MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

76 321 0
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHIBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRÍ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRÍ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2010 ii MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LÊ MINH TRÍ Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: TS. NGUYỄN TẤT TOÀN Đại học Nông Lâm TP. HCM 2. Thư ký: TS. THÁI QUỐC HIẾU Chi cục thú y Tiền Giang 3. Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI Đại học Nông Lâm TP. HCM 4. Phản biện 2: TS. THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG Cơ quan Thú y vùng 6 5. Ủy viên: PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN Hội Thú y Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM HIỆU TRƯỞNG iii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Họ và tên: LÊ MINH TRÍ Ngày sinh: 24101981 Nơi sinh: ĐĂKLĂK Họ tên Cha: LÊ ANH PHỤNG Họ tên Mẹ: VŨ THỊ HOA Quá trình học tập: 19961999: Học tại trường Phổ thông Trung học Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM. 19992004: Học tại trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, chuyên ngành Bác sỹ thú y, hệ chính quy. 20062010: Học Cao học chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM. Tình trạng gia đình: đã kết hôn Họ tên Vợ: NGUYỄN PHÚC BẢO PHƯƠNG Địa chỉ liên lạc: Email: triuafyahoo.com Điện thoại: 0989 985 285 iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả LÊ MINH TRÍ v LỜI CẢM TẠ Muôn vàn kính yêu con xin kính dâng lên Ba Phụng, Má Hoa đã cho con có ngày hôm nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Toàn thể quý thầy, cô, cán bộ công nhân viên của Khoa Đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Tp. HCM, Lãnh đạo Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị, Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật, Trạm Thú y Củ Chi, Phòng Tổng hợp vi tính, Các cán bộ viên chức của Chi cục Thú y Tp. HCM, đặc biệt là các cán bộ thuộc bộ môn Siêu vi huyết thanh và bộ môn Hóa lý Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến: PGS.TS. Trần Thị Dân đã tận tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và động viên quý báu của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. vi MỤC LỤC Trang Chương 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU ................................................................................................2 1.3. YÊU CẦU..................................................................................................2 Chương 2 TỔNG QUAN.......................................................................................3 2.1. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG...............................................................3 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ............................................................................3 2.1.2. Giới thiệu virút LMLM.............................................................................4 2.1.2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc kháng nguyên ..............................................4 2.1.2.2. Sức đề kháng..............................................................................................5 2.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh.....................................................................6 2.1.4. Miễn dịch đối với virút LMLM.................................................................8 2.1.5. Các biện pháp phòng bệnh .........................................................................9 2.1.6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm...........................................................10 2.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮCXIN....10 2.3. TÌNH HÌNH BỆNH LMLM HIỆN NAY .................................................12 2.3.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới.........................................................12 2.3.2. Tình hình bệnh LMLM và nghiên cứu liên quan ở nước ta.......................13 2.3.3. Nỗ lực khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn cầu...........................15 2.4. GIỚI THIỆU HUYỆN CỦ CHI ...............................................................16 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................18 3.1. THỜI GIAN.............................................................................................18 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................18 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................18 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................18 3.4.1. Phân bố mẫu ............................................................................................18 3.4.2. Đánh giá tỷ lệ nhiễm virút LMLM trên đàn heo ......................................21 3.4.3. Xác định tỷ lệ bảo hộ và phân tích một số yếu tố liên quan mức bảo hộ ...22 vii 3.4.4. Lập mô hình hồi quy logistic thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ bảo hộ đối với bệnh LMLM.................................................................................24 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................26 4.1. TỶ LỆ NHIỄM VIRÚT LMLM TRÊN ĐÀN HEO ................................26 4.2. TỶ LỆ BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ .28 4.2.1. Phân tích theo CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch ..28 4.2.2. Tỷ lệ bảo hộ theo quy mô ở các loại hình chăn nuôi .................................29 4.2.3. Tỷ lệ bảo hộ tại các thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng ............................32 4.2.4. Khả năng bảo hộ theo hạng heo................................................................33 4.2.4.1. Phân tích theo hạng heo và một số yếu tố liên quan..................................33 4.2.4.2. Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái ..........................................................................35 4.2.4.3. Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị .....................................................................37 4.2.4.4. Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt .........................................................................38 4.3. LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC....................................................39 4.3.1. Chọn các yếu tố liên quan ........................................................................39 4.3.2. Mã hóa các mức của các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ..............................39 4.3.3. Mô hình hồi quy logistic ..........................................................................40 4.3.3.1. Mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo nái..........................................40 4.3.3.2. Mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo hậu bị.....................................41 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................43 5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................43 5.2. TỒN TẠI .................................................................................................44 5.3. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45 PHỤ LỤC.............................................................................................................49 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVIS The Advanced Veterinary Information System BHK Baby hamster kidney CIDRAP Center for Infectious Disease Research and Policy CTAT Chương trình an toàn dịch DTH Dịch tả heo GPS Global Positioning System IRES Internal ribosome entry site LHCN Loại hình chăn nuôi LMLM Lở mồm long móng OIE Office International des Epizooties PD50 50% protective dose PI Percent inhibition QMCN Quy mô chăn nuôi TĐLM Thời điểm lấy mẫu Tiêm2L Tiêm hai lần UTR Untranslated region WRLFMD World Reference Laboratory for Foot and Mouth Disease ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng đàn và số lượng mẫu khảo sát theo cơ sở chăn nuôi và hạng heo .18 Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái......................19 Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái – thịt ............19 Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi thịt .....................20 Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu có kháng thể kháng protein 3ABC của virút LMLM ...........27 Bảng 4.2: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ tại các CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch bệnh LMLM ....................................28 Bảng 4.3: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mô ở loại hình nuôi nái .................................................................................29 Bảng 4.4: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mô ở loại hình nuôi nái thịt.........................................................................30 Bảng 4.5: Tỷ lệ mẫu bảo hộ ở loại hình nuôi thịt theo quy mô chăn nuôi ..............31 Bảng 4.6: Tỷ lệ CSCN và mẫu bảo hộ ở các loại hình và quy mô chăn nuôi .........31 Bảng 4.7: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ tại các TĐLM sau tiêm phòng ..32 Bảng 4.8: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ trên các hạng heo ở các CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch ...............33 Bảng 4.9: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ trên các hạng heo ở các LHCN.34 Bảng 4.10: Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái theo lứa đẻ ở 2 loại hình chăn nuôi ..............35 Bảng 4.11: Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái theo quy trình tiêm phòng............................36 Bảng 4.12: Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị sau các lần tiêm phòng ...........................37 Bảng 4.13: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt ở các QMCN tại các TĐLM sau tiêm phòng..38 Bảng 4.14: Mã hóa các mức của các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ ........................39 Bảng 4.15: Các hạng mục của mô hình về các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ trên heo nái .............................................................................................40 Bảng 4.16: Các thông số của mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo nái..........40 Bảng 4.17: Các thông số của mô hình các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị ........................................................................................41 Bảng 4.18: Các thông số của mô hình dự đoán tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị ..........42 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bảo hộ ở các CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch ............................................................................28 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mẫu bảo hộ tại các thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng ................32 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị sau các lần tiêm phòng.............................37 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Bộ gen virút LMLM mã hóa các protein ............................................... 5 Hình 2.2: Phân bố bệnh LMLM trên thế giới .......................................................13 Hình 2.3: Bản đồ huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh ............................................17 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1: Quy trình kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC....21 Sơ đồ 3.2: Quy trình kỹ thuật ELISA bán định lượng kháng thể kháng virus LMLM týp O đủ khả năng bảo hộ trên heo ..........................23 xi TÓM TẮT Đề tài “Một số yếu tố liên quan mức bảo hộ đối với bệnh lở mồm long móng týp O trên heo sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả tiêm phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) týp O và xác định một số yếu tố ảnh hưởng khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM trên heo sau tiêm phòng. Tổng số 1.599 mẫu máu heo tại 100 cơ sở chăn nuôi (CSCN) được khảo sát từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 tại huyện Củ Chi bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC (nhiễm virút thực địa) và kháng thể kháng virút LMLM týp O (kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng). Mức kháng thể sau tiêm phòng được xem là bảo hộ khi PI ≥ 50 %. Phát hiện 2 heo có kháng thể dương tính với protein 3ABC (tỷ lệ 0,16 %) nhưng chúng lại có mức PI kháng thể bảo hộ 90 – 100 %. Tỷ lệ heo được bảo hộ sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi là 71,73 %, với mức PI kháng thể trung bình 87,26 %, trong khi chỉ có 51 % CSCN có từ 75 % mẫu bảo hộ trở lên. Các CSCN tham gia chương trình an toàn dịch có 82,31 % heo được bảo hộ và mức PI kháng thể đạt 88,64%, trong khi ở các cơ sở không tham gia chương trình này có tỷ lệ bảo hộ 53,79 % nhưng mức PI kháng thể 83,72 %. Tỷ lệ bảo hộ cao nhất ở thời điểm dưới 60 ngày sau tiêm phòng (74,06 % 74,41 %) và có xu hướng giảm dần theo thời gian (55,88 %) ở thời điểm trên 90 ngày sau tiêm phòng). Heo đực có tỷ lệ bảo hộ cao nhất (90,91 %), kế đến là heo nái và hậu bị (77,59 % 83,70 %) và thấp nhất là heo thịt (55,94 %). Heo hậu bị được tiêm phòng LMLM hai lần có tỷ lệ bảo hộ 94,61 %, cao hơn so với 51 % nếu chỉ tiêm phòng một lần. Loại hình chăn nuôi và CSCN tham gia chương trình an toàn dịch liên quan chặt đến tỷ lệ bảo hộ trên đàn heo nái. Phương trình dự đoán xác suất heo nái được bảo hộ: p = e (– 0,665 + 0,708 LHCN + 1,488 CTAT) 1 + e (– 0,665 + 0,708 LHCN + 1,488 CTAT) Quy mô chăn nuôi và số lần tiêm phòng LMLM ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bảo hộ trên đàn heo hậu bị. Phương trình dự đoán xác suất heo hậu bị được bảo hộ là: p = e (– 0,377 + 0,654 QMCN + 2,605 Tiêm2L) 1 + e (– 0,377 + 0,654 QMCN + 2,605 Tiêm2L) xii ABSTRACT The thesis “Some factors relating to the levels of protection from serotype O footandmouth disease in pigs after the vaccination in Cu Chi district” was conducted in purpose of evaluating the efficiency of vaccination on footandmouth disease in pigs (FMD) and finding some factors that may affect the ability of FMD immunisation after vaccination. Total 1,599 samples of pig blood of 100 swine farms had been collected from May of 2009 to June of 2010 in Cu Chi. These samples were tested using ELISA technique for detecting antibody to protein 3ABC and antibody to virus FMD serotype O. The study indicated 2 swine that have antibody positive to protein 3ABC (0.16 %) but the level of ELISA antibody PI was from 90 – 100 %. The protection rate of pigs after vaccination in Cu Chi was 71.73 % with antibody PI was 87.26 %, while only 51 % of swine farm had more than 75 % protected pigs. Most of swine farms attended the epidermicsecurity program reached the protection rate at 82.31 % with antibody PI of 88.64 %. However, the protection rate of the nonattended epidermicsecurity program farms was 53.79 % with antibody PI of 83.72 %. The protection rate was highest when samples were taken prior to 60 days after vaccination (74.06 % – 74.41 %) and then gradually reduced. Boar reached the highest protection rate (90.91 %), followed by sow and replacement gilts (77.59 % 83.70 %), the lowest was in finishing pigs (55.94 %). In gilts receiving two shots of FMD reached the protection rate at 94.61 %, being more effective than gilts receiving once. Operation profile and swine farm attending the epidermicsecurity program related to the rate of immunization in the sow. The equation predicted the probability of protection in sow: The farm size and the time of vaccination influenced the protection rate in gift. This equation predicted the probability of protection in gilts: p = e (– 0.665 + 0.708 LHCN + 1.488 CTAT) 1 + e (– 0.665 + 0.708 LHCN + 1.488 CTAT) p = e (– 0.377 + 0.654 QMCN + 2.605 Tiêm2L) 1 + e (– 0.377 + 0.654 QMCN + 2.605 Tiêm2L) 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ đô thị hóa cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần (diện tích đất nông nghiệp của thành phố năm 2010 khoảng 103.182 ha, trung bình giảm hơn 1.176 hanăm, đến năm 2020 ước tính còn khoảng 86.327 ha). Để duy trì giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn tăng trưởng khá, thành phố phải nghiên cứu kỹ lợi thế và tiềm năng, định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM, sau 4 năm (20062009) thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò vẫn giữ mức trên 100.000 con. Trong đó, số lượng bò sữa chiếm 77 % với 77.000 con, tăng 8,2 %năm; số lượng heo xuất chuồng trên 300.000 connăm với giá trị thu về trên 3.000 tỉ đồngnăm... Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, thành phố đã xây dựng được 27 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chủ yếu là bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc như heo, bò, và bệnh dịch tả heo. Tuy nhiên, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, bệnh LMLM trên gia súc vẫn còn là mối đe dọa đối với ngành chăn nuôi bởi khả năng lây lan nhanh, mạnh và gây thiệt hại nặng về kinh tế. Trong chiến lược phòng chống bệnh LMLM, thành phố đã tổ chức tiêm phòng vắcxin cho gia súc dựa trên kết quả nghiên cứu “Vài đặc điểm dịch tễ của bệnh LMLM trên trâu bò, heo tại Tp. Hồ Chí Minh” của Huỳnh Thị Thanh Thủy (2003) và “Tình hình bệnh LMLM trên trâu bò, heo giết mổ và nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá khả năng bảo hộ của quy trình tiêm phòng Chi cục Thú y đang áp dụng” của Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006). Ngoài ra, thành phố còn phát triển phòng thí nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật 2 tiên tiến trong xét nghiệm nhằm chẩn đoán và phát hiện được chính xác mầm bệnh một cách nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả cho công tác chống dịch. Bên cạnh đó, công tác quản lý dịch bệnh gia súc được thực hiện tốt trên địa bàn thành phố, một phần nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống định vị toàn cầu GPS… Để hỗ trợ tốt hơn cho công tác phòng bệnh LMLM trên gia súc nói chung, và nâng cao hiệu quả trong công tác tiêm phòng nói riêng, cũng cần có thêm những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bảo hộ sau tiêm phòng, trong đó có cả quy trình tiêm phòng bệnh LMLM. Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, và Chi cục Thú Y – Tp HCM, với sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Dân, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số yếu tố liên quan mức bảo hộ đối với bệnh lở mồm long móng týp O trên heo sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi” 1.2. MỤC TIÊU Đánh giá hiệu quả tiêm phòng bệnh LMLM týp O và xác định một số yếu tố ảnh hưởng khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM trên heo sau tiêm phòng. 1.3. YÊU CẦU Xác định tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O trên đàn heo sau tiêm phòng. Phân tích một số yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ. Bước đầu lập phương trình hồi quy logistic thể hiện các yếu tố ảnh hưởng khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan rất nhanh và rất mạnh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đây là bệnh chung của nhiều loài trong danh mục của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE: Office International des Epizooties), và là bệnh phải công bố dịch ở tất cả các quốc gia. Bệnh do virút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra. Bệnh xảy ra trên tất cả loài thú có móng chẻ, gia súc cũng như thú hoang dã với đặc điểm là sốt, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da mỏng, gờ móng, kẽ móng, lưỡi, nướu và trên đầu vú, bầu vú thú cái (Nguyễn Tiến Dũng, 2000; Đào Trọng Đạt, 2000). 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Bệnh có lẽ xảy ra lần đầu tiên năm 1514, khi Hieronymus Fracastorius mô tả một bệnh tương tự trên gia súc ở Ý trong một bài viết năm 1546 (Doel, 2003), nhưng một thời gian dài sau đó, bệnh chỉ được chú ý về mặt lâm sàng (Trần Thanh Phong, 1996). Hậu quả là cuối thế kỷ 19, bệnh đã nhanh chóng lây lan từ Nga sang một loạt các nước Tây Âu chỉ trong vòng vài tháng, sau đó cũng lây sang nhiều vùng của Bắc Mỹ như Canada và một số bang của Mỹ, hàng chục triệu con bò bị mắc bệnh và bệnh đã kéo dài hàng chục năm (Thái Thị Thủy Phượng, 2006). Năm 1897, Loeffler và Frosch đã chứng minh được bệnh do virút gây ra (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978; Grubman và Baxt, 2004), đây là một trong những khám phá đầu tiên và ý nghĩa nhất về bệnh (Doel, 2003). Đầu thế kỷ 20, bệnh phát ra ở nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, các nước Nam Mỹ, châu Phi, các nước Đông Âu, các nước Cận Đông, Trung Đông, Nam Á và Viễn Đông. Nhiều viện nghiên cứu về bệnh đã ra đời như Alfort (ở Pháp năm 1901), Ile de Riems (ở Đức năm 1909), Lyon (ở Pháp năm 1947),... và đặc biệt là 4 Pirbright được thành lập ở Anh năm 1924 đã được công nhận là phòng thí nghiệm chuẩn của thế giới về bệnh LMLM (WRLFMD: World Reference Laboratory for Foot and Mouth Disease) kể từ năm 1958 (dẫn liệu Thái Thị Thủy Phượng, 2006). Năm 1922, Valleé và Carré nhận thấy tính đa dạng của huyết thanh virút khi phát hiện ra týp O và týp A. Năm 1926, Waldmann và Trautwein tiếp tục tìm ra virút týp C (Trần Thanh Phong, 1996). Và sau đó, các týp SAT1, SAT2, SAT3 được khám phá bởi Galloway và ctv năm 1948; týp Asia1 bởi Brooksby và Rogers năm 1957 (dẫn liệu Doel, 2003). Năm 1927, với thành công bước đầu của Belin trong thí nghiệm làm suy yếu virút, các nhà nghiên cứu đã tập trung phát triển vắcxin nhược độc. Năm 1937, Waldmann và ctv đã nghiên cứu tạo được vắcxin vô hoạt, sử dụng virút từ tế bào thượng bì và dịch mụn nước trên lưỡi bò bị gây nhiễm và bất hoạt bằng formaldehyde. Về sau, sự phát triển của các phương pháp nuôi cấy virút đã góp phần cải tiến kỹ thuật chế vắcxin, như vắcxin của Frenkel (1947), virút được nuôi cấy trên môi trường tế bào thượng bì của lưỡi bò. Ngày nay, người ta sử dụng tế bào BHK (baby hamster kidney) để nuôi cấy virút và phương pháp của Frenkel được xem là nền tảng cho việc sản xuất vắcxin nhiều năm sau (Doel, 2003). 2.1.2. Giới thiệu virút LMLM 2.1.2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc kháng nguyên Virút có dạng hình cầu đường kính 2028nm, cấu trúc đối xứng khối 20 mặt, capsid gồm có 60 capsomer và không có vỏ bọc; đây là virút nhỏ nhất trong các virút qua lọc (Trần Thanh Phong, 1996). Virút có tính biến dị và truyền nhiễm rất mạnh. Bộ gen virút có chiều dài khoảng 8.500 bp, bao gồm vùng không giải mã UTR (untranslated region) dài khoảng 1.300 bp ở đầu 5’ (có vai trò quan trọng trong việc tạo độc lực và hình thành capsid), vùng này chứa một cấu trúc thứ cấp có thể xoay (cloverleaf secondary structure) và được biết như là vị trí để tiến vào bên trong ribosome (IRES: internal ribosome entry site). Ngoài ra còn một vùng không giải mã khác ở đầu 3’ có vai trò trong tổng hợp sợi âm. Phần còn lại của bộ gen mã hóa một polyprotein khoảng 2.400 acid amin gồm 7 protein không cấu trúc (2A, 2B, 2C, 3A, 3B123, 3Cpro, 3Dpol) và 4 protein cấu trúc là VP4 (1A), VP2 (1B), VP3 (1C) và VP1 5 (1D). Cả hai đầu của bộ gen có thể được thay đổi, đầu 5’ gắn với VPg (khoảng 23 acid amin), đầu 3’ kéo dài bởi chuỗi adenyl. Lpro là nhân tố quan trọng quyết định độc tính của virút (Grubman và Baxt, 2004). Trong các protein cấu trúc nên bề mặt của virion, VP1 được xem là một trong những yếu tố sinh miễn dịch căn bản (Grubman và Baxt, 2004). VP1 là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học để tạo được vắcxin mới hiệu quả (Thái Thị Thủy Phượng, 2006). 2.1.2.2. Sức đề kháng Virút nhanh chóng bị vô hoạt ở pH trên 9 hoặc pH dưới 6 và ở nhiệt độ trên 50oC. Chúng có thể tồn tại trong nốt bạch huyết và tủy xương ở pH trung tính, nhưng không thể tồn tại trong cơ thú chết cứng (OIE, 2002). Virút giữ tính ổn định cao dưới dạng khí dung trong điều kiện ẩm độ tương đối cao (trên 60 %) (Merck, 2008). Protein cấu trúc Protein không cấu trúc Các vị trí tác động của protease Chưa biết Hình 2.1: Bộ gen virút LMLM mã hóa các protein (Grubman và Baxt, 2004) 6 Virút không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô, lạnh và nồng độ muối cao. Chúng có thể sống sót nhiều năm ở trạng thái đông lạnh (Seifert, 1992). Do không có lipid nên virút bền vững với ether, chloroform. Các dẫn chất của phenol và cồn ít có tác dụng. Dựa trên đặc điểm sức đề kháng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) đã có hướng dẫn sử dụng các hoá chất khử trùng tiêu độc như sau: NaOH 2 %, formol 2 %, crezin 5 %, nước vôi 20 %, vôi bột,… 2.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Bệnh xảy ra trên tất cả các loài thú có móng chẻ, cả gia súc lẫn thú hoang dã, như trâu, bò, heo, dê, cừu, linh dương, voi, hươu cao cổ, lạc đà (ít mẫn cảm) (OIE, 2002; Merck, 2008; CIDRAP, 2009). Có thể gây bệnh thực nghiệm cho bò, heo, chuột lang, chuột đồng, chuột trắng và chuột nhắt xám, trong đó động vật thí nghiệm tốt nhất là chuột lang. Virút có thể xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, sinh dục, và qua các vết thương ngoài da (Trần Thanh Phong, 1996). Virút không chỉ có trong các mụn nước, mà còn có ở nước bọt, dịch mũi, nước tiểu, phân heo bị bệnh cấp tính. Do đó bệnh có thể lây lan một cách dễ dàng bởi sự tiếp xúc trực tiếp giữa thú bệnh và thú mẫn cảm, đây là cách truyền lây chủ yếu của bệnh (Trần Thanh Phong, 1996). Ngoài ra, bệnh còn có thể truyền lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, rơm, cỏ độn chuồng, giày dép, quần áo, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, sản phẩm thịt, sữa, thức ăn thừa, không khí, vắcxin… bị nhiễm mầm bệnh. Con người cũng là yếu tố trung gian truyền lây quan trọng thông qua các hoạt động chăm sóc, truyền tinh, truyền phôi… Ngay cả những thú không cảm nhiễm (loài gà, vịt hoặc chim hoang dã) cũng làm lây lan mầm bệnh (Donaldson, 1999; Grubman và Baxt, 2004; OIE, 2002; Merck, 2008). Bệnh được cho là lệ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, vì nó ảnh hưởng đến sức đề kháng của virút và do đó tác động đến quá trình phát sinh bệnh. Trần Hữu Cổn (1996) cho biết khu vực Đông Nam Bộ (kể cả TP.HCM) có điều kiện thời tiết nhiều giờ nắng, nhiệt độ cao, lượng mưa thấp nên bệnh LMLM có thời gian dịch ngắn hơn so với các vùng có điều kiện khác trong cả nước. Một số ổ dịch tại Mỹ cho thấy dịch chậm lan tràn do khí hậu lạnh (Donalson, 2000). Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh văn Thịnh (1958), thú nuôi chăn thả bệnh nặng hơn thú nuôi nhốt. 7 Gia súc bệnh có thể bài thải virút trước khi các mụn nước xuất hiện. Thú khỏi bệnh có thể mang mầm bệnh đến hàng năm sau đó và là thú mang trùng nguy hiểm (Donaldson, 2000). Theo Salt và ctv (1998), heo đã được tiêm vắcxin phòng bệnh LMLM 4 ngày vẫn có thể bị nhiễm virút, và mặc dù không biểu hiện bệnh lâm sàng nhưng chúng vẫn có thể truyền virút sang thú mẫn cảm khác. Hiện tượng mang trùng Ngoài sự tác động trực tiếp của bệnh LMLM lên đàn thú, tình trạng mang trùng ở trâu bò, và cừu còn có ý nghĩa đối với chương trình kiểm soát loại trừ bệnh. Ở những loài này, sự bài thải virút có thể làm cho tình trạng mang trùng trở nên phổ biến (Doel, 2003). Trên thực tế, trâu bò hay cừu mang trùng có thể truyền bệnh cho thú mẫn cảm không? Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết vì bằng nhiều thí nghiệm, các tác giả vẫn chưa chứng minh được vai trò truyền bệnh của thú mang trùng (Doel, 2003). Ngoài ra, việc tiêm phòng có bảo vệ được cho thú hay tạo nên trạng thái mang trùng? Theo Kitching và ctv (2008), có đến 50 % bò phơi nhiễm với virút LMLM trở thành thú mang trùng, không kể chúng đã được tiêm phòng bằng vắcxin hay chưa. Theo Doel (2003), nhiều thí nghiệm cho thấy một liều vắcxin chưa đủ ngăn chặn được tình trạng mang trùng trên trâu bò (và hầu hết ở cừu). Anderson và ctv (1974) cho biết ảnh hưởng của những thú mang trùng trên đàn trâu bò được tiêm phòng nhắc lại ít hơn so với những thú chưa được tiêm phòng. Có khả năng việc tiêm phòng nhắc lại ngăn cản được biểu hiện lâm sàng của bệnh và mức độ lưu hành của virút trong quần thể trâu bò hơn là ngăn cản sự hình thành trạng thái mang trùng (Doel, 2003). Sự hình thành trạng thái mang trùng hầu như phụ thuộc vào chủng và týp của virút LMLM và thời hạn của trạng thái mang trùng phụ thuộc vào loài nhai lại và cá thể bị nhiễm. Trên thú mang trùng, virút có thể hồi phục sau khi nhiễm lần đầu ít nhất 28 ngày và tồn tại ở các tế bào lớp đáy của thượng bì hầu họng, đặc biệt ở các tế bào phía lưng vòm họng (Doel, 2003). McVicar và Sutmoller (1969) cho biết nồng độ virút trong dịch hầu họng của thú mang trùng đã được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng là như nhau. Tình trạng mang trùng ở trâu bò có thể kéo dài vài 8 năm hoặc 69 tháng ở cừu và dê. Tuy nhiên, hầu hết trâu bò và cừu chỉ mang trùng trong một thời gian ngắn (Doel, 2003). Sutmoller và ctv (1968), Baxt và Mason (1995), Mezencio và ctv (1999) cho biết trên heo sau khi nhiễm bệnh, virút sẽ bị loại thải trong vòng 3 – 4 tuần, vì vậy heo không mang trùng. Tuy nhiên, một báo cáo cho biết, đã xảy ra trường hợp nhiễm virút LMLM dai dẳng trên heo, và cũng có một giả thuyết cho rằng virút LMLM xâm nhập vào đại thực bào phế nang và tồn tại ở dạng mang trùng trên heo. 2.1.4. Miễn dịch đối với virút LMLM Thời gian ủ bệnh có thể chỉ 24 giờ, trung bình là 3 4 ngày đối với trâu bò và 1 3 ngày đối với heo, nhưng cũng có thể kéo dài đến 21 ngày (Alexandersen và ctv, 2003). Thú mắc bệnh tự nhiên hoặc thú đã tiêm phòng rồi mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh rất dài (Donaldson, 2000). Theo sau giai đoạn virút vào máu gây sốt, khi thân nhiệt giảm xuống, kháng thể đặc hiệu chống lại virút LMLM được hình thành gồm IgG, IgM và IgA. IgG có mặt sớm nhất vào ngày 3 21 ngày và tồn tại từ 4 đến 6 tháng. IgM xuất hiện vào ngày thứ 5 12. IgA xuất hiện vào giai đoạn gần cuối của quá trình bệnh và có vai trò chủ yếu trong giai đoạn này. Có thể tìm thấy IgA trong máu thú bệnh vào thời điểm 150 ngày sau khi bệnh chấm dứt (Kitching và Alexandersen, 2002). Miễn dịch hình thành sau khi mắc bệnh trên heo chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Miễn dịch do thú mẹ truyền cho con có thể kéo dài đến 3 tháng. Thú có thể tái nhiễm rất nhanh ngay trong một ổ dịch sau 10 ngày hoặc sau 6 – 10 tuần, điều này do thú mới khỏi bệnh và kém đề kháng, nhưng quan trọng hơn cả là do virút sau quá trình nhân lên cao độ trong một ổ dịch trở nên biến đổi và trở thành virút gây bệnh mới (Phan Đình Đỗ và Trịnh văn Thịnh, 1958; Donalson, 2000). Trong khi đó, thời gian miễn dịch trên bò kéo dài hơn trên heo. Bò sau khi nhiễm virút LMLM thường trở thành thú mang trùng với hàm lượng kháng thể cao trong huyết thanh (ngay cả trong niêm mạc họng) sau 2,5 năm. Trong một số trường hợp, thời gian miễn dịch trên trâu bò có thể lên đến 5,5 năm (AVIS, 2002; Thái Thị Thủy Phượng, 2006). Vắcxin vô hoạt LMLM kích thích tạo kháng thể trung hòa ở bề mặt niêm mạc sau khi tiêm phòng 1 liều trên heo và 23 liều trên trâu bò. Miễn dịch do vắcxin kéo 9 dài 6 tháng. Tuy nhiên, miễn dịch do vắcxin không ngăn được sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh khi thú đã được tiêm phòng tiếp xúc với virút (Doel, 2003). Virút dễ biến đổi nên rất đa dạng về kháng nguyên: có 7 týp huyết thanh (serotype) với hơn 70 týp phụ (subtype) (Tô Long Thành, 2000). Các týp này tuy gây ra những triệu chứng và bệnh tích giống nhau trên thượng bì nhưng lại không gây miễn dịch chéo. Khi sản xuất vắcxin, người ta đã loại bỏ protein không cấu trúc trong thành phần kháng nguyên. Do đó, thú được tiêm phòng vắcxin chỉ tạo kháng thể kháng lại protein cấu trúc, là thành phần kháng nguyên của vắcxin. Khi nhiễm virút LMLM từ thực địa, cơ thể thú sẽ sản xuất kháng thể kháng cả protein cấu trúc lẫn không cấu trúc. Rodriguez và ctv (1994) cho biết protein không cấu trúc 3ABC (bao gồm protein không cấu trúc 3A, 3B và 3C) được nghiên cứu nhiều nhất và được phát hiện trên heo ở tuần thứ hai sau khi bị nhiễm virút LMLM . 2.1.5. Các biện pháp phòng bệnh  An toàn sinh học Các biện pháp an toàn sinh học bao gồm các biện pháp về quản lý và vệ sinh nhằm giảm sự tiếp xúc giữa thú với mầm bệnh. Một số biện pháp thường gặp là: giết loại gia súc mắc bệnh, xử lý chất thải động vật, đồng thời tiêu độc thường xuyên khu vực phát hiện gia súc bệnh, các phương tiện vận chuyển động vật, vật dụng và thức ăn chăn nuôi (Grubman và Baxt, 2004).  Phòng bệnh bằng vắcxin Cho đến nay, sử dụng vắcxin vẫn được coi là biện pháp chủ yếu để phòng bệnh cho động vật chống lại các bệnh truyền nhiễm (trừ một số quốc gia và vùng lãnh thổ không có bệnh LMLM và không còn sử dụng vắcxin (OIE, 2010)). Các loại vắcxin LMLM được sản xuất bằng cách nuôi cấy virút sống trên tế bào thận chuột hamster (BHK21). Sau đó virút được thu hoạch, cô đặc, vô hoạt và phối trộn với một dung dịch đệm và chất bổ trợ là nhũ dầu kép hoặc hydroxyt nhôm với saponin. Một liều vắcxin chứa ít nhất 3 PD50 cho mỗi týp (khi sử dụng 1 PD50 sẽ bảo hộ 50 % thú khi công virút cường độc tương đồng với virút vắcxin vào 21 ngày sau khi tiêm vắcxin). 10 Chi cục Thú y Tp. HCM hiện đang sử dụng 2 loại vắcxin của hãng Viphavet: Aftovax (vắcxin LMLM đa týp O, A, Asia1 dùng cho trâu bò) và Aftopor (vắcxin LMLM týp O (O Manisa và O 3039), A (A 22 Iraq, A May 97) dùng cho heo). Hai loại vắcxin này có nguyên tắc sản xuất là nhân virút trên môi trường tế bào thận chuột hamster, sau đó vô hoạt bằng binaryethylene imine (Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Theo quyết định số 382006QĐBNN ngày 16052006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh LMLM gia súc, vùng được tiêm vắcxin phòng bệnh bao gồm: vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây, vùng có nguy cơ cao. Tất cả động vật cảm thụ khi đưa ra khỏi tỉnh đều phải tiêm phòng kể cả động vật đó nằm ngoài vùng tiêm phòng quy định trên. 2.1.6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm Phân lập virút trên môi trường tế bào tuyến giáp, quan sát bệnh tích tế bào sau 24 giờ. Sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể, dùng kháng thể chuẩn để phát hiện virút trong bệnh phẩm. Phản ứng dương tính khi gây dung huyết 50 % hồng cầu cừu. Thực hiện phản ứng trung hòa virút, thường sử dụng các dòng tế bào mẫn cảm như IBRS 2, BHK21, hoặc tế bào sơ cấp của thận heo. Kháng thể trung hòa được phát hiện 4 – 5 ngày sau khi thú bệnh. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng virút LMLM do tiêm phòng (týp kháng nguyên tùy thuộc vào vắcxin sử dụng). Chi cục Thú y Tp. HCM sử dụng kỹ thuật này để phát hiện kháng thể kháng virút LMLM týp O. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC từ virút nhiễm tự nhiên. Phương pháp RTPCR phát hiện các đoạn gen đặc trưng của virút, cho phép chẩn đoán chính xác căn bệnh 24 96 giờ trước khi có biểu hiện lâm sàng. 2.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮCXIN Vắcxin chỉ có hiệu quả tốt trên những thú đã trưởng thành về mặt miễn dịch học. Trên những thú quá non, các cơ năng bảo vệ chưa hoàn chỉnh, đáp ứng miễn dịch đối với vắcxin rất yếu. Hơn nữa, đối với những thú non có kháng thể mẹ truyền, lượng kháng thể đó có thể ngăn cản vắcxin phát huy tác dụng. Do đó, tùy 11 thuộc vào thú mẹ đã được tiêm phòng hay chưa để quyết định tuổi tiêm lần đầu ở thú con. Khoảng 34 tuần sau khi sinh, lượng kháng thể mẹ truyền đã thấp, nên sử dụng vắcxin trong độ tuổi này. Khi có dịch đe dọa, bắt buộc phải dùng vắcxin sớm hơn, nhưng sau đó cần dùng vắcxin một lần thứ hai cách lần thứ nhất 24 tuần để tránh nhược điểm đáp ứng miễn dịch lần đầu, kháng thể hình thành chưa nhiều và giảm đi rất nhanh (Kitching và Salt, 1995). Hiệu quả của vắcxin phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của thú. Vắcxin chỉ có hiệu quả tốt trên những thú khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, không mắc những bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc mãn tính (Doel, 2003). Các yếu tố liên quan chế độ chăm sóc nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thú nên cũng ảnh hưởng đến kết quả đáp ứng miễn dịch trên thú. Nếu tiêm vắcxin cho những thú đã nhiễm virút LMLM rồi thì bệnh có thể phát ra sớm hơn và nặng hơn. Mặt khác, vắcxin thường tạo được miễn dịch 23 tuần sau khi tiêm ngoại trừ các vắcxin virút sống và vài vắcxin vi khuẩn sống. Trong thời gian 23 tuần đó, thú vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng vắcxin trên thú mang thai. Nên sử dụng vắcxin cho thú cái trước khi phối giống 3 tuần hoặc vào khoảng 13 cuối của thai kỳ để tạo kháng thể cao trong sữa đầu (Doel, 2003). Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng có tính chất gây ức chế miễn dịch cũng ảnh hưởng đến hiệu quả vắcxin. Bệnh truyền nhiễm có tính chất gây ức chế miễn dịch trên heo cần lưu ý như dịch tả heo, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo, hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa do Circovirus gây ra. Ký sinh trùng cần lưu ý đến là Trypanosoma brucei (Darji và ctv, 1996). Hiệu quả tiêm phòng còn phụ thuộc vào sự phù hợp của chủng virút vắcxin. Do virút LMLM ngoài thực địa biến dị liên tục và không gây đáp ứng miễn dịch chéo nên thường xuyên phải có những nghiên cứu so sánh sự tương đồng giữa virút ngoài thực địa với virút vắcxin để lựa chọn hoặc điều chế loại vắcxin phù hợp (Tô Long Thành, 2000). Từ năm 1986 – 2006 bệnh LMLM ở Việt Nam do 3 týp O, A, Asia1 gây ra (Tô Long Thành và ctv, 2006). 12 Vì một số lý do, không phải lúc nào tất cả các thú trong đàn đều được tiêm phòng. Nếu tỷ lệ tiêm đạt 80 % toàn đàn thì đủ để chống được bệnh lây lan vào đàn. Cũng cần chú ý rằng trong số thú đạt tiêu chuẩn được tiêm không phải tất cả đều sinh miễn dịch tốt. Những thú này vẫn có thể mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng vắcxin, kháng thể hình thành trong cơ thể thú tồn tại và giảm dần sau khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm, và từ 4 đến 6 tháng đối với vắcxin vô hoạt phòng bệnh LMLM. Do đó, để duy trì và nâng cao sức miễn dịch, cần phải tiêm phòng lần thứ hai sau lần đầu tiên khoảng 1 tháng và sau đó lặp lại định kỳ cho thú từ 4 đến 6 tháng (Doel, 2003). Điều kiện bảo quản vắcxin, cách sử dụng và kỹ thuật tiêm phòng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng. Vắcxin LMLM vô hoạt phải luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ +3oC đến +8oC. Kế đến là phải sử dụng đúng liều quy định. Với các vắcxin virút, phần lớn dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi (Doel, 2003). Có thể sử dụng vắcxin LMLM đồng thời với nhiều loại vắcxin khác như dịch tả heo, dịch tả trâu bò, bệnh do parvovirus trên heo, bệnh nhiệt thán..., không phải là trộn lẫn với nhau, mà tiêm ở những vị trí khác nhau (trích dẫn Doel, 2003). Cuối cùng, vắcxin không đảm bảo sự bảo hộ hoàn toàn cho vật chủ chống lại bệnh. Thậm chí sau khi dùng vắcxin, vẫn có khả năng vật chủ bị mắc bệnh. Điều đó có thể do hệ thống miễn dịch của vật chủ không đáp ứng tốt với tất cả các kháng nguyên. Trong miễn dịch học, hiện tượng này được gọi là “hiệu giá kháng thể thấp”, có thể gặp ở cá thể bị các bệnh về hệ thống miễn dịch hoặc vì hệ thống miễn dịch của cá thể không có tế bào B sản sinh kháng thể đối với kháng nguyên đó (Tô Long Thành, 2009). 2.3. TÌNH HÌNH BỆNH LMLM HIỆN NAY 2.3.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới Theo số liệu của OIE, cập nhật đến ngày 03 tháng 06 năm 2010, trên thế giới có 66 quốc gia và 16 vùng không có bệnh LMLM, trong đó có đến 65 quốc gia và 10 vùng không còn sử dụng vắcxin (OIE, 2010). Bên cạnh đó, báo cáo của WRLFMD ngày 28012010, cho thấy từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009 virút LMLM vẫn đang gây bệnh tại các quốc gia khác (WRLFMD, 2010). 13 Ở Trung Đông, chủng virút AIran05 phát triển ở Iraq, Kuwait, Lebanon và Libya tiếp tục lan rộng sang Bahrain, Iran, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra chủng PanAsia2 thuộc týp O gây bệnh trên đàn gia súc, trong khi chủng Ind2001 bắt đầu xuất hiện trên loài linh dương hoang dã tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Ở châu Phi, virút týp A lại xuất hiện tại Ai Cập sau 2 năm kể từ khi trận dịch năm 2006 được khống chế. Hai týp SAT1 và SAT2 vẫn tiếp tục gây bệnh ở Zambia. Ở châu Á, tháng 012009, virút týp A được phát hiện tại Trung Quốc lần đầu tiên kể từ những năm 1960. Những phân tích cho thấy virút có quan hệ gần với virút từ Đông Nam Á. Đài Loan cũng thông báo bệnh xuất hiện trên heo không được tiêm phòng là do virút týp O gây ra. 2.3.2. Tình hình bệnh LMLM và nghiên cứu liên quan ở nước ta Theo tổng hợp của Phòng thí nghiệm WRLFMD, Việt Nam nằm trong khu vực dịch LMLM thường xuyên lưu hành (Tô Long Thành, 2005). Hình 2.2: Phân bố bệnh LMLM trên thế giới (Nguồn: Hammond và ctv, 2009) Vùng không bệnh Vùng không bệnh và có sự hiện diện của virút Dịch địa phương Dịch rời rạc Vùng không sử dụng vắcxin Vùng không bệnh, có hoặc không có sử dụng vắcxin 14 Từ năm 1995 đến 2003, Cục Thú y đã xác định virút gây bệnh LMLM ở Việt Nam chỉ có týp O và hàng năm đều gửi mẫu sang WRLFMD để xác định lại chủng virút gây bệnh ngoài thực địa. Riêng tại Tp.HCM, Huỳnh Thị Thanh Thủy (2003) cho biết virút LMLM gây bệnh trên trâu bò heo tại Tp.HCM từ 19952000 thuộc týp O. Tháng 82004, virút LMLM týp A được phát hiện và đến năm 2005 phát hiện thêm týp Asia 1 (Tô Long Thành, 2005; Thái Thị Thủy Phượng, 2006). Các mẫu bệnh phẩm gởi đến WRLFMD cho thấy ở Việt Nam hiện nay đang lưu hành 3 topotýp (SEA, Cathay và MESA) thuộc týp O, 1 topotýp (Asia) thuộc týp A và virút týp Asia 1 thuộc nhóm di truyền 4 (group IV) (Thái Thị Thủy Phượng, 2006). Theo thông tin của Cục Thú y, từ 03092010 bệnh LMLM xuất hiện tại Đăk Lăk. Đến 29102010, cả nước có 10 tỉnh có gia súc bệnh LMLM, trong đó có 6 tỉnh là Đăk Lăk, Hà Tĩnh, Sơn La, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Một số nghiên cứu về bệnh LMLM tại Việt Nam cho thấy: Hệ số năm dịch trên heo ở Việt Nam lớn hơn 1 (Văn Đăng Kỳ, 2001). Theo Huỳnh Thị Thanh Thủy (2003), hệ số này trên heo tại Tp.HCM năm 1995 là 3,47, nhưng đến năm 1999, hệ số này giảm xuống còn 1,72. Tại Hà Nội, tỷ lệ tấn công cao nhất là 12,33‰ trên trâu bò và 0,74‰ trên heo (Lê Thị Kim Oanh, 2001). Tỷ lệ tấn công của bệnh LMLM trên trâu bò cao hơn trên heo trung bình 14,79 lần. Tháng dịch trên heo là vào các tháng 4 đến tháng 9 hàng năm (Theo Văn Đăng Kỳ, 2001). Tác giả nhận định ở vùng Đông Nam Bộ (bao gồm TP.HCM) có tương quan chặt giữa các yếu tố khí hậu với số heo bệnh LMLM (r=0,96). Một số tác giả khác cũng có cùng nhận định như trên khi kết luận lượng mưa và độ ẩm có liên quan tuyến tính thuận đến bệnh LMLM (Lê Thị Kim Oanh, 2001 và Huỳnh Thị Thanh Thủy, 2003). Tỷ lệ bệnh LMLM trên trâu, bò và heo tại TPHCM. Bò có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (1,94‰), trâu 0,90‰ và heo 0,55‰. Khả năng mắc bệnh LMLM của trâu bò cao hơn heo (Huỳnh Thị Thanh Thủy, 2003). 15 Trong quy trình tiêm phòng bệnh LMLM tại Tp. HCM, tỷ lệ bảo hộ tại các thời điểm sau tiêm phòng 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng khác biệt có ý nghĩa với P< 0,05 (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006). Một nghiên cứu được tiến hành có tính hệ thống về một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM và ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong giám định nguồn gây bệnh tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang (Thái Thị Thủy Phượng, 2007). Các ổ dịch trong năm 2008 chủ yếu ở những nơi công tác tiêm phòng chưa được thực hiện đầy đủ và công tác kiểm dịch vận chuyển kém, nhất là những vùng biên giới, việc nhập động vật chưa được kiểm soát chặt chẽ (Cục Thú y, 2009). Từ các ổ dịch ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An và Kontum đã phát hiện virút LMLM týp A, một týp đang lưu hành ở Campuchia, Lào và Thái Lan. 2.3.3. Nỗ lực khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn cầu Nhu cầu thương mại hóa toàn cầu và sự di chuyển của con người tăng cao, tạo cơ hội cho virút LMLM dễ dàng lây lan. Theo Kitching và ctv (2008), một số nguyên nhân hiện nay khiến bệnh LMLM chưa thể được khống chế có hiệu quả: Virút có 7 týp huyết thanh với hơn 70 týp phụ không gây miễn dịch chéo. Sự miễn dịch do vắcxin tạo ra trên loài nhai lại không ngăn được sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh, do đó thú đã được tiêm vắcxin vẫn có thể bị nhiễm virút. Đối với thú đã khỏi các triệu chứng lâm sàng hoặc đối với thú được tiêm vắcxin có tiếp xúc với virút sống, virút có thể tồn tại trong cơ thể thú một thời gian dài sau đó. Virút có thể sống sót trong quần áo, dụng cụ, phương tiện, trong sữa có nguồn gốc từ động vật mắc bệnh trong một khoảng thời gian đủ để tiếp xúc với thú mẫn cảm mới. Người ta vẫn lưu ý hạn chế của các phương tiện chẩn đoán hiện hành, mà trước hết là thời gian xét nghiệm kéo dài. Thứ hai, khi kiểm tra phát hiện kháng thể kháng protein không cấu trúc thì không thể phân biệt giữa thú đã khỏi bệnh và không còn mang virút với thú đang ở trạng thái mang trùng. Một số vắcxin LMLM mặc dù được 16 vô hoạt nhưng vẫn chứa một lượng protein không cấu trúc đủ để kích thích đáp ứng miễn dịch, đặc biệt sau khi tiêm vắcxin lặp lại nhiều lần, vì thế tạo ra kết quả dương tính với kháng thể kháng protein không cấu trúc. Điều đó, gây khó khăn khi kết luận thú có thực sự bị nhiễm virút hay không. Một tổ chức Liên minh Nghiên cứu bệnh LMLM toàn cầu (Global Foot and Mouth Disease Research Alliance) đã ra đời do nhu cầu khống chế bệnh LMLM trên quy mô toàn cầu. Tổ chức này tập hợp các phòng thí nghiệm uy tín trên thế giới về bệnh LMLM như Pirbright (ở Anh), Phòng Thí nghiệm liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, Phòng Thí nghiệm Thú y Quốc gia tại Geelong (ở Úc), Trung tâm Quốc gia về Bệnh ngoại nhập ở động vật Winnipeg (ở Canada) và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế ILRI (ở Nairobi – Kenya). Tổ chức này tập hợp những nổ lực nghiên cứu, các sáng kiến, tránh nghiên cứu trùng lắp, đẩy nhanh tiến độ và chia sẽ các kết quả nghiên cứu. Với mục tiêu phát triển công nghệ sản xuất vắcxin, phát triển các phương pháp chẩn đoán nhanh và dễ sử dụng, đẩy mạnh các nghiên cứu điều trị kháng virút, miễn dịch học, gen học, protein học…, tổ chức này hy vọng sẽ thực hiện được mục đích đã đề ra. 2.4. GIỚI THIỆU HUYỆN CỦ CHI Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 60 km theo đường Xuyên Á, gồm 1 thị trấn và 20 xã (Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Phước Vĩnh An, Hoà Phú, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng, An Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Bình Mỹ, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ), với 434,50 km2 diện tích tự nhiên. Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía Đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn, phía Tây giáp tỉnh Long An. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 – 10 m. Địa bàn huyện có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong thành phố. 17 Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối ổn định, khoảng 26,6oC. Lượng mưa trung bình từ 1.300 mm – 1.770 mmnăm. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5 %. Theo số liệu thống kê năm 2009 của Chi cục Thú y Tp.HCM, huyện Củ Chi có khoảng 11.500 cơ sở chăn nuôi heo với trên 300.000 con. Hình 2.3: Bản đồ huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn : http:www.hochiminhcity.gov.vnleftban_dobandotp_quanhuyenhuyencc.gif_big) 18 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THỜI GIAN Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đàn heo đã được tiêm phòng bệnh LMLM tại các cơ sở chăn nuôi huyện Củ Chi, bao gồm heo nái, hậu bị, heo thịt và heo đực đã được tiêm phòng trước khi lấy mẫu ít nhất 3 tuần và không quá 4 tháng. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá tỷ lệ nhiễm virút LMLM trên đàn heo. Xác định tỷ lệ bảo hộ và phân tích một số yếu tố liên quan mức bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O. Lập mô hình hồi quy logistic thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O trên heo nái và heo hậu bị. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phân bố mẫu Do điều kiện chăn nuôi ở các xã thuộc huyện Củ Chi không khác biệt nên không phân bố mẫu theo từng xã. Số lượng mẫu khảo sát được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Tổng đàn và số lượng mẫu khảo sát theo cơ sở chăn nuôi và hạng heo Hạng mục Quần thể Lấy mẫu n % Theo CSCN 4.882 100 2,05 Theo hạng heo 107.112 1.599 1,49 Nái 24.224 696 2,87 Hậu bị 4.054 270 6,66 Thịt 78.326 556 0,71 Đực 508 77 15,16 19 Các cơ sở chăn nuôi (CSCN) được chia vào 3 loại hình chăn nuôi (LHCN) chính: loại hình nuôi heo nái (có thể nuôi cả heo hậu bị và heo đực), loại hình nuôi heo thịt và loại hình nuôi nái thịt (kết hợp giữa loại hình nuôi heo nái và heo thịt). Mẫu được phân bố ở các loại hình chăn nuôi và quy mô chăn nuôi (QMCN) qua các bảng 3.2, 3.3 và 3.4. Số mẫu thu thập đã được quy định trong chương trình xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM và dịch tả heo của Chi cục Thú y Tp. HCM (sau đây gọi tắt là chương trình an toàn dịch CTAT). Ở loại hình nuôi nái (bảng 3.2), phân chia quy mô chăn nuôi dựa trên tổng đàn heo nái, heo đực và heo hậu bị. Do mức quy mô nhỏ trong loại hình này nên chỉ phân chia 2 mức quy mô, 1 – 50 và trên 50 heo. Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái QMCN Quần thể Lấy mẫu Số CSCN Nái Hậu bị Đực Tổng Số CSCN Nái Hậu bị Đực Tổng 150 1.761 5.305 877 106 6.288 6 20 23 0 43 Trên 50 3 386 31 44 461 1 19 10 1 30 Tổng 1.764 5.691 908 150 6.749 7 39 33 1 73 Ở loại hình nuôi nái – thịt (bảng 3.3), tổng đàn heo nái, heo đực, heo hậu bị và heo thịt được sử dụng để phân chia quy mô chăn nuôi. Do quy mô chăn nuôi lớn trong loại hình này nên phân chia 5 mức quy mô. Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái – thịt QMCN Quần thể Lấy mẫu Số CSCN Nái Hậu bị Thịt Đực Tổng Số CSCN Nái Hậu bị Thịt Đực Tổng 150 2.015 6.892 507 26.679 46 34.124 39 4 9 218 0 231 51100 149 2.076 184 7.664 72 9.996 11 5 7 69 0 81 101200 53 1.404 190 5.657 19 7.270 6 6 12 43 0 61 201300 12 614 66 2.072 11 2.763 6 107 3 63 2 175 Trên 300 31 7.547 2.199 21.547 210 31.503 17 535 206 88 74 903 Tổng 2.260 18.533 3.146 63.619 358 85.656 79 657 237 481 76 1.451 Với loại hình nuôi thịt (bảng 3.4), quy mô chăn nuôi thường lớn hơn loại hình nuôi nái nên được chia 3 mức dựa trên tổng đàn heo thịt. 20 Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi thịt QMCN Quần thể Lấy mẫu Số CSCN Heo thịt Số CSCN Heo thịt 150 841 9.977 11 54 51100 8 576 2 15 Trên 100 9 4.154 1 6 Tổng 858 14.707 14 75 Trong quá trình khảo sát, ghi nhận CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch. Trên heo nái, lứa đẻ được phân tích ở các mức 1 lứa, 2 lứa, 3 lứa và trên 3 lứa. Ở nhóm trên 3 lứa, heo nái được lấy mẫu chủ yếu ở lứa thứ 4, 5, 6. Thời điểm lấy mẫu (TĐLM) sau tiêm phòng LMLM được chia làm 4 mức là ≤30 ngày, 3160 ngày, 6190 ngày và trên 90 ngày. Các mẫu được lấy chủ yếu ở khoảng 3160 ngày. Thời điểm lấy mẫu gần nhất là 22 ngày. Phỏng vấn quy trình tiêm phòng trên heo nái ở các CSCN được lấy mẫu. Dựa vào thứ tự và thời điểm tiêm phòng bệnh dịch tả heo (DTH) và LMLM để phân loại quy trình tiêm trên heo nái. Những heo nái được khảo sát trong nội dung này là những nái đã đẻ 2 lứa trở lên. Có 3 quy trình tiêm phòng được ghi nhận ở các cơ sở chăn nuôi khảo sát: (1) Tiêm trong giai đoạn mang thai, DTH trước LMLM (2) Tiêm trong giai đoạn mang thai, LMLM trước DTH (3) Tiêm trong giai đoạn trước phối. Ở quy trình (1) và quy trình (2), tùy thứ tự tiêm phòng DTH trước LMLM hay LMLM trước DTH, việc tiêm phòng trong giai đoạn mang thai được thực hiện ở tuần 9 – 12 đối với mũi tiêm đầu (hoặc ngừa DTH hoặc ngừa LMLM) và ở tuần 11 – 14 của thai kỳ đối với mũi tiêm thứ hai (mũi ngược lại mũi đầu) với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ 1 đến 2 tuần. Trong khi đó ở quy trình (3), trong giai đoạn trước phối tiêm phòng LMLM ở tuần 2 – 3 và tiêm phòng DTH ở tuần 3 – 4 sau khi sinh lứa trước với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ 1 đến 2 tuần. Heo hậu bị được tiêm phòng lần đầu vào thời điểm 23 tháng tuổi, sau đó được tiêm phòng lặp lại ở 6 tháng tuổi. Do đó, tùy thuộc vào thời điểm lấy mẫu, heo 21 hậu bị đã được tiêm phòng LMLM một lần hoặc hai lần, thời điểm bình quân khi lấy mẫu trên hai nhóm heo hậu bị này lần lượt là 82 và 44 ngày sau tiêm phòng. 3.4.2. Đánh giá tỷ lệ nhiễm virút LMLM trên đàn heo Việc đánh giá tỷ lệ nhiễm virút LMLM trên đàn heo dựa trên kết quả phát hiện kháng thể kháng protein không cấu trúc 3ABC đặc trưng của virút LMLM (nhiễm thực địa) có trong máu heo. (1) Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ heo dương tính với kháng thể kháng protein 3ABC (2) Phương pháp tiến hành Tổng số 1.599 heo của 100 cơ sở chăn nuôi đã nêu ở mục 3.4.1 được khảo sát. Các CSCN này thuộc 16 xã trên 21 xã thị trấn tại huyện Củ Chi. Xét nghiệm mẫu tại Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị Chi cục Thú y Tp. HCM.  Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC của virút LMLM trên heo Bộ kít PrioCHEK FMDV NS của công ty Pronics AG, Hà Lan Phân phối 100 μl mẫu huyết thanh và đối chứn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************** LÊ MINH TRÍ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************** LÊ MINH TRÍ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ DÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2010 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LÊ MINH TRÍ Hội đồng chấm luận văn: Chủ tịch: TS NGUYỄN TẤT TỒN Đại học Nơng Lâm TP HCM Thư ký: TS THÁI QUỐC HIẾU Chi cục thú y Tiền Giang Phản biện 1: PGS TS NGUYỄN NGỌC HẢI Đại học Nông Lâm TP HCM Phản biện 2: TS THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG Cơ quan Thú y vùng Ủy viên: PGS TS TRẦN THỊ DÂN Hội Thú y Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM HIỆU TRƯỞNG ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN ********* Họ tên: LÊ MINH TRÍ Ngày sinh: 24/10/1981 Nơi sinh: ĐĂKLĂK Họ tên Cha: LÊ ANH PHỤNG Họ tên Mẹ: VŨ THỊ HOA Quá trình học tập: 1996-1999: Học trường Phổ thông Trung học Võ Thị Sáu, Q Bình Thạnh, Tp HCM 1999-2004: Học trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, chuyên ngành Bác sỹ thú y, hệ quy 2006-2010: Học Cao học chuyên ngành Thú y Trường Đại học Nơng Lâm Tp HCM Tình trạng gia đình: kết Họ tên Vợ: NGUYỄN PHÚC BẢO PHƯƠNG Địa liên lạc: Email: triuaf@yahoo.com Điện thoại: 0989 985 285 iii LỜI CAM ĐOAN ********* Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa công bố cơng trình khác Tác giả LÊ MINH TRÍ iv LỜI CẢM TẠ Mn vàn kính u xin kính dâng lên Ba Phụng, Má Hoa cho có ngày hơm Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Tp HCM, - Phòng Sau đại học, - Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, - Tồn thể q thầy, cơ, cán cơng nhân viên Khoa Đã tận tình dạy dỗ tơi suốt trình học tập trường Đồng thời xin chân thành cảm ơn: - Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Tp HCM, - Lãnh đạo Trạm Chẩn đoán - xét nghiệm điều trị, - Trạm phòng chống dịch kiểm dịch động vật, - Trạm Thú y Củ Chi, - Phòng Tổng hợp vi tính, - Các cán viên chức Chi cục Thú y Tp HCM, đặc biệt cán thuộc môn Siêu vi - huyết mơn Hóa lý Đã nhiệt tình giúp đỡ tơi q trình hồn thành luận văn Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi đến: PGS.TS Trần Thị Dân tận tâm hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn giúp đỡ động viên quý báu bạn bè, đồng nghiệp gia đình v MỤC LỤC Trang Chương MỞ ĐẦU .1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.2 MỤC TIÊU 1.3 YÊU CẦU Chương TỔNG QUAN .3 2.1 BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG .3 2.1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh 2.1.2 Giới thiệu vi-rút LMLM 2.1.2.1 Đặc điểm hình thái – cấu trúc kháng nguyên 2.1.2.2 Sức đề kháng 2.1.3 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh 2.1.4 Miễn dịch vi-rút LMLM .8 2.1.5 Các biện pháp phòng bệnh 2.1.6 Chẩn đốn phòng thí nghiệm 10 2.2 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN 10 2.3 TÌNH HÌNH BỆNH LMLM HIỆN NAY 12 2.3.1 Tình hình bệnh LMLM giới 12 2.3.2 Tình hình bệnh LMLM nghiên cứu liên quan nước ta 13 2.3.3 Nỗ lực khống chế bệnh LMLM phạm vi toàn cầu 15 2.4 GIỚI THIỆU HUYỆN CỦ CHI 16 Chương NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 THỜI GIAN 18 3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.4.1 Phân bố mẫu 18 3.4.2 Đánh giá tỷ lệ nhiễm vi-rút LMLM đàn heo 21 3.4.3 Xác định tỷ lệ bảo hộ phân tích số yếu tố liên quan mức bảo hộ 22 vi 3.4.4 Lập mơ hình hồi quy logistic thể yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM .24 Chương KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 4.1 TỶ LỆ NHIỄM VI-RÚT LMLM TRÊN ĐÀN HEO 26 4.2 TỶ LỆ BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ 28 4.2.1 Phân tích theo CSCN có hay khơng tham gia chương trình an tồn dịch 28 4.2.2 Tỷ lệ bảo hộ theo quy mơ loại hình chăn ni 29 4.2.3 Tỷ lệ bảo hộ thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng 32 4.2.4 Khả bảo hộ theo hạng heo 33 4.2.4.1 Phân tích theo hạng heo số yếu tố liên quan 33 4.2.4.2 Tỷ lệ bảo hộ heo nái 35 4.2.4.3 Tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị .37 4.2.4.4 Tỷ lệ bảo hộ heo thịt 38 4.3 LẬP MƠ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC 39 4.3.1 Chọn yếu tố liên quan 39 4.3.2 Mã hóa mức yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ 39 4.3.3 Mơ hình hồi quy logistic 40 4.3.3.1 Mơ hình dự đoán xác suất bảo hộ heo nái 40 4.3.3.2 Mơ hình dự đốn xác suất bảo hộ heo hậu bị 41 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1 KẾT LUẬN 43 5.2 TỒN TẠI 44 5.3 ĐỀ NGHỊ .44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 49 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVIS The Advanced Veterinary Information System BHK Baby hamster kidney CIDRAP Center for Infectious Disease Research and Policy CTAT Chương trình an tồn dịch DTH Dịch tả heo GPS Global Positioning System IRES Internal ribosome entry site LHCN Loại hình chăn ni LMLM Lở mồm long móng OIE Office International des Epizooties PD50 50% protective dose PI Percent inhibition QMCN Quy mô chăn nuôi TĐLM Thời điểm lấy mẫu Tiêm2L Tiêm hai lần UTR Untranslated region WRLFMD World Reference Laboratory for Foot and Mouth Disease viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng đàn số lượng mẫu khảo sát theo sở chăn nuôi hạng heo 18 Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo quy mơ chăn ni loại hình ni nái 19 Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo quy mô chăn ni loại hình ni nái – thịt 19 Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo quy mô chăn ni loại hình ni thịt .20 Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu có kháng thể kháng protein 3ABC vi-rút LMLM 27 Bảng 4.2: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ CSCN có hay khơng tham gia chương trình an tồn dịch bệnh LMLM 28 Bảng 4.3: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mơ loại hình ni nái 29 Bảng 4.4: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mơ loại hình ni nái - thịt .30 Bảng 4.5: Tỷ lệ mẫu bảo hộ loại hình ni thịt theo quy mơ chăn ni 31 Bảng 4.6: Tỷ lệ CSCN mẫu bảo hộ loại hình quy mơ chăn ni 31 Bảng 4.7: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ TĐLM sau tiêm phòng 32 Bảng 4.8: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ hạng heo CSCN có hay khơng tham gia chương trình an tồn dịch .33 Bảng 4.9: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ hạng heo LHCN.34 Bảng 4.10: Tỷ lệ bảo hộ heo nái theo lứa đẻ loại hình chăn nuôi 35 Bảng 4.11: Tỷ lệ bảo hộ heo nái theo quy trình tiêm phòng 36 Bảng 4.12: Tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị sau lần tiêm phòng 37 Bảng 4.13: Tỷ lệ bảo hộ heo thịt QMCN TĐLM sau tiêm phòng 38 Bảng 4.14: Mã hóa mức yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ 39 Bảng 4.15: Các hạng mục mơ hình yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ heo nái 40 Bảng 4.16: Các thông số mơ hình dự đốn xác suất bảo hộ heo nái 40 Bảng 4.17: Các thông số mô hình yếu tố liên quan đến tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị 41 Bảng 4.18: Các thơng số mơ hình dự đốn tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị 42 ix PHỤ LỤC Phụ lục quy trình tiêm phòng LMLM dịch tả heo thường gặp CSCN khảo sát  Quy trình tiêm phòng LMLM dịch tả heo heo thịt Tiêm phòng dịch tả heo lần đầu 2-5 tuần tuổi Tiêm phòng dịch tả heo lặp lại 4-10 tuần tuổi Khoảng cách hai lần tiêm 2-4 tuần Tiêm phòng LMLM thường thực hai lần tiêm dịch tả heo, lúc 6-12 tuần tuổi, thường gặp 8-10 tuần tuổi  Quy trình tiêm phòng LMLM dịch tả heo heo hậu bị Heo hậu bị tháng tuổi thường tiêm phòng lặp lại dịch tả heo LMLM, với khoảng cách mũi tiêm 1-2 tuần  Quy trình tiêm phòng LMLM dịch tả heo heo nái Thường gặp quy trình: (1) Trong giai đoạn mang thai, tiêm phòng dịch tả heo thực tuần 9-12 LMLM tuần 11-14 thai kỳ với khoảng cách mũi tiêm từ 1-2 tuần (2) Trong giai đoạn mang thai, tiêm phòng LMLM thực tuần 912 dịch tả heo tuần 11-14 thai kỳ với khoảng cách mũi tiêm từ 1-2 tuần (3) Trong giai đoạn trước phối, tiêm phòng LMLM tuần 2-3 tiêm phòng dịch tả heo tuần 3-4 sau sinh lứa trước với khoảng cách mũi tiêm từ đến tuần  Quy trình tiêm phòng LMLM dịch tả heo heo đực Heo đực tiêm phòng LMLM dịch tả heo lặp lại 4-6 tháng Phụ lục lịch tiêm phòng LMLM dịch tả heo Lịch tiêm phòng bệnh LMLM (Vắc-xin AFTOPOR – Cơng ty VIPHAVET) - Heo sinh từ nái khơng tiêm phòng: + Tiêm lần đầu lúc ngày tuổi - + Tiêm lặp lại lần hai sau 4-5 tuần Heo sinh từ nái tiêm phòng: + Tiêm lần đầu lúc tháng tuổi - + Tiêm lặp lại lần hai sau 4-5 tuần Tái chủng tháng/lần 49 Lịch tiêm phòng bệnh dịch tả heo  Vắc-xin DỊCH TẢ HEO đông khô - Công ty thuốc Thú y Trung ương NAVETCO  Heo theo mẹ: tiêm hai lần - Lần 1: 15 - 30 ngày tuổi - Lần 2: 30 - 45 ngày tuổi (15 ngày sau tiêm mũi đầu)  Heo nái: - Nái hậu bị: Tiêm phòng tuần trước phối giống - Nái mang thai: tháng trước đẻ  Heo đực giống định kỳ năm chủng hai lần  Vắc-xin PESTIFFA – Công ty VIPHAVET - Heo sinh từ nái khơng tiêm phòng: tiêm lần lúc ngày tuổi - Heo sinh từ nái tiêm phòng: + Mơi trường an tồn: tiêm lần lúc tuần tuổi + Môi trường đe dọa: tiêm lần đầu khoảng tuần tuổi Lặp lại sau 2-4 tuần, lần tiêm cuối khoảng tuần tuổi - Heo đực: tiêm lặp lại tháng - Heo nái: tiêm trước tách bầy 7-10 ngày - Heo hậu bị: lặp lại lúc tháng tuổi hay chậm tháng trước phối giống Phụ lục tỷ lệ bảo hộ heo nái Loại hình chăn ni Tham gia CTAT Khơng Nái Có Khơng Nái-thịt Có Tổng chung Tỷ lệ bảo hộ % 60,00 42,11 43,08 83,11 77,59 Phụ lục tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị Quy mô chăn nuôi Tiêm LMLM hai lần Khơng – 50 Có Khơng Trên 50 Có Tổng chung 50 Tỷ lệ bảo hộ % 42,86 75,00 55,26 95,00 83,70 Phụ lục xử lý số liệu thống kê Bảng 4.2: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ CSCN có hay khơng tham gia chương trình an tồn dịch bệnh LMLM Chi-Square Test: CSCN_KTG CSCN_TG_ATD Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts CSCN_KTG 81 78,15 0,104 CSCN_TG_ATD 19 21,85 0,373 Total 100 37 39,85 0,204 14 11,15 0,731 51 Total 118 33 151 Chi-Sq = 1,412 DF = P-Value = 0,235 Chi-Square Test: CSCN_KTG CSCN_TG_ATD Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts CSCN_KTG 593 531,06 7,225 CSCN_TG_ATD 1006 1067,94 3,593 Total 1599 319 380,94 10,072 828 766,06 5,008 1147 Total 912 1834 2746 Chi-Sq = 25,897 DF = P-Value = 0,000 General Linear Model: PI-O versus Tham gia ATD Factor Tham gia ATD Type fixed Levels Values KTG TG_ATD Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source Tham gia ATD Error Total DF 1145 1146 Seq SS 5579,1 178910,0 184489,1 S = 12,5001 R-Sq = 3,02% Adj SS 5579,1 178910,0 Adj MS 5579,1 156,3 R-Sq(adj) = 2,94% 51 F 35,71 P 0,000 Bảng 4.3: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mơ loại hình ni nái Chi-Square Test: 1-50 Trên 50 1-50 43 44,08 0,026 Trên 50 30 28,92 0,040 Total 73 21 19,92 0,058 12 13,08 0,088 33 Total 64 42 106 Chi-Sq = 0,213 DF = P-Value = 0,645 General Linear Model: PI-O versus Quy mô Nái Factor Quy mô Nái Type fixed Levels Values 1-50 Trên 50 Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source Quy mô Nái Error Total DF 31 32 S = 12,2853 Seq SS 371,1 4678,8 5049,9 Adj SS 371,1 4678,8 R-Sq = 7,35% Adj MS 371,1 150,9 F 2,46 P 0,127 R-Sq(adj) = 4,36% Bảng 4.4: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mô chăn nuôi loại hình ni nái - thịt Chi-Square Test: 1-50 51-100 101-200 201-300 Trên 300 1-50 39 39,50 0,006 51-100 11 10,36 0,039 101-200 4,53 0,475 201-300 5,18 0,130 Trên 300 17 19,43 0,303 Total 79 22 21,50 0,012 5,64 0,072 2,47 0,873 2,82 0,238 13 10,57 0,557 43 Total 61 16 30 122 Chi-Sq = 2,705 DF = P-Value = 0,608 Chi-Square Test: 1-50 51-100 101-200 201-300 Trên 300 1-50 231 213,62 1,414 51-100 81 76,58 0,255 101-200 61 52,97 1,216 201-300 175 160,07 1,392 Trên 300 903 947,76 2,114 Total 1451 140 157,38 1,919 52 56,42 0,346 31 39,03 1,651 103 117,93 1,890 743 698,24 2,869 1069 Total 371 133 92 278 1646 2520 Chi-Sq = 15,067 DF = P-Value = 0,005 52 General Linear Model: PI-O versus QM Nái-thịt Factor QM Nái-thịt Type fixed Levels Values 1-50 101-200 201-300 51-100 Trên 300 Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source QM Nái-thịt Error Total S = 12,3324 DF 1064 1068 Seq SS 5197,7 161821,9 167019,6 R-Sq = 3,11% Adj SS 5197,7 161821,9 Adj MS 1299,4 152,1 F 8,54 P 0,000 R-Sq(adj) = 2,75% Tukey Simultaneous Tests Response Variable PI-O All Pairwise Comparisons among Levels of QM Nái-thịt QM Nái-thịt = 1-50 subtracted from: Difference SE of QM Nái-thịt of Means Difference T-Value 101-200 -0,346 2,448 -0,141 201-300 2,757 1,601 1,722 51-100 -5,132 2,003 -2,562 Trên 300 3,683 1,136 3,242 Adjusted P-Value 0,9999 0,4202 0,0775 0,0104 QM Nái-thịt = 101-200 subtracted from: Difference SE of QM Nái-thịt of Means Difference T-Value 201-300 3,103 2,526 1,228 51-100 -4,786 2,798 -1,710 Trên 300 4,030 2,261 1,783 Adjusted P-Value 0,7348 0,4276 0,3838 QM Nái-thịt = 201-300 subtracted from: Difference SE of QM Nái-thịt of Means Difference T-Value 51-100 -7,889 2,098 -3,760 Trên 300 0,926 1,297 0,714 Adjusted P-Value 0,0016 0,9533 QM Nái-thịt = 51-100 subtracted from: Difference SE of QM Nái-thịt of Means Difference T-Value Trên 300 8,815 1,769 4,983 Adjusted P-Value 0,0000 Bảng 4.5: Tỷ lệ mẫu bảo hộ loại hình ni thịt theo quy mô chăn nuôi Chi-Square Test: 1-50 51-100 Trên 100 1-50 54 54,38 0,003 51-100 15 15,63 0,025 Trên 100 5,00 0,200 Total 75 33 32,63 0,004 10 9,38 0,042 3,00 0,333 45 Total 87 25 120 Chi-Sq = 0,607 DF = P-Value = 0,738 53 General Linear Model: PI-O versus QM Thịt Factor QM Thịt Type fixed Levels Values 1-50 51-100 Trên 100 Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source QM Thịt Error Total DF 72 74 Seq SS 4217,9 68384,2 72602,2 S = 30,8185 Adj SS 4217,9 68384,2 R-Sq = 5,81% Adj MS 2109,0 949,8 F 2,22 P 0,116 R-Sq(adj) = 3,19% Bảng 4.6: Tỷ lệ CSCN mẫu bảo hộ loại hình quy mô chăn nuôi General Linear Model: ASIN(TLBH_CSCN) versus LHCN QMCN Factor LHCN QMCN Type fixed fixed Levels Values Nái Nái-thịt Thịt 1-50 Trên 50 Analysis of Variance for ASIN(TLBH_CSCN), using Adjusted SS for Tests Source LHCN QMCN Error Total DF 2 Seq SS 0,16638 0,04480 0,02274 0,23391 S = 0,106622 Adj SS 0,16638 0,04480 0,02274 R-Sq = 90,28% Adj MS 0,08319 0,04480 0,01137 F 7,32 3,94 P 0,120 0,186 R-Sq(adj) = 75,70% General Linear Model: ASIN(TLBH_Mẫu) versus LHCN QMCN Factor Type Levels Values LHCN fixed Nái Nái-thịt Thịt QMCN fixed 1-50 Trên 50 Analysis of Variance for ASIN(TLBH_Mẫu), using Adjusted SS for Tests Source LHCN QMCN Error Total DF 2 Seq SS 0,08922 0,00074 0,02835 0,11831 S = 0,119058 Adj SS 0,08922 0,00074 0,02835 R-Sq = 76,04% Adj MS 0,04461 0,00074 0,01417 F 3,15 0,05 P 0,241 0,841 R-Sq(adj) = 40,09% General Linear Model: PI-O versus LHCN QMCN Factor LHCN QMCN Type fixed fixed Levels Values Nái Nái-thịt Thịt 1-50 Trên 50 Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source LHCN QMCN Error Total DF 2 S = 2,07109 Seq SS 40,480 57,474 8,579 106,533 Adj SS 40,480 57,474 8,579 R-Sq = 91,95% Adj MS 20,240 57,474 4,289 F 4,72 13,40 P 0,175 0,067 R-Sq(adj) = 79,87% 54 Bảng 4.7: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng Chi-Square Test: ≤ 30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày Trên 90 ngày ≤ 30 ngày 69 75,19 0,510 31-60 ngày 227 250,73 2,247 61-90 ngày 81 78,02 0,114 Trên 90 ngày 75 48,06 15,108 197 190,81 0,201 660 636,27 0,885 195 197,98 0,045 95 121,94 5,954 1147 Total 266 887 276 170 1599 Total 452 Chi-Sq = 25,064 DF = P-Value = 0,000 Chi-Square Test: ≤ 30 ngày 31-60 ngày Chi-Sq = 0,998 DF = P-Value = 0,318 Chi-Square Test: ≤ 30 ngày 61-90 ngày Chi-Sq = 0,035 DF = P-Value = 0,851 Chi-Square Test: ≤ 30 ngày Trên 90 ngày Chi-Sq = 11,172 DF = P-Value = 0,001 Chi-Square Test: 31-60 ngày 61-90 ngày Chi-Sq = 1,525 DF = P-Value = 0,217 Chi-Square Test: 31-60 ngày Trên 90 ngày Chi-Sq = 23,991 DF = P-Value = 0,000 Chi-Square Test: 61-90 ngày Trên 90 ngày Chi-Sq = 10,091 DF = P-Value = 0,001 General Linear Model: PI-O versus TĐ LM STP Factor TĐ LM STP Type fixed Levels Values ≤ 30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày Trên 90 ngày Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source TĐ LM STP Error Total DF 1143 1146 S = 12,6900 Seq SS 425,2 184063,9 184489,1 R-Sq = 0,23% Adj SS 425,2 184063,9 Adj MS 141,7 161,0 F 0,88 P 0,451 R-Sq(adj) = 0,00% Bảng 4.8: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ hạng heo CSCN có hay khơng tham gia chương trình an tồn dịch General Linear Model: asin(TLBH) versus Hạng heo Tham gia ATD Factor Hạng heo Tham gia ATD Type fixed fixed Levels Values Hậu bị Nái Thịt KTG TG_ATD 55 Analysis of Variance for asin(TLBH), using Adjusted SS for Tests Source Hạng heo Tham gia ATD Error Total DF 2 S = 0,196429 Seq SS 0,05657 0,20355 0,07717 0,33729 Adj SS 0,05657 0,20355 0,07717 R-Sq = 77,12% Adj MS 0,02828 0,20355 0,03858 F 0,73 5,28 P 0,577 0,148 R-Sq(adj) = 42,80% Trên heo nái Chi-Square Test: KTG TG_ATD Chi-Sq = 51,888 DF = P-Value = 0,000 Trên heo hậu bị Chi-Square Test: KTG TG_ATD Chi-Sq = 43,621 DF = P-Value = 0,000 Trên heo thịt Chi-Square Test: KTG TG_ATD Chi-Sq = 0,655 DF = P-Value = 0,418 General Linear Model: PI-O versus Hạng heo Tham gia ATD Factor Hạng heo Tham gia ATD Type fixed fixed Levels Values Hậu bị Nái Thịt KTG TG_ATD Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source Hạng heo Tham gia ATD Error Total DF 1073 1076 Seq SS 9602,8 261,4 163920,2 173784,4 S = 12,3599 R-Sq = 5,68% Adj SS 3599,6 261,4 163920,2 Adj MS 1799,8 261,4 152,8 F 11,78 1,71 P 0,000 0,191 R-Sq(adj) = 5,41% Tukey Simultaneous Tests Response Variable PI-O All Pairwise Comparisons among Levels of Hạng heo Hạng heo = Hậu bị subtracted from: SE of Difference 0,9807 1,3559 T-Value -1,754 -4,816 Adjusted P-Value 0,1852 0,0000 Hạng heo = Nái subtracted from: Difference SE of Hạng heo of Means Difference Thịt -4,809 1,240 T-Value -3,880 Adjusted P-Value 0,0003 Hạng heo Nái Thịt Difference of Means -1,721 -6,530 Bảng 4.9: Tỷ lệ bảo hộ PI trung bình mẫu bảo hộ hạng heo loại hình chăn ni General Linear Model: Asin(TLBH) versus Hạng heo LHCN Factor Hạng heo LHCN Type fixed fixed Levels Values Đực Hậu bị Nái Thịt Nái Nái – thịt Thịt 56 Analysis of Variance for Asin(TLBH), using Adjusted SS for Tests Source Hạng heo LHCN Error Total DF 2 Seq SS 0,04312 0,85114 0,15967 1,05394 S = 0,282554 Adj SS 0,20800 0,85114 0,15967 R-Sq = 84,85% Adj MS 0,06933 0,42557 0,07984 F 0,87 5,33 P 0,574 0,158 R-Sq(adj) = 46,97% Chi-Square Test: Đực Nái Hậu bị Thịt Chi-Sq = 113,236 DF = P-Value = 0,000 General Linear Model: PI-O versus LHCN Hạng heo Factor LHCN Hạng heo Type fixed fixed Levels Values Nái Nái-thịt Thịt Đực Hậu bị Nái Thịt Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source LHCN Hạng heo Error Total DF 1141 1146 S = 12,3391 Seq SS 2597,1 8171,3 173720,8 184489,1 Adj SS 687,9 8171,3 173720,8 R-Sq = 5,84% Adj MS 343,9 2723,8 152,3 F 2,26 17,89 P 0,105 0,000 R-Sq(adj) = 5,42% Tukey Simultaneous Tests Response Variable PI-O All Pairwise Comparisons among Levels of Hạng heo Hạng heo = Đực subtracted from: Hạng heo Hậu bị Nái Thịt Difference of Means 5,867 4,164 -1,373 Hạng heo = Hậu bị Hạng heo Nái Thịt Hạng heo Thịt T-Value 3,4662 2,6527 -0,8284 Adjusted P-Value 0,0030 0,0399 0,8410 subtracted from: Difference of Means -1,703 -7,240 Hạng heo = Nái SE of Difference 1,693 1,570 1,658 SE of Difference 0,9786 1,1234 T-Value -1,740 -6,444 Adjusted P-Value 0,3028 0,0000 T-Value -5,967 Adjusted P-Value 0,0000 subtracted from: Difference of Means -5,537 SE of Difference 0,9279 Trên heo nái Chi-Square Test: Nái Nái-thịt Chi-Sq = 16,438 DF = P-Value = 0,000 Trên heo hậu bị Chi-Square Test: Nái Nái-thịt Chi-Sq = 54,112 DF = P-Value = 0,000 57 Trên heo thịt Chi-Square Test: Nái-thịt Thịt Chi-Sq = 0,581 DF = P-Value = 0,446 Bảng 4.10: Tỷ lệ bảo hộ heo nái theo lứa đẻ loại hình chăn ni General Linear Model: asin(TLBH) versus LHCN Lứa đẻ Factor LHCN Lứa đẻ Type fixed fixed Levels Values Nái Nái-thịt Analysis of Variance for asin(TLBH), using Adjusted SS for Tests Source LHCN Lứa đẻ Error Total DF 3 Seq SS 0,332271 0,020399 0,014003 0,366672 S = 0,0683195 Adj SS 0,332271 0,020399 0,014003 Adj MS 0,332271 0,006800 0,004668 R-Sq = 96,18% F 71,19 1,46 P 0,003 0,382 R-Sq(adj) = 91,09% Tukey Simultaneous Tests Response Variable asin(TLBH) All Pairwise Comparisons among Levels of LHCN LHCN = Nái subtracted from: LHCN Nái-thịt Difference of Means 0,4076 SE of Difference 0,04831 T-Value 8,437 Adjusted P-Value 0,0035 General Linear Model: PI-O versus LHCN Lứa đẻ Factor LHCN Lứa đẻ Type fixed fixed Levels Values Nái Nái-thịt Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source LHCN Lứa đẻ Error Total DF 535 539 S = 11,9566 Seq SS 123,4 410,3 76483,4 77017,1 Adj SS 127,5 410,3 76483,4 R-Sq = 0,69% Adj MS 127,5 136,8 143,0 F 0,89 0,96 P 0,345 0,413 R-Sq(adj) = 0,00% Bảng 4.11: Tỷ lệ bảo hộ heo nái theo quy trình tiêm phòng Chi-Square Test: QTTP QTTP QTTP Chi-Sq = 0,669 DF = P-Value = 0,716 General Linear Model: PI-O versus QT tiêm nái Factor QT tiêm nái Type fixed Levels Values Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source QT tiêm nái Error Total S = 11,7012 DF Seq SS Adj SS Adj MS F 218,0 218,0 109,0 0,80 271 37104,6 37104,6 136,9 273 37322,6 R-Sq = 0,58% R-Sq(adj) = 0,00% 58 P 0,452 Bảng 4.12: Tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị sau lần tiêm phòng Chi-Square Test: Tiêm lần Tiêm lần Chi-Sq = 72,744 DF = P-Value = 0,000 General Linear Model: PI-O versus Số lần tiêm Factor Số lần tiêm Type fixed Levels Values Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source Số lần tiêm Error Total DF 224 225 S = 10,3824 Seq SS 930,6 24145,8 25076,4 Adj SS 930,6 24145,8 R-Sq = 3,71% Adj MS 930,6 107,8 F 8,63 P 0,004 R-Sq(adj) = 3,28% Bảng 4.13: Tỷ lệ bảo hộ heo thịt quy mô chăn nuôi thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng General Linear Model: asin(TLBH) versus QMCN TĐ LM STP Factor QMCN TĐ LM STP Type fixed fixed Levels 3 Values 1-50 51-100 Trên 100 ≤ 30 ngày 31-60 ngày Trên 60 ngày Analysis of Variance for asin(TLBH), using Adjusted SS for Tests Source QMCN TĐ LM STP Error Total DF 2 S = 0,189272 Seq SS 0,12379 0,01757 0,14330 0,28465 Adj SS 0,12379 0,01757 0,14330 R-Sq = 49,66% Adj MS 0,06190 0,00878 0,03582 F 1,73 0,25 P 0,288 0,794 R-Sq(adj) = 0,00% General Linear Model: PI-O versus QMCN TĐ LM STP Factor QMCN TĐ LM STP Type fixed fixed Levels 3 Values 1-50 51-100 Trên 100 ≤ 30 ngày 31-60 ngày Trên 60 ngày Analysis of Variance for PI-O, using Adjusted SS for Tests Source QMCN TĐ LM STP Error Total S = 14,1102 DF 2 306 310 Seq SS 860,5 303,3 60924,3 62088,1 Adj SS 891,4 303,3 60924,3 R-Sq = 1,87% Adj MS 445,7 151,7 199,1 F 2,24 0,76 R-Sq(adj) = 0,59% 59 P 0,108 0,468 HỒI QUY LOGISTIC Bảng 4.15: Các hạng mục yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ heo nái Binary Logistic Regression: Bảo hộ-Nái versus LHCN QMCN TG_ATD TĐLM Step Log-Likelihood -370,338 -340,274 -338,063 -338,054 -338,054 Link Function: Logit Response Information Variable Bảo hộ-Nái Value Total Count 540 156 696 (Event) Logistic Regression Table Predictor Constant LHCN QMCN TG_ATD TĐLM Coef 0,963309 1,03365 -1,88956 1,89464 -0,332384 SE Coef 0,541354 0,495476 0,645689 0,282628 0,128161 Z 1,78 2,09 -2,93 6,70 -2,59 P 0,075 0,037 0,003 0,000 0,010 Odds Ratio 2,81 0,15 6,65 0,72 95% CI Lower Upper 1,06 0,04 3,82 0,56 7,42 0,54 11,57 0,92 Log-Likelihood = -338,054 Test that all slopes are zero: G = 64,568, DF = 4, P-Value = 0,000 Goodness-of-Fit Tests Method Pearson Deviance Hosmer-Lemeshow Brown: General Alternative Symmetric Alternative Chi-Square 19,0384 22,3716 3,3076 DF 6 P 0,004 0,001 0,347 2,5229 2,4595 0,283 0,117 Table of Observed and Expected Frequencies: (See Hosmer-Lemeshow Test for the Pearson Chi-Square Statistic) Value Obs Exp Obs Exp Total 33 33,4 44 45,6 43 42,6 76 25 23,4 69 Group Total 99 91,9 295 299,6 69 69,6 540 17 24,1 116 61 56,4 356 10 9,4 79 156 696 Measures of Association: (Between the Response Variable and Predicted Probabilities) Pairs Concordant Discordant Ties Total Number 44480 18013 21747 84240 Percent 52,8 21,4 25,8 100,0 Summary Measures Somers' D Goodman-Kruskal Gamma Kendall's Tau-a 60 0,31 0,42 0,11 Bảng 4.16: Các hạng mục mô hình dự đốn xác suất bảo hộ heo nái Binary Logistic Regression: Bảo hộ-Nái versus LHCN TG_ATD Step Log-Likelihood -370,338 -348,168 -346,547 -346,542 -346,542 -346,542 Link Function: Logit Response Information Variable Bảo hộ-Nái Value Total Count 540 156 696 (Event) Logistic Regression Table Predictor Constant LHCN TG_ATD Coef -0,664626 0,708078 1,48847 SE Coef 0,362808 0,368525 0,251601 Z -1,83 1,92 5,92 P 0,067 0,055 0,000 Odds Ratio 2,03 4,43 95% CI Lower Upper 0,99 2,71 4,18 7,25 Log-Likelihood = -346,542 Test that all slopes are zero: G = 47,593, DF = 2, P-Value = 0,000 Goodness-of-Fit Tests Method Pearson Deviance Hosmer-Lemeshow Brown: General Alternative Symmetric Alternative Chi-Square 14,7532 13,7063 0,0000 DF 1 P 0,000 0,000 * 14,7532 14,7532 0,001 0,000 Table of Observed and Expected Frequencies: (See Hosmer-Lemeshow Test for the Pearson Chi-Square Statistic) Value Obs Exp Obs Exp Total Group Total 40 40,0 500 500,0 540 45 45,0 85 111 111,0 611 156 696 Measures of Association: (Between the Response Variable and Predicted Probabilities) Pairs Concordant Discordant Ties Total Number 28136 5684 50420 84240 Percent 33,4 6,7 59,9 100,0 Summary Measures Somers' D Goodman-Kruskal Gamma Kendall's Tau-a 61 0,27 0,66 0,09 Bảng 4.17: Các hạng mục mơ hình yếu tố liên quan đến tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị Binary Logistic Regression: Bảo hộ-Hậu bị versus LHCN QMCN Step Log-Likelihood -120,029 -91,492 -85,037 -84,379 -84,378 -84,378 -84,378 Link Function: Logit Response Information Variable Bảo hộ-Hậu bị Value Total Count 226 44 270 (Event) Logistic Regression Table Predictor Constant LHCN QMCN TG_ATD Tiêm2L TĐLM Coef 0,748154 -0,180561 0,921046 -0,0395171 2,13257 -0,641493 SE Coef 0,753871 0,839755 0,998880 0,786773 0,587717 0,317331 Z 0,99 -0,22 0,92 -0,05 3,63 -2,02 P 0,321 0,830 0,356 0,960 0,000 0,043 Odds Ratio 0,83 2,51 0,96 8,44 0,53 95% CI Lower Upper 0,16 0,35 0,21 2,67 0,28 4,33 17,79 4,49 26,70 0,98 Log-Likelihood = -84,378 Test that all slopes are zero: G = 71,301, DF = 5, P-Value = 0,000 Goodness-of-Fit Tests Method Pearson Deviance Hosmer-Lemeshow Brown: General Alternative Symmetric Alternative Chi-Square 24,6926 23,5957 11,8708 DF 9 P 0,003 0,005 0,008 6,3347 6,3255 0,042 0,012 Table of Observed and Expected Frequencies: (See Hosmer-Lemeshow Test for the Pearson Chi-Square Statistic) Group Value Total Obs 11 22 31 119 43 226 Exp 10,4 20,2 36,9 116,8 41,7 Obs 18 12 10 44 Exp 18,6 13,8 4,1 6,2 1,3 Total 29 34 41 123 43 270 Measures of Association: (Between the Response Variable and Predicted Probabilities) Pairs Concordant Discordant Ties Total Number 8317 842 785 9944 Percent 83,6 8,5 7,9 100,0 Summary Measures Somers' D Goodman-Kruskal Gamma Kendall's Tau-a 62 0,75 0,82 0,21 Bảng 4.18: Các hạng mục mơ hình dự đốn tỷ lệ bảo hộ heo hậu bị Binary Logistic Regression: Bảo hộ-Hậu bị versus QMCN Tiêm2L Step Log-Likelihood -120,029 -94,327 -87,946 -87,657 -87,657 -87,657 Link Function: Logit Response Information Variable Bảo hộ-Hậu bị Value Total Count 226 44 270 (Event) Logistic Regression Table Predictor Constant QMCN Tiêm2L Coef -0,377405 0,653989 2,60534 SE Coef 0,375717 0,484705 0,439833 Z -1,00 1,35 5,92 P 0,315 0,177 0,000 Odds Ratio 1,92 13,54 95% CI Lower Upper 0,74 5,72 4,97 32,05 Log-Likelihood = -87,657 Test that all slopes are zero: G = 64,744, DF = 2, P-Value = 0,000 Goodness-of-Fit Tests Method Pearson Deviance Hosmer-Lemeshow Brown: General Alternative Symmetric Alternative Chi-Square 1,19503 0,90855 0,09528 DF 1 P 0,274 0,340 0,758 1,19498 1,16209 0,550 0,281 Table of Observed and Expected Frequencies: (See Hosmer-Lemeshow Test for the Pearson Chi-Square Statistic) Value Obs Exp Obs Exp Total Group Total 12 11,4 21 21,6 193 193,0 226 16 16,6 28 17 16,4 38 11 11,0 204 44 270 Measures of Association: (Between the Response Variable and Predicted Probabilities) Pairs Concordant Discordant Ties Total Number 6895 597 2452 9944 Percent 69,3 6,0 24,7 100,0 Summary Measures Somers' D Goodman-Kruskal Gamma Kendall's Tau-a 63 0,63 0,84 0,17 ... rạch đa dạng thuận lợi để phát tri n nông nghiệp so với huyện thành phố 16 Hình 2.3: Bản đồ huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh (Nguồn : http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/ban_do/bandotp_quanhuyen/huyencc.gif_big)... vùng Bắc Mỹ Canada số bang Mỹ, hàng chục tri u bò bị mắc bệnh bệnh kéo dài hàng chục năm (Thái Thị Thủy Phượng, 2006) Năm 1897, Loeffler Frosch chứng minh bệnh vi-rút gây (Nguyễn Vĩnh Phước,... immunisation after vaccination Total 1,599 samples of pig blood of 100 swine farms had been collected from May of 2009 to June of 2010 in Cu Chi These samples were tested using ELISA technique for

Ngày đăng: 10/12/2017, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan