Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty xi măng bỉm sơnx

6 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty xi măng bỉm sơnx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty xi măng Bỉm Sơn Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD nhằm xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả của việc phân tích, đánh giá này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động SXKD trên mọi phương diện để đạt được hiệu quả SXKD tốt nhất. 1. Phân tích doanh thu. Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Vì vậy, doanh thu là một mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh của mình. Đồng thời, doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong doanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượn g tiêu thụ (tấn) 2.210.0 00 2.360.0 00 2.500.0 00 2.650.0 00 2.800.0 00 3.000.0 00 3.200.0 00 3.60.00 0 3.870 00 Doan h thu thuần (triệu đ) 1.419.1 83 1.539.7 02 1.644.08 2 1.758.49 3 1.936.14 6 2.422.51 9 2.720.74 9 3.287.0 83 3.516.3 36 Lợi nhuậ n sau thuế (triệu đ) 80.092 86.230 93.055 108.323 216.011 198.132 54.681 49.565 68.899 Tổng chi phí (triệu đ) 1.339.0 91 1.453.4 72 1.551.02 7 1.650.17 0 1.824.43 0 2.224.38 7 2.666.06 8 3.237.5 18 3.447.4 37 Doanh thu thuần của công ty luôn tăng lên qua các năm, năm 2004 là 1419.183 triệu đ, năm 2005 là 1539.702 triệu đ, … đến năm 2011 là 3287.083 triệu đ và năm 2012 là 3516.336 triệu đ. Lượng tăng tuyệt đối bình quân của doanh thu là 207.500 triệu đồng Tốc độ phát triển bình quân của doanh thu là 107,25 % Tốc độ tăng bình quân của doanh thu là 7,25 % Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004- 2012 luôn có xu hướng tăng lên 2. Phân tích các nhân tố giá bán và sản lượng ảnh hưởng đến doanh thu Doanh thu tiêu thụ được cấu thành bởi hai nhân tố là khối lượng tiêu thụ và giá bán một đơn vị sản phẩm. Do đó, sự biến động về giá hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ dẫn đến sự biến động về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng nhân tố đối với doanh thu tiêu thụ là không giống nhau. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục đích cuối cùng là lợi nhuận và doanh thu là một trong những yếu tố để thực hiện điều đó. Qua quá trình phân tích trên ta thấy doanh thu của Công ty có sự biến động qua các năm Phạm vi so sánh Biến động doanh thu Ảnh hưởng của các nhân tố +/- ( triệu đ) % tăng, giảm Giá bán Sản lượng +/- ( triệu đ) % tăng, giảm +/- ( tấn) % tăng, giảm Năm 2005/2004 120.519 8,49 85974 9,5 150000 6,79 Năm 2006/2005 104.380 6,78 94658 9,55 140000 5,93 Năm 2007/2006 114.411 6,96 79213 7,3 150000 6 Năm 2008/2007 177.653 10,1 382086 32,81 150000 5,66 Năm 2009/2008 486.373 25,12 385833 24,95 200000 7,14 Năm 2010/2009 298.230 12,31 306598 15,87 200000 6,67 Năm 2011/2010 566.334 20,82 170229 7,6 400000 12,5 Năm 2012/2011 229.253 6,97 132893 5,51 270000 7,5 Qua bảng số liệu trên có thể thấy doanh thu qua các năm đều tăng với mức biến động thay đổi lớn từ 2007 đến 2011. Qua các năm doanh thu đều tăng nhưng xét về % tăng giảm liền kề thì biến động tăng giảm không phải một quỹ đạo đi lên, vẫn là tăng trưởng nhưng là tăng chậm lại từ 2004 đến 2006 sau đó bùng phát từ 2007 đến 2011 rồi chững lại ở 2012. Cùng với những thay đổi về doanh thu thì các nhân tố giá bán và sản lượng cũng có nhiều thay đổi. Ảnh hưởng của các nhân tố này không đủ cấu thành ảnh hưởng quyết định đến thay đổi doanh thu vì còn các nhân tố khác. Tuy vậy, xem xét bảng trên thì có thể thấy được thay đổi về sản lượng có tính quyết định hơn so với những thay đổi về giá. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Công ty đã phát triển theo chiều hướng đi lên mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Trong thực tế thì khi giá bán tăng thì sản lượng tiêu thụ giảm, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của Công ty lại tăng lên, điều này chứng tỏ Công ty đã có những chính sách bán hàng hợp lý cùng với sự uy tín về chất lượng đã được khẳng định trên thị trường thì nhãn hiệu xi măng Bỉm Sơn luôn được người tiêu dùng thừa nhận. Trong tương lai, Công ty cần khai thác những thị trường tiềm năng nhằm mang lại mức doanh thu cao hơn. Tóm lại, giá bán và sản lượng tiêu thụ của Công ty đã có những ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, Công ty nên làm tốt công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm để sản phẩm sản xuất ra tương xứng với giá cả đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và làm tăng doanh thu, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. 3. Phân tích chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng và gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền qua các quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành tồn tại và phát triển, từ khâu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau mỗi chu kỳ SXKD doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí SXKD, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, mức chi phí càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổn g chi phí (triệ u đ) 1.339.09 1 1.453.47 2 1.551.02 7 1.650.17 0 1.824.43 0 2.224.38 7 2.666.06 8 3.237.51 8 3.447.43 7 CP hoạt động (triệ u đ) 106.893 112.704 125.560 156.056 186.601 268.506 433.776 735.968 752.832 Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tình hình biến động chi phí SXKD của CTCP xi măng Bỉm Sơn. Chi phí của công ty tăng mạnh từ 2008 đến 2012, trong khi đó ổn định trong giai đoạn từ 2004 đến 2008. Cụ thể trong năm 2009 mức tăng của chi phí so với năm 2008 là 399.957 triệu đ với mức tăng phần trăm tương ứng là 21,92% trong khi giai đoạn trước đó chi phí các năm đều tăng không quá 10%. Mức tăng cao này tiếp tục duy trì đến năm 2011 và chỉ chững lại trong năm 2012. Nguyên nhân chi phí đội tăng trong giai đoạn này là do CP hoạt động tăng cao, cùng với đó là chi phí giá vốn hang bán ( phần này mọi ng lí giải hộ mình nha có thể là do xây dựng nhà máy, hay đầu tư gì đó .) 4.Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, bởi kết quả SXKD phản ánh năng lực hoạt động của công ty, khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Để thấy rõ hơn kết quả SXKD của Công ty ta xem xét ở bảng sau 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doan h thu thuần (triệu đ) 1.419.18 3 1.539.70 2 1.644.08 2 1.758.49 3 1.936.14 6 2.422.51 9 2.720.74 9 3.287.08 3 3.516.33 6 Lợi nhuậ n (triệu đ) 80.092 86.230 93.055 108.323 216.011 198.132 54.681 49.565 68.899 Tổng chi phí (triệu đ) 1.339.09 1 1.453.47 2 1.551.02 7 1.650.17 0 1.824.43 0 2.224.38 7 2.666.06 8 3.237.51 8 3.447.43 7 Như đã phân tích ở trên, doanh thu của công ty tăng qua các năm, cụ thể là năm 2004 doanh thu là 1.419.183 triệu đ đến năm 2012 con số này đã lên đến 3.516.336 triệu đ, tăng gần 250 %, con số hết sức ấn tượng. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2004 là 1.339.091 triệu đ đến năm 2012 chi phí là 3.447.437 triệu đ Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận đã tăng hết sức ấn tượng từ 2004 đến 2009 từ 80.092 lên 216.011 triệu đ nhưng sau đó đã giảm mạnh xuống mức 49565 triệu đ vào năm 2011 ( phần này cũng cần dc lý giải nè, nhưng mà chắc phải nhờ mai phương roài) Trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, Công ty vẫn duy trì và phát triển tốt hoạt động SXKD đạt được những kết quả và hiệu quả kinh doanh đáng ghi nhận, cho thấy năng lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty là đáng ghi nhận. . Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty xi măng Bỉm Sơn Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD. 4.Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp,

Ngày đăng: 27/07/2013, 23:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan