Ứng xử văn hóa có dễ không?

6 708 1
Ứng xử văn hóa có dễ không?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Muốn giàu có thể chỉ cần vài năm, nhưng để có nếp sống hay ứng xử văn hóa cần có “vốn” hàng mấy thập kỷ học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.

Ứng xử văn hóa dễ không? Muốn giàu thể chỉ cần vài năm, nhưng để nếp sống hay ứng xử văn hóa cần “vốn” hàng mấy thập kỷ học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Chưa kể nền giáo dục phải thay đổi cho phù hợp với thời toàn cầu hóa. Mấy hôm nay bàn chuyện văn hóa đi máy bay, xe bus hay các phương tiện công cộng. Khách đổ lỗi cho tiếp viên không biết cười. Áo dài đỏ Vietnam Airlines, cư dân mạng than phiền dân Việt ta “ít văn hóa” đi tầu xe, tính cộng đồng kém, thích chen lấn, không chịu xếp hàng, nói to hay ăn uống nhồm nhoàm. Một bức tranh mầu xám về lối sống. Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản diễn ra ngày 6/4/2008 tại Triển lãm Giảng Võ đã thu hút hàng nghìn người dân tới chiêm ngưỡng. Đáng buồn là ngay khi Lễ hội còn chưa kết thúc, 3 cây hoa anh đào tươi chuyển từ Nhật Bản sang đã bị đám đông vặt trụi đến trơ gốc. Ảnh : Phan Kiền Thời tôi đi du học bên Đông Âu những năm 1970, đi tầu liên vận qua Trung Quốc, Liên Xô mất hàng chục ngày. Đám trẻ 17-18 tuổi hầu hết từ quê ra, lần đầu đi tầu hỏa không biết văn hóa “đi tầu và cả đi…cầu”. Cả bọn cãi nhau chí tử phải “cái” để đi tiểu chính là bồn rửa mặt vì đúng ngang “tầm” của bọn con trai, và bồn cầu chính là chỗ rửa mặt vì vũng nước trong đó để giặt khăn tay. Toilet thời đó thường xả thẳng xuống đường nên khi tầu sắp vào ga người ta nhắc “khi tầu dừng, xin quý khách không dùng nhà vệ sinh” bằng tiếng Việt. Ít người đọc hay để ý. Tầu đỗ giữa Bắc Kinh rất hiện đại, cả nhóm đang đứng trên sân ga để ngắm cảnh đẹp thì bỗng “xoẹt” một bãi to tướng xả xuống đường ray. Anh bạn “bị bắt” không chỗ chui xuống đất… Nếu ông chú tôi 70 tuổi quê “choa” đi máy bay VNA lần đầu chắc chắn không biết mở cửa nhà vệ sinh thế nào vì ở quê làm gì cửa. Nếu vào được và khóa lại, lúc muốn ra chưa chắc đã biết rút chốt nên cụ sẽ đập ầm ầm. Còn chuyện xả nước bồn cầu đương nhiên là cụ không biết, “tại sao ấn cái nút trên tường mà nước chẩy ra được”. Ở “choa”, biết dùng gáo múc nước dội đã văn minh lắm. Tiếp viên hay người nhà đi cùng không hướng dẫn hẳn lần sau cụ sẽ cạch đi tầu bay “chuồn chuồn”. Người viết bài này đã suýt uống nước…rửa tay. bạn Sài gòn mời đi ăn tôm cua biển, phải dùng tay để bóc vỏ. Ăn xong, tiếp viên mang ra một bát nước trà mấy lát chanh. Tôi định đưa lên miệng uống vì đang khát. Nhưng người đẹp đáng yêu ngăn lại, để lát nữa em gọi ly khác cho anh vì “trà này trông không ngon”. Sau này, tôi mới vỡ lẽ ra đó là nước rửa tay vì ăn hải sản phải nước chè chanh rửa mới sạch. Tôi hút hồn từ vụ đó. Mỗi lần ăn uống hay làm gì, đều phải quan sát rất kỹ xem người xung quanh thế nào. Dân mạng lan truyền một chuyện. Những năm 1990, một tỷ phú Hải phòng nổi tiếng vì buôn đá đỏ. Khi xuất hiện điện thoại di động lần đầu tiên ở Việt Nam thì anh đã sở hữu vài chiếc để dùng hết pin thì cái khác để dùng tiếp. Cứ một tuần anh lại lên Hà nội mua pin. Cuối cùng người bán hàng ngạc nhiên hỏi là pin cũ để đâu thì anh nói, dùng hết thì vứt đi. Giá lúc đó là vài chục triệu một cái di động và vài triệu một cục pin. Hỏi tại sao không đọc hướng dẫn cách nạp pin. Tỷ phú trả lời, không để ý và đọc hướng dẫn mất thời gian. bạn làm bên du lịch kể sang Thái lan thấy người ta ăn bằng thìa và dĩa. Việt nam ta dùng đũa quen nên “lạ”. Dân mình dùng đôi đũa đa “di năng”, vừa và cơm vào miệng, vừa gắp thức ăn cho mình và gắp cho cả người cùng mâm, rồi sau đó dùng chùi mép. Văn hóa bốn nghìn năm nước mình “nó thế”. Tò mò hỏi người Thái thì được họ giải thích, dĩa dùng để lấy thức ăn chung trên bàn và thìa để đưa thức ăn của mình lên miệng, vừa gọn, văn minh và quan trọng là không mất vệ sinh khi ăn chung mâm. Nam thanh nữ tú hồn nhiên xả rác vô tư ngay tại Lễ hội Hoa Anh đào trong triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) Kể vài mẩu chuyện vui để nói là chúng ta từ một nước nghèo, đi ra thế giới văn minh bên ngoài, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ và những chuyện “ngố Tầu” không thể tránh được. Tôi rất tâm đắc với phản hồi của một độc giả, chúng ta nên cái nhìn dung thứ hơn về văn hóa “lúa nước” hay thói quen “miệt vườn” của nước Việt. Trở thành người ứng xử văn hóa ở nơi công cộng vừa dễ mà vừa khó. Dễ là vì thể học được “rất dễ” ở mọi nơi và mọi lúc, bắt đầu khi nào cũng không muộn. Nhưng khó là vì bản thân thích học, để ý quan sát và chịu đọc hay không? Anh chàng “xả” bậy ở ga Bắc Kinh rất xấu hổ. Anh đâu muốn thế, lỗi là anh không chịu đọc hướng dẫn trong nhà vệ sinh. Tỷ phú đá đỏ Hải phòng mất rất nhiều tiền và thời gian vì anh giầu tiền nhưng nghèo “văn hóa đọc”. Tôi sẽ bẽ bàng vì vụ uống nước rửa tay nếu bạn tốt bụng không nhắc khéo. Cũng vì chịu khó học hỏi mà bạn bên du lịch tránh được cú “mất thể diện” trước mặt người Thái. Khách ta đi máy bay chịu khó nghe hướng dẫn của tiếp viên thì được nàng cười nhiều hơn. Và tiếp viên của ta để ý xem người Singapore phục vụ trên máy bay như thế nào hẳn sẽ chuyên nghiệp hơn, không đến nỗi trọng Tây khinh ta. Học, đọc, quan sát và đôi khi phải giúp bạn hay đồng nghiệp tránh “đòn” sẽ trở thành người lối sống văn minh. Nó đòi hỏi thời gian hàng thập kỷ không ngừng trau dồi. Người ứng xử văn hóa tốt sẽ gây thiện cảm dễ hơn, không bị mất tiền oan thậm chí giúp ta giầu chỉ vì văn hóa. Người ta bảo tiền dễ nhưng văn hóa rất khó. Tôi thấy khá đúng. Lúc chuyển về nhà mới, sợ sách cũ “bẩn nhà” nên cậu bạn định đem bán đồng nát. Bác hàng xóm nói đùa, trí thức như cậu mà vứt sách là tôi lo cho đất nước lắm. lần, mời người bạn Tây đến nhà chơi, khen nhà anh ta rất đẹp nhưng không thấy tủ sách. Hoảng hồn, anh vội đi mua tủ, lôi đống sách cũ trong kho ra, xếp ngay ngắn. sách rồi, anh bảo cũng tự nhiên thích đọc và mua sách mới. Vì lý do công tác, anh đi khắp đó đây trên thế giới. Đọc sách báo nhiều cũng tránh được nhiều cú “va chạm chết người” về ứng xử. Anh bảo, văn hóa thế giới đa dạng lắm, học bao nhiêu cũng không thừa. Nhà văn Tô Hoài kể là cụ rất hay đọc, thấy chữ gì cũng giương mục kỉnh lên, nhiều lúc rỗi việc xem cả hướng dẫn dùng thuốc đau mắt dù chữ bé li ty. Tôi viết cho bạn đọc vui thế thôi vì khuyên sống và ứng xử thế nào cho văn hóa, xin nhường cho các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Hoặc thể nền giáo dục của chúng ta cần thêm môn “văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới. Phần tôi xin thú thật, bản thân từ quê ra, cái gốc vẫn còn nhiều “choa” lắm. Đường lên “văn hóa” của tôi hay vài bạn “choa” như tôi vẫn còn xa xa. Nhưng nếu chúng ta tự học hỏi và giúp nhau thì con đường đi ấy sẽ “gần” hơn. Nếu ta tự nhìn lại mình thì học càng nhanh. Hiệu Minh . Ứng xử văn hóa có dễ không? Muốn giàu có thể chỉ cần vài năm, nhưng để có nếp sống hay ứng xử văn hóa cần có “vốn” hàng mấy thập. ứng xử thế nào cho có văn hóa, xin nhường cho các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Hoặc có thể nền giáo dục của chúng ta cần thêm môn văn hóa

Ngày đăng: 17/10/2012, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan