một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

1.4K 419 0
một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo con đường XHCN, hoạt động của các doanh nghiệp đã có bước chuyển biến cơ bản. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, mọi việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm đều được Nhà nước bao tiêu. Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn kinh doanh tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận trở thành mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp. Đứng trước thực trạng đó, Tổng công ty than Việt nam cũng đã có những biến chuyển nhằm thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện mới. Trước năm 1987 ngành than đã được Nhà nước đầu tư cải tạọ, mở rộng các mỏ cũ và xây dựng mới các mỏ, các nhà máy sàng tuyển, các công trình hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu trong nước. Và việc tiêu thụ than là hoàn toàn theo địa chỉ và giá được ghi trong kế hoặch Nhà nước, theo cơ chế “ giao nộp sản phẩm”. Do được bao cấp về vốn đầu tư và quan điểm than là đầu vào của các ngành khác nên giá than đã được định thấp hơn giá thành sản xuất và giá trị sử dụng. Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngành than và một số ngành khác được thí điểm áp dụng cơ chế mới, Chính phủ không cấp vốn đầu tư từ ngân sách, viện trợ từ Liên Xô giảm mạnh và chấm dứt vào năm 1990. Nhiều đơn vị sử dụng than cũng phải tự cân đối nên phải thu hẹp sản xuất, sử dụng vật tư, nguyên liệu tiết kiệm hơn, kéo theo việc giảm mạnh nhu cầu sử dụng than trong nền kinh tế quốc dân. Với Quyết định 381 TTg Thủ tướng chính phủ ngày 27.7.1994, chỉ thị 382 TTg ngày 28.7.1994 và với Nghị định số 13 CP ngày 27.1.1995, quyết định 98 TTg ngày 20.2.1995 phê duyệt tổng sơ đồ phát triển than đến năm 2000 và dự báo đến năm 2010, đã tạo ra một cơ chế mới và một tổ chức mới phù hợp với quy luật phát triển, hợp với nguyện vọng của cán bộ công nhân viên trong toàn ngành và của nhân dân địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp nên ngay từ đầu đã tạo ra được nội lực cần thiết để khôi phục ngành than, đẩy mạnh tiêu thụ và sản xuất than cùng các hoạt động kinh doanh khác. Qua hơn 10 năm đổi mới và đi vào hoạt động, đến nay Tổng công ty than Việt Nam đã có được những thành tựu đáng kể song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều những khó khăn, hạn chế trên nhiều phương diện như: kỹ thuật và công nghệ, năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, cơ chế quản lý điều hành… Để duy trì và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được của ngành sản xuất than nước ta hiện nay, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, phát triển theo cơ chế thị trường là một vấn đề có ý nghĩa to lớn bởi đó là khâu lưu thông hàng hoá, cầu nối trung gian giữa sản xuất phân phối với tiêu dùng. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường… Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Tiêu thụ sản phẩm xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đồng thời giúp cho người sản xuất hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình để có biện pháp hoàn thiện hơn nữa, thoả mãn tối đa nhu cầu xã hội. Có thể nói, thời buổi này sản xuất ra đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm càng khó hơn, việc đảm bảo trang trải chi phí và có lãi là vấn đề không đơn giản. Như thế, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng vòng quay vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, giảm lượng tồn kho, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn, bên cạnh đó còn tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí hư sản phẩm do lâu ngày...góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi. Ngược lại, nếu công tác này diễn ra chậm chạp, yếu kém sẽ kéo đà chu kỳ sản xuất làm chi phí sử dụng vốn kém hiệu quả và gây ra những thiệt hại to lớn như mất thời cơ, cơ hội kinh doanh...thậm chí làm toàn bộ quá trình đầu tư sản xuất trở nên vô ích, lãng phí. Sản phẩm được tiêu thụ nghĩa là doanh nghiệp đi đúng hướng, từng bước thực hiện được mục tiêu của mình. Chứng tỏ sản phẩm sản xuất và tiêu thụ về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, từng bước cạnh tranh để thấy và khẳng định chính mình, hoạch định chiến lược, phát triển sản xuất kinh doanh với bước đi đầy sáng tạo.

Bộ giáo dục đào tạo trờng đại học kinh tế quôc dân chuyên đề tốt nghiệp đề tài: số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Tổng công ty than việt nam Giáo viên hớng dẫn Ngô kim Sinh viên ngun hun thu Líp cn 42b Hµ néi - 2004 10

Ngày đăng: 29/07/2013, 10:57

Hình ảnh liên quan

* Mô hình tổ chức sản xuất và quy trình sản suất than: - một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

h.

ình tổ chức sản xuất và quy trình sản suất than: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 1. Cơ cấu nhu cầu năng lợng của Việt Nam (%) - một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

Bảng 1..

Cơ cấu nhu cầu năng lợng của Việt Nam (%) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2. Khối lợng than thơng phẩm xuất khẩu của VN. - một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

Bảng 2..

Khối lợng than thơng phẩm xuất khẩu của VN Xem tại trang 34 của tài liệu.
5. Đánh giá chung về công tác tiêu thụ than của Tổng công ty than Việt Nam. - một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

5..

Đánh giá chung về công tác tiêu thụ than của Tổng công ty than Việt Nam Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế (đ.v.1000t) - một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty than việt nam

ng.

Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế (đ.v.1000t) Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan