Ứng xử với sếp xấu tính

9 583 2
 Ứng xử với sếp xấu tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể

Ứng xử với sếp “xấu tính” Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể tránh mặt sếp hay nói thẳng với sếp như với đồng nghiệp. Vậy làm sao để bạn có thể chung sống hòa bình với những vị sếp "xấu tính" này? 1. Sếp bảo bạn đặt bàn ăn tối cho sếp mặc dù bạn không phải là trợ lý hay thư ký của ông/bà ấy: a. Vui vẻ làm theo ý sếp. b. Làm theo ý sếp nhưng với cảm giác khó chịu. c. Nói chuyện với sếp rằng đó không phải trách nhiệm công việc của bạn. d. Bảo sếp hãy tuyển một trợ lý để làm những việc đó cho sếp. 2. Bạn phản ứng như thế nào khi sếp giận tím tái mặt mày và quát bạn rất to trước mặt mọi người: a. Gặp riêng sếp và nhẹ nhàng hỏi sếp rằng công việc nào bạn đã làm chưa đúng hay bạn đã làm điều gì khiến sếp không hài lòng. b. Tức giận và nói xấu sếp sau lưng. c. Bạn vờ như không biết rằng sếp đang giận và ngồi nghe như không có chuyện gì to tát. d. Bạn bật khóc. 3. Ngoài công việc chính của mình bạn đang phải đảm nhận cả công việc của sếp nhưng lại không được ghi nhận, bạn sẽ: a. Viết một bức thư nói chi tiết về những thành quả công việc của bạn mà đã bị sếp lấy mất. b. Ngừng việc tích cực đóng góp các ý tưởng của mình trong các cuộc họp và thực hiện công việc một cách chậm chạp vì thế vị sếp xấu tính này sẽ không thể hưởng lợi được từ thành quả công việc của bạn. c. Vẫn tiếp tục làm một nhân viên chăm chỉ nhưng đảm bảo rằng mọi người biết bạn đang làm gì. d. Đưa cho sếp những ý tưởng tồi. 4. Sếp thường mời bạn đến những quán rượu mà bạn không thích, bạn sẽ: a. Phớt lờ sự không thoải mái của bản thân và chấp nhận lời mời. b. Nói với sếp rằng bạn có cuộc hẹn khác và bạn không nghĩ rằng những cuộc họp bàn kinh doanh vào buổi tối muộn là ý kiến hay. c. Xin nghỉ việc. d. Nói với chồng hoặc vợ của sếp. 5. Sếp bắt bạn phải trả lời thư hoặc điện thoại của sếp ngay cả khi bạn đang đi nghỉ và dù việc đó không quan trọng. a. Chuẩn bị kỹ càng mọi việc trước khi đi nghỉ và nói với sếp rằng mọi thứ đã được bàn giao cũng như hoàn thành tốt. b. Trả lời thư hoặc điện thoại của sếp dù bạn đang vui vẻ bên gia đình. c. Phớt lờ đi và coi như bạn không nghe thấy tiếng điện thoại hoặc bạn không mang theo máy tính. d. Hủy bỏ luôn chuyến đi vì đằng nào bạn cũng không thể nghỉ ngơi trong trạng thái như vậy. 6. Mặc dù công ty đang ngày một phát triển nhưng trong 3 năm nay nhưng bạn chưa hề được sếp tăng lương. a. Hỏi thẳng sếp điều gì bạn cần làm để cải thiện sự nghiệp cũng như tương lai lâu dài của bạn ở công ty. b. Chấp nhận rằng sếp sẽ chỉ tăng lương khi bạn được thăng chức và ít nhất phải mất thêm vài năm nữa. c. Tìm cách xem trộm xem lương của các đồng nghiệp của bạn là bao nhiêu. d. Đình công, không làm việc gì cho đến khi bạn được tăng lương. 7. Sếp muốn bạn hiểu ý sếp qua cách sếp ứng xử trước khi sếp phải nói ra: a. Bạn cảm thấy mình thật ngốc khi không biết chính xác điều sếp muốn trước khi sếp nói ra. b. Nói với sếp rằng điều đó hơi khó nhưng sếp có thể chỉ bảo bạn thêm và bạn nghĩ rằng dần dần mọi chuyện sẽ khá hơn. c. Nói với sếp rằng “Tôi không phải là nhà tâm lý!” và phớt lờ yêu cầu ngớ ngẩn đó. d. Học cách hiếu ý muốn của sếp. 8. Sếp nghĩ chuyện cười của sếp thật sâu sắc còn bạn thì nghĩ chúng thật ngớ ngẩn nhưng bạn vẫn sẽ: a. Cười thật to cho sếp vui lòng. b. Nói với sếp rằng bạn không thích mấy truyện cười đó và bạn nghĩ rằng có thể chúng sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh khác. c. Kế cho sếp một vài câu chuyện bạn cho là thú vị hơn. d. Bật khóc. Đáp án: 1. Đáp án là câu c: Bạn không nên chấp nhận bất cứ yêu cầu gì của sếp. Bạn được trả lương để làm những công việc nhất định và đúng với chuyên môn của bạn. Một công ty tốt là công ty biết lắng nghe nhân viên và biết đâu là điều đúng, điều sai vì vậy bạn không nên ngần ngại khi nói ra quan điểm của mình. 2. Đáp án là câu a: Kỹ năng giao tiếp tốt luôn khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Sếp sẽ hiểu ý của bạn và tôi nghĩ những trường hợp như vậy sẽ khó xảy ra lần sau. 3. Đáp án là câu c: Bạn cần phải cho mọi người thấy năng lực và giá trị của bạn đối với công ty dù sếp muốn giấu. 4. Đáp án là câu b: Bạn không nên cố gắng chịu đựng những gì bạn không thích và không thấy thoải mái khi làm. Công việc là công việc và hãy làm những công việc trong trách nhiệm của mình. 5. Đáp án là câu a: Hãy chuẩn bị mọi thứ kỹ càng để sếp không còn lý do nào gửi thư hay gọi điện làm phiền bạn trong kỳ nghỉ được. 6. Đáp án là câu a: Hãy bắt đầu nói chuyện với sếp ngay và cho sếp thấy những băn khoăn của bạn. 7. Đáp án là câu b: Đừng tự trách bản thân cũng như ghét sếp vì yêu cầu có vẻ quá mức đó. Điều sếp muốn là các nhân viên cần nhanh ý và chú trọng nhiều hơn vào công việc đừng để sếp phải nói thẳng ra vì đôi khi chúng ta cũng không thích nghe những lời nhận xét không hay về bản thân. 8. Đáp án là câu b: Bạn nên nói thẳng với sếp rằng câu chuyện đó không phù hợp trong tình huống này và cũng là để mọi người thấy bạn không phải là kẻ nịnh bợ sếp. Thủy Nguyễn Theo MSN . Ứng xử với sếp xấu tính Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể tránh mặt sếp hay nói thẳng với sếp như với đồng. lương. 7. Sếp muốn bạn hiểu ý sếp qua cách sếp ứng xử trước khi sếp phải nói ra: a. Bạn cảm thấy mình thật ngốc khi không biết chính xác điều sếp muốn

Ngày đăng: 17/10/2012, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan