứng: nang noãn trưởng thành mềm, não, không quan sát được mạch máu. Đôi khi quan sát thấy lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc. Nang chưa thành thục thì sung huyết. Thể mãn tính: Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin. Sưng màng tiếp hợp mắt và mắt. Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ 4. BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) 1. Căn bệnh: Do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galisepticum gây ra. Đây là vi khuẩn được xếp vào nhóm gram âm, không có vỏ tế bào, bắt màu Giemsa, xem dưới kính hiển vi, chúng giống như những tế bào động vật rất nhỏ. 2. Sức đề kháng: Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate. Mycoplasma chủ yếu ở trong cơ thể và gây bệnh, chúng chỉ sống được 1 3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4 – 5 ngày), trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày. 3. Đường lây truyền: Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, do vi khuẩn có sức đề kháng yếu, vì vậy gà bệnh chỉ truyền cho gà khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh, nhưng chưa được giải thích rõ. Đối với gà giống, sự giao hợp giữa gà trống và mái cũng là con đường lây bệnh. Gà mái có thể nhiễm bệnh qua giao phối với gà trống mắc bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng và từ đó truyền bệnh vào lòng đỏ trứng, gà con mới nở, nếu đã nhiễm bệnh qua trứng sẽ thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng có thể đến 10 60%. Gà khỏi bệnh thường mang trùng ở bề mặt biểu mô hô hấp suốt đời. Nếu chủng Vaccin Mycoplasma vào hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sẽ trở lại rất nặng. 4. Cơ chế sinh bệnh: Mycoplasma xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp hoặc sinh dục. Khi vào cơ thể, chúng bám vào bề mặt của khí quản, túi khí và bắt đầu sinh sản. Sự hiện diện của Mycoplasma sẽ kích thích khí quản, phế quản tiết nhiều chất nhầy. Do khả năng di chuyển bị giới hạn, Mycoplasma không thể vào máu, tuy nhiên chúng có thể đi qua các túi khí để xâm nhập bề mặt gan, màng bao tim và cơ quan sinh dục, từ đó nhiễm vào trứng và làm giảm sản lượng trứng, gây viêm màng bao tim, màng bao quanh gan. Thời gian ủ bệnh được tính từ lúc nhiễm bệnh đến khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, rất khó xác định thời gian nung bệnh vì còn phụ thuộc vào điều kiện tiểu khí hậu chuồng trại và sức kháng bệnh của đàn gà. Trên gà thịt, bệnh thường xuyên xảy ra lúc 4 – 8 tuần tuổi, trên gà đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở giai đoạn gà già hoặc đôi khi ở gần thời điểm đẻ trứng, nhất là lúc có các stress xảy đến. 5. Triệu chứng: Gà ủ bệnh 621 ngày. Trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 – 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (CCRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành – gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện. 6. Bệnh tích: Dịch viêm xuất hiện ở xoang mũi, hai lỗ mũi và cả ở túi khí. Dịch tiết lúc đầu trong, có nhiều bọt, về sau trở nên vàng và đục hơn. Túi khí dày lên hoặc trở nên đục, có nhiều bọt khí hoặc phủ những hạt fibrin nhỏ. Viêm màng bao quanh gan. Viêm màng bao tim. Viêm xoang mũi. Viêm kết mạc mắt. Viêm ống dẫn trứng (gà giống). Lách sưng to. Viêm phổi (nếu có sự kết hợp với các loại vi trùng khác). Gà bị viêm túi khí – túi khí đục Viêm màng bao tim, màng bai quanh gan Gà bị sưng phù đầu, viêm mắt Gà bị viêm kết mạc mắt có mủ 5. VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ 1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Clostridium perfringens type A sản sinh độc tố alpha (CPA) hoặc type C. Thường gây ra trên đối tượng gà đẻ và gà thịt từ 2 tuần tuổi trở đi. Tuy nhiên mẫn cảm nhất là từ 36 tuần tuổi. Bệnh này có thể kế phát từ bệnh cầu trùng hoặc chế độ ăn uống có chứa nhiều protein, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm nặng. 2. Phương thức truyền lây: Mầm bệnh có trong đất, rác bẩn, phân và có thể lây từ các vi sinh vật khác. 3. Triệu chứng: Cấp tính: gà thường chết vài giờ mà không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài biểu hiện mệt mỏi. Mãn tính: Gà thường đứng 1 chỗ, ít di chuyển, mắt khép lại, xù lông, mất điều hòa, tiêu chảy phân có màu nâu và có chứa nhiều bọt khí. 4. Bệnh tích: Xác chết mất nước, gầy ốm Gan sưng Niêm mạc ruột bị xuất huyết trầm trọng , và ruột non dày và phình to chứa đầy khí bên trong và ruột non bị hoại tử. Trong trường hợp cấp tính ruột chứa chất chứa có màu nâu. Nó gần như là sự kết hợp giữa cầu trùng và loét ruột Viêm ruột hoại tử (NE) là một bệnh nhiễm trùng Clostridium cấp tính đặc trưng bởi sự tổn thương nghiêm trọng của niêm mạc ruột. Bệnh xảy ra đột ngột, với tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng bị mất nước được quan sát thấy rõ ràng nhất. Da bám dính vào cơ thể và rất khó bóc ra. Gà ở tuổi 25 tuần. Thường bị ảnh hưởng nặng nề, NE cũng gặp trên gà đang đẻ trứng, đặc biệt là gần thời gian bắt đầu đẻ trứng hoặc đẻ trứng cao điểm, phổ biến nhất là kết hợp với bệnh cầu trùng. Trong trường hợp cấp tính, gan sẽ bị tắc nghẽn mạch máu, chính vì thế nên gan bị biến thành màu đen. Vi khuẩn gây bệnh là Clostridium perfringens, chủ yếu là từ type A và hiếm khi từ type C. Và sản sinh ra các độc tố cho cả 2 type A và C, Khi bị bệnh thì niêm mạc ruột non bị phình to ra do chứa nhiều khí và niêm mạc của nó bị hoại tử và thành ruột mỏng. C.perfringens thường khu trú chủ yếu tại ruột. Tại vị trí hồi tràng và manh tràng có sự thay đổi do độ pH ở đây cao hơn và oxy ít hơn. Đôi khi, xuất huyết được nhìn thấy xuyên qua thành ruột. Lòng ruột chứa đầy nước có màu nâu, pha trộn với bọt khí. Hoại tử niêm mạc và biến đổi thành màu xám kem hoặc hơi xanh. Đôi khi niêm mạc có sự xuất hiện giống như tấm chăn đồ nỉ. Trong một số trường hợp, niêm mạc nhìn tương tự như vỏ cây. Các biểu hiện trên có thể giống với nguyên nhân do sự tổn hại của niêm mạc ruột do Eimeria, hoặc sự tác hại của giun ascarids, hoặc gây nên do sự kém hấp thu Protein. Trong trường hợp khi NE có liên quan với coccidioses đường ruột, xuất huyết nhiều có thể nhận thấy trên thành ruột non Nếu bệnh kết hợp với cầu trùng thì xuất huyết sẽ nhiều hơn và có khi lẫn máu tươi cùng với các mảnh vụn hoại tử bong tróc ra từ niêm mạc ruột cùng với chất chứa nhiều khí tỏng lòng ruột. Trong trường hợp này có thể gây ruột bị loét. 6. BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM – SƯNG PHÙ ĐẦU (coryza) 1. Nguyên nhân: Bệnh Coryza là một bệnh hô hấp cấp tính, gặp trên gà ở mọi lứa tuổi. Do Haemophilus paragallinarum gây ra. Tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp. Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn do loại thải gà bệnh và gà đả giảm (1040%). Phổ biến chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. 2. Triệu chứng: Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa: thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Tỉ lệ bệnh < 5%, gà có biểu hiện sưng mắt nhưng bệnh không lây lan, gà ăn cám bình thường. Tỉ lệ bệnh > 5%, bệnh có lây lan và gà giảm ăn, giảm uống, suy yếu, tiêu chảy, giảm sức sản xuất. Chảy nước mũi từ loãng đến nhày. Viêm kết mạc mắt, phù mặt (một hoặc cả hai bện). Sưng tích (yếm) đặc biệt ở gà trống. Đôi khi đường hô hấp dưới bị tổn thương, khó thở, có âm rale 3. Bệnh tích Bệnh tích ở khí quản, miệng, viêm chảy dịch ở mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt, sưng mặt. Đôi khi cũng xảy ra viêm phổi, viêm túi khí và viêm kết mạc mắt. 7. BỆNH HEN PHỨC HỢP TRÊN GÀ (ORT) 1. Nguyên nhân Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que. Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện nay các loại vi khuẩn thường được gọi là ORT. O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm. O. rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây. 2. Triệu chứng Hen khẹc, vẩy mỏ, chảy nước mắt, sưng phù đầu, tím tái mào tích, gà ho, hắt hơi, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng. Bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao, dùng kháng sinh thông thường bệnh có thuyên giảm nhưng không đáng kể. Bệnh lây lan nhanh từ huyện này sang huyện khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác trong một thời gian ngắn.Mùa xuân thời tiết ẩm ướt hoặc khi thời tiết giao mùa bệnh ORT rất dễ ghép với nấm phổi gây chết trầm trọng hơn Bệnh biểu hiện viêm phổi, O. rhinotracheale cũng có thể gây tử vong đột ngột ở gia cầm non thông qua nhiễm trùng não và hộp sọ, làm suy yếu xương sọ. Loại O. rhinotracheale nhiễm trùng cũng có hoặc không có các triệu chứng đường hô hấp trên. Ở gà trên 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale có thể gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Một loại O. rhinotracheale nhiễm trùng ở gà cũng gây ra tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương và viêm xương tủy, thường thấy mủ, dịch tiết nhầy nhụa trong các khớp xương của các loài chim què. Nhiễm trùng O. rhinotracheale ở gà dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng, giảm sản lượng trứng và giảm chất lượng trứng. Ngoài ra các yếu tố như: Virus, vi khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium…), stress, thông gió không đầy đủ, vệ sinh kém, nồng độ amoniac cao cũng có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. 3. Bệnh tích khi mổ khám: Túi khí đục Xuất huyết thanh khí quản Viêm xuất huyết hóa cục ở phổi Màng niêm mạc mắt viêm phù thũng Gan sưng to, xuất huyết Kế phát với E.coli và một số bệnh khác sẽ biểu hiện viêm thận, sưng, xuất huyết. 8. BỆNH VIÊM RỐN GÀ CON 1. Nguyên Nhân: Do nhiễm trùng tạp khuẩn (Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Escherichia coli…) 2. Triệu Chứng: Rốn sưng to, chảy nước vàng nếu viêm nặng lan vào xoang bụng gây nhiễm trùng huyết. Gà chết đột ngột không có triệu chứng bệnh tích rõ ràng, chỉ thấy máu bầm khắp cơ thể. Nếu gà bệnh trên 2 ngày, mổ xác thấy: gan viêm, sưng to; lách sưng to, có lấm tấm; bề ngoài ruột sưng to. B. NHÓM BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU 1. BỆNH ĐẦU ĐEN 1. Nguyên nhân Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) 2. Phương thức truyền lây Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas 3. Đặc điểm dịch tễ Gà từ 23 tuần tuổi đến 34 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, Gà Tây mẫn cảm nhất 4. Triệu chứng Gà đột nhiên sốt rất cao 43 44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi. Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím. Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen. Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 38 độ C. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95% 5. Bệnh tích Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng + Gan sưng to gấp 23 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek. + Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột + Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phuc mạc nặng khiến gà chết nhanh + Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone. 2. BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM 1. Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti, Eimeria mitis (mivati). Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 1030 ngày tuổi. 2. Triệu chứng : thường gặp nhất là cầu trùng tại manh tràng và cầu trùng tại ruột non. Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 28 tuần tuổi Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn. Thể mãn tính: gầy ốm, xù lông, kém ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm hơn thể cấp tính. Eimeria necatrix: Chủ yếu trên gà thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái. 3. Bệnh tích: Eimeria tenella: Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Xuất huyết lấm tấm và đầy máu bên trong manh tràng. Phân có nhiều máu, năng suất kém. Eimeria necatrix: Mới nhiễm: đốm trắng, nhỏ, xuất huyết có thể nhìn từ bên ngoài. Tá tràng sưng to. Ruột phình to từng đoạn khác nhau, bên trong chứa chất lỏng hôi thối có lợn cợn bã đậu. Ruột căng nhiều hơn, bề mặt ruột dầy lên có nhiều điểm trắng đỏ. Dịch nhày lẩn máu. Giảm cân Năng suất kém. E acervulina, E. mitis (mivati) Thành ruột dày, có nhiều đốm trắng hay xám. Nặng: dịch nhầy đỏ, giảm tăng trọng FCR kém, nhiễm nặng tỉ lệ chết cao. E. maxima Màng nhày dày lên, vết loét màu đỏ. Dịch nhày màu nâu xám, phân có rất ít máu. Giảm tăng trọng, ảnh hưởng đến màu vết loét  chân. E. brunetti Mảng màu đỏ chuyển sang loét điểm trắng, phần nhày lẫn máu. Năng suất giảm nhẹ. bệnh tích ruột non bệnh tích manh tràng C. NHÓM BỆNH DO VIRUS 1. BỆNH CÚM TRÊN GIA CẦM 1. Nguyên nhân : Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid 2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng. Có 3 thể lâm sàng phổ biến: a.Cúm có tính sinh bệnh cao: Tử số cao có thể 100%. Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng ở đầu. Mồng, mào, tích tím bầm. Tiêu chảy phân xanh. Sau 3 ngày mắc bệnh, một số con còn sống sẽ có các biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh hoặc đi xoay vòng. Trên những loài gia cầm non cái chết xẩy ra thình lình mà không có triệu chứng gì trước đó. b. Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa: Bệnh số cao, tử số có thể 5070%. Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược. c. Cúm có tính sinh bệnh thấp: Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ. Xù lông, giảm ăn, giảm uống. 3. Bệnh tích: Tím bầm và thủy thủng ở đầu. Có bọng nước và lở loét ở mào gà. Phù thủng quanh hốc mắt. Thủy thủng bàn chân gà. Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. Máu xuất hiện quanh lổ huyệt. Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết. Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi. Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết. Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ 2 . BỆNH NEWCASTLE (bệnh dịch tả gà giả) 1. Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxoviridae. 2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 34 ngày trong điều kiện thí nghiệm, 57 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. a.Thể quá cấp tính: chết trong 24 48 giờ với những triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… b.Thể cấp tính: Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng và tích gà. Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, thở khó và càng nặng hơn khi tích tụ dịch viêm trên đường hô hấpgà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt. Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi bệnh sau một thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…) và sự bất thường về đẻ trứng. c.Thể bán cấp tính và mãn tính: diễn biến trong thời gian dài và những biểu hiện chung biến mất hay thầm lặng, biểu hiện xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi. Có thể liệt nhẹ nhưng không có triệu chứng về tiêu hóa. 3. Bệnh tích: Viêm túi khí, viêm màng kết hợp mắt và viêm phế quản. Khí quản bị viêm và xuất huyết. Viêm túi khí dày đục chứa casein. Ruột có những vùng xuất huyết hay hoại tử định vị chủ yếu ở nơi tạo lympho thường ở hạch amydale manh tràng. Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết trên bề mặt 3. BỆNH GUMBORO 1. Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp 2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn từ 23 ngày. Bệnh xuất hiện một cách thình lình và mãnh liệt với triệu chứng đầu tiên là gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông. Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 520% 3.Bệnh tích: Xác chết khô, cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat. Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi, lông xơ xác, chân khô. Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau. Lách lúc bắt đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó thì bất dưỡng. Ở ngày thứ ba sau khi nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước và trọng lượng. Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 23 lần thể tích bình thường. Ơ ngày thứ năm, những bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước rồi bắt đầu bất dưỡng. Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1316 trọng lượng túi Fabricius bình thường 4 . BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB) 1. Căn bệnh Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) là bệnh đường hô hấp cấp tính, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao ở gà con dưới 1 tháng tuổi, và giảm đẻ mạnh ở gà mái đẻ. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm Myxovirus gây nên. 2. Triệu chứng Gà dưới một tháng tuổi: Bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở khò khè, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng rít, chảy nước mũi, nước mắt. Gà con tiêu chảy nặng, phân loãng trắng. Gà thường tụm lại thành từng đám quanh đèn sưởi, tỷ lệ chết cao ở những đàn không có kháng thể mẹ truyền. Gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ trứng: Gà chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, gà há mỏ thở. Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước. Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, giảm tới 70% và kéo dài hàng tháng. Trứng dễ vỡ, vỏ trứng mỏng, sần sùi, méo mó Trong một vài trường hợp bệnh kéo dài sau 1 2 tuần đàn gà tự khỏi 3. Bệnh tích Bệnh tích tập chung chủ yếu ở đường hô hấp: phế quản, khí quản xuất huyết thành từng vệt dài hoặc xuất huyết điểm, có nhiều chất nhầy bên trong khí quản. Túi khí viêm dày đục, xuất huyết hoặc có bã đậu, bệnh thường ghép với CRD nên rất khó phân biệt. Thận viêm sưng, phù, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng. Đối với gà đẻ, bệnh tích trên đường hô hấp không đặc trưng nhưng buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, tỷ lệ đẻ giảm mạnh. Thận sưng to hoặc xuất huyết, hoại tử, thận chứa đầy Urate rất đặc trưng. 5. BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ILB) 1. Căn bệnh Do Hepes virut gây ra Bệnh lây lan nhanh qua đường miệng, hô hấp, dịch bài tiết từ mũi, miệng… Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc và quản lý kém bệnh phát ra nhanh và mạnh Mọi giống gà đều mắc. Gà ≥ 14 tuần tuổi tỷ lệ mắc nhiễm cao hơn so với gà con 2. Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 212 ngày Thể quá cấp tính: Gà có biểu hiện thở khó, và ngạt từng cơn. Gà rướn cổ cao, há miệng thở kèm theo tiếng rít, mào tím tái. Sau cơn rít gà lắc mỏ, khạc đờm đặc, trong đờm có khi lẫn máu. Sau cơn ngạt gà trở lại bình thường. Thể cấp: Gà chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt. Nhiều gà bị mù do viêm tuyến lệ. Thể mãn tính: Vạch mỏ gà thấy niêm mạc vùng họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi Tỷ lệ đẻ giảm 1040% kéo dài 3. Bệnh tích: Bệnh tích tập chung chủ yếu ở thanh, khí quản. Thể cấp tính: Niêm mạc thanh quản viêm, xuất huyết, chứa dịch nhầy lẫn máu. Trong trường hợp bệnh nặng có thể thấy cục máu đông bịt kín khí quản, gà chết do ngạt thở. Thể mãn tính: niêm mạc vùng thanh quản và khí quản bị phủ một lớp màng giả màu vàng dễ bóc. 6. BỆNH MAREK 1. Nguyên nhân: Do virus herpes gây nên thuộc họ Herpesviridae, rất lây truyền chuyên biệt trên gà, bệnh xảy ra chủ yếu trên Gà thịt 2. Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh 34 tuần. a. Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 48 tuần tuổi, có thể sớm hơn. Không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. Tỉ lệ chết cao có khi tới 2030%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước khi chết. Bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng. Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh. Uể oải, nhạt màu mồng và tích. Giảm tỉ lệ đẻ. b. Thể mãn tính: xảy ra ở gà 48 tháng tuổi. Đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt. Cánh xả xuống một hoặc hai bên. Một số có hiện tượng viêm mắt, viêm mống mắt, dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt. Gà trống suy giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm đẻ 3. Bệnh tích: Thể cấp tính: Khối u là bệnh tích chủ yếu, tất cả các cơ quan (buồng trứng, dịch hoàn, gan, thận, da, phổi, cơ, dây thần kinh ngoại biên) đều có thể phát triển khối u. Gan, lách sưng to hơn so với bình thường, nhạt màu, bở. Trường hợp khối u ở gan làm gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám. Trường hợp khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột sẽ làm các tổ chức này dầy lên. U ở cơ làm tổ chức cơ dày lên, mặt cắt khối u có màu trắng xám. Thể mãn tính: Bệnh tích ở dây thần kinh hông, thần kinh cánh: sưng to gấp 45 lần so với bình thường, thủy thủng, mất màu vân óng ánh. Mắt: biến đổi màu sắc mống mắt, biến dạng con ngươi 7. BỆNH ĐẬU GÀ 1. Nguyên nhân: Do virus Avipox gây ra thuộc giống Avipoxvirus, họ Poxviridae. Virus đậu gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi. Trong nuôi công nghiệp thường gặp trên những gà cuối chu kỳ sản xuất. Trong nuôi thả tự nhiên bệnh có thể gặp trên gà con 2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh biến đổi từ 414 ngày trên gà, gà tây, bồ câu. Thể da: mụn xuất hiện ở những vùng không có lông ở đầu (mào, mồng, xung quanh mắt, mỏ, mũi, …). Mụn ở khóe mắt có thể làm gà viêm kết mạc mắt khó nhìn, nếu ở khóe miệng khó lấy thức ăn. Thể màng giả (thể yết hầu): xuất hiện màng giả (hình (ở yết hầu, ở phần trên đường tiêu hóa, đường hô hấp). Gà bệnh khó thở. Tử số cao có thể lên đến 50% 3. Bệnh tích: Thể da: bắt đầu bằng mụn màu trắng, gia tăng kích thước thành mụn mủ rồi thành bọng nước màu vàng, cuối cùng biến thành mào, vẩy có màu vàng đậm xám. Sau 23 tuần mào, vẩy tróc để lại những vết sẹo. Thể yết hầu: những nốt hạt đục mọc trên màng niêm nạc phần trên đường tiêu hóa và hô hấp. Những nốt này gia tăng kích thước trên màng giả màu vàng. Khi gở những mảng này để lại những vết lở và xuất huyết 8 .HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ 1. Căn bệnh: Do Adenovirus gây ra Bệnh chỉ xảy ra trên gà đẻ thương phẩm và gà đẻ trứng giống ở đầu chu kỳ đẻ hoặc trong giai đoạn đẻ trứng. Bệnh vừa có tính truyền dọc vừa có tính truyền ngang do lây nhiễm qua tiếp xúc 2. Triệu chứng: Gà giảm đẻ đột ngột 1030% trong khi đàn gà vẫn ăn, uống bình thường và không có dấu hiệu bệnh rõ nét Thời gian giảm đẻ kéo dài, các biện pháp dùng thuốc bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu quả. Trứng biến màu, kích thước không đồng đều, vỏ trứng mỏng, sần sùi, nhăn nheo. Quan sát kỹ thấy mào gà nhợt nhạt, gà tiêu chảy. 3. Bệnh tích: Không có các biến đổi đặc trưng ngoài biểu hiện buồng trứng bị teo, thoái hoá, các trứng non không phát triển 9 . HỘI CHỨNG GIẢM HẤP THU VÀ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ TRÊN GÀ Hôi chứng giảm hấp thu và còi cọc trên gà là bệnh truyền nhiễm gây rối loạn tiêu hoá trên gà và gà tây, làm gà chậm lớn và không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao và tăng tỉ lệ chết. Bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau dựa vào triêu chứng lâm sàn quan sát được trên gà và gà tây như gà chim (helicopter disease), bệnh phức hơp tiêu chảy và còi cọc (stunting and diarrhea complex), bệnh còi cọc và yếu chân ( runting and leg weakness)….. 1.Tác nhân gây bệnh: Chưa định rõ nguyên nhân, nhưng có nhiều virus và vi khuẩn được tìm thấy trong gà bệnh như Reo virus, Adenovirus, Enterovirus, rotavirus, Parvovirus. Vi khuẩn như: Ecoli, Staphylococcus cohnii, Clostridium perfringes…..Nhiệt độ úm không đủ cũng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Gà trống nhiễm bệnh nặng hơn gà mái 2.Đường truyền lây: Lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khoẻ 3. Triệu chứng bệnh Gà phân đàn lúc 710 ngày tuổi, gà còi cọc chiếm khoảng 510% đàn, trong những trường hơp nặng gà bị nhiễm có thể lên đến 20%. Gà tụm đống vì sốt. Lông phát triển không bình thường Tiêu chảy phân sống có dịch nhầy, màu phân thay đổi từ màu vàng sang màu cam. Gà giảm ăn và uống Chân gà nhạt màuPhân dính cứng quanh lỗ huyệt 4. Bệnh tích Tiền mề sưng lớn, mề teo nhỏ Ruột sưng chứa đầy dịch màu vàng cam và nước Ruôt chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hoá Tuỵ teo và hoá sợi, teo tuyến Bursa và thymus Lách nhò Màng ngoài tim chứa nhiều nước dịch Manh trang sưng chứa khí và dịch màu vàng cam 5. Điều trị: Cung cấp vitamin tổng hợp đặc biệt là vitamin E Bổ sung thêm kháng sinh trong nước uống Cấp thêm trong thức ăn BMD 220 ppm hoặc virginiamycine 22 ppm 6. Phòng ngừa: Vệ sinh sát trùng chuồng trại để ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự lây nhiễm. Hạn chế xe cộ và khách tham quan ra vào trại. Giảm thiểu các yếu tố gây stress cho gà. Phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như Marek, gumboro, Reo. Tóm lại: hội chứng kém hấp thu và rối loạn tiêu hoá trên gà gây thiệt hại nặng về kinh tế cho người chăn nuôi, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó Reo virus được cho là nguyên nhân chính gây nên hội chứng này. Việc vệ sinh tiêu độc sát trùng, quản lý, chương trình vaccine tốt sẽ giúp khống chế được bệnh 10 . BỆNH LƠCÔ (leukosis Lymphoid leucosis) 1. Căn bệnh: Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồn tại được trong nhiều tháng. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng. 2.Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 3 tuần đến 9 tháng. Gà ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, kém ăn, nhiều con bụng bị xệ, đi lại như dáng đi của chim cánh cụt. ở gan, nội tạng phát triển các khối u to có thể thấy được. Bệnh thường mãn tính, cũng có con bị cấp tính chết. 3. Bệnh tích: +Dạng lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng như những cục mỡ bằng 23 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 45 lần so với bình thường, bề mặt gan xù xì như kê hoặc thể tích tăng 1,52 lần. Các bộ phận khác như lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius đều có khối u phát triển làm cho gà chết. + Dạng erithroblastosis, còn gọi là bệnh máu trắng thường xảy ra ở gà trên 6 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng bệnh trên, da gà nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ ở những chỗ không có lông, ỉa chảy. + Dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis. Triệu chứng bệnh này giống dạng erithroblastonis. Chỉ khác sự xuất hiện của các tế bào chất xám ở các cơ quan có tăng sinh gan có các hạt. + Còn dạng mielocitomatosis rất ít khi xảy ra và dạng osteopetrosis thường gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều. 3.Phòng bệnh: Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y. Nuôi và nhốt riêng từng loại gà, chọn nuôi gà bố mẹ khoẻ để lấy gà con làm giống. Khi phát hiện có bệnh phải chọn lọc hoặc thải hết những gà có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y. 11 . BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ 1. Căn bệnh: Bệnh máu trắng là căn bệnh truyền nhiễm ở gà bởi Virus Leuco. Bệnh chỉ phát trên gà từ 46 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt và có các khối u màu trắng (gọi là bệnh máu trắng). Virus Leuco truyền bệnh qua trứng là chủ yếu. Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và vẫn lây truyền trong đàn gà con từ con bị bệnh sang con khỏe. 2. Triệu chứng lâm sàng: Mầm bệnh xâm nhập vào túi Fabricius cho đến khi gà lớn trưởng thành, lúc đó túi Fabricius bị teo lại. Mào gà xoăn lại nhợt nhạt, da mặt và những chỗ nhìn thấy da có màu nhợt nhạt, gà thiếu máu xanh xao, máu loãng chậm đông, bạch cầu tăng sinh nhiều trong máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà bỏ ăn hoặc ăn ít, các khối u màu trắng trong phủ tạng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tỷ lệ chết gà bệnh từ 2040%. 3.Chẩn đoán: Dựa vào việc phát hiện các khối u ở gan, thận, quả tối hoặc các tổ chức khác. Cần phân biệt với bệnh Marek cũng có nhiều khối u, nhưng bệnh Marek phát triển ở gà con và cả gà lớn. Còn bệnh máu trắng chỉ phát bệnh ở gà từ 46 tháng tuổi. 4. Phòng bệnh: Cần chọn những dòng gà có khả năng đề kháng với bệnh, an toàn bệnh để bệnh không truyền qua trứng. Thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng Chloramim T 0,2% phun xịt một tuần một lần, phun xịt trong vòng 10 phút. 5. Điều Trị: Bệnh này do virus gây ra vì vậy không có thuốc đặc trị. Cần dùng thuốc bồi dưỡng cơ thể đặc biệt là Vitamine C. Dùng thuốc HanminvitSuper đối với gà thịt: 1g pha vào 1 lít nước uống dùng từ 57 ngày. Gà đẻ dùng 0,5 g pha vào 1 lít nước uống trong 57 ngày. Vitamine C 0,51 ml tiêm bắp, ngày 1 lần dùng liên tục 3 ngày. Vitamycin 1 gói cho 4,5 kg trọng lượng cơ thể, trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Dùng trong 4 ngày liên tục. MultivitFort 1 ml cho 23 kg trọng lượng, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da dùng từ 23 ngày. ADE 0,1 mlcon tiêm bắp, ngày 1 lần dùng trong 3 ngày liền. Đây là căn bệnh rất khó điều trị nhưng gà lớn từ 46 tháng tuổi mới hay mắc phải. Khi mổ khám phát hiện các khối u màu trắng phải điều trị ngay.

A NHÓM BỆNH DO VI KHUẨN BỆNH THƯƠNG HÀN Ở (Typhus avium - Avian Salmonellosis) * Đây bệnh truyền nhiễm vi khuẩn Salmonella gallinarum pullotum gây Bệnh thường xảy thể cấp tính thể mãn tính lớn Đặc điểm bệnh viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa quan phủ tạng Mầm bệnh - Bệnh vi khuẩn Salmonella gallinarum Salmonella pullorum, gọi chung Salmonella gallinarum pullorum - Trực khuẩn nhỏ, gram âm, có đặc điểm chung vi khuẩn họ salmonella chúng khơng có lơng nên không di động - Trong tự nhiên vi khuẩn có sức đề kháng cao, phân vi khuẩn sống tháng, đất, chuồng vi khuẩn sống năm vi khuẩn lại có sức đề kháng với nhiệt độ chất sát trùng: Ở 55oC vi khuẩn bị tiêu diệt sau 20 phút - Các chất sát trùng thông thường sud, acid phenic, formol tiêu diệt bệnh nhanh chóng Lồi vật cảm thụ: - Gà, tây, ngỗng, ngan, loài chim hoang mắc - Trong phòng thí nghiệm người ta dùng thỏ để tiêm truyền Cách lây lan * Lây trực tiếp: - mẹ mắc bệnh truyền bệnh cho trứng, trống mắc bệnh làm trứng thụ tinh bị nhiễm bệnh - trống mắc bệnh làm lây bệnh cho mái qua giao phối * Lây gián tiếp: - Qua đường tiêu hóa Cơ chế sinh bệnh: - Sau xâm nhập vào thể vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết làm cho lách sưng, viêm ruột xuất huyết, số bị chết giai đoạn (gà con) - Một số lại trở nên mang trùng lành triệu chứng phủ tạng có bệnh tích viêm mãn tính, xuất mầm bệnh theo phân truyền bệnh cho bào thai, bệnh chuyển thành cấp tính ngun nhân làm sức đề kháng thể giảm sút lạnh đột ngột, mệt vận chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột, Trong trường hợp buồng trứng dịch hoàn, gan, lách bệnh viêm hoại tử nặng Niêm mạc số phủ tạng bị xuất huyết Triệu chứng : - Thời gian nung bệnh từ vài ngày đến vài tuần * Thể cấp tính - Một số lớn trứng mang trùng đến ngày nở, không làm vỡ vỏ trứng để chui nên bị chết ngạt - Trứng nhiễm bệnh bị chết phơi, thai chết trước nở, số lại nở ốm yếu phát bệnh sau - bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng trễ xuống lòng đỏ khơng tiêu bệnh nặng kéo dài 1¸ tuần, trường hợp vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng thở khó dần chết * Thể mãn tính - gầy yếu, ủ rũ, xù lông - Niêm mạc mào, yếm nhợt nhạt thiếu máu, bụng tích nước trương to, tiêu chảy, phân có màu trắng bết hậu mơn - mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu - Ở lớn bệnh xảy thể cấp tính (nhiễm trùng huyết), ủ rũ bỏ ăn, tiêu chảy nặng chết đột ngột viêm phủ tạng thể Bệnh tích: * Ở - chết lòng đỏ chưa tiêu, có màu vàng xám, thối, bệnh tích đặc trưng bệnh Hình 1: Các thương tổn đốm trắng gan phát chết Hình 2: Lòng đỏ trứng lưu lại chết - Lách sưng to gấp 2¸ lần so với bình thường - Ruột tụ máu xuất huyết với tích tụ dịch xuất lẫn fibrin - Bệnh nặng niêm mạc ruột loét trực tràng hoại tử - Nếu bệnh kéo dài tim, phổi, gan lách có nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không - Một số bị viêm khớp, thường khớp đầu gối * Ở lớn - Xác gầy cồm, viêm hoại tử mãn tính quan phủ tạng - Gan sưng, bề mặt gan có nốt hoại tử to nhỏ không đều, tim, phổi, mề ruột hoại tử - Viêm bao tim, bao tim dầy lên bao tim chứa dịch thẩm xuất có fibrin - Lách sưng to gấp 2¸ lần, ruột viêm hoại tử loét quay tá tràng thành vệt niêm mạc - Buồng trứng méo mó, dị hình có màu vàng nâu, xanh đen - Viêm buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng thành bụng dính lại với - Xoang bụng có nhiều dịch viêm fibrin - Một số viêm khớp mãn tính - Ở trống có nốt hoại tử to nhỏ dịch hoàn Chẩn đoán: * Chẩn đoán lâm sàng - Bệnh xảy thể cấp tính con, thể mãn tính lớn - Triệu chứng tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào, yếm nhợt nhạt, viêm khớp * Bệnh tích: - Viêm loét ruột, hoại tử quan phủ tạng: gan, tim, dày, khơng có bệnh tích viêm phổi, lách sưng to - Cần phân biệt với: bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao BỆNH E.COLI TRÊN Nguyên nhân: Do trực khuẩn Gram (-) E.coli độc tố chúng gây Cơ chế sinh bệnh: Khi gia cầm có sức đề kháng kém; thay đổi thời tiết, chuồng trại, thức ăn; cho ăn thức ăn q nhiều đạm, béo, tiêu hóa khơng hết tạo mơi trường thuận lợi cho vi khuẩn E.coli gây bệnh Triệu chứng : Lứa tuổi mắc bệnh: từ - 12 tuần tuổi, thường xảy giai đoạn - tuần tuổi ăn, lờ đờ, đứng ủ rũ, lơng rũ xuống, thở khó Tiêu chảy, phân thay đổi màu, có sưng khớp Ở đơi bị viêm rốn Bệnh tích: chết đột ngột khơng có triệu chứng bệnh tích rõ ràng, thấy máu bầm khắp thể Nếu bệnh ngày, mổ xác thấy: gan viêm, sưng to; lách sưng to, có lấm tấm; bề ngồi ruột sưng to Túi khí dày, mờ đục BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (bệnh toi) Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây Tất gia cầm mẫn cảm với bệnh tây cảm thụ với bệnh đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… lớn mẫn cảm nhỏ Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày có tới 4-9 ngày Gồm thể cấp tính mãn tính * Thể cấp tính: + Thường triệu chứng xuất vài trước chết + Sốt cao (42-430C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng + Phân tiêu chảy có nước màu trắng sau trở nên xanh có chứa chất nhầy + chết có biểu mào tích tím bầm ngạt thở * Thể mãn tính: + ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm bàn chân +Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản khó thở bị tật vẹo cổ Bệnh tích: * Thể cấp tính - Sung huyết, xuất huyết tổ chức liên kết da, quan phủ tạng phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột - Viêm bao tim tích nước - Gan sưng có hoại tử đầu đinh ghim - Chất dịch nhầy có nhiều quan tiêu hóa hầu, diều, ruột - Buồng trứng: nang nỗn trưởng thành mềm, não, khơng quan sát mạch máu Đơi quan sát thấy lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc Nang chưa thành thục sung huyết * Thể mãn tính: - Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin - Sưng màng tiếp hợp mắt mắt - Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ BỆNH HƠ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Căn bệnh: - Do loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galisepticum gây Đây vi khuẩn xếp vào nhóm gram âm, khơng có vỏ tế bào, bắt màu Giemsa, xem kính hiển vi, chúng giống tế bào động vật nhỏ Sức đề kháng: - Hầu hết chất sát trùng có khả diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate - Mycoplasma chủ yếu thể gây bệnh, chúng sống - ngày khỏi thể (ở phân, dụng cụ chăn nuôi), dịch nhầy chúng tồn lâu (khoảng – ngày), lòng đỏ trứng tồn đến 18 ngày Đường lây truyền: - mắc bệnh thải vi khuẩn vào khơng khí, vi khuẩn có sức đề kháng yếu, bệnh truyền cho khỏe chung đàn hay chuồng trại Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn nguồn gây bệnh, chưa giải thích rõ - Đối với giống, giao hợp trống mái đường lây bệnh mái nhiễm bệnh qua giao phối với trống mắc bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng từ truyền bệnh vào lòng đỏ trứng, nở, nhiễm bệnh qua trứng thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng đến 10 - 60% - khỏi bệnh thường mang trùng bề mặt biểu mô hô hấp suốt đời Nếu chủng Vaccin Mycoplasma vào bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh trở lại nặng Cơ chế sinh bệnh: - Mycoplasma xâm nhập vào thể qua đường hô hấp sinh dục Khi vào thể, chúng bám vào bề mặt khí quản, túi khí bắt đầu sinh sản Sự diện Mycoplasma kích thích khí quản, phế quản tiết nhiều chất nhầy Do khả di chuyển bị giới hạn, Mycoplasma vào máu, nhiên chúng qua túi khí để xâm nhập bề mặt gan, màng bao tim quan sinh dục, từ nhiễm vào trứng làm giảm sản lượng trứng, gây viêm màng bao tim, màng bao quanh gan - Thời gian ủ bệnh tính từ lúc nhiễm bệnh đến biểu triệu chứng lâm sàng Tuy nhiên, khó xác định thời gian nung bệnh phụ thuộc vào điều kiện tiểu khí hậu chuồng trại sức kháng bệnh đàn Trên thịt, bệnh thường xuyên xảy lúc – tuần tuổi, đẻ, bệnh xuất giai đoạn già gần thời điểm đẻ trứng, lúc có stress xảy đến Triệu chứng: bệnh 6-21 ngày * Trên thịt: - Bệnh hay xảy lúc đàn – tuần, triệu chứng thường nặng so với loại khác phụ nhiễm loại vi trùng khác mà thơng thường E.coli, thịt người ta gọi thể kết hợp E.coli – CRD (C-CRD) với triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, ủ rũ chết sau mắc bệnh - ngày, tử số lên đến 30%, số lại chậm lớn * Trên trưởng thành – đẻ: - Bệnh phát thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… triệu chứng chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, trở nên gầy ốm, đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho yếu ớt Ở số đàn đẻ thấy xuất giảm sản lượng trứng, yếu, tỷ lệ ấp nở kém, triệu chứng khác khơng thấy xuất Bệnh tích: - Dịch viêm xuất xoang mũi, hai lỗ mũi túi khí Dịch tiết lúc đầu trong, có nhiều bọt, sau trở nên vàng đục - Túi khí dày lên trở nên đục, có nhiều bọt khí phủ hạt fibrin nhỏ - Viêm màng bao quanh gan - Viêm màng bao tim - Viêm xoang mũi - Viêm kết mạc mắt - Viêm ống dẫn trứng (gà giống) - Lách sưng to - Viêm phổi (nếu có kết hợp với loại vi trùng khác) Gà bị viêm túi khí – túi khí đục Viêm màng bao tim, màng bai quanh gan bị sưng phù đầu, viêm mắt bị viêm kết mạc mắt có mủ VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN Nguyên nhân: - Do vi khuẩn Clostridium perfringens type A sản sinh độc tố alpha (CPA) type C Thường gây đối tượng đẻ thịt từ tuần tuổi trở Tuy nhiên mẫn cảm từ 3-6 tuần tuổi Bệnh kế phát từ bệnh cầu trùng chế độ ăn uống có chứa nhiều protein, thức ăn nước bị ô nhiễm nặng Phương thức truyền lây: - Mầm bệnh có đất, rác bẩn, phân lây từ vi sinh vật khác Triệu chứng: * Cấp tính: thường chết vài mà khơng có triệu chứng đặc biệt ngồi biểu mệt mỏi * Mãn tính: thường đứng chỗ, di chuyển, mắt khép lại, xù lơng, điều hòa, tiêu chảy phân có màu nâu có chứa nhiều bọt khí Bệnh tích: - Xác chết nước, gầy ốm - Gan sưng - Niêm mạc ruột bị xuất huyết trầm trọng , ruột non dày phình to chứa đầy khí bên ruột non bị hoại tử - Trong trường hợp cấp tính ruột chứa chất chứa có màu nâu - Nó gần kết hợp cầu trùng loét ruột * Viêm ruột hoại tử (NE) bệnh nhiễm trùng Clostridium cấp tính đặc trưng tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột Bệnh xảy đột ngột, với tỷ lệ tử vong cao Triệu chứng bị nước quan sát thấy rõ ràng Da bám dính vào thể khó bóc * tuổi 25 tuần Thường bị ảnh hưởng nặng nề, NE gặp đẻ trứng, đặc biệt gần thời gian bắt đầu đẻ trứng đẻ trứng cao điểm, phổ biến kết hợp với bệnh cầu trùng Trong trường hợp cấp tính, gan bị tắc nghẽn mạch máu, nên gan bị biến thành màu đen * Vi khuẩn gây bệnh Clostridium perfringens, chủ yếu từ type A từ type C Và sản sinh độc tố cho type A C, Khi bị bệnh niêm mạc ruột non bị phình to chứa nhiều khí niêm mạc bị hoại tử thành ruột mỏng * C.perfringens thường khu trú chủ yếu ruột Tại vị trí hồi tràng manh tràng có thay đổi độ pH cao oxy Đơi khi, xuất huyết nhìn thấy xuyên qua thành ruột * Lòng ruột chứa đầy nước có màu nâu, pha trộn với bọt khí * Hoại tử niêm mạc biến đổi thành màu xám kem xanh Đơi niêm mạc có xuất giống chăn đồ nỉ * Trong số trường hợp, niêm mạc nhìn tương tự vỏ Các biểu giống với nguyên nhân tổn hại niêm mạc ruột Eimeria, tác hại giun ascarids, gây nên hấp thu Protein * Trong trường có liên quan coccidioses đường ruột, xuất huyết nhiều nhận thấy thành ruột non hợp NE với * Nếu bệnh kết hợp với cầu trùng xuất huyết nhiều có lẫn máu tươi với mảnh vụn hoại tử bong tróc từ niêm mạc ruột với chất chứa nhiều khí tỏng lòng ruột Trong trường hợp gây ruột bị loét BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM – SƯNG PHÙ ĐẦU (coryza) Nguyên nhân: Bệnh Coryza bệnh hơ hấp cấp tính, gặp lứa tuổi Do Haemophilus paragallinarum gây Tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn loại thải bệnh đả giảm (10-40%) Phổ biến chủ yếu nước nhiệt đới cận nhiệt đới Triệu chứng: Bệnh xâm nhập vào thể thông qua đường hơ hấp, tiêu hóa: thức ăn, nước uống bị nhiễm Tỉ lệ bệnh < 5%, có biểu sưng mắt bệnh không lây lan, ăn cám bình thường Tỉ lệ bệnh > 5%, bệnh có lây lan giảm ăn, giảm uống, suy yếu, tiêu chảy, giảm sức sản xuất Chảy nước mũi từ loãng đến nhày Viêm kết mạc mắt, phù mặt (một hai bện) Sưng tích (yếm) đặc biệt trống Đôi đường hô hấp bị tổn thương, khó thở, có âm rale Bệnh tích Bệnh tích khí quản, miệng, viêm chảy dịch mũi xoang hốc mắt, kết mạc mắt, sưng mặt Đôi xảy viêm phổi, viêm túi khí viêm kết mạc mắt BỆNH HEN PHỨC HỢP TRÊN (ORT) Nguyên nhân Do Ornithobacterium rhinotracheale vi khuẩn Gram âm, hình que Trước năm 1994, vi khuẩn đặt tên giống Pasteurella, Kingella Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ) Hiện loại vi khuẩn thường gọi ORT O rhinotracheale gây bệnh cấp tính gia cầm O rhinotracheale phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút tây Triệu chứng Hen khẹc, vẩy mỏ, chảy nước mắt, sưng phù đầu, tím tái mào tích, ho, hắt hơi, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng Bệnh chết nhanh tỷ lệ chết cao, dùng kháng sinh thông thường bệnh có thun giảm khơng đáng kể Bệnh lây lan nhanh từ huyện sang huyện khác, từ tỉnh sang tỉnh khác thời gian ngắn.Mùa xuân thời tiết ẩm ướt thời tiết giao mùa bệnh ORT d ễ ghép với nấm phổi gây chết trầm trọng Bệnh biểu viêm phổi, O rhinotracheale gây tử vong đột ngột gia cầm non thông qua nhiễm trùng não hộp sọ, làm suy yếu xương sọ Loại O rhinotracheale nhiễm trùng có khơng có triệu chứng đường hô hấp Ở 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale gây viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50% Một loại O rhinotracheale nhiễm trùng gây tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương viêm xương tủy, thường thấy mủ, dịch tiết nhầy nhụa khớp xương loài chim què Nhiễm trùng O rhinotracheale dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng, giảm sản lượng trứng giảm chất lượng trứng Ngoài yếu tố như: Virus, vi khuẩ n kế phát (Newcastle, Escherichia coli Bordetella avium…), stress, thơng gió khơng đầy đủ, vệ sinh k ém, nồng độ amoniac cao có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng Bệnh tích mổ khám: - Túi khí đục - Xuất huyết khí quản - Viêm xuất huyết hóa cục phổi - Màng niêm mạc mắt viêm phù thũng - Gan sưng to, xuất huyết - Kế phát với E.coli số bệnh khác biểu viêm thận, sưng, xuất huyết BỆNH VIÊM RỐN CON Nguyên Nhân: Do nhiễm trùng tạp khuẩn (Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Escherichia coli…) Triệu Chứng: Rốn sưng to, chảy nước vàng viêm nặng lan vào xoang bụng gây nhiễm trùng huyết chết đột ngột khơng có triệu chứng bệnh tích rõ ràng, thấy máu bầm khắp thể Nếu bệnh ngày, mổ xác thấy: gan viêm, sưng to; lách sưng to, có lấm tấm; bề ngồi ruột sưng to B NHÓM BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU BỆNH ĐẦU ĐEN Nguyên nhân Bệnh loại đơn bào có tên khoa học Histomonas Meleagridis ký sinh gan, dày ruột thừa (manh tràng) Phương thức truyền lây - Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas Đặc điểm dịch tễ - từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, lớn bị bệnh - Bệnh thường nổ vào tháng nóng ẩm cuối xuân, hè đầu thu, lớn bệnh nổ mùa đông - Tất loại giống mắc bệnh, Tây mẫn cảm Triệu chứng - sốt cao 43 -44 độ C, lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông run rẩy Nhiều dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời bóng điện để sưởi - Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân lỗng vàng trắng vàng xanh Khi chết bỏ ăn, mào thâm tím - Mào thâm tím, da mép da vùng đầu xanh xám chí xanh đen, nên bệnh có tên bệnh đầu đen - Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gầy Trước chết thân nhiệt giảm xuống tới 39 -38 độ C - bệnh chết rải rác thường chết ban đêm, mức độ chết không ạt chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm Thực chất cuối chết đến 85 – 95% Bệnh tích - Bệnh tích tập trung gan manh tràng + Gan sưng to gấp 2-3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu bề mặt gan có đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ đá hoa cương, sau biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc ổ lao khối u Marek + Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt máu cá màu nâu giống bệnh cầu trùng tạo thành kén rắn màu trắng Từ người chăn nuôi gọi bệnh kén ruột + Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình to dính chặt vào cá quan nội tạng khác, đơi thấy manh tràng bị viêm lt thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phuc mạc nặng khiến chết nhanh + Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử bệnh ký sinh trùng máu Leucocytozoone BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM Nguyên nhân: - Bệnh chủ yếu Eimeria tenella (ký sinh manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti, Eimeria mitis (mivati) Cầu trùng gây bệnh lứa tuổi hay gặp 10-30 ngày tuổi Triệu chứng : thường gặp cầu trùng manh tràng cầu trùng ruột non * Eimeria tenella: chủ yếu xảy từ 2-8 tuần tuổi - Thể cấp tính: ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng trắng, sau phân có màu nâu đỏ lẫn máu (phân sáp), lại khó khăn, xả cánh, xù lơng, chân gập lại, quỵ xuống chết sau có biểu co giật -Thể mãn tính: gầy ốm, xù lơng, ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm thể cấp tính * Eimeria necatrix: -Chủ yếu thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với bệnh khác - gầy yếu, xù lông, ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có lẫn máu tươi, giảm đẻ mái Bệnh tích: * Eimeria tenella: - Xuất huyết niêm mạc manh tràng trương to manh tràng - Xuất huyết lấm đầy máu bên manh tràng - Phân có nhiều máu, suất * Eimeria necatrix: - Mới nhiễm: đốm trắng, nhỏ, xuất huyết nhìn từ bên ngồi - Tá tràng sưng to - Ruột phình to đoạn khác nhau, bên chứa chất lỏng thối có lợn cợn bã đậu - Ruột căng nhiều hơn, bề mặt ruột dầy lên có nhiều điểm trắng đỏ - Dịch nhày lẩn máu - Giảm cân Năng suất * E acervulina, E mitis (mivati) - Thành ruột dày, có nhiều đốm trắng hay xám - Nặng: dịch nhầy đỏ, giảm tăng trọng FCR kém, nhiễm nặng tỉ lệ chết cao * E maxima - Màng nhày dày lên, vết loét màu đỏ - Dịch nhày màu nâu xám, phân có máu - Giảm tăng trọng, ảnh hưởng đến màu vết loét  chân * E brunetti - Mảng màu đỏ chuyển sang loét điểm trắng, phần nhày lẫn máu - Năng suất giảm nhẹ bệnh tích ruột non bệnh tích manh tràng C NHÓM BỆNH DO VIRUS BỆNH CÚM TRÊN GIA CẦM Nguyên nhân : Mầm bệnh loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc lipid Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều độc lực virus, đường xâm nhập, lồi gia cầm mắc phải mơi trường ni dưỡng - Có thể lâm sàng phổ biến: a.Cúm có tính sinh bệnh cao: - Tử số cao 100% - Với triệu chứng: suy hơ hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng đầu Mồng, mào, tích tím bầm Tiêu chảy phân xanh - Sau ngày mắc bệnh, số sống có biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh xoay vòng - Trên loài gia cầm non chết xẩy mà khơng có triệu chứng trước b Cúm có tính sinh bệnh ơn hòa: - Bệnh số cao, tử số 50-70% - Xáo trộn hơ hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược c Cúm có tính sinh bệnh thấp: - Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ - Xù lông, giảm ăn, giảm uống Bệnh tích: - Tím bầm thủy thủng đầu - Có bọng nước lở loét mào - Phù thủng quanh hốc mắt Thủy thủng bàn chân - Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím - Máu xuất quanh lổ huyệt - Dạ dày cơ, dày tuyến, tim, ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết - Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết Trên vịt tây thường thấy viêm xoang mũi - Phổi xung huyết, vài nơi có xuất huyết - Da, mào, gan, thận, lách, phổi có ổ hoại tử nhỏ BỆNH NEWCASTLE (bệnh dịch tả giả) Nguyên nhân: Gây virus Paramyxovirus serotype thuộc họ Paramyxoviridae Triệu chứng: -Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày điều kiện thí nghiệm, 5-7 ngày có đến vài tuần điều kiện tự nhiên a.Thể cấp tính: chết 24 - 48 với triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… b.Thể cấp tính: - Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng tích - Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy từ mũi mỏ, thở khò khè, thở khó nặng tích tụ dịch viêm đường hô hấp-gà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với đẻ giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt - Giai đoạn cuối cùng: chết vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi bệnh sau thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…) bất thường đẻ trứng c.Thể bán cấp tính mãn tính: diễn biến thời gian dài biểu chung biến hay thầm lặng, biểu xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi Có thể liệt nhẹ khơng có triệu chứng tiêu hóa Bệnh tích: - Viêm túi khí, viêm màng kết hợp mắt viêm phế quản - Khí quản bị viêm xuất huyết Viêm túi khí dày đục chứa casein - Ruột có vùng xuất huyết hay hoại tử định vị chủ yếu nơi tạo lympho thường hạch amydale manh tràng -Thực quản, dày tuyến, dày xuất huyết bề mặt BỆNH GUMBORO Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype gây hầu hết dòng gà, thường gặp Leghorn đẻ thường nhạy cảm thịt, địa phương bị bệnh bệnh không nặng công nghiệp Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh ngắn từ 2-3 ngày - Bệnh xuất cách mãnh liệt với triệu chứng suy nhược, lờ đờ, mổ vào hậu môn nhau, lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với phân lỏng màu trắng đục có lẫn máu, suy sụp, liệt với nước, xù lơng - Bệnh số cao 50 đến 100%, chết vào ngày thứ sau cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20% 3.Bệnh tích: - Xác chết khô, ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat - Xuất huyết ngực, đùi, lông xơ xác, chân khô - Thận bị hư hại nhiều dạng khác - Lách lúc bắt đầu bệnh triển dưỡng, sau bất dưỡng - Ở ngày thứ ba sau nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước trọng lượng Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 2-3 lần thể tích bình thường Ơ ngày thứ năm, bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước bắt đầu bất dưỡng Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1/3-1/6 trọng lượng túi Fabricius bình thường BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB) Căn bệnh - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) bệnh đường hô hấp cấp tính, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao tháng tuổi, giảm đẻ mạnh mái đẻ - Bệnh loại virus thuộc nhóm Myxovirus gây nên Triệu chứng tháng tuổi: - Bệnh xảy nhanh toàn đàn với triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, ăn, thở khó, thở khò khè, thở miệng ln kèm theo tiếng rít, chảy nước mũi, nước mắt - tiêu chảy nặng, phân loãng trắng - thường tụm lại thành đám quanh đèn sưởi, tỷ lệ chết cao đàn khơng có kháng thể mẹ truyền tháng tuổi đẻ trứng: - chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, há mỏ thở - Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước - Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, giảm tới 70% kéo dài hàng tháng - Trứng dễ vỡ, vỏ trứng mỏng, sần sùi, méo mó - Trong vài trường hợp bệnh kéo dài sau 1- tuần đàn tự khỏi Bệnh tích - Bệnh tích tập chung chủ yếu đường hơ hấp: phế quản, khí quản xuất huyết thành vệt dài xuất huyết điểm, có nhiều chất nhầy bên khí quản - Túi khí viêm dày đục, xuất huyết có bã đậu, bệnh thường ghép với CRD nên khó phân biệt - Thận viêm sưng, phù, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng - Đối với đẻ, bệnh tích đường hơ hấp không đặc trưng buồng trứng bị biến dạng xuất huyết, tỷ lệ đẻ giảm mạnh - Thận sưng to xuất huyết, hoại tử, thận chứa đầy Urate đặc trưng BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ILB) Căn bệnh Do Hepes virut gây - Bệnh lây lan nhanh qua đường miệng, hô hấp, dịch tiết từ mũi, miệng… - Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc quản lý bệnh phát nhanh mạnh - Mọi giống mắc ≥ 14 tuần tuổi tỷ lệ mắc nhiễm cao so với Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-12 ngày Thể cấp tính: - có biểu thở khó, ngạt - rướn cổ cao, há miệng thở kèm theo tiếng rít, mào tím tái Sau rít lắc mỏ, khạc đờm đặc, đờm có lẫn máu Sau ngạt trở lại bình thường Thể cấp: chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt Nhiều bị mù viêm tuyến lệ Thể mãn tính: - Vạch mỏ thấy niêm mạc vùng họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi - Tỷ lệ đẻ giảm 10-40% kéo dài Bệnh tích: - Bệnh tích tập chung chủ yếu thanh, khí quản - Thể cấp tính: Niêm mạc quản viêm, xuất huyết, chứa dịch nhầy lẫn máu Trong trường hợp bệnh nặng thấy cục máu đơng bịt kín khí quản, chết ngạt thở - Thể mãn tính: niêm mạc vùng quản khí quản bị phủ lớp màng giả màu vàng dễ bóc BỆNH MAREK Nguyên nhân: Do virus herpes gây nên thuộc họ Herpesviridae, lây truyền chuyên biệt gà, bệnh xảy chủ yếu thịt Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh sau nhiễm bệnh 3-4 tuần a Thể cấp tính: chủ yếu 4-8 tuần tuổi, sớm Khơng có triệu chứng điển hình ngồi tượng chết đột ngột - Tỉ lệ chết cao có tới 20-30%, thường thể triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước chết - Bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh Uể oải, nhạt màu mồng tích - Giảm tỉ lệ đẻ b Thể mãn tính: xảy 4-8 tháng tuổi - Đi lại khó khăn, liệt nhẹ bại liệt hồn tồn Đi rũ xuống liệt Cánh xả xuống hai bên Một số có tượng viêm mắt, viêm mống mắt, dẫn đến rối loạn thị giác mù mắt - trống suy giảm khả đạp mái, mái giảm đẻ Bệnh tích: *Thể cấp tính: - Khối u bệnh tích chủ yếu, tất quan (buồng trứng, dịch hoàn, gan, thận, da, phổi, cơ, dây thần kinh ngoại biên) phát triển khối u - Gan, lách sưng to so với bình thường, nhạt màu, bở - Trường hợp khối u gan làm gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám - Trường hợp khối u dày tuyến, thành ruột làm tổ chức dầy lên - U làm tổ chức dày lên, mặt cắt khối u có màu trắng xám *Thể mãn tính: - Bệnh tích dây thần kinh hơng, thần kinh cánh: sưng to gấp 4-5 lần so với bình thường, thủy thủng, màu vân óng ánh - Mắt: biến đổi màu sắc mống mắt, biến dạng BỆNH ĐẬU Nguyên nhân: Do virus Avipox gây thuộc giống Avipoxvirus, họ Poxviridae Virus đậu gây bệnh lứa tuổi Trong nuôi công nghiệp thường gặp cuối chu kỳ sản xuất Trong ni thả tự nhiên bệnh gặp Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh biến đổi từ 4-14 ngày gà, tây, bồ câu - Thể da: mụn xuất vùng khơng có lơng đầu (mào, mồng, xung quanh mắt, mỏ, mũi, …) Mụn khóe mắt làm viêm kết mạc mắt khó nhìn, khóe miệng khó lấy thức ăn - Thể màng giả (thể yết hầu): xuất màng giả (hình (ở yết hầu, phần đường tiêu hóa, đường hơ hấp) bệnh khó thở Tử số cao lên đến 50% Bệnh tích: - Thể da: bắt đầu mụn màu trắng, gia tăng kích thước thành mụn mủ thành bọng nước màu vàng, cuối biến thành mào, vẩy có màu vàng đậm xám Sau 2-3 tuần mào, vẩy tróc để lại vết sẹo - Thể yết hầu: nốt hạt đục mọc màng niêm nạc phần đường tiêu hóa hơ hấp Những nốt gia tăng kích thước màng giả màu vàng Khi gở mảng để lại vết lở xuất huyết HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ Căn bệnh: - Do Adenovirus gây - Bệnh xảy đẻ thương phẩm đẻ trứng giống đầu chu kỳ đẻ giai đoạn đẻ trứng - Bệnh vừa có tính truyền dọc vừa có tính truyền ngang lây nhiễm qua tiếp xúc Triệu chứng: giảm đẻ đột ngột 10-30% đàn ăn, uống bình thường khơng có dấu hiệu bệnh rõ nét - Thời gian giảm đẻ kéo dài, biện pháp dùng thuốc bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu - Trứng biến màu, kích thước không đồng đều, vỏ trứng mỏng, sần sùi, nhăn nheo - Quan sát kỹ thấy mào nhợt nhạt, tiêu chảy Bệnh tích: Khơng có biến đổi đặc trưng ngồi biểu buồng trứng bị teo, thối hố, trứng non khơng phát triển HỘI CHỨNG GIẢM HẤP THU VÀ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ TRÊN Hơi chứng giảm hấp thu còi cọc bệnh truyền nhiễm gây rối loạn tiêu hoá tây, làm chậm lớn không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao tăng tỉ lệ chết Bệnh gọi với nhiều tên khác dựa vào triêu chứng lâm sàn quan sát tây chim (helicopter disease), bệnh phức hơp tiêu chảy còi cọc (stunting and diarrhea complex), bệnh còi cọc yếu chân ( runting and leg weakness)… 1.Tác nhân gây bệnh: Chưa định rõ nguyên nhân, có nhiều virus vi khuẩn tìm thấy bệnh Reo virus, Adenovirus, Enterovirus, rotavirus, Parvovirus Vi khuẩn như: Ecoli, Staphylococcus cohnii, Clostridium perfringes… Nhiệt độ úm không đủ làm cho bệnh trầm trọng trống nhiễm bệnh nặng mái 2.Đường truyền lây: Lây lan trực tiếp từ bệnh sang khoẻ Triệu chứng bệnh phân đàn lúc 7-10 ngày tuổi, còi cọc chiếm khoảng 5-10% đàn, trường hơp nặng bị nhiễm lên đến 20% tụm đống sốt Lơng phát triển khơng bình thường Tiêu chảy phân sống có dịch nhầy, màu phân thay đổi từ màu vàng sang màu cam giảm ăn uống Chân nhạt màuPhân dính cứng quanh lỗ huyệt Bệnh tích Tiền mề sưng lớn, mề teo nhỏ Ruột sưng chứa đầy dịch màu vàng cam nước Ruôt chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hoá Tuỵ teo hoá sợi, teo tuyến Bursa thymus Lách nhò Màng ngồi tim chứa nhiều nước dịch Manh trang sưng chứa khí dịch màu vàng cam Điều trị: Cung cấp vitamin tổng hợp đặc biệt vitamin E Bổ sung thêm kháng sinh nước uống Cấp thêm thức ăn BMD 220 ppm virginiamycine 22 ppm Phòng ngừa: Vệ sinh sát trùng chuồng trại để ngăn ngừa làm giảm thiểu lây nhiễm Hạn chế xe cộ khách tham quan vào trại Giảm thiểu yếu tố gây stress cho Phòng bệnh gây suy giảm miễn dịch Marek, gumboro, Reo Tóm lại: hội chứng hấp thu rối loạn tiêu hoá gây thiệt hại nặng kinh tế cho người chăn nuôi, bệnh nhiều nguyên nhân gây Reo virus cho ngun nhân gây nên hội chứng Việc vệ sinh tiêu độc sát trùng, quản lý, chương trình vaccine tốt giúp khống chế bệnh 10 BỆNH LƠ-CÔ (leukosis - Lymphoid leucosis) Căn bệnh: Bệnh virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt phôi môi trường tế bào Virus tồn nhiều tháng bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt bị nhiễm bệnh từ mẹ truyền qua trứng 2.Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh lâu từ tuần đến tháng ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, ăn, nhiều bụng bị xệ, lại dáng chim cánh cụt gan, nội tạng phát triển khối u to thấy Bệnh thường mãn tính, có bị cấp tính chết Bệnh tích: +Dạng lymphoid leucosis gọi bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng cục mỡ 2-3 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 4-5 lần so với bình thường, bề mặt gan xù xì kê thể tích tăng 1,5-2 lần Các phận khác lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius có khối u phát triển làm cho chết + Dạng erithroblastosis, gọi bệnh máu trắng thường xảy tháng tuổi Ngoài triệu chứng bệnh trên, da nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ chỗ khơng có lơng, ỉa chảy + Dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis Triệu chứng bệnh giống dạng erithroblastonis Chỉ khác xuất tế bào chất xám quan có tăng sinh gan có hạt + Còn dạng mielocitomatosis xảy dạng osteopetrosis thường gọi bệnh chân to, ống bàn chân sưng to xù xì khơng 3.Phòng bệnh: Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực tốt chế độ chăm sóc ni dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y Nuôi nhốt riêng loại gà, chọn nuôi bố mẹ khoẻ để lấy làm giống Khi phát có bệnh phải chọn lọc thải hết có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y 11 BỆNH MÁU TRẮNG Ở Căn bệnh: Bệnh máu trắng bệnh truyền nhiễm Virus Leuco Bệnh phát từ 4-6 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt có khối u màu trắng (gọi bệnh máu trắng) Virus Leuco truyền bệnh qua trứng chủ yếu Virus từ mẹ truyền qua trứng tới lây truyền đàn từ bị bệnh sang khỏe Triệu chứng lâm sàng: Mầm bệnh xâm nhập vào túi Fabricius lớn trưởng thành, lúc túi Fabricius bị teo lại Mào xoăn lại nhợt nhạt, da mặt chỗ nhìn thấy da có màu nhợt nhạt, thiếu máu xanh xao, máu loãng chậm đông, bạch cầu tăng sinh nhiều máu, tỷ lệ đẻ giảm bỏ ăn ăn ít, khối u màu trắng phủ tạng triệu chứng điển hình bệnh Tỷ lệ chết bệnh từ 20-40% 3.Chẩn đoán: Dựa vào việc phát khối u gan, thận, tối tổ chức khác Cần phân biệt với bệnh Marek có nhiều khối u, bệnh Marek phát triển lớn Còn bệnh máu trắng phát bệnh từ 4-6 tháng tuổi Phòng bệnh: Cần chọn dòng có khả đề kháng với bệnh, an tồn bệnh để bệnh khơng truyền qua trứng Thường xuyên sát trùng chuồng trại Chloramim T 0,2% phun xịt tuần lần, phun xịt vòng 10 phút Điều Trị: Bệnh virus gây khơng có thuốc đặc trị Cần dùng thuốc bồi dưỡng thể đặc biệt Vitamine C Dùng thuốc Hanminvit-Super thịt: 1g pha vào lít nước uống dùng từ 5-7 ngày đẻ dùng 0,5 g pha vào lít nước uống 5-7 ngày Vitamine C 0,5-1 ml tiêm bắp, ngày lần dùng liên tục ngày Vitamycin gói cho 4,5 kg trọng lượng thể, trộn vào thức ăn nước uống Dùng ngày liên tục Multivit-Fort ml cho 2-3 kg trọng lượng, tiêm bắp tiêm da dùng từ 2-3 ngày ADE 0,1 ml/con tiêm bắp, ngày lần dùng ngày liền Đây bệnh khó điều trị lớn từ 4-6 tháng tuổi hay mắc phải Khi mổ khám phát khối u màu trắng phải điều trị ... Marek có nhiều khối u, bệnh Marek phát triển gà gà lớn Còn bệnh máu trắng phát bệnh gà từ 4-6 tháng tuổi Phòng bệnh: Cần chọn dòng gà có khả đề kháng với bệnh, an toàn bệnh để bệnh không truyền qua... dịch tễ - Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, gà lớn bị bệnh - Bệnh thường nổ vào tháng nóng ẩm cuối xuân, hè đầu thu, gà lớn bệnh nổ mùa đông - Tất loại giống gà mắc bệnh, Gà Tây... Virus đậu gà gây bệnh gà lứa tuổi Trong nuôi công nghiệp thường gặp gà cuối chu kỳ sản xuất Trong nuôi thả tự nhiên bệnh gặp gà Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh biến đổi từ 4-14 ngày gà, gà tây,

Ngày đăng: 13/03/2018, 16:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (bệnh toi)

  • 2. BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan