Chuong 7-89 CB

9 187 0
Chuong 7-89 CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN VII. SINH THÁI HỌC-12CB CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI. 1.Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. 2.Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật. 3.Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. 4.Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. thực vật, động vật và con người. B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. 5.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là ( Nhiệt độ ,ánh sáng, độ ẩm, không khí thuộc nhóm nhân tố sinh thái là) A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. 6.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là ( Đối với con hươu, thì con báo và cây cỏ nó ăn là thuộc ) A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. 7. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rõ và mạnh nhất tới nhóm : a. Động vật biến nhiệt. b. động vật hằng nhiệt. c.Thực vật bậc thấp. d.sâu bọ thân mềm. 8.Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 9.Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. 1 10.Cá rô phi ở Việt nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là : 5,6 o C và 42 o C. Khỏang giá trị nhiệt độ từ 5,6 o C và 42 o C được gọi là : A. Khỏang gây chết. B. giới hạn sinh thái. C. Khỏang thuận lợi. D. Khỏang chống chịu. 11.Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A. 2 0 C- 42 0 C. B. 10 0 C- 42 0 C. C. 5 0 C- 40 0 C. D. 5,6 0 C- 42 0 C. 12.Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên. B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được. C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật . D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên. 13.Nơi ở là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật 14.Ổ sinh thái là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật 15.Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng. B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây. C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây. 16.Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản. C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản. D. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. 17. Lọai cây vươn cao nhất trong rừng hoặc mọc nơi trông trải thường là: a. Cây ưa sáng. b. cây chịu bóng. c. cây ưa bóng. d. cây ưa tối. 18. Lọai cây mọc dưới tán rừng,cần ánh sáng tán xạ thường là: a.cây chịu bóng. b. cây ưa bóng. c. cây ưa tối. d. cây ưa sáng. 19. Lọai cây tạo nên thảm rừng và chịu được nắng gắt thường là: a.cây chịu bóng. b. cây ưa bóng. 2 c. cây ưa tối. d. cây ưa sáng. 20.Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm: a.mọc ngang, phiến mỏng, mô giậu thiếu. b. mọc xiên, phiến dầy, không mô dậu. c. mọc ngang phiến mỏng mô giậu thưa. d. mọc xiên, phiến dầy, mô giậu phát triển. 21.Lá cây ưa bóng thường có đặc điểm: a.mọc ngang, phiến mỏng, mô giậu thiếu. b. mọc xiên, phiến dầy, không mô dậu. c. mọc ngang phiến mỏng mô giậu thưa. d. mọc xiên, phiến dầy, mô giậu phát triển. 22. Cây nào là cây ưa sáng: a. Cây chò nâu , cây phi lao, cây bạch đàn. b. cây lá dong, cây ráy, cây thiên tuế. c. cây lá lốp, cây phi lao, cây bạch đàn. d. Cây chò nâu , cây phi lao, cây lá dong. 23.Theo quy tắc Becman, lọai gấu ở đâu thường có kích thước lớn hơn: ôn đới hay nhiệt nhiệt đới? a. gấu nhiệt đới. b. gấu ôn đới. c. bằng nhau. d. không nhất định. 24. Theo quy tắc Anlen, tai và đuôi lọai thỏ nào thường to hơn: ôn đới hay nhiệt nhiệt đới? a. thỏ nhiệt đới. b. thỏ ôn đới. c. bằng nhau. d. không nhất định. 25.Nếu gọi S= diện tích bề mặt, V=thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là: a. sống nơi càng nóng ,S càng lớn. b. sống nơi càng lạnh, v càng lớn. c. sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng giảm. d. sống nơi càng nóng, tỉ số S/V càng giảm. 26.Nhịp sinh học là A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường. B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường. D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường. 27.Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu A. mùa. B. tuần trăng. C. thuỷ triều. D. ngày đêm. 28.Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu A. mùa. B. tuần trăng. C. thuỷ triều. D. ngày đêm. 29.Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là A. nhiệt độ. B. độ ẩm. 3 C. độ dài chiếu sáng. D. trạng thái sinh lí của động vật. 30.Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tương đối ổn định. C. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 31.Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tương đối ổn định. C. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 32.Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là A. cá sấu, ếch đồng, giun đất. B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép. C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu. Bài 36: QUẦN THỂ SV VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ. 1.Những con voi trong vườn bách thú là A. quần thể. B. tập hợp cá thể voi. C. quần xã. D. hệ sinh thái. 2.Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. 3.Sự giúp đỡ nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là: a. quan hệ cạnh tranh. b.quan hệ hỗ trợ. c. quan hệ hợp tác. d. đấu tranh sinh tồn. 4.Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm nhiều cá hơn . được gọi là: a. hiệu quả nhóm. b. tự tỉa thưa. c. sự quần tụ. d. hiệu suất tương tác. 5.Hiện tượng các cá thể cùng quần thể giành thức ăn, nơi ở hay đối tượng sinh sản là biểu hiện của: a. quan hệ hỗ trợ. b. Quan hệ cạnh tranh. c. đấu tranh sinh tồn. d. cùng ổ sinh thái. 6. Các cây cùng lòai mọc gần nhau thường làm cây có cành lá kém xum xuê, có cây bị chết gọi là: a. hiệu quả nhóm. 4 b. sự quần tụ. c. đấu tranh sinh tồn. d. tự tỉa thưa. 7. Sự cạnh tranh cùng lòai ở quần thể diễn ra mạnh nhất khi: a. nguồn sống thiếu. b. có nhiều cá thể. c. xuất hiện kẻ thù. D. có thiên tai. 8.Trong tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường dẫn đến cạnh tranh cùng lòai là: a. nhu cầu sống giống hệt như nhau. b. khí hậu quá khắc nghiệt. c. mật độ cao quá mức. d. có kẻ thù xuất hiện. 9.Hiện tượng minh họa cho hỗ trợ cùng lòai là: a. tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản. b. cá nở trước ăn trứng đồng lọai. c.ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội. d. kí sinh cùng lòai khi thức ăn khan hiếm. 10.nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: a. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng. b. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm. c. sự hỗ trợ giữa các cá th6ẻ trong quần thể tăng lên. d. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. 11. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể SV có thể dẫn tới: a. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. b. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. c. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể, làm cho quần thể suy vong. d.giảm mức độ cạnh tranh giữa các lòai, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. 12. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể: a.tập cá sống trong hồ tây. b.tập hợp cá cốc sống trong vườn quốc gia Tam Đảo. c. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. d.tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Bài 37-38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT. 1.Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. 2.Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần thể cùng lòai gọi là: a. đặc điểm của quần thể. b. cấu trúc của quần thể c. đặc trưng của quần thể. d. thành phần quần thể. 3. Tuổi sinh lí là: a. Tuổi thọ tối đa của lòai. b. Tuổi bình quân của lòai. c. thời gian sống thực tế của cá thể. 5 d. tuổi thọ do môi trường quyết định. 4. Tuổi sinh thái là: a. Tuổi thọ tối đa của lòai. b. Tuổi bình quân của lòai. c. thời gian sống thực tế của cá thể. d. tuổi thọ do môi trường quyết định. 5. Tuổi quần thể là: a. Tuổi thọ tối đa của quần thể. b. Tuổi bình quân của quần thể. c. thời gian sống thực tế của cá thể. d. tuổi thọ do môi trường quyết định. 6. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên : a. tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ. b. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kịêt. c. hạn chế , vì quần thể sẽ suy thóai. d. tăng cường đánh , vì quần thể đang ổn định. 7. Dân số một quốc gia ổn định nhất khi: a. nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ cao nhất . b. nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ thấp nhất. c. nhóm tuổi sinh sản có tỉ lệ cao nhất. d. mức sinh và nhập cư bằng tử và di cư. 8.Biểu hiện “ bùng nổ dân số” ở một quốc gia biểu hiện rõ nhất ở tháp tuổi cótrạng thái: a. đáy rộng nhất. b. đáy hẹp nhất. c. đỉnh nhỏ nhất. d. đỉnh to nhất. 9.Sự diệt vong của 1 quần thể hữu tính xảy ra nhanh nhất khi: a. mất nhóm đang sinh sản và sau sinh sản. b. nhóm trước sinh sản và đang sinh sản. c. mất nhóm đang sinh sản. d. nhóm trước sinh sản và sau sinh sản. 10. Trong tự nhiên, phần lớn quần thể sinh vật thường phân bố theo kiểu: a. rải rác. b. ngẫu nhiên. c. theo nhóm. d. đồng đều. 11. Kiểu phân bố giúp cho quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, phát huy hiệu quả nhóm là: a. phân bố rải rác. b. phân bố theo nhóm. c. phân bố ngẫu nhiên. d. phân bố đồng đều. 12. Kiểu phân bố đồng đều của quần thể có ý nghĩa sinh thái là: a. giảm bớt cạnh tranh. b.tăng cường hỗ trợ cùng lòai. c. tận dụng nguồn sống. d. tăng cường cạnh tranh. 13.Trong cùng nơi sinh sống của quần thể, khi nguồn sống phân bố không đều thì kiểu phân bố của quần thể thường là: a. rải rác. b. theo nhóm. c. ngẫu nhiên. d. đồng đều. 6 14. Khi nguồn sống trong sinh cảnh phân bố đều và có cạnh tranh cùng lòai thì kiểu phân bố trong quần thể thường là: a. rải rác. b. theo nhóm. c. ngẫu nhiên. d. đồng đều. 15.Các động vật có tập tính bầy đàn và di cư thường có kiểu phân bố: a. rải rác. b. theo nhóm. c. ngẫu nhiên. d. đồng đều. 16. Nhân tố thường quyết định kiểu phân bố của quần thể là: a. ánh sáng. b. nước. c. thức ăn. d. nhiệt độ. 17.Chim hải âu,chim cánh cụt ở mùa sinh sản thường có kiểu phân bố của quần thể là: a. a. rải rác. b. theo nhóm. c. ngẫu nhiên. d. đồng đều. 18.Kiểu phân bố theo nhóm có ý nghĩa sinh thái là: a. tận dụng nguồn sống thuận lợi . b. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng lòai. c. giảm cạnh tranh cùng lòai. d. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng lòai và giảm cạnh tranh cùng lòai. 19. Số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích nơi sinh sống của quần thể được gọi là: a. tỉ lệ đực: cái. b. phân bố nhóm tuổi. c. mật độ quần thể. d. phân bố cá thể. 20. Đặc trưng quan trọng nhất của 1 quần thể là: a. mật độ. b. độ tuổi. c. sức sinh. d. phát tán. 21. Đặc trưng quan trọng nhất của 1 quần thể là mật độ vì: a. Nó thay đổi độ tuổi và tỉ lệ đực: cái. b. tác động mạnh đến nguồn sống. c. ảnh hưởng tới sinh sản. d. tăng cường hỗ trợ. 22.Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 23.Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. 24.Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là a. nguồn thức ăn từ môi trường. 7 b. mức sinh sản. c. mức tử vong. d. sức tăng trưởng của cá thể. 25.không phải là nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. mức nhập cư và xuất cư. d. tí lệ đực: cái. 26.Kích thước của 1 quần thể không phải là: a. tổng số cá thể của nó. b. kích thước nơi nó sống. c. tổng sinh khối của nó. d. năng lượng tích lũy trong nó. 27.Đặc trưng phản ánh chính xác kích thước của quần thể là: a. mức sinh và tử của nó. b. tí lệ đực: cái của nó. c. mật độ quần thể đó. d. phân bố cá thể của nó. 28.Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức độ ít nhất để quần thể có khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển thì gọi là: a. kích thước tối thiểu. b. kích thước tối đa. c. kích thước bất ổn. d. kích thước phát tán. 29. Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: a. kích thước tối thiểu. b. kích thước tối đa. c. kích thước bất ổn. d. kích thước phát tán. 30. nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thóai và dễ bị diệtvong vì nguyên nhân chính là: a. mấthiệu quả nhóm. b. không kiếm đủ ăn. c. gen lặc có hại biểu hiện. d. sức sinh sản giảm. 31. Nếu nguồn sống không giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: a. tăng dần đều. b. đường cong chữ J c. đường cong chữ S. d. giảm dần đều. 32. Nếu nguồn sống có hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:( phần lớn quần thể SV trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng) a. tăng dần đều. b. đường cong chữ J c. đường cong chữ S. d. giảm dần đều. Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ. 1.Thay đổi làm tăng, giảm kích thước quần thể được gọi là: a. biến động kích thước. b.biến động di truyền. c. Biến động số lượng. d. Biến động cấu trúc. 8 2.Lọai biến động số lượng xảy ra nhịp nhàng, lặp đi lặp lại theo một thời gian nhất định được gọi là: a. biến động đều đặn. b. biến động chu kì. c. biến động thất thường. d. biến động không theo chu kì. 3. Lọai biến động số lượng xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhất định được gọi là: a. biến động đều đặn. b. biến động chu kì. c. biến động thất thường. d. biến động không theo chu kì. 4.Từ năm 1925 đến 1935,ở Canađa sốbộ dalinh miêu thu mua được tăng giảmđều đặn 10 nắmlần. Hiện tượng nầy biểu hiện: a. biến động ngày đêm. b. biến động nhiều năm. c. biến động khí hậu. d. biến động theo mùa. 5. Trong đợt rét hại tháng 1-2 /2008 ở việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: a. biến động không chu kì. b.biến động tuần trăng. c. biến động theo mùa. d. biến động vì lạnh. 6.Thiên tai , dịch bệnh, ô nhiễm dầu ở biển có thể gây ra: a. biến động theo mùa. b. biến động nhiều năm. c. biến động không chu kì. d. biến động vì bẩn. 7.Nhân tố dễ gây biến động số lượng ở SV biến nhiệt là: a. ánh sáng. b. nhiệt độ. c. độ ẩm. d. không khí. 8.Gây biến động số lượng của quần thể, nhưng bắt buộc tác động phải thông qua mật độ cá thể ở quần thể, đó là nhân tố: a. ánh sáng. b. nhiệt độ. c. độ ẩm. d. hữu sinh. 9.Trạng thái khi kích thước quần thể ổn định và phù hợp với nguồn sống được gọi là: a. Trạng thái cân bằng. b. trạng thái dao động đều. c. trạng thái hợp lí . d. trạng thái bị kiềm hãm. 10.Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể thực chất là: a. cơ chế ổn định cạnh tranh. b. cơ chế ổn định sinh cảnh. c. cơ chế điều hòa mật độ. d. cơ chế tăng cường hỗ trợ. 9 . PHẦN VII. SINH THÁI HỌC-1 2CB CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN

Ngày đăng: 30/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan