Bàn về chế độ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Việt Nam hiện nay.doc

32 650 2
Bàn về chế độ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Việt Nam hiện nay.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về chế độ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Việt Nam hiện nay.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp việc quan trọng màcác doanh nghiệp cần quan tâm đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpnhư thế nào.Và có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpra sao thì việc tính chi phí hợp lý là việc rất quan trọng Để xác định đượckết quả thực hiện của hoạt động sản xuất kinhdoanh thì doanh nghiệp phảixác định được chi phí một cách phù hợp với doanh thu.Và một trong số cácyếu tố của chi phí thì,khấu hao tài sản cố định là một chi phí ảnh hưởng rấtlớn đến chi phí trong kỳ của doanh nghiệp.Vì trong doanh nghiệp TSCĐchiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản của doanh nghiệp,đặc biệt làtài sản cố định hữu hình ( TSCĐHH).Tài sản cố định tham gia đầy đủ vàohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ thời kỳ thành lập chođến khi kết thúc (phá sản, giải thể, sáp nhập ) Hơn thế nữa, trong từng thờikỳ kinh doanh, tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong việc hìnhthành giá cả của sản phẩm sản xuất, chi phí và có ảnh hưởng rất lớn đến kếtquả sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp Tất cả những ảnh hưởngnày của tài sản cố định đều thông qua hình thức trích khấu hao tài sản cốđịnh trong mỗi thời kỳ kinh doanh.Vì vậy việc nghiên cứu,xem xét cách tínhvà hạch toán KHTSCĐHH trong doanh nghiệp là cần thiết.Vì Vậy em đãlựa chọn đề tài KHTSCĐHH

Trong khuôn khổ đề án này, cũng xin được đề cập đến một trongnhững phần việc của công tác kế toán Đó là việc thực hiện và hạch toánkhấu hao tài sản cố định hữu hình

Để hiểu rõ hơn về vấn đề khấu hao tài sản cố định, trong đề án em đã

đi sâu nghiên cứu đề tài: “Bàn về chế độ kế toán khấu hao Tài sản cố địnhhữu hình ở Việt Nám hiện nay.”

Nội dung chính của đề án bao gồm 2 nội dung chủ yếu sau:

Phần 1 : Chế độ kế toán hiện hành về hạch toán khấu hao tài sản cố địnhhữu hình

Phần 2:Một số kiến nghị đóng góp với chế độ kế toán hiện hành

Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của cô giáo PhạmThị Thủy đã giúp em hoàn thành được đề án này.

Trang 2

Phần I CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN

KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 1 Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 củaBộ trưởng Bộ Tài chính thì tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữuhình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình tháivật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồmnhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay nhiều chứcnăng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình nhưnhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị

Taì sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sảncố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chiphí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí và quyền phát hành; bằngphát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệpthuê cho công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuêđược quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điềukiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê mộttài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương vớigiá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu về tài sản cố định hữu hình.

Tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động làtừng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiềubộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay mộtsố chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thìcả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốntiêu chí dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;Có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên;

Trang 3

Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

2.Phân loại tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

Tại Điều 6 của Quyết định 206/2003/ QĐ-BTC về phân loại tài sản cốđịnh trong doanh nghiệp thì căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trongdoanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định hữu hìnhdùng cho mục đích kinh doanh như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản cố định của doanh nghiệpđược hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhàkho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa,đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyêndùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiệnvận tải bao gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ,đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thôngtin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ trong côngtác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phụcvụ cho quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường kiểm tra chấtlượng, máy hút ẩm, chống mối mọt

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làn việc hoặc cho sản phẩm: là cácvườn cây lâu năm như vườn cây cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn câyăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ; súc vật làm việc và cho sản phẩm nhưđàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khácchưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật

3.Nguyên giá tài sản cố định

Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành,nguyên giá tài sản cố định sẽ được xác định khác nhau Theo Quyết địnhsố 206/2003/QĐ-BTC thì việc xác định nguyên giá được quy định nhưsau:

 Tài sản cố định hữu hình mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và mua cũ)là giá mua thực tế phải trả công các khoản thuế (không bao gồm các

Trang 4

khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi trả tínhđến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệphí trước bạ Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiềnngay dược hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khisố chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hìnhtheo quy định vốn hoá chi phí lãi vay.

 Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với mộttài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lýcủa tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đemtrao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi cáckhoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi trả tính đến thờiđiểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vậnchuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trướcbạ

 Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giáthành thực tế của tài sản cố định cộng các chi phí lắp đặt, chạy thử, cácchi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sảncố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chiphí không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoảnphí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình

thành theo phương thức giao thầu: là giá quyết toán công trình xây dựng

theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chiphí khác có liên quan.

 Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến làgiá trị còn lại ghi trên sổ kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơnvị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hợp đồng giaonhận cộng với các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vậnchuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ  Tài sản cố định hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn

góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa là giá trị đánh giá

Trang 5

thực tế của Hội đồng giao nhận cộng với các chi phí mà bên nhận phảichi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sửdụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử,lệ phí trước bạ (nếu có)

4

Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình :

a Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệpphải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởngBộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định

b Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sảncố định được xác định như sau:

Giá trị hợp lý của tài sảncố định

––––––––––––––––––Giá bán của tài sản cốđịnh mới cùng loại(hoặc của tài sản cố định

tương đương trên thịtrường)

Thời gian sử dụngcủa tài sản cố địnhmới cùng loại xác

định theo Phụ lục1 (ban hành kèm

theo Quyết định206/2003/QĐ-

BTC ngày12/12/2003)Trong đó:

Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn

Trang 6

c Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;

- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng,thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản );

- Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định.

d Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡmột hay một số bộ phận của tài sản cố định ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắnthời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiếnhành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩnquy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh,đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng

II HAO MÒN VÀ TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH1 Hao mòn tài sản cố định hữu hình

Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tàisản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn

Trang 7

của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của tài sảncố định.

Hao mòn tài sản cố định được phân thành hai loại:

Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ

sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận Hao mòn hữu hình của tài sảncố định có thể diễn ra dưới hai dạng:

- Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.

- Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí )không phụ thuộc vào việc sử dụng.

Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản cố định hữu hình mất dần giá trịsử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.

Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của tài sản cố định hữu hình do tiến

bộ của khoa học kỹ thuật Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà tài sản cốđịnh hữu hình được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng với năngsuất cao hơn và chi phí ít hơn.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật cùngvới xu hướng toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ, yêu cầu ngày càng caocủa người tiêu dùng chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải theo kịpvà đáp ứng nhu cầu đó nên tài sản cố định hữu hình phải chịu ảnh hưởngngày càng lớn của hao mòn vô hình.

2 Khấu hao tài sản cố định hữu hình

 Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định hữu hình:

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tựnhiên và điều kiện làm việc cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tàisản cố định hữu hình bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật Phần giá trịhao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thứctrích khấu hao Như vậy, khấu hao tài sản cố định hữu hình chính là sựbiểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã hao mòn Hao mòntài sản cố định hữu hình là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giátrị sử dụng của tài sản cố định hữu hình Đồng thời trích khấu hao tài sảncố định hữu hình là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để táitạo lại tài sản cố định hữu hình khi nó bị hư hỏng.

Ý nghĩa của khấu hao:

Về mặt kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được gía trịthực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Trang 8

Về mặt tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanhnghiệp thu hồi được bộ phận giá trị bị mất của tài sản cố định.

Về mặt thuế, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịuthuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.

Về mặt nguyên tắc kế toán,việc khấu hao tài sản cố định hữu hình là việcđảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu nhận được và chi phí bỏ ratrong kỳ.

Việc tính khấu hao tài sản cố định có thể tiến hành theo nhiều phươngpháp khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước và chế độ quản lýtài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

III.NGUYÊN TẮC TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh

doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao tài sản cố định đượchạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ Doanh nghiệp không đượctính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hếtnhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh Đối với những tài sản cốđịnh chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyênnhân và quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vàochi phí khác

Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thìkhông phải trích khấu hao Bao gồm: tài sản cố định thuộc dự trữ củaNhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, giữ hộ; tài sản cố định phục vụcho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ ;những tài sản cố định phục vụ nhu cầu toàn xã hội, không phục vụ chohoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê cập, cầu cống,đường xá mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đốivới tài sản cố định cho thuê

Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sảncố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp theo quy định hiện hành Trong trường hợp ngay tại thời điểmkhởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính camkết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính theo thời hạnthuê trong hợp đồng.

Trang 9

Việc trích và thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừngtham gia vào hoạt động kinh doanh.

Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanhnghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng khôngđược trích khấu hao.

IV.PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH

Tài sản cố định trong một doanh nghiệp nhiều về số lượng, đa dạng vềchủng loại Vì vậy mà việc áp dụng một phương pháp khấu hao đúng chocác ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp là rất khó Việc áp dụngmột phương pháp khấu hao nó còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp và đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến nghĩa vụcủa doanh nghiệp đối với Nhà nước Chính điều này mà trong các văn bảnquy định từ trước tới nay về tính và trích khấu hao tài sản cố định được BộTài chính quy định một cách chặt chẽ.

1Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng

a.điều kiện áp dụng:TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích

khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng “Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc,thiết bị,dụng cụ làm việc đo lường,thí

nghiệm,thiết bị và phương tiện vận tải,dụng cụ quản lý,súc vật, vườn cây lâu năm.Khi thực hiện trích khấu hao nhanh,doanh nghiệp phải đảm bảo có lãi

b.Nội dung phương pháp :

1- Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấuhao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC,doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định;

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theocông thức dưới đây:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định

Trang 10

trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––––––của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Theo chuần mực VASo3 thì công thức tính khấu hao tài sản cố địnhhữu hình theo phương pháp đường thẳng là :

Mức trích khấu hao NG của TSCĐ –giá trị thu hồi ước tính trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––

của tài sản cố định Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cảnăm chia cho 12 tháng.

2 Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố địnhthay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình củatài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thờigian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định làchênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) củatài sản cố định.

3 Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cốđịnh được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đường thẳng được ápdụng phổ biến Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nêncó tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng sốlượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì tài sản cố định hữuhình tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao Tài sản cố định hữuhình giảm trong tháng, tháng sau mới thôi trích khấu hao Do vậy, để xácđịnh khấu hao của tháng sau phải căn cứ vào tình hình tăng, giảm tài sản cốđịnh hữu hình của tháng này Vì số khấu hao của tháng này chỉ khác thángtrước trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm tài sản cố định hữuhình Cho nên, để giảm bớt công việc tính toán hàng ngày, người ta chỉ tínhsố khấu hao tăng thêm hoặc làm giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấuhao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theocông thức sau:

Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của những Số khấu hao

Trang 11

phải trích = đã tính + TSCĐ tăng thêm trong - những TSCĐtrong tháng tháng trước tháng trước giảm đi trong tháng trước

Mức khấu hao trung bình hàng năm được phép làm tròn số đến con sốhàng đơn vị Nếu số thập phân đầu tiên lớn hơn 5 thì làm tròn lên 1 đơn vị,nếu số thập phân đầu tiên nhỏ hơn 5 thì số hàng đơn vị giữ nguyên.

Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng, đơn giản, chi phí khấu haođược phân bổ đều vào các kỳ, tránh được sự biến động lớn về chi phí giữacác kỳ Vì vậy ổn định việc kinh doanh của doanh nghiệp, thuận lợi côngviệc kiểm tra, tính toán.

Bên cạnh đó, phương pháp khấu hao đường thẳng cũng có một sốnhược điểm: trong một số doanh nghiệp và một số ngành nghề kinh doanhcó đặc điểm kinh doanh theo mùa vụ, theo hợp đồng thì việc xác định chiphí khấu hao theo phương pháp này là không phù hợp vì những kỳ doanhnghiệp không thực hiện công việc kinh doanh nhưng vẫn có chi phí khấuhao Không những thế, một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nênmuốn khấu hao nhanh để mở rộng, tái đâu tư nhanh hơn thì phương phápnày không giải quyết được vấn đề.

2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:a.Điều kiện áp dụng :

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

b Nội dung của phương pháp:

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

Trang 12

Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy địnhtại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèmtheo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầutheo công thức dưới đây:

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:Tỷ lệ khấu

khao nhanh(%)

Tỷ lệ khấu hao tài sảncố định theo phương

pháp đường thẳng (%) =

–––––––––––––––––Thời gian sử dụng của

tài sản cố định

X 100Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố địnhquy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh(lần)

Đến 4 năm ( t £ 4 năm) 1,5Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2,0Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố

Trang 13

định.Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:a.Điều kiện áp dụng

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

b Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phươngpháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Trang 14

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu haotrong tháng của tài

sản cố định

Số lượng sảnphẩm sản xuất

trong tháng

Mức trích khấu haobình quân tính cho

một đơn vị sảnphẩmTrong đó:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố địnhbình quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấuhao năm của tài

sản cố định

Số lượng sảnphẩm sản xuất

trong năm

Mức trích khấu haobình quân tính cho

một đơn vị sảnphẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo sản lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Trang 15

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệpxác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiếtkế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định sốlượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tàisản cố định.

V HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO CHẾ ĐỘHIỆN HÀNH

Mọi tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng(bộ hồ sơ gồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơnmua tài sản và các chứng từ có liên quan) được theo dõi, quản lý, sử dụngvà trích khấu hao theo đúng quy định Tài sản cố định hữu hình đượcphân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theotừng đối tượng sử dụng tài sản cố định, được phản ánh trong sổ theo dõitài sản cố định hữu hình.

Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, sử dụng đối với những tài sảnhữu hình đã hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như nhữngtài sản cố định hữu hình bình thường khác.

Định kỳ mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tàisản cố định hữu hình Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố địnhhữu hình đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

1 Chứng từ, sổ sách hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình

* Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao tài sản cố định hữu hình baogồm:

.Biên bản giao nhận tài sản cố định (số hiệu 01- TSCĐ) là một chứng từbắt buộc Nó phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng từ đó cho phépchúng ta trích khấu hao tăng làm căn cứ để tính và trích khấu hao tài sảncố định.

Biên bản thanh lý tài sản cố định hữu hình (số hiệu- TSCĐ) phản ánhnguyên giá, giá trị tài sản cố định giảm làm căn cứ để chúng ta xoá sổ kếtoán tài sản cố định đồng thời ghi giảm khấu hao tài sản cố định.

*Sổ sách dùng để ghi chép, phản ánh khấu hao tài sản cố định gồm: Sổ tổng hợp: thường là sổ cái TK 214

Trang 16

Tuỳ vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng như: hình thức nhật kýchung, nhật ký chứng từ, nhật ký sổ cái mà sổ cái tài khoản 214 có kếtcấu, hình thức riêng.

Sổ chi tiết phản ánh khấu hao tài sản cố định bao gồm: sổ tài sản cốđịnh, bảng tính và phân bổ khấu hao.

2 Tài khoản sử dụng

Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì tài khoản được sử dụng đểhạch toán khấu hao tài sản cố định là tài khoản 214 : Hao mòn tài sản cốđịnh.

* Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hìnhtrong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng, giảm haomòn khác của các loại tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình do xây lắp, do cảitạo nâng cấp,

- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đánh giá lại Bên Có: - Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm dođiều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý

- Nguyên giá giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận hoặc do đánh giá lại Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có ở doanh nghiệp

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan