Ngữ văn 11 CB- Tiết 5

2 376 0
Ngữ văn 11 CB- Tiết 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TUẦN 2 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 1 Ngày soạn: TIẾT 5 - 6 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Vận dụng được những hiểu biết về kỹ năng tìm hiểu đề văn, xây dựng luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng qui cách. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau đây bằng cách chọn phương án đúng nhất: Câu 1: Đặng Huy Trứ là người hoạt động trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, kinh tế, văn hoá, quân sự, văn học, . A. Đúng B. Sai Câu 2: Tác phẩm Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ viết theo thể loại nào? A. Hành B. Kí C. Chí D. Sử kí Câu 3: Trong kì thi Hương năm Quí Mão 1843 Đặng Huy Trứ đỗ mà cha của ông không đỗ. A. Đúng B. Sai Câu 4: Người cha Đặng Huy Trứ dẫn lời cổ nhân:"Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã" có nghĩa là gì? A. Tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là điều bất hạnh thứ nhất B. Dựa vào uy thế của cha anh để được quan cao lộc hậu là điều bất hạnh thứ hai C. Có tài cao, giỏi văn chương là điều bất hạnh thứ ba D. Tất cả mọi điều bất hạnh trên Câu 5: Vì sao hai lần Đặng Huy Trứ thi đỗ cha của ông lại khóc? A. Vì vui mừng B. Vì đang buồn chuyện người anh mất. C. Vì lo lắng cho con trẻ D. Tất cả những tâm trạng trên. Câu 6: Đoạn trích Cha tôi có ý nghĩa triết lí gì trong cuộc sống? A. Triết lí được - mất B. Triết lí sống - chết C. Triết lí khôn - dại D. Triết lí thành - bại Câu 7: Nhân vật ông Quán là hình ảnh của ai trong cuộc đời thực? A. Người dân lao động B. Nhà nho ở ẩn C. Nhà nho hành đạoD. Nhà nho tài tử Câu 8: Ông Quán ghét đời U, Lệ vì lí do nào? A. Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân D. Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang C. Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn D. Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần Câu 9: Phui pha trong câu thơ" Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha" có nghĩa gì? 1 A. Nhạt phai B. Mòn mỏi C. Uổng phí D. Bất lực Câu 10: Thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích là gì? A. Sa hầm sẩy hang B. Ghét cay, ghét đắng C. Lầm than muôn phần D. Sớm đầu tối đánh Câu 11: Ghét, thương trong đoạn trích là thuộc phương diện nào? A. Trạng thái cảm xúc B. Thái độ, tư tưởng C. Tình cảm vua tôi D. Tất cả các phương diện trên Câu 12: Trong đoạn trích không mang giọng điệu nào? A. Giọng điệu cảm thương B. Giọng điệu ngợi ca C. Giọng điệu phê phán D. Giọng điệu trào phúng II. CÂU HỎI TỰ LUẬN (7 điểm). Ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. C3. Gợi ý đáp án. I. Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 A B A A C D B D C A B D II. Tự luận: +Giải thích: - Đỗ - trượt là kết quả đánh giá việc học tập. - Đỗ - trượt là điều tất yếu xảy ra khi thi cử. + Thái độ đối với việc đỗ - trượt: - Tinh thần thắng không kiêu, bại không nản. - Dẫn chứng những biểu hiện ngược lại và gây tác động đến tâm lí xã hội. - Phương hướng hành động của bản thân. * RÚT KINH NGHIỆM. 2 . TUẦN 2 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 1 Ngày soạn: TIẾT 5 - 6 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Vận dụng được những hiểu biết về kỹ năng tìm hiểu đề văn, xây dựng. Huy Trứ là người hoạt động trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, kinh tế, văn hoá, quân sự, văn học, . A. Đúng B. Sai Câu 2: Tác phẩm Đặng Dịch Trai ngôn hành

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan