PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

75 466 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH KHA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Mạnh Kha sinh viên khóa 34, ngành Kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . TS. Thái Anh Hòa Người hướng dẫn, (Chữ ký) ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm 2 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên tôi xin phép gửi lời cám ơn đến gia đình tôi gồm cha mẹ và các bác đã nuôi dạy tôi có được ngày hôm nay Xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, những người đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian bốn năm vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Thái Anh Hòa, giáo viên hướng dẫn đề tài. Nhờ thầy đã giúp tôi định hướng đề tài, có những góp ý sâu sắc để giúp tôi hoàn thành tốt nhất khóa luận. Xin gửi lời các ơn đến các cô chú tại chi cục Thống kê huyện Củ Chi, ban Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông, những người đã giúp tôi tham khảo các tài liệu liên quan và kĩ năng giao tiếp với người nông dân. Xin cám ơn tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông đã hợp tác giúp tôi có được những số liệu và trải nghiệm thực tế để hoàn thành đề tài. Cuối cùng xin cám ơn đến các thành viên lớp DH08KT, những người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học chung với nhau. Ngày 5 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Mạnh Kha 3 NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MẠNH KHA. Tháng 06 năm 2012. “Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM” NGUYEN MANH KHA. June 2012. “Analysis of current situation and proposed solutions to develop dairy farming in Tan Thanh Dong commune, Cu Chi district, Ho Chi Minh city.” Đề tài phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thông qua giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào như thức ăn, giá thuê lao động, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc vắt sữa… và giá bán thành phẩm chăn nuôi như sữa, bò giống, bò thịt, bê con … Bằng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp thông qua bảng câu hỏi người nông dân, đề tài đã tính toán được các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của các quy mô chăn nuôi trong 60 hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở quy mô nuôi từ 110 con, với số lượng đàn bò ít và tốn ít nhân công cũng như chi phí thức ăn do cắt cỏ từ ven sông, quy mô này mang lại lợi nhuận và thu nhập cao, ổn định cho người nông dân từ việc bán sữa với mức giá 10.700 đồngkg. Điều này còn cho thấy chỉ sự phù hợp của quy mô này dành cho các hộ có ít diện tích, không có khả năng trồng cỏ tại sân nhà mà vẫn có thể mang lại đồng lời. Đây là quy mô được áp dụng nhiều nhất trên địa bàn xã. Các chuyên gia đánh giá về tình hình chung của các hộ nông dân, cho những lời khuyên và định hướng cụ thể về việc thay đổi quy mô. Vấn đề về khuyến nông cũng đang được các chuyên gia tranh cãi về việc quảng cáo sản phẩm là chính. Cuối cùng, đề tài đưa ra giải pháp đóng góp cho người nông dân là liên kết lại, tham gia trồng và sử dụng cỏ theo từng ấp hoặc cùng địa bàn thuận lợi để đảm bảo thức ăn tại chỗ. Nếu có những dự định về tăng quy mô thì người nông dân nên xem xét các chi phí tăng thêm. Về phía chính quyền cần thắt chặt quản lý các vấn đề về khuyến nông và kiểm soát dịch bệnh cũng như trung gian đảm bảo giá bán sữa đúng thực với chất lượng của sữa. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................vii DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. viii CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4 Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................4 TỔNG QUAN.......................................................................................................................4 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 4 2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 4 2.1.2 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 4 2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 6 2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................... 8 2.2.1 Tình hình phát triển bò sữa ở TP.HCM ............................................................... 8 2.2.2 Tình hình phát triển bò sữa ở huyện Củ Chi và xã Tân Thạnh Đông ................. 9 2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ................................. 12 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 13 3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 13 3.1.1 Vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa ..................................................................... 13 ii 3.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ......................................... 13 3.1.3 Hiệu quả kinh tế................................................................................................. 14 3.1.4 Các chỉ tiêu đo lường ......................................................................................... 14 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả............................................................................. 16 3.2.2 Phương pháp so sánh ......................................................................................... 16 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 16 3.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .................................................................. 17 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 18 4.1 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra ................................................................... 18 4.1.1 Lao động ............................................................................................................ 18 4.1.2 Phương thức chăn nuôi ...................................................................................... 19 4.1.3 Quy mô nuôi của các hộ điều tra ....................................................................... 19 4.1.4 Cơ cấu đàn bò .................................................................................................... 20 4.1.5 Năng suất sữa các hộ điều tra ............................................................................ 20 4.1.6 Thức ăn và nguồn cung cấp thức ăn .................................................................. 22 4.1.7 Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................... 24 4.1.8 Công tác khuyến nông ....................................................................................... 26 4.1.9 Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................. 27 4.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ........................................................................... 29 4.2.1 Quy mô từ 1 – 10 con ........................................................................................ 29 4.2.2 Quy mô từ 11 – 20 con ...................................................................................... 33 4.2.3 Quy mô trên 20 con ........................................................................................... 37 4.2.4 So sánh kết quả hiệu quả giữa các quy mô ..................................................... 42 4.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa ........................................................................ 43 4.3 Ý kiến của chuyên gia .............................................................................................. 44 4.3.1 Thức ăn .............................................................................................................. 44 iii 4.3.2 Công tác khuyến nông ....................................................................................... 45 4.3.3 Hỗ trợ của nhà nước .......................................................................................... 46 4.4 Thuận lợi và khó khăn của người nông dân và vấn đề thay đổi quy mô .................. 47 4.4.1 Thuận lợi ............................................................................................................ 47 4.4.2 Khó khăn ........................................................................................................... 47 4.4.3 Thay đổi quy mô ................................................................................................ 48 4.5 Giải pháp phát triển .................................................................................................. 49 4.5.1 Thức ăn tại chỗ .................................................................................................. 49 4.5.2 Chọn giống phù hợp .......................................................................................... 50 4.5.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng bò .................................................................................. 50 4.5.4 Khuyến nông ..................................................................................................... 51 4.5.5 Hợp tác xã và hội nông nghiệp .......................................................................... 52 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................ 52 5.1 Kết luận..................................................................................................................... 52 5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 53 5.2.1 Đối với người nông dân ..................................................................................... 53 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 53 5.2.3 Đối với các công ty thu mua sữa ....................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 55 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ 57 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP chi phí ĐG đơn giá DT doanh thu ĐVT đơn vị tính GTSL giá trị sản lượng HF bò Holstien Friessian LN lợi nhuận SL số lượng TN thu nhập TT thành tiền UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam đồng v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Dân số và lao động xã Tân Thạnh Đông có đến 31122010 ............................... 7 Bảng 2.2: Tổng đàn bò và cơ cấu tổng đàn thời điểm 142010 .......................................... 8 Bảng 2.3: Số lượng bò sữa huyện Củ Chi thời điểm 1 tháng 8 năm 2010 ........................... 9 Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng sữa của các giống bò tại xã.......................................... 11 Bảng 2.4: Kết quả hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Tăng Mỹ Ngọc (2005) .................................................................................................................................. 13 Bảng 2.5: Kết quả hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) ...................................................................................................................... 13 Bảng 4.1: Độ tuổi lao động chính trong chăn nuôi bò sữa ................................................. 18 Bảng 4.2: Trình độ văn hóa lao động chính chăn nuôi bò sữa ........................................... 19 Bảng 4.3: Quy mô đàn các hộ điều tra ............................................................................... 19 Bảng 4.4: Cơ cấu đàn các hộ điều tra ................................................................................. 20 Bảng 4.5: Số hộ sử dụng máy vắt sữa ................................................................................ 21 Bảng 4.6: Năng suất sữa trung bình các hộ điều tra ........................................................... 22 Bảng 4.7: Chi phí thức ăn bình quân cho các loại bò quy mô 110 con trong 1 ngày ....... 30 Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí toàn đàn 110 conhộnăm ..................................................... 31 Bảng 4.9: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn 110 conhộnăm .......................................... 32 Bảng 4.10: Chỉ tiêu kết quả hiệu quả toàn đàn 110 conhộnăm .................................... 32 Bảng 4.11: Chi phí thức ăn bình quân cho các loại bò quy mô 1120 con trong 1 ngày ... 34 Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí toàn đàn 1120 conhộnăm ................................................. 35 Bảng 4.13: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn 1120 conhộnăm ...................................... 36 Bảng 4.14: Chỉ tiêu kết quả hiệu quả toàn đàn 1120 conhộnăm .................................. 37 Bảng 4.15: Chi phí thức ăn bình quân các loại bò quy mô trên 20 con trong 1 ngày ........ 39 Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí toàn đàn trên 20 conhộnăm ............................................... 40 Bảng 4.17: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn trên 20 conhộnăm .................................... 41 Bảng 4.18: Chỉ tiêu kết quả hiệu quả toàn đàn trên 20 conhộnăm ................................ 41 vi Bảng 4.19: So sánh kết quả hiệu quả giữa các quy mô .................................................... 42 Bảng 4.20: Tình hình tiêu thụ sữa các hộ điều tra .............................................................. 43 Bảng 4.21: Giá thu mua của các công ty sữa và người vắt thuê ........................................ 44 Bảng 4.22: Khẩu phần thức ăn của bò cái vắt sữa .............................................................. 45 Bảng 4.23: Mong muốn thay đổi quy mô của các hộ điều tra ............................................ 48 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bò Hà Lan F2 11 Hình 2.2: Bò Hà Lan F3 11 Hình 4.1: Máy vắt sữa thông dụng 21 Hình 4.2: Chuồng bò và máng ăn 25 Hình 4.3: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm sữa 28 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho nông dân nuôi bò sữa 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi bò sữa bắt đầu có ở Việt Nam từ những năm 1920 và phát trển đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2006, tổng đàn bò sữa trên 113,2 ngàn con sản xuất ra lượng sữa hàng hóa đạt 216,2 ngàn tấn. Đến năm 2008 thì tổng số bò sữa giảm đi còn 108 ngàn con, nhưng sản lượng sữa hàng hóa đạt đến 261,2 ngàn tấn. Điều này cho thấy năng suất bò sữa ở Việt Nam ngày càng tăng. Cũng theo Tổng cục Thống kê, hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa (chủ yếu là sữa bột) để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị sữa nhập đạt 140,9 triệu USD, năm 2008 tăng lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa xuất khẩu giảm, chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu USD. Thành phố Hồ Chí Minh có đàn bò sữa chiếm hơn 60% đàn bò sữa cả nước, và phần lớn tập trung tại huyện Củ Chi. Xã Tân Thạnh Đông – Củ Chi, là xã có số lượng đàn bò sữa lớn nhất chiếm hơn 46% tổng đàn bò của huyện. Phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa nhằm tìm ra giải pháp phát triển cho sản lượng sữa trong nước là điều cần thiết hiện nay. Nghiên cứu địa bàn có chăn nuôi bò sữa cơ bản là bước đầu nắm được những yếu tố tác động đến cá kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Để có thể đáp ứng lượng sữa cung cấp cho tiêu dùng, việc tăng quy mô sản xuất là cần thiết. Tuy nhiên, để người nông dân có thể tăng quy mô, họ cần có nhưng tính toán kĩ về chi phí, nguồn thu… 2 Việc nghiên cứu kinh tế các hộ chăn nuôi bò sữa sẽ phần nào giúp cho người nông dân tìm ra những giải pháp để có thể phát triển và mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó đề tài “Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh” được thực hiện theo ý nghĩa đó. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các quy mô chăn nuôi bò sữa hộ nông dân ở xã Tân Thạnh Đông. Phân tích thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển cho ngành chăn nuôi bò sữa của xã. 1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu Điều tra 60 hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Thời gian nghiên cứu từ tháng 20022012 đến 30042012 1.4 Cấu trúc luận văn Chương 1: Mở đầu Đặt vấn đề cần thiết cho việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông Củ Chi, là do nơi đây tập trung số lượng lớn quy mô các hộ nuôi bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh Chương 2: Tổng quan Tổng quan địa bàn nghiên cứu là xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh, trên các phương diện địa lý: vị trí, đất đai, thổ nhưỡng, thủy văn, thời tiết… 3 Sau đó tổng quan một số tài liệu nghiên cứu như: tình hình phát triển của đàn bò sữa ở thành phố nói chung và của xã Tân Thạnh Đông nói riêng. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nêu những khái niệm về hiệu quả kinh tế, ý nghĩa vai trò của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người. Tìm giải pháp phát triển cho chăn nuôi ò sữa thông qua sự so sánh các quy mô. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, điều tra chọn mẫu, hỏi ý kiến chuyên gia được sử dụng trong đề tài này. Chương 4: Kết quả thảo luận Đưa ra kết quả phân tích, so sánh, đánh giá thông qua các số liệu, biểu đồ, bảng … nhằm thấy được sự khác nhau và giống nhau về hiệu quả kinh tế của các quy mô. Phân tích những ý kiến đóng góp của người nông dân trong vấn đề thuận lợi hoặc khó khăn gặp phải, từ đó đưa ra những hướng giải quyết phát triển. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Rút ra các kết luận về tình hình chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông Củ Chi và kiến nghị với các cấp cũng như nông dân về những giải pháp mà luận văn đưa ra. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Vị trí địa lý Xã Tân Thạnh Đông nằm dọc theo tỉnh lộ 15, ở phía Đông Nam huyện Củ Chi, cách thị trấn 14km. Ranh giới hành chính của xã: Phía bắc giáp xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn Phía đông giáp xã Hòa Phú Phía tây giáp xã Tân Phú Trung Phía nam giáp xã Tân Thạnh Tây 2.1.2 Đặc điểm tự nhiên a) Địa hình Nhìn chung địa hình xã Tân Thạnh Đông có thể phân làm 2 loại sau: Vùng triền: là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng trũng, có độ cao 510m. Đa phần là chăn nuôi bò sữa. Vùng bưng trũng có độ cao trung bình 12m, phù hợp với trồng lúa b) Đất đai Đất đai Củ Chi rất đa dạng, được chia làm 6 nhóm với 69 đơn vị thổ nhưỡng tổng hợp thành 2 loại đất chính: đất feralit vàng xám, vàng đỏ và đất nghèo mùn. Đất vàng xám – vàng đỏ phân bố tập trung trên nền đất gò, nhóm đất này phát triển trên trầm tích 5 phù sa cổ. Đặc điểm chung là đất có phản ứng chua, độ chua tăng dần theo chiều sâu, pH của đất ở tầng mặt là 5, ở đáy là 4. Đất nghèo mùn, tỷ lệ mùn tầng mặt đất là 1% và giảm theo chiều sâu. Hàm lượng dưỡng chất và loại nghèo NP2O5 và K2O, dung tích hấp thu tương đối thấp. c) Khí hậu, nhiệt độ Đặc trưng khí hậu huyện Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ rệt hai mùa trong năm: mùa mưa (tháng 5 – 11), mùa khô (tháng 12 – 4). Nhìn chung so với khi hậu của thành phố thì Củ Chi không có gì khác biệt. Nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng trong năm Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất là 28,8oC Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 25,7oC Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất là 3,1oC. Biên độ này có sự thay đổi theo mùa: mùa khô từ 6 – 8oC, mùa mưa từ 5 – 6oC. Điều kiện nhiệt độ ở Củ Chi rất thuận lợi cho các loại cây trồng và chăn nuôi gia súc. d) Ánh sáng, lượng mưa, gió Lượng ánh sáng dồi dào với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2320 giờ. Trung bình một ngày trời nắng 68 giờ. Số giờ nắng tăng cao trong mùa khô và giảm trong mùa mưa. Tháng 9 có số giờ nắng thấp nhất khoảng 150 giờ. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất khoảng 260 giờ. Vào cuối mùa mưa độ ẩm không khí dư thừa, cùng với nhiệt độ cao dễ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch. Chế độ mưa ở Củ Chi không đều, có năm mưa sớm. Lại có năm sau một cơn mưa lớn, ngưng không mưa 20 – 30 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ cây trồng và tạo thời thiết thất thường bất lợi cho vật nuôi. 6 Lượng mưa trung bình hằng năm là 1954mm, mưa nhiều nhưng không đều: có tới 85 – 95% lượng mưa tập trung từ tháng 6 – 9. Những tháng này có lượng mưa rất lớn (70 130mm), mưa đến nhanh và kết thúc nhanh, kéo dài từ 2 đến 4 giờ. Gió có 3 hướng chính: Từ tháng 1 – 4: gió hướng Đông hoặc Đông Nam Từ tháng 5 – 10: gió hướng Tây hoặc Tây Nam Từ tháng 11 – 12: gió có hướng Bắc Có 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 kì khác nhau Vào tháng 1: gió chuyển từ hướng Bắc sang hướng Đông Vào tháng 4: gió chuyển từ hướng Đông Nam sang hướng Tây Nam Vào mùa mưa ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (những cơn mưa đầu mùa) và nhất là gió Tây Nam (từ tháng 1 – 5). Trong thời gian từ tháng 5 – 8 đôi lúc có những cơn lốc xoáy gây thiệt hại. Tuy nhiên, xã Tân Thạnh Đông ít chịu ảnh hưởng của bão. e) Thủy văn Nước mặt: nguồn nước chủ yếu từ các sông ngòi kênh rạch. Hệ thống kênh rạch chủ yếu ảnh hưởng từ sông Sài Gòn: rạch Tra, rạch Sơn, rạch Bến Mương… Nước ngầm: chỉ cần đào khoảng 5m là có giếng thủ công, cho lượng 5 – 10 m3h. Khoan công nghiệp từ 40m có thể khai thác một lượng 50 – 100 m3h. 2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội a) Tình hình dân số, lao động 7 Bảng 2.1: Dân số và lao động xã Tân Thạnh Đông có đến 31122010 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng dân số Nữ Nam Tổng số hộ Nông nghiệp Phi nông nghiệp Tổng lao động Nông nghiệp Phi nông nghiệp Người Người Người Hộ Hộ Hộ Người Người Người 34.986 17.346 17.640 8.447 5.280 3.167 31.011 21.868 9.143 100,0 49,6 40,4 100,0 62,5 37,5 100,0 70,5 29,5 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Củ Chi b) Giao thông Ngoài quốc lộ 22 nối Củ Chi vào nội thành, thì riêng trong xã Tân Thạnh Đông cũng hoàn thiện nâng cấp các tuyến đường nội bộ như liên tỉnh lộ 13, 18. Hệ thống xe buýt cũng đã được đưa vào hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong xã, Hóc Môn, và vào nội thành. c) Giáo dục Các trường học xây dựng hoàn thiện, có nhiều trường học mở ra từ giáo dục mầm non đến cấp trung học phổ thông. Đa số người dân cho con em học tập tại đây đã hài lòng với chất lượng giảng dạy ngày được nâng cao, giảm tình trạng học sinh cấp 3 đổ về các trường trong trung tâm thành phố học. d) Y tế Các trạm y tế được trang bị khá đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo phương tiện chữa trị kịp thời cho người dân. Đặc biệt đây là vùng nông nghiệp, các trạm y tế dự 8 phòng, trạm y tế thú y luôn được nâng cấp, có đội ngũ cán sự nhiều kinh nghiệm nhằm đáp ứng những biến động của cây – con nông nghiệp. 2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.2.1 Tình hình phát triển bò sữa ở TP.HCM Tổng đàn bò của thành phố tại thời điểm 1102010 là 99.440 con giảm 7.987 con so với tổng đàn bò tại thời điểm 1102009 do đàn bò ta giảm. Riêng tổng đàn bò sữa của thành phố tiếp tục tăng, hiện nay tổng đàn bò sữa của thành phố có 75.446 con tăng 2.118 con ( tăng 2,9%) so tổng đàn bò sữa cùng thời điểm năm 2009 và tăng nhẹ so với thời điểm 142010 (+0,3%). Đàn bò sữa ở các quận nội thành tiếp tục giảm do quá trình đô thị hóa. Tổng đàn bò của quốc doanh có 2.853 con chiếm 2,9% tổng đàn bò của thành phố, chủ yếu là bò ta và chỉ có 802 con bò sữa được nuôi tại Công Ty Bò Sữa Thành Phố. Bảng 2.2: Tổng đàn bò và cơ cấu tổng đàn thời điểm 142010 Đàn bò 1102010 ( Con) Đàn bò sữa 11010 so 11009 (%) Đàn bò sữa 11010 so 1410 (%) Tổng số Bò sữa Cơ cấu bò sữa (%) TOÀN THÀNH PHỐ 99.440 75.446 100,0 102,9 100,3 1. Các quận ven 12.466 9.878 12,5 89,9 91,3 2. Các huyện ngoại thành 84.212 64.766 87,5 103,9 100,6 Trong đó: Huyện Củ Chi 54.325 40.115 54,6 106,9 102,2 Huyện Hốc Môn 25.248 22.879 25,4 99,1 102,5 Huyện Bình Chánh 6.376 1.766 4,4 103,3 63,3 Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Số lượng bò sữa ở Củ Chi chiếm hơn ½ tổng số bò sữa của tp.HCM. 9 2.2.2 Tình hình phát triển bò sữa ở huyện Củ Chi và xã Tân Thạnh Đông Bảng 2.3: Số lượng bò sữa huyện Củ Chi thời điểm 1 tháng 8 năm 2010 Xã – Thị Trấn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Toàn Huyện 21.565 24.885 25.959 33.797 37.440 39.392 Thị Trấn Củ Chi 487 307 272 514 518 413 Phú Hòa Đông 1.425 1.407 1.752 1.926 1.986 2.040 Tân Thạnh Đông 7.222 8.520 8.535 11.205 11.932 12.549 Tân Thạnh Tây 1.366 1.634 2.240 2.567 2.909 2.971 Trung An 834 1,239 1.416 2.161 2.342 2.284 Phước Vĩnh An 943 986 985 1.228 1.565 1.349 Hòa Phú 1.081 1.315 1.259 1.734 2.375 2.248 Tân An Hội 1.181 1.662 1.202 1.679 1.727 2.017 Tân Thông Hội 1.089 1.318 1.112 1.110 1.227 1.299 Tân Phú Trung 856 886 842 903 1,324 1,722 Thái Mỹ 140 69 53 70 125 72 Phước Thạnh 618 610 987 1,144 1.009 1.282 An Nhơn Tây 959 696 747 1,614 1,658 2.055 Trung Lập Thượng 90 154 127 357 419 548 Phú Mỹ Hưng 595 795 843 976 610 1.169 An Phú 751 757 1.012 1.406 2.081 1.558 Nhuận Đức 228 272 335 410 724 724 Phạm Văn Cội 143 139 186 224 226 384 Bình Mỹ 746 1.341 1.214 1.502 1.389 1.451 Phước Hiệp 616 585 649 801 996 903 Trung Lập Hạ 195 193 191 266 298 354 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Củ Chi 10 Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy số lượng đàn bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông chiếm khoảng 13 tổng số đàn bò sữa cả huyện. Không những thế từ năm 2005 số lượng bò sữa luôn tăng do các hộ nông dân mở rộng quy mô. Vài nét về các giống bò tại xã: Trên địa bàn xã hiện nay gần như hơn 90% là giống đời F2, bên cạnh đó có một phần nhỏ nuôi F3. Để đạt hiệu quả cao trong mô hình chăn nuôi bò sữa thì khâu quan trọng là khâu chọn giống, một con giống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển thì sẽ cho năng suất sữa cao, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Giống bò Hà Lan F1 (50% HF): gieo tinh bò Hà Lan cho bò cái nền lai Sind để tạo ra bò F1. Bò thường có màu đen tuyền, tầm vóc lớn (khối lượng bò cái khoảng 300 400kg), bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi của Việt Nam. Giống bò Hà Lan F2 (75% HF): bò cái F1 tiếp tục gieo tinh bò Hà Lan để tạo ra bò F2. Bò thường có màu lang trắng đen. Bò có tầm vóc lớn, bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, những con bò tốt năng suất sữa đạt 20 – 25kgngày. Giống bò Hà Lan F3: bò F2 được tiếp tục gieo tinh bò Hà Lan để tạo ra bò lai F3. Bò thường có màu lang trắng đen (màu trắng nhiều hơn). Bò cái có tầm vóc lớn, bầu vú phát triển, nhưng bò không thích nghi tốt với điều kiện nước ta, chỉ khi được nuôi dưỡng chăm sóc với môi trường đặc biệt, thật tốt thì bò sẽ cho năng suất cao. Với những đặc tính của các loại bò như trên thì tại xã hiện nay nông dân chọn chủ yếu là giống F2. Giống F1 dễ nuôi nhưng cho lượng sữa không nhiều, không đáp ứng nhu cầu kinh tế của hộ nông dân. Bò F2 vừa phù hợp với điều kiện chăn nuôi, lại cho năng suất sữa cao nên đáp ứng được thu nhập hằng ngày của người nông dân, góp phần cải thiện đời sống, do đó các hộ đa phần nuôi giống F2 là chính. Bò F3 đòi hỏi có môi trường đặc biệt nên không phù hợp với mô hình nuôi gia đình. 11 Hình 2.1: Bò Hà Lan F2 Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012) Hình 2.2: Bò Hà Lan F3 Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012) 12 Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng sữa của các giống bò tại xã Năm phát triển Bò lai Hà Lan F3 Bò lai Hà Lan F2 Năng suất (kgngày) Sản lượng (kgchu kì) Năng suất (kgngày) Sản lượng (kgchu kì) 1 13 3900 12,8 3840 2 13,8 4140 13,5 4050 3 14,5 4350 14,8 4440 4 16,5 4950 14,7 4410 5 16,7 5101 15 4500 6 18,1 5430 16,8 5040 7 13,7 4110 14 4200 8 13,2 3960 13,5 4050 Bình quân 14,9 4481 14,4 4316 Nguồn: Phòng Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông 2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa Nghiên cứu của Tăng Mỹ Ngọc (2005) về hiệu quả kinh tế bò sữa xã Tân Thạnh Đông của 70 hộ nông dân, tổng số 658 con bò. Tác giả phân tích ở 3 quy mô chăn nuôi: từ 15 con, từ 610 con và trên 10 con. Kết quả và hiệu quả sản xuất so sánh theo bảng 2.4 Nghiên cứu Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) về hiệu quả kinh tế bò sữa xã Phú Hòa Đông của 60 hộ nông dân, tổng số 775 con bò. Tác giả phân tích ở 3 quy mô chăn nuôi: từ 17 con, từ 815 con và trên 15 con. Kết quả và hiệu quả sản xuất so sánh theo bảng 2.5 Kết quả chung cho thấy hệ số thu nhập trên chi phí tăng dần theo quy mô. Như vậy, nuôi càng nhiều bò thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 13 Bảng 2.4: Kết quả hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Tăng Mỹ Ngọc (2005) Chỉ tiêu ĐVT 15 con 610 con Trên 10 con Tổng chi phí Tổng doanh thu Lợi nhuận Thu nhập Lợi nhuậnchi phí Thu nhậpchi phí Doanh thuchi phí Đồng Đồng Đồng Đồng Lần Lần Lần 27.487.744 31.095.000 3.607.256 6.547.656 0,13 0,24 1,13 84.367.582 108.178.000 23.801.418 32.158.918 0,28 0,38 1,28 149.462.920 193.080.000 44.303.080 59.158.580 0,30 0,40 1,30 Nguồn: Tăng Mỹ Ngọc (2005) Bảng 2.5: Kết quả hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) Chỉ tiêu ĐVT 17 con 815 con Trên 15 con Tổng chi phí Tổng doanh thu Lợi nhuận Thu nhập Lợi nhuậnchi phí Thu nhậpchi phí Doanh thuchi phí Đồng Đồng Đồng Đồng Lần Lần Lần 30.631.507 38.236.814 7.605.307 11.255.307 0,24 0,36 1,24 29.985.908 39.928.028 8.942.120 11.442.120 0,29 0,38 1,29 31.276.912 42.032.449 10.755.537 13.743.869 0,34 0,43 1,43 Nguồn: Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã ra đời từ rất lâu nhưng mãi đến những năm gần đây mới bắt đầu phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, sản phẩm của nó là là sữa tươi nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm từ sữa tươi như phomat, kem ăn, sữa chua, các loại kem dưỡng da … nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cùng với những định hướng phát triển của kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa cũng phát triển theo và có hiệu quả ngày càng tăng. 3.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa Bò sữa là loại vật nuôi có hệ số chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm khá cao. Thức ăn của bò sữa không mang tính cạnh tranh với con người như các loài gia súc khác. Hơn nữa, chăn nuôi bò sữa còn tận dụng một cách có hiệu quả một số phụ phẩm trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Bò sữa trở thành vật nuôi phổ biến cả nước và được xem như phương tiện thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước, tạo thêm nghề mới cho lao động nông thôn còn đang dư thừa và nâng cao thu nhập. Chăn nuôi bò sữa tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa: sữa, thịt (bò đực và bò cái kém chất lượng sữa). Duy trì và phát triển đàn bò sữa một cách bền vững là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Sữa tươi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao 14 đối với trẻ em. Phát triển ngành chăn nuôi sữa là góp phần phát triển cho tương lai của đất nước. 3.1.3 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một đại lượng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế: dùng để đo lường kết quả hoạt động sản xuất thu được với toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế = Về mặt định lượng: hiệu quả kinh tế thể hiện mối tương quan thuchi theo các hướng sau: Thu tăng nhưng chi không đổi Thu tăng, chi tăng, nhưng tốc độ thu nhanh hơn tốc độ chi Thu không đổi nhưng chi giảm Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phải đảm bảo cân đối, hợp lý giữa các mặt xã hội. 3.1.4 Các chỉ tiêu đo lường Chỉ tiêu kết quả Giá trị tổng sản lượng (GTTSL): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ sản xuất. GTTSL = Tổng sản lượng x Đơn giá Chi phí (CP): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khoản chi phí bỏ ra đầu tư vào qáu trình sản xuất kể cả chi phí vật chất để dành từ chu kì trước (giống, chuồng…) và phần lao động, trong đó có cả thuế nông nghiệp. Chỉ tiêu này nhiều hay ít cũng tùy thuộc quy mô canh tác, trình độ kĩ thuật của từng hộ. CP = chi phí vật chất + chi phí lao động 15 Lợi nhuận (LN): là khoản chênh lệch giữa GTTSL và CP bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. LN = GTTSL – CP Thu nhập (TN): là phần lơi nhuận cộng với công nhà bỏ ra, nó phản ánh quá trình đầu tư của nông hộ và trong quá trình sản xuất. TN = LN + Công lao động nhà Công lao động nhà là phần công lao độngcủa gia đình tính bằng tiền tương ứng. Chỉ tiêu hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LNCP): chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất LNCP = Tỷ suất thu nhập trên chi phí (TNCP): chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Tỷ suất TNCP = Tỷ suất doanh thu trên chi phí (DTCP): chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ suất DTCP = Chỉ tiêu kĩ thuật Thời gian bê con mới sinh cho đến lúc gieo tinh lần đầu là 16 tháng. Thời gian mang thai (tính chẵn) là 10 tháng Một chu kì cho sữa là từ 300 đến 305 ngày 16 Năng suất sữa vắt trong một ngày = Tổng lượng sữa chu kì Số ngày vắt Tổng lượng sữa chu kì = Tổng lượng sữa hằng ngày vắt được cộng lại. Thông thường lượng sữa vắt được cao nhất vào khoảng ngày thứ 60 đến ngày thứ 80 trong chu kì. Lượng sữa giảm còn rất ít vào những ngày cuối chu kì. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng của chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.HCM. 3.2.2 Phương pháp so sánh So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính tương tự, để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép tập hợp những nét chung, tách ra những nét riêng của sự vật, hiện tượng so sánh. Trên cơ sở đó đánh giá mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả. Trong đề tài này, phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả. 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài tiến hành thu thập số liệu theo 2 nguồn: nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. Các vấn đề điều tra phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu: quy mô chăn nuôi, chi phí chăn nuôi, các nguồn thu, thông tin về hỗ trợ từ phía nhà nước… Số liệu sơ cấp: điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi bò sữa (bảng câu hỏi) để thu thập các thông tin về chi phí, nguồn thu. Từ đó tính toán, đưa ra kết quả và đo lường hiệu quả kinh tế. Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, sau đó tính toán suy rộng cho 17 tổng thể. Trong phạm vi này đề tài, tiến hành điều tra 60 hộ theo 3 quy mô: nhỏ (110 con), vừa (1120 con), lớn (trên 20 con) Số liệu thứ cấp: Sử dụng những tài liệu thu thập từ chi Cục thống kê huyện, ban Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông, các số liệu từ hội Nông dân, thư viện huyện, báo chí… Sử dụng phần mềm MS Excel để xử lý số liệu tính toán. 3.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Bên cạnh các thông tin thu thập từ hộ nông dân, đề tài còn là sự đóng góp ý kiến từ các chuyên gia có liên quan đến vấn đề chăn nuôi bò sữa của xã Tân Thạnh Đông. Các chuyên gia: Nguyễn Văn Sơn: phó Chi cục Thông kê phụ trách nông nghiệp huyện Củ Chi Nguyễn Văn Hùng: trưởng ban Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông Tham khảo ý kiến xung quanh các vấn đề về chăn nuôi bò sữa: tình hình chung của các hộ nông dân, thu nhập từ bò sữa, vấn đề về phòng chống dịch bệnh, vấn đề về giá cả thức ăn, giá bán sữa, hỗ trợ từ phía nhà nước, hội Nông dân… CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ chăn nuôi với tổng số 606 con bò sữa trên địa bàn xã Tân Thạnh Đông, ở 4 ấp gồm: ấp 5, ấp 6, ấp 7 và ấp 8. Để biết tình hình chăn nuôi, trước hết chúng ta tìm hiểu những thông tin cơ bản của hộ. 4.1.1 Lao động Qua điều tra cho thấy gần 90% số hộ có lao động chính là nam, còn lại 10% là lao động nữ. Đa phần các công việc chính trong chăn nuôi bò sữa khá nặng nhọc đòi hỏi sức khỏe tốt nên cần lao động nam là chính. Phụ nữ đảm trách các công việc nhẹ hơn. Bảng 4.1: Độ tuổi lao động chính trong chăn nuôi bò sữa Độ tuổi Số người Cơ cấu (%) < 40 tuổi 15 25 40 – 60 tuổi 42 70 > 60 tuổi 3 5 Tổng 60 100 Nguồn: Điều tra và tính toán Độ tuổi chủ yếu của các lao động từ 40 – 60 tuổi chiếm 70%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trẻ dưới 40 tuổi cũng đạt 25%. Điều này cho thấy lượng lao động trẻ chăn nuôi bò sữa là khá cao, thuận lợi phát triển lâu dài. 19 Bảng 4.2: Trình độ văn hóa lao động chính chăn nuôi bò sữa Độ tuổi Số người Cơ cấu (%) Dưới cấp 1 7 11,7 Cấp 1 – cấp 3 38 63,3 Trên cấp 3 15 25 Tổng 60 100 Nguồn: Điều tra và tính toán Hầu hết người nông dân đều có đi học, trình độ từ cấp 1 đến cấp 3 có 38 người chiếm 63,3%. Có 15 người trên cấp 3 bao gồm cao đẳng và đại học chiếm 25%. Điều này cho thấy lực lượng lao động chăn nuôi bò sữa có kiến thức, có khả năng tiếp thu công nghệ kĩ thuật. 4.1.2 Phương thức chăn nuôi Do hạn chế về đồng cỏ, các hộ sử dụng phương thức “không chăn thả”. Bò sữa được nuôi trong chuồng, người nông dân cho ăn tại chỗ. Với phương thức này thì đa phần bò sữa thụ động trong việc đi lại, gặp nhiều trở ngại khi cho bò đẻ. Còn người nông dân phải chủ động tìm kiếm thức ăn cho bò và chăm sóc giúp bò có thể thư giãn trong vị trí cố định. 4.1.3 Quy mô nuôi của các hộ điều tra Bảng 4.3: Quy mô đàn các hộ điều tra Quy mô Số con Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 11 con 330 46 55,56 Từ 11 đến 20 con 178 11 31,76 Trên 20 con 98 3 12,68 Tổng 606 60 100,00 Nguồn: Điều tra và tính toán 20 Qua điều tra thực tế với 60 hộ, với tổng số 606 con bò sữa, như vậy trung bình mỗi hộ nuôi 10,1 con. Những hộ nuôi dưới 11 con thường là những hộ mới tham gia vào ngành chăn nuôi, hoặc đã từng chăn nuôi nhưng không có diện tích để mở rộng quy mô và sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi có sẵn. Những chuồng trại từ 11 con đến 20 con thường là những hộ nông dân có kinh nghiệm, có diện tích xây dựng chỗ đứng cho đàn bò, có khả năng về nguồn nhân lực chăm sóc. Còn đối với những hộ nuôi trên 20 con đều là những chuồng trại có quy mô lớn, người nông dân chủ động thức ăn cho bò, số lượng nhân công đôi khi phải thuê mướn. 4.1.4 Cơ cấu đàn bò Bảng 4.4: Cơ cấu đàn các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Bò cái sinh sản Đang vắt sữa Đang cai sữa 398 287 111 65,67 47,35 18,32 2. Hậu bị bò tơ 3. Bê cái 4. Bê đực 98 63 47 16,17 10,40 7,76 Tổng 606 100,00 Nguồn: Điều tra và tính toán Bảng cho thấy trong 606 con bò điều tra 60 hộ thì số lượng bò cái vắt sữa là 287 con chiếm gần 50%. Đa phần bê đực sinh ra được mang bán lấy thịt do không thể khai thác sữa. Vậy đa phần các hộ điều tra đều có nguồn thu chính là sữa bò bán được. Số lượng bò lứa và bê con là nguồn thu phụ sau mỗi năm. 4.1.5 Năng suất sữa các hộ điều tra Theo nông dân Lê Thạnh Hồng (ấp 8) cho rằng năng suất sữa của các hộ một phần phụ thuộc vào cách vắt. Có hai loại là vắt sữa bằng tay và bằng máy vắt sữa. Đối với máy vắt sữa, người nông dân đỡ phải mất công sức, thời gian, mà còn được lượng sữa trong 2 21 phút đầu tiên nhiều hơn là vắt bằng tay. Chính vì thế năng suất của các hộ chăn nuôi bò sữa còn chênh lệch nhau bởi cơ giới hóa. Hình 4.1: Máy vắt sữa thông dụng Nguồn: Nguyễn Mạnh Kha (2012) Bảng 4.5: Số hộ sử dụng máy vắt sữa Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Vắt sữa bằng máy 14 23,33 Vắt sữa bằng tay 46 76,67 Tổng 60 100,00 Nguồn: Điều tra và tính toán 22 Nhìn vào bảng ta có thể thấy, chỉ có 14 hộ trong số 60 hộ điều tra là có sử dụng máy vắt sữa, và đa phần những hộ này nuôi từ 15 con trở lên. Một chiếc máy vắt sữa có giá khoảng 17 triệu đồng Bảng 4.6: Năng suất sữa trung bình các hộ điều tra Chỉ tiêu Số hộ Năng suất (kgngày) Năng suất (kgchu kì 300 ngày) Vắt sữa bằng máy 14 15,82 4.825 Vắt sữa bằng tay 46 14,67 4.474 Trung bình 60 hộ 14,93 4.553 Nguồn: Điều tra và tính toán Năng suất sữa trung bình của 60 hộ điều tra là 14,93 kgngàycon. Tuy nhiên ta có thể thấy được năng suất sữa cho bởi bò sử dụng máy vắt sữa là cao hơn hẳn với 15,82 kgngàycon. Năng suất sữa không chỉ phụ thuộc vào cách vắt mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chăm sóc … Chu kì lấy sữa bình quân là từ 300 đến 305 ngày, tuy nhiên, số ngày có thể sai lệch tùy thuộc người nông dân. Số lượng sữa của các hộ vắt bằng máy là 4825 kgchu kì 300 ngày, trong khi đó các hộ vắt tay đạt được lượng sữa là 4474 kg chu kì 300 ngày. Ước tính trung bình, với máy vắt sữa, người nông dân tận dụng thêm được 1,1 kg sữa ngày. 4.1.6 Thức ăn và nguồn cung cấp thức ăn Thức ăn và khẩu phần thức ăn dành cho bò sữa có sự khác nhau ở các hộ. Tuy nhiên, đa phần người nông dân ở Tân Thạnh Đông tuân theo một số quy định cho ăn mà các công ty thu mua sữa đưa ra. Thức ăn chính của bò sữa gồm: cám (hỗn hợp), hèm bia, xác mì, rơm, cỏ, sữa (dành cho bê con) và một số thức ăn đặc biệt khác. Cám Cám là thức ăn tinh cần thiết cho bò, thường được chế biến sẵn dạng hỗn hợp. Đa phần các hộ mua cám theo bao 25kg với giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng. Lượng 23 cám trung bình cho bò cái vắt sữa ăn một ngày khoảng từ 5 đến 6kg, bê con từ 2 đến 3kg. Bò hậu bị và cạn sữa ăn lượng cám ít hơn bò vắt sữa tùy thuộc người nông dân. Hèm bia Hèm bia không chỉ là nguyên liệu tạo mùi cho thức ăn mà nó trực tiếp cung cấp tối thiểu 25% protein, độ ẩm 8%, giàu sinh tố nhóm B, có hàm lượng chất bột, chất đường, chất xơ cao. Axit trong hèm bia giúp tiêu hóa protein nhanh, tỷ lệ tiêu hóa hữu cơ đạt 68% và giá trị năng lượng trao đổi từ 12,5MJkg chất khô (tương đương cám loại tốt). Giá bao hèm bia 25kg khoảng từ 19.000 đồng đến 22.000 đồng. Xác mì Xác mì cung cấp chất xơ, chất bột, là thức ăn phụ của bò sữa. Khoảng 6kg xác mì có giá trị tương đương 1kg thức ăn tinh có hàm lượng protein trên dưới 33g. Một bao xác mì 25kg có giá từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng. Cỏ tươi Thức ăn chính của bò sữa là cỏ tươi. Ở Tân Thạnh Đông, hầu hết người nông dân cho bò ăn cỏ voi, cỏ xả, cỏ lùn. Một số hộ trồng cỏ voi tại nhà để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò và đỡ công chi phí đi lại. Một số hộ khác cắt cỏ và vận chuyển về chuồng với giá cỏ 2000 đồng kg. Trung bình bò cái vắt sữa ăn 10kg cỏ tươi một ngày. Trong 60 hộ điều tra, có 12 hộ trồng cỏ tại nhà. Hầu hết đây là hộ có số lượng bò lớn và có diện tích chuồng trại rộng. Rơm Thức ăn được trộn chung với cỏ tươi là rơm rạ. Rơm ít chất dinh dưỡng nhưng cùng với cỏ làm tăng số lượng thức ăn cho bò. Tân Thạnh Đông có nhiều đồng ruộng trồng lúa nên lượng rơm cũng dồi dào. Trung bình bò cái vắt sữa ăn rơm cùng với cỏ tươi 10kg một ngày. Giá rơm khoảng 1800 đồng đến 2000 đồng kg. 24 Sữa tươi Bê con trong những tháng đầu phải uống sữa mẹ. Lượng sữa trung bình bê con uống từ 2 đến 4 kgngày. Nhiều hộ nông dân tiết kiệm cho bê con uống ít hơn bằng cách pha loãng. Nguồn nước Nước tham gia vào quá trình hấp thụ thức ăn, trao đổi chất ở bò. Lượng nước hằng ngày cần thiết hơn với các giống bò mới lai do nhu cầu giải nhiệt. Ở Tân Thạnh Đông, đa phần các hộ nông dân đều có nước giếng, đủ cung cấp cho lượng đàn bò lớn. Thức ăn đặc biệt khác Gói canxi là loại dinh dưỡng thêm do các hộ trộn vào hỗn hợp thức ăn của bê con, bò vắt sữa, hoặc bò bị bệnh. Loại canxi này giúp cho bò cái sau thời gian đẻ tăng cường khả năng đứng, hoặc bê con yếu bệnh. 4.1.7 Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng Chuồng trại Hầu hết bò sữa được nuôi trong chuồng trại xây dựng trên diện tích thổ cư để tiện chăm sóc. Một số gia đình có khoảng đất trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho bò. Chuồng bò được xây vững chắc bằng cột gỗ, mái tôn tạo cho bầu không khí trong chuồng mát mẻ. Máng ăn được xây theo hàng dọc, giãn cách chỗ đứng 4 con bò một máng ăn, như vậy giúp cho bò thoải mái và tiện chăm sóc. Máng ăn xây bằng xi măng có giá 5.000.000 đồng, khấu hao 10 năm cho 1 con bò là 125.000 đồngnăm. Diện tích trung bình chỗ đứng cho một con bò khoảng 6m2. 25 Hình 4.2: Chuồng bò và máng ăn Nguồn: Nguyễn Mạnh Kha (2012) 26 Tình hình chăm sóc Bò sữa được cho ăn hằng ngày đều đặn 2 đến 3 lần. Người nông dân trộn thức ăn theo tỉ lệ phù hợp với từng loại bò, bỏ vào máng cho bò ăn. Người nông dân phải cắt cỏ ở ngoài vườn nếu có sẵn, hoặc đi cắt từ phía ven sông mang về để bò ăn. Việc tắm bò diễn ra trước khi vắt sữa. Một ngày người nông dân lấy sữa 2 lần: lúc 6h sáng và 15h. Máy vắt sữa lấy sữa đều hơn vắt tay, và trong những phút đầu tiên, lượng sữa cho nhiều hơn. Sử dụng máy vắt giúp người nông dân tiết kiệm thời gian, đồng thời bò không cảm thấy đau và tránh được một số bệnh ngoài da. Xô đựng sữa tươi vắt được rửa sạch sẽ, phơi khô ráo để tránh vi khuẩn và chất dơ. Loại xô được sử dụng đựng sữa cũng do công ty thu mua sữa quy định nên đa phần người nông dân mua trực tiếp từ các công ty này. Chất thải của bò gồm phân và phần thức ăn cặn được dọn và có người đến mua định kì. Số tiền thu được từ phân bò cũng phần nào bù đắp chi phí điện nước. Thú y Người nông dân phải tuân thủ theo một số quy định của công ty thu mua sữa, trong đó có những quy định liên quan đến thú y. Bò sữa được khám định kì và theo dõi bởi các nhân viên thú y. Tai bò đeo mã số đánh dấu giống bò, nguồn gốc, số mã để tiện theo dõi. Hầu hết việc gieo nhân tạo và khám chữa bệnh cho bò, người nông dân đều phải thuê các nhân viên thú y đến để hỗ trợ kĩ thuật. 4.1.8 Công tác khuyến nông Theo ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng ban nông nghiệp xã, cho biết: hiện nay, xã đang thực hiện chương trình khuyến nông kết hợp trồng chọt và chăn nuôi, mà trong đó vấn đề quan trọng của bò sữa là thức ăn tại chỗ. Người nông dân được trao đổi những kinh nghiệm về khẩu phần thức ăn cho bò cái vắt sữa, bê con, cụ thể là cỏ và cám. Ở đây, đa phần người nông dân nuôi bò lâu năm, kinh nghiệm gia truyền nên việc khuyến nông chưa được hưởng ứng tốt. Ông Hùng nhận xét rằng, phần lớn chương trình khuyến nông của xã đều do các công ty sản xuất thức ăn gia súc tài trợ, nên thời lượng tập huấn thì ít 27 mà quảng cảo thì nhiều. Một số người tham gia chương trình để nhận được những sản phẩm dùng thử mà công ty tài trợ mang tặng như cám, thức ăn dinh dưỡng cho bò… Nhìn chung, chưa thấy được lợi ích của công tác khuyến nông. 4.1.9 Tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của chăn nuôi bò sữa gồm: sữa, bê đực, bê cái, giống, bò thanh lý, phân bón… Trong đó, sữa là sản phẩm chính, mang lại gần 90% doanh thu của người nông dân. Sữa Sữa sau khi vắt được người nông dân bán cho trạm thu mua hoặc bán cho trung gian vắt sữa thuê, hoặc tư nhân khác. Trạm thu mua thuộc các công ty sữa Vinamilk, Vixumilk, Dutch Lady …, trung gian vắt thuê gồm những người vắt thuê và vận chuyển sữa, các tư nhân khác bao gồm một số tổ hợp chế biến thực phẩm các loại có nguyên liệu lấy từ sữa bò. Tại trạm thu mua, sữa được đo lường chất lượng và định giá. Giá này do các công ty quy định, người nông dân không có quyền mặc cả. Giá sữa khá ổn định vào khoảng 10.500 đồng đến 11.800 đồngkg. Mức giá này đã bao gồm tiền thưởng mùa vụ, thưởng mức vi sinh tiêu chuẩn, chiết khấu dài hạn. Thông thường cách 2 tuần thì công ty trả tiền cho người nông dân 1 lần. Điều này là một trong những thiệt thòi cho người chăn nuôi bò sữa, bởi họ có thể bị trừ tiền thưởng mà không biết ly do tại sao. Tuy nhiên, về phía các công ty thu mua cũng thường xuyên có những đợt kiểm tra, hướng dẫn người nông dân trong việc lấy sữa, hỗ trợ xô đựng, các thông tin về khẩu phần thức ăn cho bò … Đối với những trung gian vắt thuê, họ sẽ đến tật nhà vắt sữa bò sau đó mua với giá từ 9.200 đồng đến 9.800 đồngkg. Hiện nay, theo nhận định của nhiều hộ nông dân, hình thức vắt thuê này ngày càng giảm đi, nguyên nhân là do giá bán thấp hơn so với trạm thu mua của Vinamilk và Vixumilk, đồng thời, người vắt thuê không đảm bảo kĩ thuật vắt sữa, có tình trạng làm đau và hư bầu sữa của bò. 28 Một số ít người mua sữa khác là để cho bê con uống. Các tổ hợp nhỏ lẻ cũng mua sữa để chế biến thành các sản phẩm như yaourt, sữa đóng hộp… Hình 4.3: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm sữa Nguồn: Điều tra Bê con Bê con gồm bê đực và bê cái. Trong ngành chăn nuôi bò sữa thì bê cái có giá cao hơn nhiều so với bê đực. Bê đực nuôi lớn để lấy tinh hoặc gieo tinh tự nhiên với bò cái. Còn lại thì bán lấy thịt. Giá bê đực trong khoảng 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng một con. Bê cái mới sinh có giá 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngcon. Bê cái cai sữa (6 tháng tuổi) có giá từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồngcon. Xã Tân Thạnh Đông từ năm 2008 có xu hướng phát triển bò sữa, chủ yếu bê cái sinh ra được người nông dân nuôi để lại lớn và khai thác sữa chứ không bán. Tại thời điểm điều tra, đa phần các hộ nông dân cho biết vì bị hạn chế về diện tích chuồng trại, cũng như giá cả thức ăn tăng lên, bê con sinh ra dù đực hay cái vẫn mang bán để lấy lời tức thời chứ không để nuôi. Phía mua bò cũng là những người trung gian vận chuyển đến nơi giết mổ hoặc bán cho dân vùng khác. Giống 29 Bò cái chửa nếu có sức khỏe tốt, ở những lứa đầu tiên thì có thời gian cho sữa dài. Hiện nay giá bán một con bò cái chửa vào khoảng 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Các giống bò HF F2 rất được ưa chuộng bởi sự thích nghi khí hậu và lượng sữa cho dồi dào, chính vì thế, nếu hộ nông dân sở hữu được một con bò này thì dễ dàng chăn nuôi và sớm có được lợi nhuận. Bò thanh lý Thông thường một con bò sử dụng tối đa 10 năm. Người nông dân khai thác lấy sữa, đến thời gian lượng sữa cho ra không bù được chi phí thức ăn thì họ thanh lý. Bò thanh lý được bán lấy thịt, phụ phẩm khác. Giá bán một con bò thải khoảng 8.000.000 đồng. Phân bón Phân bò được sử dụng để bón lại cỏ ở vườn, hoặc cho vào hầm biogas. Giá bán hiện hay là 95.000 đồng tấn. 4.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa 4.2.1 Quy mô từ 1 – 10 con Theo số liệu điều tra, quy mô từ 1 đến 10 con có 46 hộ với tổng số 330 con bò. Hầu hết số hộ này tham gia vào ngành chăn nuôi bò sữa được 5 năm trở lại đây. Trung bình, ở quy mô này, hộ nông dân nuôi 6 con: 2 bò cái vắt sữa, 2 bò hậu bị, 2 bê con. Chu kì vắt sữa: 300 ngày Thời gian cạn sữa: 65 ngày Năng suất sữa trung bình: 14,5 kgngày Giá bán sữa trung bình: 10.700 đồngkg Giá trị sản lượng sữa là: 10.700đồngkg x 300ngày x 14,5kgngày x 2 con = 93.090.000 đồng 30 Chi phí: xây dựng cơ bản, giống, thức ăn, thú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NI BỊ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐƠNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH KHA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình giải pháp phát triển chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đơng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” Nguyễn Mạnh Kha sinh viên khóa 34, ngành Kinh tế nông lâm, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ TS Thái Anh Hòa Người hướng dẫn, (Chữ ký) Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký (Chữ ký Họ tên) Họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Đầu tiên xin phép gửi lời cám ơn đến gia đình tơi gồm cha mẹ bác ni dạy tơi có ngày hơm Xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, người truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu suốt thời gian bốn năm vừa qua Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn đến thầy Thái Anh Hòa, giáo viên hướng dẫn đề tài Nhờ thầy giúp tơi định hướng đề tài, có góp ý sâu sắc để giúp tơi hồn thành tốt khóa luận Xin gửi lời ơn đến cô chi cục Thống kê huyện Củ Chi, ban Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông, người giúp tham khảo tài liệu liên quan kĩ giao tiếp với người nông dân Xin cám ơn tất hộ chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đơng hợp tác giúp tơi có số liệu trải nghiệm thực tế để hoàn thành đề tài Cuối xin cám ơn đến thành viên lớp DH08KT, người bạn sẵn sàng giúp đỡ suốt thời gian học chung với Ngày tháng năm 2012 Sinh viên Nguyễn Mạnh Kha NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MẠNH KHA Tháng 06 năm 2012 “Phân tích tình hình giải pháp phát triển chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đơng, huyện Củ Chi, TP.HCM” NGUYEN MANH KHA June 2012 “Analysis of current situation and proposed solutions to develop dairy farming in Tan Thanh Dong commune, Cu Chi district, Ho Chi Minh city.” Đề tài phân tích tình hình chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đơng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thơng qua giá thị trường yếu tố đầu vào thức ăn, giá thuê lao động, máy móc thiết bị phục vụ cho việc vắt sữa… giá bán thành phẩm chăn ni sữa, bò giống, bò thịt, bê … Bằng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp thông qua bảng câu hỏi người nông dân, đề tài tính tốn tiêu kết hiệu kinh tế quy mô chăn nuôi 60 hộ Kết nghiên cứu cho thấy quy mô nuôi từ 1-10 con, với số lượng đàn bò tốn nhân cơng chi phí thức ăn cắt cỏ từ ven sơng, quy mô mang lại lợi nhuận thu nhập cao, ổn định cho người nông dân từ việc bán sữa với mức giá 10.700 đồng/kg Điều cho thấy phù hợp quy mô dành cho hộ có diện tích, khơng có khả trồng cỏ sân nhà mà mang lại đồng lời Đây quy mô áp dụng nhiều địa bàn xã Các chuyên gia đánh giá tình hình chung hộ nơng dân, cho lời khuyên định hướng cụ thể việc thay đổi quy mô Vấn đề khuyến nông chuyên gia tranh cãi việc quảng cáo sản phẩm Cuối cùng, đề tài đưa giải pháp đóng góp cho người nơng dân liên kết lại, tham gia trồng sử dụng cỏ theo ấp địa bàn thuận lợi để đảm bảo thức ăn chỗ Nếu có dự định tăng quy mơ người nơng dân nên xem xét chi phí tăng thêm Về phía quyền cần thắt chặt quản lý vấn đề khuyến nơng kiểm sốt dịch bệnh trung gian đảm bảo giá bán sữa thực với chất lượng sữa MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv  DANH MỤC CÁC BẢNG v  DANH MỤC CÁC HÌNH vii  DANH MỤC PHỤ LỤC viii  CHƯƠNG 1  MỞ ĐẦU 1  1.1 Đặt vấn đề 1  1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2  1.2.1 Mục tiêu chung 2  1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2  1.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu 2  1.4 Cấu trúc luận văn 2  CHƯƠNG 4  TỔNG QUAN 4  2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 4  2.1.1 Vị trí địa lý 4  2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 4  2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 6  2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8  2.2.1 Tình hình phát triển bò sữa TP.HCM 8  2.2.2 Tình hình phát triển bò sữa huyện Củ Chi xã Tân Thạnh Đông 9  2.2.3 Một số nghiên cứu hiệu kinh tế chăn ni bò sữa 12  CHƯƠNG 13  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13  3.1 Cơ sở lý luận 13  3.1.1 Vị trí ngành chăn ni bò sữa 13  i 3.1.2 Ý nghĩa việc phát triển ngành chăn ni bò sữa 13  3.1.3 Hiệu kinh tế 14  3.1.4 Các tiêu đo lường 14  3.2 Phương pháp nghiên cứu 16  3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 16  3.2.2 Phương pháp so sánh 16  3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 16  3.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 17  CHƯƠNG 18  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18  4.1 Tình hình chăn ni hộ điều tra 18  4.1.1 Lao động 18  4.1.2 Phương thức chăn nuôi 19  4.1.3 Quy mô nuôi hộ điều tra 19  4.1.4 Cơ cấu đàn bò 20  4.1.5 Năng suất sữa hộ điều tra 20  4.1.6 Thức ăn nguồn cung cấp thức ăn 22  4.1.7 Tình hình chăm sóc ni dưỡng 24  4.1.8 Công tác khuyến nông 26  4.1.9 Tiêu thụ sản phẩm 27  4.2 Hiệu kinh tế chăn nuôi bò sữa 29  4.2.1 Quy mô từ – 10 29  4.2.2 Quy mô từ 11 – 20 33  4.2.3 Quy mô 20 37  4.2.4 So sánh kết - hiệu quy mô 42  4.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa 43  4.3 Ý kiến chuyên gia 44  4.3.1 Thức ăn 44  ii 4.3.2 Công tác khuyến nông 45  4.3.3 Hỗ trợ nhà nước 46  4.4 Thuận lợi khó khăn người nông dân vấn đề thay đổi quy mô 47  4.4.1 Thuận lợi 47  4.4.2 Khó khăn 47  4.4.3 Thay đổi quy mô 48  4.5 Giải pháp phát triển 49  4.5.1 Thức ăn chỗ 49  4.5.2 Chọn giống phù hợp 50  4.5.3 Chăm sóc, ni dưỡng bò 50  4.5.4 Khuyến nông 51  4.5.5 Hợp tác xã hội nông nghiệp 52  CHƯƠNG 52  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52  5.1 Kết luận 52  5.2 Kiến nghị 53  5.2.1 Đối với người nông dân 53  5.2.2 Đối với quyền địa phương 53  5.2.3 Đối với công ty thu mua sữa 54  TÀI LIỆU THAM KHẢO 55  PHỤ LỤC 57  iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP chi phí ĐG đơn giá DT doanh thu ĐVT đơn vị tính GTSL giá trị sản lượng HF bò Holstien Friessian LN lợi nhuận SL số lượng TN thu nhập TT thành tiền UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam đồng iv DANH MỤC CÁC BẢNG   Bảng 2.1: Dân số lao động xã Tân Thạnh Đông có đến 31/12/2010 7  Bảng 2.2: Tổng đàn bò cấu tổng đàn thời điểm 1/4/2010 8  Bảng 2.3: Số lượng bò sữa huyện Củ Chi thời điểm tháng năm 2010 9  Bảng 2.3: Năng suất sản lượng sữa giống bò xã 11  Bảng 2.4: Kết - hiệu quy mô chăn ni bò sữa theo Tăng Mỹ Ngọc (2005) 13  Bảng 2.5: Kết - hiệu quy mơ chăn ni bò sữa theo Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) 13  Bảng 4.1: Độ tuổi lao động chăn ni bò sữa 18  Bảng 4.2: Trình độ văn hóa lao động chăn ni bò sữa 19  Bảng 4.3: Quy mô đàn hộ điều tra 19  Bảng 4.4: Cơ cấu đàn hộ điều tra 20  Bảng 4.5: Số hộ sử dụng máy vắt sữa 21  Bảng 4.6: Năng suất sữa trung bình hộ điều tra 22  Bảng 4.7: Chi phí thức ăn bình qn cho loại bò quy mơ 1-10 ngày 30  Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí tồn đàn 1-10 con/hộ/năm 31  Bảng 4.9: Tổng hợp khoản thu toàn đàn 1-10 con/hộ/năm 32  Bảng 4.10: Chỉ tiêu kết - hiệu toàn đàn 1-10 con/hộ/năm 32  Bảng 4.11: Chi phí thức ăn bình qn cho loại bò quy mơ 11-20 ngày 34  Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí tồn đàn 11-20 con/hộ/năm 35  Bảng 4.13: Tổng hợp khoản thu toàn đàn 11-20 con/hộ/năm 36  Bảng 4.14: Chỉ tiêu kết - hiệu toàn đàn 11-20 con/hộ/năm 37  Bảng 4.15: Chi phí thức ăn bình qn loại bò quy mơ 20 ngày 39  Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí tồn đàn 20 con/hộ/năm 40  Bảng 4.17: Tổng hợp khoản thu toàn đàn 20 con/hộ/năm 41  Bảng 4.18: Chỉ tiêu kết - hiệu toàn đàn 20 con/hộ/năm 41  v Bảng 4.19: So sánh kết - hiệu quy mô 42  Bảng 4.20: Tình hình tiêu thụ sữa hộ điều tra 43  Bảng 4.21: Giá thu mua công ty sữa người vắt thuê 44  Bảng 4.22: Khẩu phần thức ăn bò vắt sữa 45  Bảng 4.23: Mong muốn thay đổi quy mô hộ điều tra 48  vi môi trường sống tốt nhiều so với F2, lượng thức ăn nhiều dinh dưỡng hơn, đặc biệt chăm sóc, bò F3 thích thư giãn có hoạt động làm giảm căng thẳng Khó khăn kiểm sốt giá thu mua với chất lượng sữa Nhiều hộ nông dân thắc mắc việc bị trừ tiền sữa nhiễm vi sinh vượt giới hạn cho phép Hầu hết công ty sữa gửi giấy báo tiền sau tuần lễ bán sữa khơng có giải thích thêm Về kĩ thuật thú y kinh nghiệm truyền miệng Trình độ văn hóa người nơng dân thấp Chưa tiếp thu nhiều thành tựu khoa học ứng dụng ngành chăn nuôi 4.4.3 Thay đổi quy mơ Đề tài phân tích quy mô: từ 1-10 con, từ 11-20 20 Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chuyên viên thống kê nông nghiệp huyện Củ Chi cho biết, quy mơ ni người nơng dân có thay đổi không tăng nhanh năm trước 2008 Bảng 4.23: Mong muốn thay đổi quy mô hộ điều tra Mong muốn Số hộ Tỷ lệ (%) Tăng quy mô 16 26,7 Giảm quy mô 11,7 Không thay đổi quy mô 37 61,6 Tổng 60 100,0 Nguồn: Điều tra Qua điều tra 60 hộ nông dân có 16 hộ muốn tăng, mở rộng quy mơ đàn từ 10 lên 20 Có hộ muốn giảm quy mô từ 20 xuống 12 Còn lại 37 hộ khơng thay đổi quy mô Lý tăng quy mô là: hộ gia đình có người khơng làm cơng nhân nữa, trở địa phương vay vốn xây dựng chuồng 20 chỗ đứng, xem chăn ni bò sữa thu nhập gia đình Một hộ khác, năm số lượng bê sinh bê chiếm 48 70% nên họ định nuôi để khai thác sữa lấy lời Một hộ gia đình ấp có vườn cỏ sau nhà, họ tận dụng số cỏ thay bán để làm thức ăn chỗ cho bò Gia đình ước tính mua bò giống phù hợp với sản lượng cỏ đáp ứng ngày Lý giảm quy mơ trái ngược với tăng Một số hộ gia đình có em tuổi học trung học đại học, nên lượng lao động nhà khơng có để chăm sóc vận chuyển sữa mang bán Cá biệt hộ cho biết, có lao động nhà phải thực nghĩa vụ quân nên bắt buộc quy mơ phải giảm khơng muốn th cơng ngồi Người nơng dân cho biết, có nhiều người trẻ tham gia vào ngành chăn nuôi xã bản, niên xã lại không muốn tiếp tục chăn nuôi Đa phần tác động q trình thị hóa 4.5 Giải pháp phát triển 4.5.1 Thức ăn chỗ Các thành phần khác cám, hèm bia người nơng dân mua sẵn Rơm cỏ xác mì loại thức ăn chủ động tìm kiếm thu gom trồng Tuy diện tích đất có hạn, nhiều hộ phải cắt cỏ từ ven sông, rạch vận chuyển mang cho bò ăn mua từ trung gian Điều làm tăng chi phí đáng kể Theo quan sát lúc điều tra, thường ấp có số hộ có đất trống trồng cỏ khơng hộ tận dụng hết tồn sợ muỗi trùng Giải pháp áp dụng cho việc kết hợp sản xuất người nơng dân Cụ thể, hộ có diện tích đất trồng cỏ tăng sản lượng cách trồng thêm vây rào Những hộ xung quanh đóng góp tiền phân bò Giá cỏ 2000 đồng Tuy nhiên lấy phân bò bù đắp đầu vào cỏ giá thành cỏ giám xuống 700 đến 1000 đồng Vấn đề kiểm sốt muỗi trùng hộ tn thủ quy định chung phun ngừa xã Cuối cùng, phân phối cỏ, tùy theo thỏa thuận hộ Như vậy, nguồn thức ăn chỗ đảm bảo vả giảm bớt chi phí vận chuyển công cắt cỏ 49 4.5.2 Chọn giống phù hợp Bò xã Tân Thạnh Đơng có nhiều giống, nhiên chủ yếu giống bò Hà Lan F2 F3 Bò F2 có đặc tính thích nghi tốt với mơi trường Việt Nam, lượng thức ăn trung bình, lượng sữa nhiều, dễ dàng chăm sóc khơng đòi hỏi cao, phù hợp với quy mơ nhỏ Còn bò F3, cho lượng sữa chất lượng, đòi hỏi chăm sóc kĩ, khơng bò bị stress dễ chết Dù F2 hay F3 loại bò ni chuồng, khơng chăn thả, nên sức khỏe sinh sản bò bị giới hạn di chuyển Với đặc tính vậy, hầu hết người nơng dân muốn ni bò F3 để có lợi nhuận nhiều hơn, họ bỏ qua vấn đề chăm sóc Một số hộ cơng lao động ít, lại khơng có kinh nghiệm, chăm sóc bò bỏ qua cơng đoạn làm cho bò giải stress dẫn đến cho lượng sữa lúc sinh sản bò đau chân yếu khơng tự di chuyển nên chết Đó rủi ro khổng lồ mà người nông dân phải gánh chịu Biện pháp đơn giản đưa hộ nơng dân nên ước tính trước quy mơ đàn số lượng lao động để tính số bò giống F2 F3 cho phù hợp với thời gian chăm sóc Thơng thường bò F3 đòi hỏi cao nên người nơng dân định chọn ni nên tham khảo ý kiến chuyên gia thú y bổ sung kiến thức kĩ thuật chăn nuôi 4.5.3 Chăm sóc, ni dưỡng bò Kết hợp với giải pháp thức ăn chọn giống Về chăm sóc, ni dưỡng bò q trình xun suốt để người nơng dân khai thác bán sữa Đầu tiên, nhắc đến chăm sóc vấn đề chuồng trại Đất xã diện tích ngày thu hẹp ảnh hưởng thị hóa cơng nghiệp Chỗ đứng bò có diện tích trung bình 6m2 , chuồng cao khoảng 3-4m Với quy mơ lớn, thay cách dãy thêm đến mét, người nông dân nên dùng loại máng dài chỗ đứng Như vừa tiết kiệm chi phí xây dựng, đồng thời số lượng bò tăng thêm đến bò Về phần thức ăn, người nông dân không nên nghe chiều từ cơng ty sữa chương trình khuyến nơng, mà nên tự đo lường cách tính tốn tuổi bò, tình trạng sức khỏe… Tỷ lệ phần thức ăn ảnh hưởng đến lượng sữa cho Chính 50 thế, người nơng dân nên cân nhắc kĩ, giá thức ăn biến động, giá sữa cố định Thời gian lấy sữa vệ sinh chuồng trại đôi với Thông thường, bò tắm dọn dẹp vệ sinh trước lấy sữa Trong ngày có hai lần vào 6h sáng 15h chiều Nguyên tắc khó thay đổi trạm thu mua có quy định thời gian đo chất lượng sữa Vắt sữa tay hay máy cần quan tâm đến chấn thương bò Giải pháp hạn chế tối đa chấn thương vắt sữa ưu tiên cho lao động thường làm cơng việc để họ có động tác phù hợp với loại bò, từ khai thác tối đa lượng sữa Người chăn ni bò sữa bỏ qua vấn đề thú y, phòng ngừa dịch bệnh Họ cần chủ động việc mời bác sĩ thú y đến kiểm tra định kì tham khảo lời khuyên vấn đề xung quanh thức ăn, sức khỏe bò … Đối với bò lứa đẻ F2 F3, hạn chế di chuyển, nên bò đẻ người nơng dân nên chủ động đặt bò vào vị trí thuận lợi để tránh làm đau hay chết bò Cụ thể số người có kinh nghiệm cho biết bò đẻ cần người xoay bò nằm ngửa lôi bê khỏi bụng với tốc độ chậm 4.5.4 Khuyến nông Rõ ràng hiệu công tác khuyến nông chưa người nông dân đánh giá cao Giải pháp dành cho đối tượng Đầu tiên, phần khuyến nông từ cấp UBND xã, chương trình trước mang phổ biến cần phải thực tế, nắm bắt lại tình hình chung chăn nuôi địa phương, thu thập số ý kiến trọng tâm người dân quy mô nuôi để so sánh: hiệu sản xuất thuận lợi – khó khăn, biến động giá cả, câu chuyện kĩ thuật … Sau tham khảo ý kiến chuyên gia thú y người có kinh nghiệm chăn ni để có thơng tin trả lời cụ thể Cuối tiến hành tổ chức buổi tập huấn đề hướng dẫn giải pháp thiết thực mà người nông dân cần Như vậy, tập huấn thực tế thu hút người nơng dân Phòng nơng nghiệp xã thơng qua trung gian đại diện ấp, tổ để thu thập thông tin 51 Thứ hai, khuyến nông công ty sữa, công ty thức ăn tổ chức Về mặt tổ chức chương trình có nhiều hoạt động khác có kinh phí Tuy nhiên, mặt chất, coi quảng cáo khuyến nông Mỗi lần tổ chức tập huấn, người nông dân tham dự nhận quà bao thức ăn thử dành cho bò heo khơng có nhiều kinh nghiệm kĩ thuật Một số công ty bán thức ăn khuyến nơng phần thức ăn cho bò, mà lượng thức ăn cơng ty bán bóp méo để quảng cáo Mà quan quản lý chưa có chế tài cụ thể Giải pháp đưa phía ủy ban nên thắt chặt việc duyệt chương trình Cũng cần thơng quan chuyên gia thú y việc để có chương trình phong phú bổ ích Thứ ba, tự khuyến nơng Đây hình thức trao đổi kinh nghiệm người nông dân với Như đề cập phần trên, nay, xã có hộ chăn nuôi bới mà hầu hết người trẻ, có kiến thức từ bậc đại học trở lên, người có thiều kinh nghiệm ni bò, họ nắm kĩ thuật, khoa học Do đó, việc tạo mối quan hệ hộ chăn ni để kết hợp kinh nghiệm khuyến nông hiệu 4.5.5 Hợp tác xã hội nơng nghiệp Hình thức cho ăn chỗ phần đưa việc tập trung nguồn cỏ hoạt động phát triển thành hợp tác xã chăn ni bò sữa Tác dụng việc thành lập hợp tác xã để đảm bảo nguồn thức ăn cỏ dồi dào, đồng thời thành phẩm sữa có số lượng lớn, dễ dàng quản lý chất lượng đồng đều, mặc giá bán với công ty thu mua Tuy nhiên để hợp tác xã hoạt động hiệu cần có lãnh đạo kinh nghiệm, hộ nơng dân tích cực đóng góp cách nâng cao sản lượng, chất lượng sữa Hội nơng nghiệp có ghi chép tình hình biến động giá thức ăn giá bán sữa Hội nông dân cần phát huy việc theo dõi phát triển đàn bò, chuyển giao cơng nghệ, thành tựu khoa học, kinh nghiệm có ích vấn đề đề chăn ni Bên cạnh có phản ứng kịp thời dịch bệnh để giúp người nông dân an tâm công việc sản xuất Đối với công ty sữa, hội nên có động thái 52 tích cực thỏa thuận giá bán, tiêu chuẩn chất lượng sữa… Người nơng dân thơng qua hội trao đổi, buôn bán liên kết để thành lập hợp tác xã 53 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua điều tra 60 hộ chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đơng, nhìn chung cho thấy hiệu sản xuất cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, giải lao động địa phương Quy mô nuôi từ 1-10 mang lại hiệu kinh tế Quy mô dễ dàng áp dụng với hộ nông dân xã số lượng đàn bò ít, khơng cần nhiều nhân cơng, khơng cần diện tích chuồng lớn, nguồn cung cấp thức ăn dễ dàng, đầu ổn định với giá sữa có lời Các quy mơ nhiều 10 20 mang lại lợi nhuận khơng hiệu quy mơ nhỏ Do đó, có định thay đổi quy mơ nuôi, người nông dân nên xem xét yếu tố chi phí tăng thêm giảm Từ có đầu tư hợp lý cho đàn bò để mang hiệu tối đa Mặc dù có lời chăn ni bò sữa, người nơng dân phải đối mặt với khó khăn chung: giá thức ăn biến động, giá thu mua không rõ ràng việc đánh giá chất lượng, lao động nhà thiếu, cách phòng ngừa dịch bệnh bên cạnh việc quản lý quy mô, tăng đàn giảm đàn để hợp lý với kinh tế gia đình Do trình thị hóa, ngành chăn ni bò sữa tăng số lượng đầu có xu hướng chậm lại Để đảm bảo nguồn thu người nông dân phát triển bền vững ngành, đề tài thấy việc thành lập hợp tác xã tổ chăn nuôi Với hoạt động hợp tác xã này, người nơng dân có lợi nguồn cung cấp thức ăn chỗ dồi dào, lượng sữa sản xuất nhiều, có khả mặc giá bán với công ty thu mua sữa 52 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với người nông dân Người nơng dân cần tích cực sản xuất, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi Hộ gia đình nên chọn quy mơ phù hợp với khả diện tích lao động nhà để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh không cần thiết Chọn lựa giống cho phù hợp với khả chăm sóc dinh dưỡng Người nơng dân nên nắm bắt kĩ thông tin giá cả, kiến thức thú y để kịp thời giải vấn đề tồn sức khỏe bò dịch bệnh Một vấn đề quan trọng người nông dân nên mạnh dạn mặc giá với công ty mua sữa Cụ thể việc phân tích vi sinh, chất lượng sữa, người nơng dân nên đề nghị trạm thu mua đánh giá chỗ, báo rõ số lượng thành phần sữa, từ đưa giá hợp lý Như để tránh tình trạng mát nguồn thu Việc tham gia liên kết với giúp cho người nông dân sản xuất lâu dài, tiếp thu nhiều kinh nghiệm mặc giá bán cao 5.2.2 Đối với quyền địa phương Chính quyền địa phương phải ln theo sát ngành chăn ni bò sữa ngành sản xuất chủ yếu xã Chính quyền cần có động thái tích cực giúp đỡ người nơng dân thơng qua chương trình khuyến nơng, hỗ trợ vốn, phản ứng kịp thời có dịch bệnh bùng phát Hội nông dân gạch nối người nơng dân, nhà khoa học quyền địa phương Kết hợp giúp nhà quản lý theo sát tình hình nơng nghiệp nói chung ngành chăn ni bò sữa nói riêng, từ quản lý, đánh giá hiệu kinh tế phát triển, đồng thời giúp người nông dân dần tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ chăn nuôi đại Địa phương cần xem xét, thắt chặt chương trình khuyến nơng, quảng cáo gây nhầm lẫn khơng đáng có 53 5.2.3 Đối với công ty thu mua sữa Nâng giá thu mua sữa tối thiểu lên mức 10.700 đồng/kg thay dao động từ 10.500 đến 11.600 đồng/kg Điều giúp cho nông dân an tâm sản xuất giá đầu vào có biến động tăng Các trạm thu mua nên đánh giá chất lượng sữa báo giá chỗ rõ ràng để người nông dân không thắc mắc cải thiện chất lượng sữa sản xuất Các công tác kiểm tra đánh giá sức khỏe bò nên kèm theo khuyến nông dẫn cần thiết, vừa lợi cho công ty thu mua vừa giúp người nông dân xác định vấn đề tồn để cải thiện 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Anh Hòa, 2011 Bài giảng mơn Kinh doanh Nơng Nghiệp Trang Thị Huy Nhất, 2011 Bài giảng mơn Phân tích sách Nơng Nghiệp Tăng Mỹ Ngọc, 2005 Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Chăn Nươi Bò Sữa Tại Xã Tân Thạnh Đơng, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm TPHCM Huỳnh Thị Cẩm Nhung, 2010 Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Chăn Nươi Bò Sữa Tại Xã Phú Hòa Đơng, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm TPHCM Nguyễn Thị Dung, 2007 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu chăn ni bò sữa, xã Xn Thới Thượng, huyện Hóc Mơn, TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm TPHCM Niêm giám Thống Kê TP.Hồ Chí Minh Nhà xuất Thống kê, TP.HCM, 2009, 2010 Báo cáo thống kê nông nghiệp huyện Củ Chi, 2009, 2010, 2011 Báo cáo thống kê dân số huyện Củ Chi, 2009, 2010 Website: Đỗ Kim Tuyên, 2008 Sản lượng thời gian vắt sữa bò nhiệt đới, http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=3143 update 01/06/2012 55 Khẩu phần thức ăn cho bò sữa http://chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&m=927 Phi lý giá sữa nước http://nld.com.vn/2012020710561825p0c1014/phi-ly-gia-sua-nuoc.htm Giá sữa thu mua theo tiêu chuẩn http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?Source=/tint uc&Category=&ItemID=1509&Mode=1 Vinamilk tiếp tục tăng gía thu mua http://phapluattp.vn/20110106110324573p0c1018/vinamilk-tiep-tuc-tang-gia-thu-muasua-tuoi.htm Dutch Lady phủ nhận ép giá người nông dân http://vtc.vn/1-230727/kinh-te/dutch-lady-phu-nhan-tin-ep-gia-sua-thu-mua-cua-nongdan.htm Hèm bia http://www.5giay.vn/21-linh-tinh/2140454-cung-cap-hem-bia-tuoi-so-luong-lon-giatot.html Thức ăn cho bò sữa http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=4575 56 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI BỊ SỮA I Nơng hộ Tên: Tuổi Nam Nữ  Địa chỉ: Trình độ VH: Dân tộc: Số lao động: II Chăn ni Diện tích (m2): Quy mô chăn nuôi: Chi phí mặt bằng: Chi phí xây dựng bản: Thời gian sử dụng: Máy móc, thiết bị: Thời gian sử dụng: Quy mơ: Số Giống Tuổi Bò vắt sữa Bò cạn sữa Bò hậu bị Bê Nguồn nước: Nước máy  Nước giếng  Đủ  Thiếu  57 Trực tiếp  Phối giống: Gieo tinh  Chi phí: Chi phí: Bò vắt sữa SL Bò cạn sữa DG TT SL DG TT 1) Giống Giống Vận chuyển 2) Thức ăn 3) Lao động Nhà Thuê Bò hậu bị SL Bê DG TT 4) Giống Giống Vận chuyển 5) Thức ăn 58 SL DG TT 6) Lao động Nhà Thuê Kết sản xuất: Khoảng cách lứa đẻ: Tỷ lệ đực lần sinh: Năng suất sữa: Chu kì cho sữa: Các khoản thu: DVT SL DG TT Sữa Bê giống Bê đực Bò hậu bị Bò lý Khác: Sản phẩm bán: Điểm bán Sữa Bê giống Bê đực Bò hậu bị Bò lý Khác: 59 Người mua Địa phương hỗ trợ: Có Khơng Khoa học kĩ thuật Giống Kĩ thuật chăm sóc Khuyến nơng Khác: Vay vốn (nếu có): Lãi suất: Thuận lợi: Khó khăn: Nguyện vọng: Tăng quy mơ: Có  Khơng  Vì sao? 60 ... viên Nguyễn Mạnh Kha NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MẠNH KHA Tháng 06 năm 2012 “Phân tích tình hình giải pháp phát triển chăn ni bò sữa xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM” NGUYEN MANH KHA June 2012... hợp với mơ hình ni gia đình 10 Hình 2.1: Bò Hà Lan F2 Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012) Hình 2.2: Bò Hà Lan F3 Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012) 11 Bảng 2.3: Năng suất sản lượng sữa giống bò xã Năm phát triển... Mương… Nước ngầm: cần đào khoảng 5m có giếng thủ cơng, cho lượng – 10 m3/h Khoan cơng nghiệp từ 40m khai thác lượng 50 – 100 m3/h 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội a) Tình hình dân số, lao động Bảng

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan