Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

60 901 10
Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

- -Sau khi được học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế & Quản lý-TrườngĐHBK Hà Nội,với rất nhiều những kiến thức trên sách vở đã học được thì việc thựctập tốt nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm quen với thực tế và phần nàogiúp chúng em dần làm quen với các công việc tại các doanh nghiệp.

Là sinh viên chuyên ngành tài chính – kế toán, đợt thực tập tốt nghiệp này đãgiúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu và nắm vững vềchức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệpcũng như một số nghiệp vụ chính của hệ thống này trong thực tiễn.

Qua quá trình liên hệ thực tập em đã được thực tập tại phòng tài chính kếtoán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.Trong thời gian thực tập tại công tyem đã phần nào nắm bắt được sơ bộ về những nét chính của công ty, tìm hiểu về hệthống kế toán, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu sơbộ về tình hình tài chính của công ty qua phân tích các báo cáo tài chính.Sau đợtthực tập này, em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, có đượcnhững kinh nghiệm thực tiễn ban đầu để sau khi ra trường, đi làm, không khỏi bỡngỡ với công việc tại các doanh nghiêp.

Theo hướng dẫn của khoa, nội dung báo cáo của em gồm có 4 phần: Phần I : Giới thiệu khái quất về doanh nghiệp.

Phần II : Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp PhầnIII :Phân tích hoạt động tài chính- kế toán của doanh nghiệp.

Phần IV : Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu của mình, em luôn nhận được sự chỉbảo, giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thu Giang – Giảng viên khoa Kinh tế và quản lývà các cô chú, anh chị ở phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần nhiệt điệnNinh Bình.

Do thời gian thực tập cũng như trình độ nhận thức có hạn nên khả năng tổnghợp và giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế tại công ty cũng chỉ ở mức độnhất định nên báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongđược sự chỉ bảo thêm của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toáncủa công ty để em có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!!!

Hà Nội ngày 20/02/2009 Sinh viên : Dương Văn Hà

HF: 0984181498

Trang 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH

Tên giao dịch : Ninh Binh Thermal Power Joint-Stock CompanyTên viết tắt : NBTPC

Địa chỉ : Đường Hoàng Diệu - Phường Thanh BìnhThành phố Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình.Điện thoại : 030.3871.167

Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc thiết kế, chế tạo thiếtbị, lắp ráp và được khởi công xây dựng từ ngày 15/3/1971 với tổng số vốn đầu tư93.671.016VNĐ.

Ngày 27/4/1971 Ban chuẩn bị dự án sản xuất được thành lập theo quyết địnhsố 122QĐ/NCQ/LKT do Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký.

Ngày 20/5/1972 máy bay Mỹ đánh phá trực tiếp vào Công ty chính và toànbộ công trường làm hư hỏng toàn bộ tổ máy số 1 đang lắp đặt.

Trang 3

Tháng 3/1973 (sau hiệp định Paris) công trường xây dựng Công ty được tiếptục thi công trở lại.

Ngày 17/01/1974 Bộ trưởng Bộ điện và than Nguyễn Hữu Mai ký quyết địnhsố 119/ĐT-NCQLKT về việc thành lập Công ty nhiệt điện Ninh Bình.

Tháng 10/1997 Công ty thực hiện phục hồi xong thiết bị của 4 tổ lò máy Từ

năm 1997 đến năm 2002 Công ty thực hiện “Dự án khắc phục ô nhiễm môi trườngkhí quyển và môi trường nước bãi xỉ”.

Đến năm 1990 Công ty đánh giá lại theo chế độ của nhà nước ban hành vớivốn đầu tư là 115 tỷ đồng Thiết bị gồm có 4 tổ lò máy hợp bộ với công suất địnhmức là: 100.000 KW, sản lượng điện bình quân năm là 600 triệu KWh với tổng sốcán bộ công nhân viên lúc bấy giờ là 850 người.

Sau gần 30 năm (tính đến năm 2002) vận hành và khai thác triệt để năng lựcsản xuất, các thiết bị xuống cấp rất nhiều, hay bị hư hỏng, ô nhiễm môi trường ngàycàng nặng.v.v…

Ngày 29/4/1998 đã hoàn thành công trình xây lắp ống khói mới cao 130m.Tháng 5/1998 các thiết bị lọc bụi tĩnh điện lần lượt được lắp đặt.

Ngày 08/01/2002 kết thúc lắp đặt cả 4 bộ khử bụi tĩnh điện có hiệu suất lọcbụi đạt trên 99,1% và đưa vào vận hành.

Tính đến ngày 31/12/2003 Công ty đã phát lên lưới điện quốc gia11.726.842.336 KW điện Tính trung bình mỗi năm Công ty phát được trên 400triệu KW điện Đỉnh cao sản lượng điện được phát ra là vào năm 2003 với 681 triệuKW.

Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số BCN-TCCB chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện NinhBình, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực ViệtNam.

13/2005/QĐ-Ngày 29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN vềviệc phê duyệt phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thànhCông ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.

Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lầnđầu ra bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán : Hà Nội

Ngày 11/12/2007, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điệnNinh Bình đã được tổ chức tại Hội trường Công ty Đại hội đã nhất trí thực hiệnđăng kí niêm yết và giao dịch cổ phiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịchChứng khoán Hà Nội Đại hội ủy quyền cho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiệnchủ trương và thời điểm niêm yết.

Trang 4

Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo môhình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 doSở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp

Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã vinhdự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danhhiệu và phần thưởng cao quý:

 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003

 Huân chương Lao động Hạng hai năm 1978, 1986, 1997 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1975, 1982

 Huân chương Chiến công Hạng ba năm 1990 Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2006 Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn 2007

 Cờ thi đua xuất sắc tỉnh Ninh Bình năm 2006

 Giải nhất giải thưởng Vifotech về ứng dụng khoa học công nghệ năm2003

 Giải thưởng môi trường của Bộ TNMT năm 2005 Giải thưởng thương hiệu xanh bền vững năm 2008

Cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua xuất sắc Đây là nhữngphần thưởng xứng đáng công nhận những nỗ lực và cố gắng to lớn của toàn thể cánbộ công nhân viên Công ty trong suốt những năm qua.

Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, với tốc độ phát triển kinh tế cao,trong đó nhu cầu về điện phục vụ cho nền kinh tế rất lớn, nhất là giai đoạn 2005-2020 Trước tình hình đó Tổng công ty điện lực Việt Nam đã đề nghị và được chínhphủ cho phép mở rộng Công ty điện Ninh Bình thêm một tổ máy với công xuất300MW.

1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp

Công ty hoạt động với quy mô là doanh nghiệp lớn của tập đoàn điện lựcViệt Nam, dây chuyền công nghệ được của Trung Quốc và luôn được đổi mới kịpthời, và tổng số nhân viên hiện tại của công ty là trên 1000 người

Hiện nay công ty đang trên đà phát triển với doanh thu hàng năm đạt trên100 tỷ đồng, là một trong những công ty hàng đầu của tập đoàn điện lực Việt Nam

Trang 5

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình là đơn vị sản xuất điện năng, cungcấp cho lưới điện quốc gia theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam Sảnphẩm của công ty là KWh điện, sản phẩm sản xuất ra phát lên thanh cái để hòa vàolưới điện quốc gia, không có sản phẩm tồn kho, không có dự trữ.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007, ngành nghề kinh doanh củaCông ty bao gồm:

 Sản xuất điện năng;

 Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện;nhiệt, cơ, công trình kiến trúc công ty điện;

 Lắp đặt hệ thống điện (đường dây và trạm biến áp); Sản xuất đất đèn, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng; Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; Đầu tư tài chính xây dựng các dự án nguồn điện; Kinh doanh bất động sản;

 Lập dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án xây dựng; tư vấn, giám sát thicông lắp đặt công trình;

 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửachữa các thiết bị công ty điện;

 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

1.3 Quy mô sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp.

1.3.1 Quy mô sản xuất.

Tổng công ty điện lực Việt Nam quyết định từ ngày 01/07/2005 Công ty thựchiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thịtrường, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất nhiều điện cung cấp lên lưới điện quốc giatheo kế hoạch của công ty

Công nghệ sản xuất của Công ty là một quy trình khép kín, chính vì vậy màCông ty bố trí công nhân vận hành theo 3 ca, 5 kíp đảm bảo sản xuất liên tục 24/24giờ Mỗi ca vận hành có một trưởng ca quản lý phụ trách toàn bộ quá trình sản xuấtcủa Công ty.

Trang 6

Trang thiết bị gồm 4 tổ lò máy, các trạm cao thế, hạ thế điện, hệ thống truyềntải điện, hệ thống chuyền tải nhiên liệu bằng băng tải đưa than vào lò vận hành antoàn, liên tục, không có thời gian gián đoạn.

Căn cứ vào sản lượng điện sản xuất, TSCĐ của Công ty, trình độ cơ giới hoátừ năm 2000 trở về trước được xếp hạng doanh nghiệp loại một Từ đầu năm 2001đến nay xếp hạng doanh nghiệp loại hai.

1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT

* Nguyên lý hoạt động : Nhiên liệu chính của công ty là than cám 4b và than cám 5,

mua tại Quảng Ninh được vận chuyển bằng đường thuỷ do Tổng Công ty đường sôngMiền Bắc đảm nhận, về cảng công ty được 3 cẩu DEK 251 bốc từ xà lan đưa vào khochứa than khô hay đưa thẳng vào máy nghiền

Nhà chứa than có diện tích 4.920 m2 với lượng dự trữ cao nhất gần 60.000 tấn, từđây nhờ hệ thống băng tải vận chuyển vào máy nghiền

Hệ thốngkích thích

Máy phátđiện

Máy biến áp(tăng áp)Hệ thống điện tự

dùng(phục vụ cho SX)

Hệ thống làmmát MF

NướcsôngLò hơi Hệ thống

sử lýnướcThan cám

Bao hơi

Hệ thống sấyhơi (hơi khô)

Tuốc bin hơi(quay sinh công)Bình

ngưng hơiHệ thống

nước tuầnhoàn

Lưới điện(35KV + 110KV)

Trang 7

Trước khi đưa than vào buồng lửa, than được nghiền thành bột nhờ hệ thống nghiền (mỗi lò có 2 hệ thống máy nghiền ) , than phun vào trong buồng lửa cháy sinh nhiệttruyền vào đường ống sinh hơi, nước trong đường ống sinh hơi biến thành hơi bão hoàđưa lên bao hơi

Qua hệ thống phân ly trong bao hơi và các giàn ống quá nhiệt tạo thành hơi quá nhiệtcao áp xuất 35 – 40 Kg/Cm2 nhiệt độ 450oC và được chuyển qua đường ống sangTURBINE

Khi sang TURBINE hơi quá nhiệt có 1 năng lượng rất lớn làm quay TURBINE vớitốc độ 3.000 vòng / phút và kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng có điện áp6.300 V, qua máy biến áp nâng lên điện áp 110.000 KV cấp lên hệ thống lưới điện QuốcGia và điện 35.000 KV cấp điện cho khu vực tỉnh Ninh Bình và một số tỉnh lân cận Hơi quá nhiệt sau khi sinh công trong TURBINE được ngưng tụ thành nước nhờbình ngưng tụ sau đó được đưa trở lại lò hơi và tiếp tục nhận nhiệt trong buồng lửa tạothành hơi quá nhiệt đưa sang TURBINE để sinh công tạo thành một chu trình tuần hoànkhép kín

1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

1 4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp:

Hiện nay, công ty có hệ thống sản xuất đã hoạt động từ nhiều năm nay, và đãphát huy tốt năng lực sản xuất của hệ thống thiết bị Dây chuyền sản xuất được nhậptừ Trung Quốc, quá trình sản xuất liên tục.

Tổ chức hệ thống sản xuất ở công ty được chuyên môn hóa khá rõ ràng theokiểu Công ty – Phân xưởng.

Cả công ty là một khối sản xuất khép kín bao gồm các phòng ban quản lý cótừng chức năng riêng, các phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa

Các bộ phận này có quan hệ mật thiết và hỗ trợ, bổ sung cho nhau từ nguyênvật liệu đầu vào tới sản xuất sản phẩm đầu ra cuối cùng, sản xuất theo hình thứcchuyên môn hóa các bộ phận theo dây chuyền sản xuất liên tục, chu trình khép kín.

1.4.2 Kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp

Kết cấu sản xuất đơn giản, có một bộ phận sản xuất phụ Các phân xưởng sảnxuất cũng chính là bộ phận sản xuất chính của công ty

Trang 8

1.5.Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

1.5.1 Cấp quản lý của doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình được tổ chức theo môhình trực tuyến chức năng Công ty có 4 cấp quản lý:

Quản lý cấp cao bao gồm : Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc và phó tổng giámđốc của công ty.

Quản lý cấp trung gian : Trưởng , phó phòng các phòng banQuản lý cấp cơ sở : Quản đốc phân xưởng.

Nhân viên thừa hành : Tổ trưởng sản xuất.

Công ty nhiệt điện Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộctổng công ty điện lực Việt Nam được tổng công ty điện lực Việt Nam giao vốn, cócon dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định Từ ngày 01/07/2005 Công ty thựchiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thịtrường Công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam và luật doanh nghiệp nhà nước.

1.5.2 Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị –Tổng Giámđốc - Phó tổng giám đốc - 7 phòng chức năng - 5 phân xưởng, đội sản xuất chínhvà 1 đơn vị sản xuất phụ (thể hiện ở sơ đồ số 2 dưới đây).

Trang 9

Sơ đồ 1.2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.

(Nguồn : Phòng tổ chức - Website http://nbtpc.com.vn )

P TÀI CHÍNHKE TOÁN P KẾ HOẠCH

VẬT TƯPHÒNG TT

BV-PCP TỔ CHỨC

LAO ĐỘNGVĂN PHÒNG

BAN KIỂMSOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐỒNG

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐCCÔNG TY

PHÒNG TỔNGHỢP DỰ ÁN

P.TGĐ PHỤTRÁCH DỰ ÁN

PHÂN XƯỞNG HÓAP/X ĐIỆN -

KIỂM NHIỆTP/X SỬA CHỮA

CƠ - NHIỆTPHÂN XƯỞNG

NHIÊN LIỆUPX VẬN HÀNH

LÒ - MÁYPHÒNG KỸ THUẬT

AN TOÀN

P.TGĐ PHỤTRÁCH SẢN XUẤT

SẢN XUẤT PHU

Trang 10

1.5.3Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bìnhđược tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng.

Do tính chất công việc của mỗi phòng ban, phân xưởng khác nhau do đóchức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đó cũng khác nhau Để phân công tráchnhiệm được rõ ràng cần phân định chức năng, nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tấtcả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền ĐHĐCĐ cócác quyền sau:

- Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàngnăm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên;

- Quyết định số lượng thành viên của HĐQT;

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQTbổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành;

- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.

Hội đồng quản trị

Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên HĐQT là cơ quan có đầy đủquyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyềnthuộc ĐHĐCĐ HĐQT có các quyền sau:

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;

- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đíchchiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát, chỉ đạo hoạt động của Ban TổngGiám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báocáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phươnghướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng nămcủa Công ty trình ĐHĐCĐ;

- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;

- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.

Trang 11

Ban kiểm soát

BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọihoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty BKS chịu tráchnhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền vànghĩa vụ của Ban:

- Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợplý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm traviệc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời cóquyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tớihoạt động kinh doanh, hoạt động của của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc;

- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cầnthiết;

- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.

Ban Tổng Giám đốc Công ty

Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổnhiệm Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:

- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theonghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty vàtuân thủ pháp luật;

- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sảnxuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty;

- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối vớiPhó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đạidiện và các cán bộ quản lý khác của Công ty;

- Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của phápluật;

- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu tráchnhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất choCông ty;

- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kếhoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;

- Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

Khối các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ bao gồm

- Văn phòng: Thực hiện các chức năng Hành chính - Quản trị - Đời sống - Y tế và

công tác thi đua khen thưởng.

Trang 12

- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu thực hiện các chức năng về công tác tổ

chức, cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách.

- Phòng Thanh tra - Bảo vệ - Pháp chế: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công

tác Thanh tra; giữ gìn an ninh trật tự và công tác Pháp chế, thường trực công tác tựvệ quân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Tham mưu và thực hiện các chức năng kế hoạch, quản

lý cung ứng vật tư, nhiên liệu, xuất nhập khẩu thiết bị, các chức năng kinh doanhkhác.

- Phòng Kỹ thuật An toàn: Tham mưu và thực hiện các chức năng quản lý kỹ

thuật, kỹ thuật an toàn - BHLĐ, quản lý môi trường và công nghệ thông tin phục vụsản xuất - kinh doanh của Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu và thực hiện các chức năng quản lý tài

chính - vốn, thống kê - kế toán.

- Phòng Tổng hợp dự án: Là đơn vị tham mưu thực hiện công tác quản lý dự án

xây dựng Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1.

Khối các đơn vị sản xuất:

Là các đơn vị sản xuất thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa toàn bộ cácthiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất điện cũng như các thiết bị phục vụ phụtrợ có liên quan, gồm 05 phân xưởng sản xuất chính và 1 xưởng sản xuất phụ.

- Phân xưởng Vận hành lò máy : Thực hiện công tác hiệu chỉnh để đảm bảo các lò

ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời phải đảm bảo sửa chữa lớn và nhỏ cácthiết bị để đảm bảo sản xuất an toàn và liên tục.Tổ chức và thực hiện tốt công táchiệu chỉnh máy để nâng cao hiệu xuất của máy và phải thực hiện tốt công tác sửachữa lớn, nhỏ theo kế hoạch Công ty giao.

- Phân xưởng Nhiên liệu : Có nhiệm vụ quy hoạch bến bãi, kho tàng sao cho đủ

lượng than cung cấp cho lò theo phương thức sản xuất công ty giao đồng thời phảiđảm bảo khâu bốc dỡ, phân phối và truyền tải than.

- Phân xưởng Sửa chữa Cơ - Nhiệt : Gia công chế tạo các chi tiết để thay thế, sửa

chữa nhỏ cho Công ty

- Phân xưởng Điện - Kiểm nhiệt : Tiếp nhận điện 6,3KV nâng lên 35KV và

110KV hoà vào mạng lưới điện quốc gia Quản lý, bảo dưỡng và khai thác có hiệuquả hệ thống thông tin điện thoại của Công ty Tổ chức quản lý các thiết bị mẫu,thiết bị thí nghiệm và đảm nhiệm toàn bộ những phần việc về điện của Công ty.

- Phân xưởng Hoá : Phân tích sử lý chất lượng hơi, nước, dầu cung cấp cho hệ

thống vận hành và sửa chữa Xác định các thông số của than, tro, xỉ, nước…

- Xưởng Sản xuất phụ

Trang 13

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất linh hoạt, mỗi phòng ban, phânxưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng trong các lĩnh vực sản xuất, phân phốiđiện của mình,qua đó giúp cho việc SXKD của toàn công ty cổ phần nhiệt điệnNinh Bình đạt hiệu quả cao nhất.

PHẦN II : PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINHDOANH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.

2.1.Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing.

2.1.1 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ.

Để xem xét, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta xem xét tìnhhình sản xuất, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chi tiêu giá thành củaCông ty qua một số năm

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công ty qua một số năm.

= 1,046 hay 104,6% vượt 4,6% so với kế hoạch.Năm 2006: Đạt 102% vượt 2% so với kế hoạch.

Năm 2007: Đạt 103,2% vượt 3,2% so với kế hoạch.

Các chỉ tiêu “xuất tiêu hao than tiêu chuẩn”, “xuất tiêu hao dầu” và “điện tựdùng” đều liên tục thực hiện tốt vượt kế hoạch (thấp hơn mức kế hoạch cho phép).Đây là nhân tố quan trọng để Công ty đạt giá thành 1KWh điện thấp.

* Chỉ tiêu xuất tiêu hao than tiêu chuẩn:

Năm 2005 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được:612,9 - 625 = -12,1(g/kwh)

Năm 2006 tiết kiệm được: -19,51g/kwh.Năm 2007 tiết kiệm được: -6,5g/kwh.

* Chỉ tiêu xuất tiêu hao dầu đốt lò:

Năm 2005 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được:0,486 - 1,5 = -1,014g/kwh

Trang 14

Năm 2006 tiết kiệm được -0,935g/kwh.Năm 2007 tiết kiệm được -0,3g/kwh.

* Chỉ tiêu điện tự dùng kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch:

Năm 2005: 1,36%.Năm 2006: 1,16%.Năm 2007: 1,734%.

* Chỉ tiêu tổng chi phí trực tiếp đã thực hiện giảm so với kế hoạch:

Năm 2005: 18.794 triệu.Năm 2006: 27.378 triệu.Năm 2007: 944 triệu.

* Chỉ tiêu giá thành đơn vị:

% Hoàn thành kế hoạch năm 2005 = 10086,1%56

Năm 2006 cao hơn so với năm 2005: 337,54 - 307,07 = 30,47đ/kwh.Năm 2007 cao hơn năm 2006: 435,09 - 337,54 = 97,55đ/kwh.Đó một phần là do hàng năm Chính phủ có quyết định tăng giá than nên làmcho chi phí nhiên liệu tăng lên mà chi phí nhiên liệu dùng cho sản xuất điện lạichiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành điện (khoảng gần 70% trong giá thành).

Qua phân tích ở trên ta thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sảnxuất kinh doanh, thực hiện tốt chỉ tiêu mà Tập đoàn điện lực giao cho Làm đượcđiều đó là do Công ty đã tận dụng tốt khả năng sản xuất của đơn vị, việc quản lý cóhiệu quả thúc đẩy năng lực sản xuất của người lao động Giá bán điện trong năm làcố định, để cho việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng trưởng, công tyluôn chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tốt nhất.

2.1.2 Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và các đốithủ cạnh tranh.

Công ty mới chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phầnnên hoạt động marketing chưa được chú trọng, trong thời gian tới với cơ chế hoạtđộng linh hoạt của Công ty cổ phần thì hoạt động Marketing sẽ được thúc đẩy vànằm trong một phần kế hoạch của Công ty

Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình là 1 trong 14 đơn vị sản xuất và phátđiện của cả nước gồm 4 tổ lò hơi với công suất 100.000 KW, cung cấp điện cho cáctỉnh phía bắc như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá.

Lĩnh vực điện hiện đang có nhiều tiềm năng do thực trạng nhu cầu tiêu dùngđiện phục vụ sinh hoạt của dân chúng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế rất cao

Trang 15

nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến lĩnh vực này.Hiện nay,nhiều tập đoàn, tổng công ty thuộc khối nhà nước và ngoài nhà nước đã tiến hànhđầu tư vào sản xuất điện như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệpThan và Khoáng sản Việt Nam, các tổng công ty như Tổng công ty Sông Đà và cácdự án đầu tư theo cơ chế BOT, IPP.

Hơn nữa, ngoài các lĩnh vực sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, thủyđiện, các nguồn năng lượng khác cũng đang được nghiên cứu, khai thác để sản xuấtđiện như điện khí, phong điện, điện sử dụng năng lượng mặt trời, địa nhiệt, điệnsinh khối, điện hạt nhân

Sự tham gia của các thành phần vào sản xuất điện sẽ tạo ra thị trường sảnxuất điện cạnh tranh, một phần theo Quy hoạch phát triển ngành Điện, một phần dolợi ích lớn khi đầu tư vào ngành Điện Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tiềm tàngđến lợi thế cạnh tranh của Công ty và từ đó đòi hỏi Công ty phải có những điềuchỉnh chiến lược thích hợp để thích nghi với môi trường canh tranh ngày càng tăng.

2.2 Phân tích lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 30/06/2008 là 990 người trong đó có Lao động phân loại theo trình độ và độ tuổi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2 :Bảng cơ cấu lao động(tại ngày 30/6/2008)*)Theo trình độ:

Trình độSố lượng lao động(Người)Tỷ lệ(%)

Trang 16

Công ty tổ chức thời gian làm việc 8h/ngày, 5 ngày/tuần.Đối với cán bộ vàcông nhân trực tiếp sản xuất, Công ty tổ chức sản xuất theo ca, đảm bảo đáp ứngnhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ theo quy định của pháp luật.Khi cóyêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất kinh doanh, các nhân viên Công ty có tráchnhiệm làm thêm giờ Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy địnhcủa Nhà nước và có đãi ngộ thoả đáng cho người lao động.

2.2.2 Tổng quỹ lương kế hoạch và thực tế

Tổng quỹ lương kế hoạch của công ty trong năm 2007:Bảng 2.3 : Số lao động kế hoạch năm 2007

Danh mụcĐVTKế hoạch 2007

- Lao động phù trợ và phục vụ Người 288

Bảng 2.4 : Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2007:ĐVT : Triệu đồng.

Danh mụcSố ngườiTiền lương vàthưởng VHAT

914 người x 450.000đ x 12 tháng = 4.935.600.000đ

Trang 17

CHI TIẾT :

Lương tối thiểu của quốc gia : LQG = 540.000đ

Hệ số lương điều chỉnh của công ty đề nghị là : Kđc = 1,34Hệ số lương tối thiểu của công ty là : K = (1+Kđc) = 2,34

Lương tối thiểu của công ty là : LTTCT= 540.000(1+1,34) = 1.263.600đ

Hệ số lương bình quân toàn công ty : = 3,33Hệ số phụ cấp lương bình quân toàn công ty : = 0,15

 Lực lượng vận hành:

- Hệ số lương cấp bậc bình quân: 3,39- Số lao động vận hành(theo định mức): 450 người

a) Tiền lương cấp bậc cả năm:

1.263.600đ x 3,26 x 450 người x 12 tháng = 22.244.414.400đb) Phụ cấp ca khuya:

1.263.600đ x 3,26/22 x 32448 công x 30% = 1.822.693.834đc) Thưởng vận hành an toàn:

1.263.600đ x 3.26 x 450 người x 12 tháng x 20% = 4.448.882.880đ

=)) Cộng (a +b + c) = 28.515.991.114đ

* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)

540.000đ x 3.26 x 450người x 12 tháng x 17% = 1.616.047.200đ* Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)]

28.515.991.114 x 2% = 570.319.822đ

 Lực lượng phụ trợ và phục vụ:

- Hệ số lương cấp bậc bình quân : 3,49- Số lao động phụ trợ và phục vụ : 288 người

a) Lương cấp bậc cả năm số LĐ phụ trợ và phục vụ:

1.263.600đ x 3,36 x 288 người x 12 tháng = 14.673.125.376đb) Phụ cấp trách nhiệm:

540.000đ x 0,1 x 28 người x 12 tháng = 18.144.000đc) Thưởng vận hành an toàn:

1.263.600đ x 3,36 x 267 người x 12 tháng x 20% = 2.720.641.997 đd) Phụ cấp ca khuya:

1.263.600đ x 3,36/22 x 4.056 công x 30% = 234.825.586đ

=)) Cộng (a + b + c + d) = 17.646.736.959đ

* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)

540.000đ x 3,36 x 288 người x 12 tháng x 17% = 1.065.996.288đ* Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)+(d)]

Trang 18

a) Tiền lương cấp bậc cả năm:

1.263.600đ x 3,72 x 112 người x 12 tháng = 6.317.595.648đb) Phụ cấp chức vụ:

540.000đ x 0,4 x 11 người x 12 tháng = 28.512.000đ540.000đ x 0,3 x 21 người x 12 tháng = 40.824.000đ Cộng : = 69.336.000đc) Thưởng vận hành an toàn:

1.263.600đ x 3,72 x 67 người x 12 tháng x 20% = 755.855.194đ

* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)

540.000đ x 3,72 x 112 người x 12 tháng x 17% = 458.970.624đ * Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)]

7.142.786.842đ x 2% = 142.855.737đ

 Quỹ tiền lương: 53.305.514.915đ

Trong đó : Thu nhập bình quân : 5.226.031đ/ng/th- Tiền lương : 45.380.134.845đ

- Thưởng VHAT : 7.925.380.070đ

 BHXH 15%+BHYT 2%: 3.141.014.112đ Kinh phí công đoàn 2%: 1.066.110.298đ

TỔNG CỘNG : 57.512.639.325đ

Tổng quỹ lương thực tế của công ty trong năm 2007 (*):Bảng 2.5 Số lao động năm 2007

Danh mụcĐVTNăm 2007

- Lao động phù trợ và phục vụ Người 288

Bảng 2.6 : Quỹ tiền lương năm 2007:ĐVT : Triệu đồng.

Danh mụcSố ngườiTiền lương vàthưởng VHAT

Thu nhập bình quân : 5.423.334đ/người/tháng

Tiền ăn ca:

900 người x 450.000đ x 12 tháng = 4.860.000.000đ

(*) : Công thức tính lương được trình bày trong mục 2.2.3

2.2.3 Cách thức trả lương, đơn giá lương của công ty.

Trang 19

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương kết hợp việc trả lươngthời gian và lương khoán.

Việc hạch toán thời gian lao động của Công ty được thể hiện trên bảng chấmcông do các tổ, phân xưởng, phòng ban theo dõi tình hình ngày làm việc thực tế củacông nhân viên; được phòng tổ chức xác nhận sau đó chuyển cho kế toán tiềnlương Trên cơ sở bảng chấm công đã được duyệt, kế toán tiền lương làm căn cứ đểtính tiền lương cho công nhân viên trong Công ty.

Hạch toán kết quả lao động của Công ty được thể hiện ở bảng nghiệm thu kếtquả hạng mục công trình, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.

Do đặc điểm riêng vốn có của ngành điện là sản xuất theo dây truyền khépkín nên việc chi trả lương được phân theo chức danh nghề nghiệp của công nhân.Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng vàtính các khoản phải trích theo quy định, các khoản giảm trừ theo lương như: Điện,nước, BHXH, BHYT, KPCĐ Khi đó kế toán áp dụng các tài khoản sau:

TK154 (1541231) : Công nhân vận hành là người trực tiếp sản xuất điện.TK627 (62711) : Nhân viên phân xưởng.

TK642 (64211) : Cán bộ quản lý.

Cách tính lương:

* Hình thức trả lương thời gian:

Lương thời Lương nền x hệ số cấp bậc

Do tính chất của công nghệ sản xuất theo dây truyền khép kín nên không cóthời gian ngừng nghỉ Vì vậy bên cạnh tiền lương chính, người lao động trong Côngty còn được hưởng các khoản phụ cấp như: Phụ cấp ca 3, phụ cấp khu vực, phụ cấptrách nhiệm.

+ Phụ cấp ca 3:

Phụ cấp Lương nền x hệ số cấp bậc ca 3 22

Trong đó: - Hệ số ca 3 được xác định với:

Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm điện: 40% Công nhân sửa chữa trực ca đêm: 30%.

+ Phụ cấp trách nhiệm: Công ty chia phụ cấp trách nhiệm thành 3 loại:

Trưởng phòng, quản đốc : 0.4%.Phó phòng, phó quản đốc : 0.3%.Tổ trưởng sản xuất : 0.1%.

Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x Lương nền Công ty.

+ Phụ cấp khu vực: Vì có độc hại do bụi, khói thải ra ở Công ty trong quá

trình sản xuất nên cán bộ công nhân viên được hưởng mức lương phụ cấp là 10%.

Phụ cấp khu vực = 10% x Lương nền Công ty.

x Số công thực tế

Số công ca 3 x Hệ số ca 3x

Lương thời gian và nghỉ

Trang 20

* Hình thức trả lương khoán (lương theo sản phẩm):

Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm công việc đã hoàn thànhquy định và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm công việc đó.

Việc quyết toán theo sản phẩm cho cán bộ công nhân viên xuất phát từ quyếtđịnh đại tu (sửa chữa lớn) của công ty giao cho đơn vị phân xưởng, tổ ,đội Căn cứvào bảng quyết toán ngày công do phân xưởng,tổ,đội.gửi lên, kế toán tiến hànhthanh toán và trả lương cho công nhân viên, căn cứ vào số lượng công nhân phụchồi đại tu, các khoản phụ cấp của công nhân đó để tính và trả lương Căn cứ quantrọng nhất là “Bản nghiệm thu thiết bị máy móc sau sửa chữa, đại tu” và bảng chấmcông số công nhân thực tế đại tu.

Lương khoán = Đơn giá ngày công x Số công định mức

Trong đó : Đơn giá do Tổng công ty điện lực Việt Nam xây dựng như sau:Lương ngày = ( Lương tối thiểu x Hệ số lương ) : 22

Hệ số không ổn định = 10% lương ngàyPhụ cấp khu vực = 10% Ltt / 22Phụ cấp độc hại = 10% Ltt / 22

Số công định mức được xác định theo sổ tay định mức lao động* Kế toán BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn

- Bảo hiểm xã hội ( TK 3383) trích 15% Công ty tính như sau :

= Tổng hệ số lương cấp bậc BQ toàn công ty x Số CN x Lương tối thiểu x 15%.Hàng tháng Công ty tiến hành tạm trích theo công thức trên Cuối năm, lấy tổng số phảinộp của sản xuất chính trừ đi số tạm trích 11 tháng còn lại là số trích tháng 12.

Cụ thể Tháng 12/2007 , số phải trích BHXH 15% cho bộ phận trực tiếp SX:Căn cứ vào số phân bổ trên kế toán ghi :

Nợ TK 154 (15411232) : 147.639.400 đ Có TK 338 (3383) : 147.639.400 đ

- Bảo hiểm y tế : (TK 3384 )Trích 2% và phân bổ tương tự như BHXH

Số trích tháng 12 là 27.290.300

Phân bổ cho công nhân trực tiếp = 19.685.300 Cho nhân viên phân xưởng = 1.755.000 Cho nhân viên quản lý = 5.850.000

Căn cứ vào số liệu trên kế toán ghi : Nợ TK 154 (15411232) : 19.685.300 Có TK 338 ( 3384 ) : 19.685.300

- Kinh phí công đoàn ( TK 3382 ) Trích = 2% theo lương thực trả

Số trích trong tháng = Tiền lương thực trả ( từng đối tượng ) x 2%Tháng 12/2007 tập hợp 2% trích kinh phí công đoàn cho các đối tượng như sau :

Tổng tiền lương của cán

bộ công nhân viên

Các khoản phụ cấp

Vậy đơn giá nhân công = Tổng tiền lương ngày + Các khoản phụ cấp lương ngày

Trang 21

- Công nhân trực tiếp : 126.154.600- Nhân viên phân xưởng : 21.716.200- Nhân viên quản lý : 39.432.200 - - Cộng 187.303.000

Kế toán căn cứ vào số tiền phân bổ cho từng đối tượng sử dụng như trên, tiến hànhđịnh khoản :

Nợ TK 154 (15411232 ) : 126.154.600 Có TK 338 (3382 ) : 126.154.600

Kế toán phải thu , phải trả kiểm tra số liệu của phần mình phụ trách trên sổ chi tiết , sổcái , tổng hợp đối ứng tài khoản 3382, 3383, 3384, và “sổ nhật ký chung” , kế toán giáthành tiến hành đối chiếu với các số liệu tương ứng trên tài khoản mình phụ trách

2.3 Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định.

2.3.1 Nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty cần rất nhiều nguyên vật liệu,nhiên liệu và công cụ dụng cụ lao động, mỗi loại có vai trò công dụng khác nhaumuốn quản lý chặt chẽ và hạch toán chính xác vật liệu thì cần phải tiến hành phânloại vật liệu Căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệucủa công ty được chia ra:

* Nhiên liệu: Gồm than và dầu đốt lò.

- Than: Gồm 04 loại: Than cám 4, than cám 5, than cốc, than đá được dự trữ

để phục vụ sản xuất trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên.

- Dầu: Để phục vụ sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, Công ty

luôn dự trữ một lượng dầu nhất định để phục vụ cho sản xuất khoảng 700 tấn (gồm :Mazut (F0), Điêzen (D0), Xăng A72, Xăng A92.

Than và dầu (F0) do Tổng công ty cấp và chịu trách nhiệm hợp đồng mua vớibên bán.

Ngoài 2 loại nhiên liệu chính than và dầu , Công ty còn sử dụng các loạinguyên vật liệu khác:

*Vật liệu phụ: Tuy không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm xong vật liệu

phụ có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty, vật liệuphụ có rất nhiều loại như: sắt, thép, que hàn, các loại đồ điện, sơn, xi măng

Các loại thuộc tạp phẩm như: sách, sổ, bút hoá chất thí nghiệm, hoá chấtcông nghiệp

* Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng của các loại máy móc, thiết bị

mà Công ty sử dụng gồm rất nhiều các loại khác nhau như: van, vòng bi, các loạiphụ tùng thay thế của các loại xe, các loại ống sắt, ống đồng, các động cơ

Trang 22

* Công cụ dụng cụ: Gồm các loại dụng cụ, công cụ phục vụ cho quá trình

sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, bảo hộ lao động (như mũi khoan, áomũ, xà phòng, găng tay )

* Phế liệu thu hồi: Gồm các phế liệu trong quá trình sản xuất đã bị hư hỏng

không còn sử dụng để sản xuất được nữa.

2.3.2 Xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu.

Ở công ty vật liệu, CCDC chủ yếu xuất cho các phân xưởng sản xuất chínhnhư phân xưởng lò, PX máy, PX nhiên liệu, PX cơ khí và một số phòng ban cầnsử dụng.

Để sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý, chặt chẽ phòng kế hoạchkết hợp với các phân xưởng căn cứ vào dự toán các công trình để lập kế hoạchcung cấp vật tư và tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho việc tu sửa đại tucác công trình Công ty chỉ tiến hành cấp phát các loại vật tư có trong kế hoạchcung cấp vật tư hay hạn mức vật tư đã được duyệt.

Nhân viên kinh tế các phân xưởng, phòng ban lập phiếu xuất (mỗi loại vật tưđược lập thành 3 liên) qua quản đốc phân xưởng ký và đưa lên phòng vật tư dotrửơng hoặc phó phòng vật tư ký, đóng dấu mới được xuống kho lĩnh.

Phiếu xuất được lập thành 3 liên:

- 1 liên lưu tại phân xưởng hoặc phòng ban

- 2 liên nhân viên kinh tế mang xuống kho lĩnh, Thủ kho căn cứ vào phiếuxuất xem xét đã đủ thủ tục chưa rồi tiến hành xuất vật tư theo đúng số lượng , chủngloại, quy cách đồng thời ghi vào thẻ kho và gửi lên phòng kế toán 1 bản còn mộtbản lưu tại phòng vật tư.

Tất cả các phiếu xuất căn cứ vào định mức tiêu hao và nhu cầu sử dụng chosản xuất theo đề nghị của các bộ phận sản xuất, phòng vật tư mới tiến hành choxuất kho.

Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ CHỨNG TỪ XUẤT KHO

Ghi chú: Trình tự thủ tục khi phát sinh thủ tục xuất kho

(Nguồn : Phòng Tài chính-Kế toán)

2.3.3 Tình hình tài sản cố định của công ty.

Đơn xin cấp vật tư

Bộ phận sử dụng

Kế toán vật tư

Thẻ kho

Trang 23

TSCĐ ở đây chủ yếu là máy móc thiết bị có công suất trọng tải từ nhỏ đếnlớn , bao gồm nhiều chủng loại, có hàng nghìn mặt hàng khác nhau.Mặt khác doCông ty xây dựng đã lâu trên 30 năm nên một số máy móc thiết bị thuộc dây truyềnsản xuất chính hầu như đã cũ, xuống cấp, đa số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng Đểcông ty tồn tại và phát triển, hàng năm Công ty thường xuyên lập kế hoạch đại tusửa chữa TSCĐ một cách chặt chẽ và sát thực.

Bảng 2.7 : Tình hình trang bị về TSCĐ

ĐVT : VN đồng

NămNguyên giá TSCĐGiá trị HM.TSCĐGiá trị CL.TSCĐTỷ lệ (%) còn lại

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

Công ty được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ trước nên TSCĐ đã cũ,đã được khấu hao nhiều, giá trị còn lại thấp hơn nhiều so với nguyên giá.

Trong những năm qua Công ty đã tiến hành đầu tư, cải tạo lắp đặt thêmnhiều thiết bị mới quan trọng như hệ thống khử bụi tĩnh điện, …Từ đó góp phầnlàm tăng sản lượng điện phát ra, đáp ứng được phương thức vận hành của Tổngcông ty Cụ thể như giá trị TSCĐ tăng 4.82% tương ứng với 8.764.359.159 đồng.Đây là một dấu hiệu tốt, thể hiện sự đi lên và phát triển không ngừng của công ty.

Do TSCĐ ở Công ty có rất nhiều loại, mỗi loại đòi hỏi phải được quản lýriêng Bởi vậy, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, căn cứ vào đặc điểm TSCĐ vàyêu cầu quản lý TSCĐ Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.8: Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kĩ thuật.

ĐVT : VN đồng

STTLoại TSCĐGiá trị ban đầuGiá trị còn lại

1 Nhà cửa vật kiến trúc 35.627.573.610 13.561.925.0362 M.Móc thiết bị động lực 139.713.575.094 29.089.586.3553 Phương tiện vận tải truyền dẫn 8.626.892.454 2.280.615.0894 Thiết bị văn phòng dụng cụ QL 6.644.769.840 3.741.211.141

Tổng cộng190.612.810.99848.673.337.621

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

Bảng 2.9 : Phân loại theo nguồn hình thành.

ĐVT : VN đồng

Nguồn hình thành Nguyên giáHao mòn luỹ kếGiá trị còn lại

Trang 24

Vốn ngân sách 168.654.783.329 129.655.043.581 38.999.739.748Vốn bổ xung 21.958.027.669 12.284.429.796 9.673.597.873

Tổng cộng190.612.810.998141.939.473.37748.673.337.621

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

TSCĐ của Công ty được xây dựng chủ yếu từ những năm 1973, 1974 nênhầu như đã được khấu hao gần hết Tính đến ngày 31/12/2006 TSCĐ của Công tyđạt 190.612.810.998 đồng về nguyên giá, nhưng đã khấu hao được 141.939.473.377đồng, giá trị còn lại đạt 48.673.337.621 đồng Trong tổng số TSCĐ của công ty thìnhóm TSCĐ máy móc thiết bị động lực công tác chiếm phần lớn, chiếm 73,29%.Điều nay cho thấy Công ty rất quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện sản xuấtchính của Công ty.

PHẦN III : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH,KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.

3.1.Hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

3.1.1.Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp

Tập đoàn điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp lớn trải rộng khắp từ Bắctới Nam, từ khâu sản xuất sản phẩm, tiêu thụ là một dây truyền SX Mà trong đóCông ty CP Nhiệt Điện Ninh Bình là một thành viên, chính vì vậy mà Công ty CPNhiệt Điện Ninh Bình là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ Làmột đơn vị hạch toán độc lập, chế độ hạch toán thực hiện theo chế độ hạch toán sổ

“nhật ký chung”.

Phòng kế toán Công ty làm nhiệm vụ hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tếtài chính có liên quan đến hoạt động chung của toàn Công ty, chấp hành nghiêmchỉnh, đầy đủ, đúng đắn các chế độ, thể lệ nghiệp vụ kế toán theo hướng dẫn củaTập đoàn điện Việt Nam và của Nhà nước.

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc là ngày31 tháng 12 năm báo cáo.

Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán là VNĐ.Kỳ kế toán áp dụng là tháng.

Nguyên tắc kế toán: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được sửađổi cho phù hợp với ngành điện theo quyết định số 3891TC/CĐKT ngày 26/4/2001của Bộ tài chính dựa trên hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 và quyết định số167/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày25/10/2000 của Bộ tài chính.

Trang 25

Hiện nay phòng tài chính kế toán có 11 người được đào tạo qua các trườngĐại học, Cao đẳng chuyên ngành tài chính kế toán Phụ trách chung là trưởngphòng, chịu trách nhiệm trước Công ty về tài chính Công việc kế toán của phòngđược bố trí như sau.

Nhiệm vụ của từng kế toán trong bộ máy kế toán của công ty :

- Trưởng phòng kế toán: Là người tham mưu giúp Giám đốc thực hiện luật

kế toán thống kê tài chính, điều lệ sản xuất của công ty và có nhiệm vụ là kiểm soátviên kinh tế nhà nước taị đơn vị.

Trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác hạchtoán, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế trongtoàn bộ công ty, tổng hợp, lập các báo cáo tài chính.

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ xác định đúng các

đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hànhkiểm tra,lập báo cáo.Thay thế trưởng phòng khi vắng mặt, có nhiệm vụ tổng hợp giáthành sản xuất một cách chính xác.Trao đổi, bàn bạc với trưởng phòng để giải quyếtmọi công việc của phòng kế toán, phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình.

Sơ đồ 3.1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

toáncông trìnhKT

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁNKiêm KT tổng hợp

SX phụTRƯỞNG PHÒNG

KẾ TOÁN.SX phụ

&BHXH

Trang 26

GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498

- Kế toán TSCĐ+Thủ quỹ : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số

liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng và hiện trạng giá trị TSCĐ,tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tiếp nhậncác loại vốn bằng tiền Hàng ngày dựa vào lệnh thu chi để cấp phát, lập các tờ kê, sổsách kế toán tiền mặt chuyển qua kế toán tổng hợp ghi chép.

Có nhiệm vụ bảo quản quỹ của công ty, có nhiệm vụ thu chi khi được lệnh chi của Giám đốc và kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý xuất nhập, tồn quỹ tiềnmặt, thu tiền của khách hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt.Gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo đúng quy định.

thu Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại

vật liệu, CCDC cho phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước Tổ chức chứng từ,tài khoản, sổ kế toán phù hợp với công tác hàng tồn kho của công ty để ghi chép,phân loại tổng hợp số liệu và tình hình hiện có, sự biến động tăng giảm của VL-CCDC trong quá trình sản xuất.

- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng thể thức

thanh toán đối với từng khách hàng, hàng hoá cụ thể Đôn đốc thanh toán thu hồikịp thời vốn cho khách hàng cũng như công ty và cung cấp thông tin kinh tế cầnthiết cho bộ phận liên quan và theo dõi kê khai thuế VAT.

- Kế toán TGNH + SX phụ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác tình

hình vốn của công ty tại ngân hàng, giám đốc việc huy động vốn, sử dụng vốn đúngmục đích, có hiệu quả và theo dõi tổng hợp hạch toán SX phụ

- Kế toán công trình đại tu, sửa chữa: Vì công ty liên tục đại tu máy móc

thiết bị với khối lượng công việc lớn và giá trị kinh tế cao do đó phòng kế toán córiêng bộ phận này để chuyên tổng hợp, hạch toán các chi phí liên quan đến côngtrình và thanh quyết toán công trình khi hoàn thành.

- Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời

gian và kết quả lao động của CBCNV, tính toán chính xác để thanh toán đủ, kịp thờitền lương và các khoản liên quan trong toàn công ty, quản lý chặt chẽ việc chi tiêulương Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công, trích nộpBHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan.

3.1.2.Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp.

Công ty đã chọn hình thức “Sổ nhật ký chung” để áp dụng vì đây là hình thức

dễ làm, dễ hiểu, dễ sử dụng thông tin và dễ áp dụng trên máy vi tính.

Sơ đồ 3.2 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC

NHẬT KÝ CHUNG.

SỔ NHẬT KÝĐẶC BIỆT

SỔ (THẺ) KẾTOÁN CHI

CHỨNG TỪGỐC

SỔ NHẬT KÝCHUNG

Trang 27

Ghi chú :

Ghi hàng ngàyGhi định kỳQuan hệ đối chiếu

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình thực hiện hạch toán kế toán trên máy vitính thống nhất chung toàn Tập đoàn điện lực Việt Nam, trình tự ghi chép kế toán ởCông ty như sau:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các kế toán viên tiến hành xử lý chứngtừ (kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, định khoản kế toán, phân loại chứng từ và bổxung những thông tin cần thiết…), sau đó các kế toán viên tiến hành nhập dữ liệuvào máy tính lần lượt theo thứ tự thời gian và theo tứng phần công việc mình phụtrách.

Chứng từ sau khi đã được nhập vào máy theo đúng nội dung, tính chất tàikhoản, máy tính sẽ tự sử lý và cho các thông tin đầu ra là các sổ kế toán, các bảngbiểu kế toán và báo cáo tài chính.

*) Sổ sách, biểu mẫu, chứng từ:

*Hệ thống sổ sách

Công ty sử dụng các tờ kê tập hợp các chứng từ, sổ nhật ký chung, sổcái, bảng tổng hợp chi phí, sổ cái, báo cáo tài chính, ngoài ra công ty còn dùng mộtsố loại sổ khác:

- Sổ kế toán chi tiết.- Sổ kế toán tổng hợp.- Sổ nhật ký đặc biệt.

Cuối kỳ kế toán sau khi hạch toán các công việc ghi sổ và khoá sổ mỗi kếtoán đều in toàn bộ hệ thống sổ sách của tài khoản mình chịu trách nhiệm lưu giữtheo quy định.

-Báo cáo tài chính : báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam theonguyên tắc giá gốc phù hợp hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hànhcủa Việt Nam.

- Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN

Trang 28

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu B02-DN- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu B09-DN

Ngoài ra Tổng công ty điện lực Việt Nam - EVN yêu cầu báo cáo riêng chonghành điện:

- Báo cáo tổng hợp sử dụng điện mẫu 01/THKT

- Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện, mẫu 02/THKT,

* Chứng từ kế toán

Tại Công ty, khi tiến hành sản xuất đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theomẫu chung của Tổng công ty Điện lực trên cơ sở theo quy định chung của Bộ tàichính và các giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng

Hệ thống chứng từ sử dụng cả 2 hệ thống chứng từ- Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.

* Mức độ tin học hóa :

Hiện nay Công ty áp dụng hạch toán toàn bộ trên phần mềm “FMIS” do trung tâm

công nghệ thông tin - Tập đoàn điện lực Việt Nam lập trình Hệ thống máy vi tínhđược nối mạng từ các phân xưởng tới các phòng ban chức năng và với Tập đoàn

điện lực Việt Nam.Phần mềm kế toán “FMIS” có giao diện như dưới đây

Giao diện bao gồm các phân hệ :

+)Phân hệ “ Hệ thống ” +)Phân hệ “ Hiển thị ” +) Phân hệ “ Nhập dữ liệu ”+) Phân hệ “ Tổng hợp ” +) Phân hệ “ Sổ báo cáo +) Phân hệ “ Tiện ích ”

+) Phân hệ “ Trợ giúp

Ta có thể khái quát trình tự kế toán trên máy vi tính của Công ty như sau :

Trang 29

Sơ đồ 3.3 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ

KẾ TOÁN TRÊN MÁY TÍNHSỬ DỤNG PHẦN MỀM FMIS.

(Nguồn :Phòng Tài chính-Kế toán)

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh ghi chép vào các tàikhoản kế toán , mỗi một sai sót nhỏ do việc khai báo tài khoản không phù hợp sẽ dẫn đếnmột khối lượng công việc rất lớn , mất nhiều thời gian để sửa chữa lại Do vậy mỗi kế toánviên cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và trình độ sử dụng kỹ thuật côngnghệ thông tin.

3.1.3.Mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của doanh nghiệp sovới các quy định chung.

Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện NinhBình, trong quá trình tìm hiểu trực tiếp và những hiểu biết của bản thân, em nhậnthấy công ty có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm, làm việc với tinh thầntrách nhiệm cao Bộ máy kế toán được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu côngviệc và khả năng trình độ của từng người Hệ thống sổ sách của công ty tương đốihoàn chỉnh, tổ chức hạch toán một cách hợp lý, khoa học đáp ứng đầy đủ thông tinhữu dụng đối với từng yêu cầu về thông tin kế toán cho ban lãnh đạo , giúp cho lãnhđạo công ty có những bước đi đúng đắn trong việc đề ra kế hoạch sản xuất kinhdoanh.

CÁC CHỨNGTỪ GỐC

XỬ LÝCHỨNG TỪ

NHẬP CÁC DỮLIỆU ĐẦU

Trang 30

làm quay TURBINE kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng(kwh điện) Đâylà một dây truyền khép kín và liên tục, sản phẩm của công ty sản xuất là kwh điện,nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty chính là điện năng.

* Phương pháp phân loại chi phí:

Công ty phân loại chi phí theo phương pháp khoản mục chi phí gồm có cáckhoản mục sau:

* Chi phí sản xuất điện (TK 15412) bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí nhiên liệu (TK 1521)- Chi phí than ( TK 51211 )

- Chi phí dầu Diêzen “ Do ”( TK 15212 )- Chi phí dầu ma rút “ Fo” ( TK 15213 )

- Chi phí nhiên liệu khác ( Xăng, dầu cho các loại phương tiện vận tải)- Chi phí các vật liệu phụ

- Chi phí nhân công trực tiếp ( Tiền lương, trích các bảo hiểm)

* Chi phí SX chung bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng- Chi phí vật liệu, dụng cụ phân xưởng- Khấu hao TSCĐ của phân xưởng

- Chi phí sản xuất chung( Bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, haohụt nhiên liệu trong định mức )

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ chi tiết chi phí SX sản phẩmđồng thời ghi sổ nhật ký chung, sổ cái Cuối tháng kế toán tổng hợp để lập bảngtổng hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ để làm cơ sở cho việc tính giá thành Sảnphẩm và lập báo cáo các chi phí SX trên máy Vi tính gửi về tổng công ty điện lựcViệt nam.

3.2.2.Giá thành kế hoạch

Hàng năm, công ty luôn xây dựng kế hoạch cho năm sau theo kế hoạch của tổngcông ty điện lực Việt Nam – EVN, trong đó có giá thành kế hoạch.Phòng kỹ thuậtđịnh mức sản phẩm và định mức tiêu hao điện trong sản xuất và tiêu hao trên đườngdây tải điện, phòng kế hoạch tổng hợp số liệu tính toán để đưa ra giá thành kếhoạch.

Tổng chi phí

Giá thành điện thương phẩm =

-Sản lượng điện thương phẩm

Giá bán điện bình quân 6 tháng đầu năm 2008 là : 649,14đ/kWh.Trong quý III vàquý IV năm 2008 thị trường giá cả nhiên liệu tăng do đó ước tính giá bán điện 6tháng cuối năm 2008 là : 657,9đ/kWh Vậy giá bán điện năm 2008 là 652,72đ/kWh Năm 2009 giá cả thị trường đã có nhiều thay đổi, giá than và giá cả vật tư thiết

bị,các chi phí khác cũng tăng theobieesn động của thị trường.Nên dự tính giá điệnnăm 2009 là 678,83đ/kWh (Tăng 4% so với giá bán năm 2008)

3.2.3.Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:08

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2 :Bảng cơ cấu lao động(tại ngày 30/6/2008) - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 2.2.

Bảng cơ cấu lao động(tại ngày 30/6/2008) Xem tại trang 15 của tài liệu.
2.2.2. Tổng quỹ lương kế hoạch và thực tế. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

2.2.2..

Tổng quỹ lương kế hoạch và thực tế Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2. 4: Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2007: ĐVT :Triệu đồng. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 2..

4: Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2007: ĐVT :Triệu đồng Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2. 6: Quỹ tiền lương năm 2007: ĐVT :Triệu đồng. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 2..

6: Quỹ tiền lương năm 2007: ĐVT :Triệu đồng Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.3.3. Tình hình tài sản cố định của công ty. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

2.3.3..

Tình hình tài sản cố định của công ty Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.8: Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kĩ thuật. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 2.8.

Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kĩ thuật Xem tại trang 23 của tài liệu.
hình vốn của công ty tại ngân hàng, giám đốc việc huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và theo dõi tổng hợp hạch toán SX phụ - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

hình v.

ốn của công ty tại ngân hàng, giám đốc việc huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và theo dõi tổng hợp hạch toán SX phụ Xem tại trang 26 của tài liệu.
+ Các bảng biểu kế toán + Các báo cáo tài chính - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

c.

bảng biểu kế toán + Các báo cáo tài chính Xem tại trang 29 của tài liệu.
3.2.5.Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3.2.5..

Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007 Xem tại trang 34 của tài liệu.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

1..

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng 6, so sánh giữa 2 năm 2007 và 2006 ta thấy: - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

ua.

bảng 6, so sánh giữa 2 năm 2007 và 2006 ta thấy: Xem tại trang 36 của tài liệu.
Vậy công ty quản lý giá thành tốt, tình hình tiêu thụ sản phẩm có xu hướng tốt hơn. Ta thấy lợi nhuận của năm 2007 tăng đột biến so với năm 2006 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

y.

công ty quản lý giá thành tốt, tình hình tiêu thụ sản phẩm có xu hướng tốt hơn. Ta thấy lợi nhuận của năm 2007 tăng đột biến so với năm 2006 Xem tại trang 37 của tài liệu.
3.Tài sản cố định vô hình 227 00 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3..

Tài sản cố định vô hình 227 00 Xem tại trang 38 của tài liệu.
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 Xem tại trang 39 của tài liệu.
3.Tài sản cố định vô hình 00.00 00.00 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3..

Tài sản cố định vô hình 00.00 00.00 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 3.6 :Bảng cơ cấu nguồn vốn. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3.6.

Bảng cơ cấu nguồn vốn Xem tại trang 42 của tài liệu.
Khả năng quản lý nợ là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tình hình tài chính của công ty - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

h.

ả năng quản lý nợ là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tình hình tài chính của công ty Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3. 7: Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3..

7: Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3.8 :Bảng tính một số chỉ tiêu từ các báo cáo tài chính. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3.8.

Bảng tính một số chỉ tiêu từ các báo cáo tài chính Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.9 :Bảng tính các chỉ số tài chính - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3.9.

Bảng tính các chỉ số tài chính Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.10 : Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3.10.

Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.11 :Bảng phân tích đẳng thức Dupont. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

Bảng 3.11.

Bảng phân tích đẳng thức Dupont Xem tại trang 49 của tài liệu.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu bảng cân đối kế toán ta có: - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

b.

ảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu bảng cân đối kế toán ta có: Xem tại trang 49 của tài liệu.
1.Tài sản cố định hữu hình 221 75,831,521,056 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

1..

Tài sản cố định hữu hình 221 75,831,521,056 Xem tại trang 54 của tài liệu.
3.Tài sản cố định vô hình 227 62,769,851 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3..

Tài sản cố định vô hình 227 62,769,851 Xem tại trang 55 của tài liệu.
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Xem tại trang 56 của tài liệu.
PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2008. - Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf

2.

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2008 Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan