các nguyên tắc cơ bản của kế toán.doc

11 1.9K 8
các nguyên tắc cơ bản của kế toán.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các nguyên tắc cơ bản của kế toán

Trang 1

I KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 1

1.1 Kế toán 1

1.2 Khái quát các nguyên tắc cơ bản của kế toán 2

II CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 2

Trang 2

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN1.1 Kế toán

1.1.2 Khái niệm

Kế toán là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sảnvà sự vận động của tài sản trong đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơquan nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vịđó

1.1.3 Vai trò của kế toán:

Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội, kế toán ngàycàng trở nên cần thiết và trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, không thể thiếutrong hệ thống các công cụ quản lý tài chính Vai trò của kế toán được phân tích qua cáckhía cạnh sau:

- Nhờ có kế toán mà các đơn vị kế toán có thể quản lý chặt chẽ tình hình tài sản hiệncó cũng như việc sử dụng tài sản của đơn vị một cách có hiệu quả Kế toán thực hiện vaitrò này thông qua việc ghi chép, theo dõi, giám sát thường xuyên liên tục tình hình hiệncó và biến động của tất cả mọi tài sản và nguồn hình thành tài sản…

- Thông tin do kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung thực, kháchquan, chiếm phần lớn dòng thông tin đầu vào của quá trình quản lý, giúp các nhà quản trịthực hiện tốt chức năng quản lý của mình Vai trò này cực kỳ quan trọng trong điều kiệnnền kinh tế thi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều thành phần kinh tế, loại hình doanhnghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải xác định được chiến lược hoạtđộng và phải có phưưong án tổ chức kế hoạch sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Dođó, đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức thu nhận thông tin nhanh chóng, chính xác về tìnhhình sản xuất, kinh doanh để các nhà quản trị có thể đư ra những quyết định đúng đắn.Thêm vào đó những thông tin do kế toán cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước,các cơ quan tổ chức khác có liên quan nắm được tình hình kinh doanh của dơn vị để thựchiện chức năng quản lý của nhà nước, và đưa ra ngững quyết định kinh doanh hiệu quả.

- Kế toán còn tiến hành phân tích và xử lý thông tin giúp các nhà quản lý đánh giáchính xác mức độ hoàn thành về các chỉ tiêu kinh tế, phát hiện những yếu kém, sai lệchđể có những khắc phục kịp thời đồng thời phát hiện được những tiềm năng, thế mạnhchua khai thác hết làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cho đơn vị

Trang 3

1.2 Khái quát về các nguyên tắc cơ bản của kế toán

Các nguyên tắc kế toán là tuyên bố chung như những chuẩn mực, mực thước và

những hướng dẫn để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính đạt được các mục tiêuđầy đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy, và có thể so sánh.

Sự cần thiết phải có các nguyên tắc kế toán:

- Kế toán là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi đơn

vị, doanh nghiệp…

- Thông tin kế toán cần cho nhiều đối tượng khác nhau, hay một đối tượng cũng cóthể cần nhiều thông tin kế toán từ những đơn vị khác nhau Do đó, để những đối tượng sửdụng có một cách đánh giá thống nhất về thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị kếtoán thì nhất thiết phải có nhưỡng nguyên tắc chung cho việc ghi chép, xử lý và trình bàythông tin trên báo cáo tài chính…

Cơ sở cho việc xây dựng các nguyên tắc kế toán: Các nguyên tắc cơ bản của kế

toán được đúc rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn tổ chức quản lý công tác kế toán,cũng như hoạt động của người thực hiện công tác kế toán và kết hợp với sự nghiên cúưcủa các cơ quan chức năng, các chuyên gia kế toán

II CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN

Trong kế toán có 7 nguyên tắc được thừa nhận như sau:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Nguyên tắc nhất quán- Nguyên tắc hoạt động lên tục - Nguyên tắc thận trọng- Nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc trọng yếu- Nguyên tắc phù hợp

Các nguyên tắc sẽ được nghiên cứu dựa trên những khía cạnh về nộidung, đặc điểm vàđưa ra những ví dụ minh hoạ để làm sáng tỏ cách thức mà kế toán áp dụng nhữngnguyên tắc vào thực tiễn công viêc.

2.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích

2.1.1 Nội dung

Nguyên tắc cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chiphối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp Theo đó, mọi giao dịchkinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải

Trang 4

được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi tiềnhoặc các khoản tương đương tiền

Do báo cáo tài chính lập theo cở sở tiền mặt sẽ không phản ánh đúng thực tế hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam vàhầu hết các quốc gia trên thế giới quy định các doanh nghiệp phải ghi chép kế toán và lậpbáo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích.

Cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, báo cáo tàichính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên cơ sở dồn tíchphản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từđó, cho phép tình trạng tái sản, nguồn vốn của một DN một cách đầy đủ, hợp lý Hơnnữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tạichênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sởdồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu,nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,

2.1.3 Ví dụ

1 Doanh nghiệp A bán một lô hàng hóa trị giá 500 triệu đồng vào ngày 5/10/Xcho khách hàng Khách hàng đã nhận đủ hàng, thanh toán 300 triệu đồng, nhận nợ và sẽthanh toán vào ngày 10/10/X Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu của lô hàng sẽđược kế toán ghi nhận vào ngày bán lô hàng đó, tức là ngày 5/10/X chứ không phụ thuộcvào ngày khách hàng thanh toán tiền.

2 Ngày 1/1/Y doanh nghiệp B ký hợp đồng thuê cửa hàng với chi phí thanh toánlà 120 triệu trong thời hạn một năm (đã thanh toán đủ tiền), tuy nhiên, chi phí thuê khôngđược ghi nhận toàn bộ vào tháng 1, mà được kế toán phân bổ cho 12 tháng, tức là mỗitháng kế toán sẽ ghi nhận một khoản chi phí thuê cửa hàng là 10 triệu đồng.

Trang 5

2.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục

2.2.1 Nội dung:

Nguyên tắc hoạt động liên tục là nguyên tắc mà theo đó báo cáo tài chính được lậptrên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bìnhthường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định, cũng không buộcphải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của của mình

Một doanh nghiệp được coi là đang hoạt động khi nó tiếp tục hoạt động cho mộttương lai định trước Người ta quan niệm rằng doanh nghiệp không có ý định và cũngkhông cần thiết phải giải tán hoặc quá thu hẹp quy mô hoạt động của mình.

Khái niệm hoạt động liên tục được thừa nhận như một nguyên tắc lập BCTC Khidoanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được thì BCTC phải lập theo thể thức đặcbiệt, trong đó tài sản được ghi nhận theo giá trị thực hiện thuần túy và các khoản nợ phảitrả có thể phải được tái phân loại về kỳ hạn.

2.2.2 Đặc điểm

- Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh tài sản, thunhập, chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường Mặc dù,giá thị trường của của những tài sản mà doanh nghiệp mua về có thể thay đổi theo thờigian.

- Giả thiết này được đặt ra với lập luận doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sảnđược sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không được bán nên giá thị trườngcủa tài sản là không phù hợp và không cần thiết để phản ánh Nếu phản ánh tài sản theogiá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doanhnghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi.

- Nguyên tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giátrị tài sản cố định vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt độngcủa nó.

- Trường hợp, khi doanh nghiệp chuẩn bị bán, sát nhập, giải thể…thì nguyên tắchoạt động liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính Ở đây, các tàisản của doanh nghiệp sẽ phản ánh theo giá thị trường.

2.2.3 Ví dụ

Tại một doanh nghiệp M hoạt động sản xuất:

Trang 6

Khi nhập một máy X trị giá 55 triệu đồng trong đó thuế GTGT là 5 triệu đồng, chiphí vận chuyển là 5,5 triệu đồng.chi phí chạy thử là 2,2 triệu đồng (chi phí đó bao gồm cảthuế GTGT) Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Máy X được định rõ là khấuhao hết trong 5 năm hoat động liên tục.

Trường hợp doanh nghiệp M đang hoạt động bình thường, thì theo nguyên tắc hoạtđộng liên tục báo cáo tài chính được ghi nhận tài sản theo giá gốc Như vây ta có:

Nguyên giá máy X = 55/1,1 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 57 (triêu đồng)

Trường hợp sau 2 năm sử dụng máy X thì doanh nghiêp M có nguy cơ bi phá sản,khi đó phần còn lại sau khi bi khấu hao là : ( 5,5/1,1 : 5)*3 =30 (triệu đồng)

Khi đó, trong bản báo cáo tài chính sẽ ghi giá của máy X là:

Nguyên giá máy X = 30 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 37 (triệu đồng)

2.3 Nguyên tắc giá gốc

2.3.1 Nội dung

Theo nguyên tắc này, tài sản được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc tài sản được hìnhthành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợplý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

2.3.2 Đặc điểm

Khi vận dụng nguyên tắc giá gốc, chỉ được đánh giá giá trị tài sản dựa trên căn cứtiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền Trường hợp, nếu vật đền bù cho một tài sảnhoặc dịch vụ là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo số tiền mặt chi ra để có được tàisản hoặc dịch vụ đó, nếu vật đền bù cho một tài sản hoặc dịch vụ không phải là tiền mặtthì chi phí được đánh giá theo giá trị tiền mặt tương đương giá trị thị trường của vật traođổi hoặc nhận được.

Nguyên tắc giá gốc được quy định trên nền tảng của nguyên tắc hoạt động liên tục.Với giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, nên trên Báo cáo tài chính, giá trị các chỉtiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó,không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường.

Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinhdựa vào nguồn hình thành tài sản

Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Thuế phải nộp trong khâu mua(khôngđược khấu trừ hay hoàn lại) + Chi phí lắp đặt, chạy thử + Chiết khấu giảm giá(nếu có)

2.3.3 Ví dụ

Trang 7

Ngày 1/1/X doanh nghiệp A mua 1 chiếc ô tô để phục vụ quá trình sản xuất kinhdoanh Giá mua là 850 triệu đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT 10% Chi phí lắpđặt, chạy thử là 33 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT là 10%) Nếu tính giá của tài sảntheo phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Giá gốc của chiếc ô tô = 850 + 30 = 880 triệu đồng

Đến cuối kỳ kế toán giá của chiếc ô tô tăng lên là 950 triệu đồng Tuy nhiên, theonguyên tắc giá gốc, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận là giá tại thời điểm công ty Amua nó, không phụ thuộc vào biến động của thị trường

2.4 Nguyên tắc phù hợp

2.4.1 Nội dung

Nguyên tắc phù hợp qui định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải trả phù hợpvới nhau.Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liênquan đến việc rạo ra doanh thu đó.

2.4.2 Đặc điểm

Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm:

- Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kì vàliên quan đến việc tạo ra doanh thu của kì đó

- Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu củakì đó

Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kì là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến

việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kì đó không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi ratrong kì nào

Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giáđúng kết quả kinh doanh của từng thời kì kế toán giúp cho các nhà quản trị có nhữngquyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

2.4.3 Ví dụ.

Một doanh nghiệp A xuất bán một lô hàng trị giá xuất kho là 300 triệu đồng, giábán chưa thuế là 350 triệu đồng, thuế GTGT 10%, tiền hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.Khi doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán lô hàng thì đồng thời cũng phải ghi nhận mộtkhoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất lô hàng đó

Khi đó kế toán sẽ ghi định khoản: (đơn vị: 1000 đồng)

Trang 8

Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giảitrình lý do và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo cáotài chính.

Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, báo cáo tài chính được lập vàtrình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó.

2.6 Nguyên tắc thận trọng

2.6.1 Nội dung

Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lậpcác ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trong yêu cầuviệc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việcghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảyra

Trang 9

2.6.2 Đặc điểm

Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán cần:

- Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định: lập dự phòng khôngphản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện Do thực tế các khoản tổn thất đãphát sinh (hoặc nhiều khả năng đã phát sinh) nên cần phải lập dự phòng (trích vào chiphí) để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí thực tế Đảm bảo tính đúng kỳcủa chi phí Lập dự phòng còn đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về vốnkinh doanh (có nguồn để bù đắp) khi xảy ra tổn thất.

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.- Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn.

- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn, hạnchế rủi ro và khả năng hoạt động liên tục.

2.6.3 Ví dụ

Doanh nghiệp A có nguồn vốn khỏang 5tỷ, ngày 25/10 doanh nghiệp A xuất bán50 laptop trị giá là 500 triệu đồng Doanh nghiệp A phải lập một khoản dự phòng đúngbằng trị giá của 50 cái máy tính đó (một khỏan dự phòng trị giá 500 triệu đồng) để phòngtrường hợp khách hành trả lại do lỗi trục trặc kỹ thuật…

2.7 Nguyên tắc trọng yếu

2.7.1 Nội dung

Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những

thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ítcó tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì cóthể bỏ qua

2.7.2 Đặc điểm

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thôngtin thiếu độ chính xác có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đếnquyết định kinh tế của người sử dụng thông tin.

Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả phương diện định lượng và địnhtính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánhgiá trong hoàn cảnh cụ thể

Trang 10

Nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tàichính Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quymô có thể gộp lại thành một khoản mục Song bên cạnh đó, có những khoản mục quy mônhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải đượctrình bày riêng biệt trên BCTT.

2.7.3 Ví dụ.

Trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp A một số khoản mục có cùng nội dungbản chất kinh tế được gộp vào một khoản mục và được giải trình trong Thuyết minh báocáo tài chính

Chẳng hạn như: trong phần tài sản :Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyểnđược gộp chung vào một khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền; Nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi bán, hàng hóa kho bảo thuế…được gộp chungvào một khoản mục: Hàng tồn kho;…

III KẾT LUẬN

Kế toán là một môn khoa học về quản lý kinh tế, một bộ phận cấu thành quantrọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong quản lý,điều hành và kiểm sóat các hoạt động kinh tế Kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý,phân tích và cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế, do vậy, nó có vai tròđặc biệt quan trong không chỉ với hoạt động quản lý kinh tế tài chính tầm vĩ mô mà rấtcần thiết với hoạt động quản lý vi mô của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Vì vậy, để đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và có thể so sánhđược nhất thiết phải áp dụng những nguyên tắc cơ bản của kế toán

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng phát sinh thêm nhiềunghiệp vụ kinh tế mới, hoạt động kế toán cũng đa dạng, phức tạp hơn…, nhưng nhữngnguyên tắc cơ bản của kế toán vẫn là những chuẩn mực đầu tiên mà người làm kế toánphải tuân thủ.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan